Cập nhật thông tin về tình hình thuốc giả và kém chất lượng
Thuốc giả (Counterfeiting medication) là một hình thức kinh doanh có lợi nhuận cho tội phạm. Chúng đã lấy đi danh tiếng và uy tín của các thương hiệu và sản phẩm vốn dĩ có chất lượng cao. Người phạm tội lừa đảo chỉ quan tâm đến sinh lợi và chỉ làm thế nào tạo ra một sản phẩm copy giống hoặc chính xác là tốt nhất cho chúng và không cần quan tâm đến chất lượng cũng như hiệu quả của thành phần. Tại nhiều quốc gia, nguy cơ bị bắt và bị phạt do bán thuốc giả tương đối nhẹ. Vì thuốc thuốc giả có thể sinh lợi hơn các thuốc bất hợp pháp. Tuy nhiên, cấu trúc được so sánh như một tội phạm có tổ chức. Bất cứ thứ gì làm ra tiền đều bị làm giả, điều này sẽ ảnh hưởng lên đến các thuốc có sở hữu trí tuệ cũng như các thuốc generic. Các thuốc kê đơn, các thuốc đắt tiền như thuốc điều trị AIDS hay ung thư là kinh doanh mạnh nhất. Nhóm thuốc kháng sinh cũng thường bị làm giả, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp- nơi mà các thuốc đắt tiền không thể. Tại các quốc gia có thu nhập cao, có xu hướng gia tăng thuốc giả để điều trị rối loạn cương dương. Về mặt lý thuyết, mỗi bệnh nhân đều có nguy cơ, thậm chí có thể khác nhau ở cấp độ quốc gia. Các bệnh nhân nên thận trọng khi mua thuốc trên internet hay khi mua thuốc nước ngoài. Thuốc giả tràn lan trên thị trường, làm cách nào để phân biệt? Thực tế cho thấy, hiện nay thị trường dược phẩm của nước ta đang có rất nhiều loại thuốc giả, dược phẩm lậu. Ai cũng biết sử dụng những loại thuốc này sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên, vấn đề khó nhất hiện nay là người dân không phân biệt được đâu là thuốc thật, đâu là thuốc giả! Mới đây, một vụ làm giả thuốc ung thư tiếp tục bị cơ quan chức năng "phanh phui" sau một thời gian dài hoạt động. Đây được xem là vụ án lớn thứ hai sau sự vụ công ty VN Pharma nhập thuốc ung thư giả để bán cho người người tiêu dùng. Hình 1
Theo đó, báo Người lao động thông tin, vào ngày 8/4, công an quận Kiến An, TP Hải Phòng đã phối hợp các ngành chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng và hóa mỹ phẩm do bà Đào Thị Chúc (trú phường Ngọc Sơn, quận Kiến An) và phát hiện các công nhân tại đây đang đổ bột than tre tán mịn vào các ruột vỏ thuốc con nhộng, đóng gói để phân phối và bán cho bệnh nhân bị ung thư. Chia sẻ trên báo chí, PGS.TS. Phạm Duy Hiển, Nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Bệnh viện K Trung ương cho biết, đây không phải là lần đầu tiên ông nghe tới từ thuốc giả. Theo PGS.TS. Hiển, thuốc giả luôn tồn tại song hành với cuộc chiến chống bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư và ông nhấn mạnh rằng: “Đã là thuốc giả thì thuốc gì cũng cần lên án chư không riêng gì thuốc ung thư, mà cả thuốc tim mạch, kháng sinh cũng vậy”. Hình 2
Đánh giá về mức độ nguy hại của người bệnh khi sử dụng thuốc giả, trên báo Hải quan, bác sĩ Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: Sử dụng phải thuốc giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người sử dụng mà còn vô hiệu hóa các liệu pháp điều trị để cứu sống người bệnh. “Khi uống phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, người bệnh hay gặp phải tình trạng dị ứng, phản ứng thuốc, có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc 15-30 phút hoặc một vài ngày. Các phản ứng dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ như buồn nôn, mửa cho đến các trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong giới hạn từ 1/10.000 - 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lên tới 1/10”, bác sĩ Đoàn nói. Hình 3
Trên thực tế, mặc dù thuốc giả, thuốc kém chất lượng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên thị trường dược phẩm ở nước ta, nhưng ảnh hưởng của nó tới sức khỏe, tính mạng người bệnh thì lại vô cùng nguy hại. Cục Quản lý dược cho biết, do triển khai tập trung các biện pháp giám sát, kiểm tra chất lượng thuốc nên tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng ở Việt Nam đã giảm rõ rệt. Tỷ lệ thuốc giả hiện còn dưới 0,1% và thuốc kém chất lượng khoảng 2%. Cụ thể, hàng năm, hệ thống các trung tâm kiểm nghiệm thuốc trong cả nước lấy từ 30.000 - 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng thuốc. Qua đó, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý bằng hình thức thu hồi, đình chỉ lưu hành không ít các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Năm 2014, Cục Quản lý dược đã xử lý, thu hồi 41 lô thuốc không đạt chất lượng và 7 trường hợp thuốc giả. Đến năm 2015 Cục cũng đã ra quyết định xử phạt 9 doanh nghiệp dược có thuốc kém chất lượng bằng hình thức không cấp giấy phép đăng ký thuốc mới trong vòng một năm. Hình 4
Trong 2 năm trở lại đây, Cục Quản lý dược đã có văn bản thu hồi hơn 30 lô thuốc không bảo đảm chất lượng, cũng như phát hiện ra một số loại thuốc giả như: thuốc Prednisolon 5mg lọ 500 viên nén viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gút cấp, viêm khớp vảy nến, viêm loét đại tràng và viêm da. Tiêu biểu nhất có lẽ vụ thuốc giả chống ung thư của VN Pharma vào tháng 8 năm 2017 và vụ làm giả thuốc chống ung thư bằng bột than tre mới đây. Điều đáng lo ngại là số liệu trên vẫn chưa phản ánh hết tình trạng thuốc kém chất lượng trên thị trường Việt Nam hiện nay. Nhiều chuyên gia dược phẩm cho biết, kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì tình trạng thuốc giả, thuốc nhái nhãn hiệu ngày càng trở nên phổ biến và được làm giả tinh vi, rất khó phát hiện được bằng mắt thường. Thậm chí, có những loại thuốc thật nhưng khi gần hết hạn sử dụng thì được xóa bỏ hạn cũ và đóng bao bì với hạn dùng mới, khiến cơ quan chức năng và người bệnh rất khó phát hiện. Để ngăn chặn tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, hiện nay, Cục Quản lý dược và các cơ quan chức năng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra chất lượng 100% các lô thuốc nhập khẩu của các công ty sản xuất thuốc nước ngoài. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, cũng như đẩy mạnh việc lấy mẫu và hậu kiểm thuốc sau khi đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, để tránh việc bị “tiền mất, tật mang”, người tiêu dùng không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà cần mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên đến các địa chỉ tin cậy, tuyệt đối không nghe theo quảng cáo, truyền miệng, mua thuốc bán trên mạng. Khi mua thuốc cần quan sát kỹ bao bì, hạn sử dụng. Khi sử dụng thuốc, nếu có sự nghi ngờ về tác dụng, hiệu quả nên dừng ngay và nhờ các dược sĩ, bác sĩ tư vấn. Phát hiện thuốc kháng sinh Pan-Amoclav giả Cục Quản lý Dược vừa có thông báo phát hiện kháng sinh Pan-Amoclav (thuốc kháng sinh kết hợp, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường mật, bệnh lậu) giả. Theo Cục Quản lý Dược, thuốc giả Pan-Amoclav 1g có thông tin trên nhãn thuốc là Pan-Amoclav 1g (Amoxicllin & Acid Clavulanic), số lô: 0390618, hạn dùng: 180621, SĐK: VN-23986-17, nhà sản xuất: Panpharma S.A (Z1 Du Clairay-Lutre, 35 133 Forgeres-France), nhà nhập khẩu: Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn. Hình 5
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các sở Y tế chỉ đạo bệnh viện công lập trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu, khẩn trương thông báo và phối hợp với cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý. Cục Quản lý dược cũng đề nghị các địa phương tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về thông tin thuốc giả nói trên, nâng cao cảnh giác của người kinh doanh dược phẩm cũng như người dân. Pan-Amoclav 1g là kháng sinh kết hợp, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường mật, bệnh lậu. Trong năm 2018, Cục Quản lý dược cho biết đã phát hiện một số kháng sinh, trong đó có cả thuốc nổi tiếng, đắt tiền bị làm giả. Thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thế giới khoảng 10%, Việt Nam chỉ 2,1% Dẫn báo cáo của Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tỷ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng của Việt Nam khá thấp, chỉ khoảng 2,1%. Chiều 6/6, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ có phần trả lời chất vấn làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.Đại biểu Mùa A Vàng (đoàn Điện Biên) đưa ra câu hỏi thời gian gần đây cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Đây là những vụ việc đã gây bức xúc cử tri và nhân dân, đại biểu hỏi Phó Thủ tướng cho biết giải pháp của Chính phủ trong lĩnh vực này? Trả lời chất vấn của đại biểu Mùa A Vàng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, theo báo cáo của Bộ Y Tế, tỷ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng của thế giới trung bình khoảng 10%, tỷ lệ này của Việt Nam khá thấp khoảng 2,1%. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ việc nghiêm trọng như thuốc chống ung thư giả Vicana. Trước tình hình này, Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm và riêng vụ việc này đã tiến hành khởi tố và bắt giam. Đồng thời, tăng cường quản lý Nhà nước. Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo tăng cường khâu đấu thầu thuốc tập trung tại Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, cùng với các tỉnh. Phó Thủ tướng cho biết, việc đấu thầu thuốc rất nhiều tác dụng, quản lý được chất lượng, giá minh bạch, giảm 15-20%. Một số loại thuốc biệt dược đã giảm giá. Đối với các cửa hàng liên quan đến bán thuốc, tăng cường quản lý chất lượng, quy trình, bán thuốc, kê đơn. Vừa qua, Thủ tướng cũng có chỉ đạo và thí điểm kết nối CNTT cơ sở khám bệnh và nhà thuốc, kiểm soát chất lượng, xuất xứ của thuốc. Sau đó sẽ đánh giá sơ bộ và triển khai cả nước. Kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng cách nào?Tại phiên chất vấn sáng 31/10, bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế đã đưa ra một số giải pháp về kiểm soát chất lượng thuốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Hình 6
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Khánh Phong Lan về vấn đề kiểm soát chất lượng thuốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng để hạn chế thì có những giải pháp gì?, bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, câu hỏi này rất xác đáng và rất sát sườn đối với quản lý lĩnh vực này. Trong thời gian qua, Luật Dược mới được ban hành, Nghị định 54 và một loạt các thông tư để quản lý về chất lượng, hạn chế thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Thứ nhất, các thông tư ban hành về tiêu chuẩn, kết hợp với Bộ Khoa học và công nghệ về tiêu chuẩn, quy chuẩn các chất lượng cùng với các dược điển của Việt Nam kết hợp với dược điển quốc tế. Thứ hai, ban hành thông tư quản lý chặt chẽ hơn vấn đề đăng ký thuốc và nhập khẩu thuốc và các văn bản như Nghị định sửa đổi Nghị định 176 về các loại hình xử phạt và các hình thức xử phạt nặng nề hơn, kết hợp với Bộ luật Hình sự xung quanh vấn đề xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, nặng nề hơn trong vấn đề xử phạt hình sự. Về vấn đề tiền kiểm, xây dựng các tiêu chuẩn nhà máy GMP và kiểm tra định kỳ cũng như kiểm tra đột xuất. Về hậu kiểm, tăng cường hệ thống năng lực của các phòng thí nghiệm, các cơ quan kiểm nghiệm nhưng cũng rất khó khăn trong cơ sở vật chất và trang thiết bị, kiểm tra ngẫu nhiên, lấy mẫu hệ thống nhiều hơn để tăng cường phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Vấn đề công tác thanh kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban 389 quốc gia và Bộ Y tế cũng có Ủy ban 389 phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, với cơ quan điều tra và các lực lượng của địa phương để thanh tra, kiểm tra, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng và đặc biệt là kiểm tra 100% các hàng nhập khẩu từ các công ty nước ngoài đã có vi phạm. Thứ ba, sắp tới trong Luật Dược sẽ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, có những hồ sơ nghi ngờ phải đến tận nơi, nước sản xuất sản phẩm đó, cái này cũng rất khó khăn về nhân lực cũng như kinh phí để kiểm tra nhưng chúng tôi cũng đặt ra sắp tới những cơ sở có nghi ngờ trên hồ sơ hoặc không rõ hoặc có những tiền sử thì phải đến tận nước đó để kiểm tra. "Đề nghị các cơ quan điều tra phối hợp xử lý thật nghiêm, kể cả hành chính và hình sự các cá nhân, tổ chức vi phạm để làm gương để hạn chế bớt vấn đề này. Đây là một vấn nạn không phải Việt Nam mà trên thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp". Bà Tiến đề nghị. Vấn đề chất lượng an toàn bảo hiểm y tế, Quốc hội đã có giám sát chuyên đề và chúng tôi đã báo cáo kỹ Quốc hội, có lẽ không báo cáo nữa và sẽ báo cáo với đại biểu bằng văn bản vì cũng rất dài. Đối với câu hỏi của đại biểu Xuân Hòa đoàn Lạng Sơn về y tế cơ sở, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng đây là câu hỏi rất hay, đây là vấn đề Bộ này đang tâm huyết.“Chúng tôi nói đây là vấn đề đang rất yếu và phải củng cố, tăng cường. Sắp tới, để thực hiện Nghị quyết Trung ương 20, 21 và Đề án 2348 của Chính phủ, chúng tôi sẽ giải quyết một cách đồng bộ và tiến hành đổi mới toàn diện”. Bà Tiến nói. Thứ nhất, về tài chính như đại biểu nói, việc này đã được giải quyết trong nghị định Thủ tướng mới ban hành, đó là Nghị định 126 về hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thay Nghị định 105 đã có những hạn chế, thậm chí còn quy định mức thanh toán cho trạm y tế xã và y tế cơ sở dưới 20% tổng chi cho bảo hiểm y tế của tỉnh đó. Việc này phải nói rất bất cập, mất vai trò gác cổng của y tế cơ sở. Thứ hai, cũng đổi mới phân bổ cán bộ, đào tạo cán bộ, tổ chức hoạt động và cơ sở hạ tầng bằng làm mẫu 26 trạm và nhân lên. Cũng biết rằng các chương trình mục tiêu, các địa phương đang hỗ trợ cũng tranh thủ nguồn không viện trợ của EU, đặc biệt hy vọng chờ ODA sắp được Chính phủ phê duyệt. Cùng với nỗ lực của toàn ngành phải đổi mối toàn diện và sắp tới ra một bộ mặt y tế cơ sở hoàn toàn khác với mô hình y học gia đình. “Tiếp cận người dân và chăm sóc không chỉ lúc bị bệnh mà cái chính là chăm sóc sức khỏe về người dân để nâng cao chất lượng phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh, sàng lọc, kiểm tra bệnh cũng như nâng cao thể chất và chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là một đề án rất rộng và chúng tôi cũng muốn trao đổi riêng với đại biểu bằng một văn bản”. người đứng đầu Bộ Y tế chia sẻ. Hình 7
Tỷ lệ thuốc giả hiện còn dưới 0,1% và thuốc kém chất lượng khoảng 2%. Hàng năm, hệ thống các trung tâm kiểm nghiệm thuốc trong cả nước lấy từ 30.000 - 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng thuốc. Qua đó, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý bằng hình thức thu hồi, đình chỉ lưu hành không ít các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Năm 2014, Cục Quản lý dược đã xử lý, thu hồi 41 lô thuốc không đạt chất lượng và 7 trường hợp thuốc giả. Năm 2015, Cục cũng đã ra quyết định xử phạt 9 doanh nghiệp dược có thuốc kém chất lượng bằng hình thức không cấp giấy phép đăng ký thuốc mới trong vòng 1 năm. Trong 2 năm trở lại đây, Cục Quản lý dược đã có văn bản thu hồi hơn 30 lô thuốc không bảo đảm chất lượng, cũng như phát hiện ra một số loại thuốc giả như: thuốc Prednisolon 5mg lọ 500 viên nén viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gút cấp, viêm khớp vảy nến, viêm loét đại tràng và viêm da. Tiêu biểu là vụ thuốc chống ung thư của VN Pharma vào tháng 8/2017. Gần đây nhất vụ làm giả thuốc chống ung thư bằng bột than tre và thuốc zinnat. Thuốc giả không có tác dụng điều trị, có thể gây dị ứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng nhưng vấn đề khó nhất hiện nay là người dân không phân biệt được thuốc thật - thuốc giả. Gần đây, một trong những giải pháp được Hội Dược học Việt Nam đưa ra là mở rông mạng lưới nhà thuốc đạt chuẩn GPP - nơi tư vấn và giúp người dân sử dụng thuốc an toàn, đúng cách. Hình 8
Thu hồi thuốc giả và thuốc kém chất lượng Sản phẩm thuốc bị làm giả là Lincomycin 500 mg (thuốc kháng sinh) do Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa sản xuất. Cách phân biệt thuốc Lincomycin 500 mg thật, giả. Sở Y tế vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc, tiến hành thu hồi các sản phẩm thuốc giả, thuốc kém chất lượng vừa được công bố. Sản phẩm thuốc bị làm giả là Lincomycin 500 mg (thuốc kháng sinh) do Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa sản xuất. Vỉ thuốc giả có rãnh dọc cắt hờ bao gồm từng đoạn không thẳng nhau; logo và ký hiệu GMP so le hai bên cột thuốc, rãnh dọc ở giữa; số lô và hạn dùng ở cuối vỉ. Hai loại thuốc bị đình chỉ lưu hành do không đạt tiêu chuẩn là: viên nang Virazom 20 mg điều trị bệnh về dạ dày do Công ty Zim Laboratories Ltd (Ấn Độ) sản xuất, được nhập khẩu bởi Công ty CP Dược phẩm Hà Tây; thuốc khớp Phong Dan (loại viên nang cứng) có số đăng ký: VD-12458-10, số lô: 225615, sản xuất ngày 3.7.2015, hạn dùng 2.7.2018. Thuốc Trung Quốc làm từ thịt người bị cấm ở Việt NamNigeria báo động gấp thông tin hàng trăm ngàn viên thuốc Trung Quốc làm từ thịt người lưu hành tại nước này. Tại Việt Nam, cơ quan chức năng khẳng định không cấp phép lưu hành thuốc này. Ngày 9.11, ông Đỗ Văn Đông - Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết: Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc Nigeria báo động gấp thông tin hàng trăm ngàn viên thuốc Trung Quốc làm từ thịt người lưu hành tại nước này. Hình 9
Theo nguồn tin này, Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria xác nhận, có dược phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người. Các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh ở giai đoạn cuối. Về vấn đề này, Cục Quản lý dược khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc “Trung Quốc làm từ thịt người” đề cập trên tại Việt Nam. Để đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý dược đề nghị các sở y tế tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý. Đồng thời Bộ Y tế cũng yêu cầu sở y tế các tỉnh phải phối hợp với các cơ quan như hải quan, quản lý thị trường, công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành. Thu hồi thuốc tim mạch chứa chất gây ung thư: Người bệnh không nên hoang mang Mới đây, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế đã được thông báo về việc đình chỉ lưu hành 23 thuốc thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu Valsartan do Cty Zhejiang Huahai Pharmaceutical (Trung Quốc) sản xuất. Việc thu hồi thuốc đang được cơ quan chức năng gấp rút tiến hành. Tuy nhiên, một lượng thuốc không nhỏ đã được cấp phát hết đến tay người bệnh, hệ lụy đến sức khỏe người bệnh cũng chưa thể đánh giá hết được. Hình 10
Các doanh nghiệp yêu cầu bồi thường tổn thất Theo đó, các doanh nghiệp của Việt Nam bị buộc phải thu hồi tất cả các tên thuốc thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu Valsartan của Trung Quốc, bao gồm: Cty CPDP Trung ương 2, Cty cổ phần Hóa dược Việt Nam, Cty cổ phần Dược phẩm OPV, Cty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, Cty cổ phần PYMEPHARCO, Cty TNHH Liên doanh STADA Việt Nam, Cty cổ phần Dược phẩm Cửu Long. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco cho biết, Cty hiện có 3 loại thuốc thuộc diện thu hồi. Ngay khi nhận được yêu cầu, Domesco đã thông báo tới khách hàng và tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm mà Cty sản xuất từ nguyên liệu Valsartan của Zhejiang Huahai Pharmaceutical, đồng thời báo cáo về tình hình mua và sử dụng nguyên liệu theo đúng yêu cầu của Cục. Domesco cho biết, việc thu hồi các sản phẩm không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty do sản phẩm bị thu hồi có doanh thu thấp và Cty cũng đang làm việc với nhà cung cấp để yêu cầu bồi thường do tổn thất. Ngoài ra, sau khi sản phẩm bị thu hồi, Công ty đã hoàn tất việc nghiên cứu một nguồn nguyên liệu khác để đưa vào sản xuất ngay khi nhận được sự phê duyệt của Cục Quản lý dược Việt Nam. Cũng là một trong các Cty bị thu hồi loại thuốc này, ngay sau khi nhận được công văn, Cty cổ phần Dược phẩm Cửu Long đã ngừng ngay việc sử dụng nguyên liệu nói trên trong sản xuất thuốc thành phẩm và ngay lập tức gửi công văn báo cáo đến Cục Quản lý dược - Bộ Y tế. Trong công văn gửi đến Cục Quản lý dược, Cty này cũng báo cáo rõ việc nhập khẩu và phân phối nguyên liệu Valsartan do Zhejang Huahai Pharmaceuticals sản xuất. Công văn do ông Lưu Quế Minh - Phó Tổng Giám đốc Cty cổ phần Dược phẩm Cửu Long ký. Theo đó, số lượng Valsartan nhập về ngày 21.2 là 160kg, số lượng xuất từ 20.3 đến 31.5 là 49,07kg. “Xuất 40,07kg cho việc sản xuất thuốc của Nhà máy Dược Cửu Long nhưng chưa phân phối ra thị trường”, công văn nêu rõ. Do đó, Cty cổ phần Dược Cửu Long khẳng định tới thời điểm hiện tại, tất cả sản phẩm liên quan này vẫn còn lưu kho và chưa được xuất bán ra thị trường. Hình 11
Nhiều viên thuốc đã được cấp phát cho người bệnh Tại Hà Nội, một số bệnh viện và Cty dược phẩm tại Hà Nội trúng thầu một số thuốc sản xuất từ nguyên liệu Valsartan có chứa tạp chất gây ung thư. Sở Y tế Hà Nội đã ngay lập tức rà soát và giám sát việc thu hồi. Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Khải - Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế Hà Nội - cho biết: Ngay sau khi Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có chỉ đạo về việc thu hồi thuốc sản xuất từ nguyên liệu Valsartan do Công ty Zhejiang Huahai Pharmaceutical của Trung Quốc sản xuất, chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine (NDMA) có nguy cơ gây ung thư, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát danh mục thuốc trúng thầu của các đơn vị trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội có 4 bệnh viện, gồm: Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai và 3 Cty, gồm: Cty TNHH Dược phẩm Ba Đình, Cty TNHH Dược phẩm Gia Minh và Cty TNHH Dược phẩm Tân An có trúng thầu một số thuốc chứa Valsartan có trong danh mục thuốc được Cục Quản lý dược cảnh báo. Theo ông Khải, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa và Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cấp phát hết số thuốc đã nhập. Bệnh viện Thanh Nhàn đã trả lại cho nhà cung ứng gần 2.000 viên thuốc. Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai chưa nhập thuốc. Còn 3 Cty dược phẩm đã thu hồi được khoảng 136.000 viên thuốc chứa Valsartan trên địa bàn Hà Nội. “Hiện các bệnh viện đã thu hồi 100%, nguồn thuốc là từ 3 Cty trên xuất ra. Vẫn có nhiều thuốc khác cùng hoạt chất đó được lưu hành nên người bệnh hoàn toàn yên tâm vì có đủ thuốc để sử dụng” - ông Khải thông tin. Trao đổi với PV về vấn đề này, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho hay: “Trong danh mục thuốc thu hồi mà Cục Quản lý dược - Bộ Y tế gửi thì chúng tôi không nhập khẩu thuốc trực tiếp từ các nhà sản xuất đó. Qua kiểm tra thì chúng tôi thấy có một lô thuốc mà chúng tôi nhập khẩu của Châu Âu. Nhà sản xuất này lại xác nhận là họ nhập khẩu nguyên liệu từ Cty dược của Trung Quốc. Lô thuốc đó chúng tôi nhập từ tháng 1 và đã cấp phát hết. Khi đã có thông báo của Cục Quản lý dược như vậy thì đương nhiên chúng tôi sẽ không nhập khẩu thuốc này nữa”. Cũng theo lãnh đạo của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, hiện điều trị tim mạch, huyết áp có rất nhiều loại thuốc khác nhau, có thành phần và tác dụng tương tự loại thuốc bị thu hồi. Vì vậy, người bệnh không nên hoang mang trước thông tin thuốc tim mạch chứa chất gây ung thư mà hoàn toàn có thể yên tâm điều trị. Được biết, hoạt chất Valsartan được dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp và suy tim, ngăn ngừa đột quỵ cho người cao tuổi, nhồi máu cơ tim và các vấn đề về thận. Thuốc gốc sẽ không lẫn tạp chất Nguyên nhân 23 loại thuốc thành phẩm của doanh nghiệp dược nước ta bị thu hồi là nguyên liệu Valsartan chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine (NDMA) có nguy cơ gây ung thư. Liên quan đến vấn đề kiểm nghiệm thuốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, theo các chuyên gia, người ta chỉ xét đến các thành phần khác như nhiễm độc chì của thuốc mà ít có cơ sở, thông số nào về chất N - Nitrosodimethylamine. Ngay cả tại nước ta cũng không thể kiểm nghiệm được chất này. Vấn đề thuốc chữa bệnh chứa tạp chất gây ung thư đã khiến cho không ít người bệnh hoang mang. PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật lồng ngực và Tim mạch Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, các tạp chất gây ung thư đều không tốt và gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, tạp chất đó sẽ gây ra ung thư sau khi người bệnh sử dụng lâu dài. Điều này càng chứng minh cho chúng ta thấy, những thuốc gốc sẽ tốt hơn những thuốc generic vì thuốc generic nhiều khi bào chế thêm những chất này chất khác, không loại trừ khả năng thêm đúng chất gây ung thư. Valsartan nếu chính gốc không có tạp chất. Nhưng chúng ta cũng cần xác định có phải đúng tạp chất đó gây ung thư hay không hay chỉ là một vài nghiên cứu nhỏ lẻ. Hơn nữa, rất ít chất có thể gây ung thư được ngoại trừ chất phóng xạ” – PGS.TS Hoài Nam nói. Rúng động: Thuốc làm từ ‘thịt em bé’ của Trung Quốc vừa bị cấm tại Việt Nam Mới đây, một loại thuốc từ Trung Quốc được làm từ thịt người có tác dụngtăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh nan y giai đoạn cuối đã được Cục Quản lý Dược khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam. Nạn buôn bán thuốc Trung Quốc làm từ thịt người được nhập lậu vào các nước khác không phải là chuyện mới. Bởi trước đây, cụ thể vào năm 2012, hàng ngàn viên thuốc chứa bột thịt người đã được cơ quan Hải quan Hàn Quốc thu giữ khi đang được vận chuyển trái phép từ Trung Quốc. Hình 12
Rúng động: Thuốc làm từ thịt người của Trung Quốc vừa bị cấm tại Việt Nam 1 Tuy nhiên mới đây, một tin tức từ Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria xác nhận, có dược phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người. Các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh nan y giai đoạn cuối. Các viên thuốc được buôn lậu trong va li qua đường vận chuyển thư quốc tế. Trước thông tin này, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành, khẳng định, Việt Nam không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc “Trung Quốc làm từ thịt người” đề cập trên. Thuốc từ thịt người – Một tội ác bất nhân Theo cuộc điều tra của cơ quan tình báo Quốc gia (NIA) Nigeria, các viên thuốc chứa đầy “bột thịt”. NIA cho rằng các thi thể này đã bị cắt thành từng miếng nhỏ và sấy khô trên bếp trước khi được chế biến thành bột ở đông bắc Trung Quốc. Nghi ngờ loại bột thịt lấy từ những đứa trẻ đã chết. Còn nhớ ngày 06/8/2011, Đài truyền hình SBS-một trong ba đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc đã cho phát sóng một đoạn phóng sự gây chấn động dư luận. Đoạn ghi hình cho thấy một số bệnh viện của Trung Quốc đã bán thi thể các thai nhi sinh non hoặc bị nạo thai cho các cơ sở bào chế loại dược liệu “thuốc thịt người”. SBS gọi đây là “tội ác phản nhân loại”. Các phóng viên điều tra của SBS đã lần theo một nguồn tin đến một căn nhà ở Trung Quốc. Tại đây, họ đã gặp một phụ nữ, bà này còn chào hàng và cho biết còn đang lưu trữ nhiều thi thể trẻ sơ sinh trong tủ cấp đông để bào chế thuốc. Các phóng viên đã quay lại cảnh bào chế thuốc ghê rợn, trong đó có đoạn cho thấy tóc và móng tay người trộn lẫn trong thuốc. Các phóng viên còn cho biết thi thể trẻ sơ sinh được giữ đông lạnh trong các tủ đá trước khi được sấy khô để tạo bột. Các loại bột này sẽ được trộn với thảo dược để qua mặt các nhân viên y tế và hải quan. Sau khi thuốc được mang về kiểm tra, kết quả cho thấy 99,7% thành phần trong viên thuốc tương ứng với ADN của người. Hình 13
Việt Nam đã cấm thuốc, mỹ phẩm từ nhau thai người Sau khi các chuyên gia y tế chia sẻ rất có thể loại "thuốc từ thịt người" đang gây xôn xao thực ra là có thành phần nhau thai người, thông tin từ Bộ Y tế cho hay Việt Nam đã cấm sử dụng nhau thai người trong thuốc và mỹ phẩm. Theo thông tin từ Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, từ khoảng 15 năm trở về trước đã có một loại thuốc sản xuất tại Việt Nam là Philatop có sử dụng nguyên liệu nhau thai người. Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do mà nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng gan động vật thay thế. Với mỹ phẩm, Cục Quản lý dược cho biết thị trường có nhiều sản phẩm quảng cáo có thành phần tế bào gốc, tuy nhiên cho đến nay Việt Nam chưa cho phép sử dụng thành phần tế bào gốc từ người trong mỹ phẩm, mà chỉ cho phép tế bào gốc từ thực vật. Với các sản phẩm có thành phần nhau thai, chỉ cho phép sử dụng nếu nhau thai từ động vật và cấm nếu sản phẩm có thành phần nhau thai người. Có nhiều ý kiến nếu lý do việc cấm sử dụng thành phần nhau thai người có thể là nguồn lây bệnh truyền nhiễm, dù trước đây người Việt có dùng nhau thai ngâm rượu, làm thuốc. Theo một chuyên gia về dược, nếu nhau thai mang mầm bệnh thì có thể lây truyền sang người dùng. Tại Cục Quản lý dược, hiện tất cả các sản phẩm đã được phép đăng ký lưu hành thì không có sản phẩm nào có thành phần nhau thai hay tế bào gốc từ người. Tuy nhiên thực tế vẫn có thể có sản phẩm trôi nổi được nhập lậu. Ông Nguyễn Viết Tiến, một chuyên gia về sản khoa, cũng đề nghị không nên dùng các sản phẩm có chứa nhau thai người, cần tránh mua, sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác và có thành phần lạ do nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Tại các chợ thuốc đông y ở Hà Nội và TP.HCM từng có tình trạng nhau thai người sấy khô (được gọi tên là tử hà sa), không rõ nguồn gốc được bán với giá rẻ.
|