Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 1 3 0 4
Số người đang truy cập
6 0 2
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Công đoàn-Nữ công
Giáo sư Đặng Văn Ngữ với Bà Tôn Nữ Thị Cung
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Nghĩ về bà Tôn Nữ Thị Cung- một người phụ nữ quả cảm

 

           Bà Tôn Nữ Thị Cung là người vợ của Liệt sĩ-Anh hùng Lao động-Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ, quê ở làng Lại Thế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bà là con gái của vị Thượng thư Bộ Hình Tôn Thất Đàn dưới Triều Vua Khải Định. Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến và quan lại, khi Giáo sư Đặng Văn Ngữ đang học năm thứ 3 tại trường Đại học Y Dược Hà Nội, bà chỉ mới 14 tuổi thì cả hai gia đình đã tổ chức lễ đính hôn cho hai người. Bà vẫn ở Huế và Giáo sư Đặng Văn Ngữ vẫn ở Hà Nội để lo việc học hành, việc vợ con ông đã tỏ ra hiếu thảo và hoàn toàn nghe theo lời cha mẹ. Trong những dịp nghỉ học, có điều kiện về thăm gia đình tại Huế, ông đã ghé đến thăm người vợ chưa cuới và gia đình của bà. Sau khi bảo vệ thành công luận án áp xe gan và tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã làm lễ cuới với Bà Tôn Nữ Thị Cung.

Cưới xong, cả hai vợ chồng ra sống ở Hà Nội, cuộc sống kinh tế gia đình lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn. Bà Tôn Nữ Thị Cung đã phải làm các loại bánh truyền thống xứ Huế, gửi bán để cố gắng có thêm thu nhập, chăm lo cho cuộc sống gia đình. Bà muốn chồng mình dành hết tâm huyết, trí tuệ, tài năng cho công tác y học nói riêng và khoa học nói chung.
 
 Bà Tôn Nữ Thị Cungđoàn tụ cùng chồng-
Giáo sư Đặng Văn Ngữ tại chiến khu Việt Bắc

Thế rồi, Giáo sư Đặng Văn Ngữ nhận học bổng đi du học tại Nhật Bản. Bà phải đưa ba người con Đặng Nhật Minh, Đặng Nguyệt Ánh, Đặng Nguyệt Quý (lúc đó cả ba đều còn rất nhỏ: một lên 5, một lên 3 và một mới đầy tháng) trở về Huế để sinh sống cùng với gia đình nội, ngoại. Bà phải xa cách chồng, các con phải xa cách cha trong 7 năm của thời tuổi trẻ.

Năm 1949, Giáo sư Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản trở về Việt Nam, lên chiến khu Việt Bắc để tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào một buổi tối năm 1950, đường dây giao liên của cách mạng đã liên lạc để tổ chức đưa Bà Tôn Nữ Thị Cung và ba người con lên chiến khu Dương Hòa thuộc huyện Hương Thủy để từ đây ra chiến khu Việt Bắc gặp chồng, gặp cha. Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thừa Thiên đã cấp cho Bà một giấy giới thiệu với nội dung “Bà Tôn Nữ Thị Cung trên đường đi gặp chồng là Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, đề nghị các cấp địa phương hết lòng giúp đỡ”.

Với sự trông đợi, nhớ thương vợ con, vào ngày 10/01/1951, Giáo sư Đặng Văn Ngữ từ chiến khu Việt Bắc đã gửi một lá thư cho Bà Tôn Nữ Thị Cung:

Em Cung.

Anh đã viết thơ, đánh giây thép nhiều lần nhờ Ủy ban tổ chức đưa em ra nhưng đợi mãi không thấy họ giúp đỡ được việc gì cả. Tiền anh cũng nhờ gửi vào nhiều lần nhưng cũng không đến. Rút kinh nghiệm ấy, anh nhờ chú Thiết vào đưa em ra. Chú Thiết sẽ có đủ các thứ giấy giới thiệu của chính quyền và đoàn thể để được sự giúp đỡ khi đi đường ...

Trước khi lên đường nói chú Thiết tìm cách đánh công điện ra cho anh biết, tiện nhất là đánh cho Tổng bộ Việt Minh, ông Hoàng Quốc Việt là đến mau nhất. Cố gắng làm sao cho đến Việt Bắc trước tết. Dù sao anh cũng sẽ đợi em và các con ra mới ăn tết.

Anh mong chờ em

Đặng Văn Ngữ

Sau 9 năm xa cách, bên bờ suối ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang, cả hai người được gặp lại nhau. Người chồng từ trên đồi chạy xuống, còn người vợ thì quay lưng đi, lội dọc theo con suối nhỏ như muốn chạy trốn ... Bà Tôn Nữ Thị Cung đã mong đợi bao lâu giây phút này nhưng khi nó đến thì bà lại không đủ can đảm để đón nhận nó. Bà đã quá mệt mõi vì đợi chờ, vì lặn lội đường xa ... vì đủ mọi gian truân, vất vả và không thể nào kể xiết trong những ngày xa cách. Dù sao thì vợ chồng cũng sum họp, con cái cũng đoàn viên, sống những ngày hạnh phúc nhất của gia đình. Giáo sư Đặng Văn Ngữ lo mãi mê với công tác nghiên cứu, giãng dạy. Còn Bà Tôn Nữ Thị Cung muốn gần gũi với chồng nhiều hơn nên đã xin vào làm việc tại phòng thí nghiệm và trở thành một cán bộ y tế. Các người con của ông bà lại được tiếp tục công việc học hành bị bỏ dở.

Niềm hạnh phúc của gia đình đang được phục hồi sau bao nhiêu năm xa cách nhưng rồi Bà Tôn Nữ Thị Cung đã đột ngột qua đời vào ngày 18/05/1954 sau một cơn bệnh nặng, lúc đó Giáo sư Đặng Văn Ngữ chỉ mới 44 tuổi. Ông đã vô cùng thương tiếc người vợ yêu dấu của mình và an táng bà trên đồi Chiêm Hóa, trồng rất nhiều hoa trên mộ và chiều nào cũng lên thắp hương để thoả lòng nhớ thương.

Ngày 20/06/1954, nghe tin Bà Tôn Nữ Thị Cung mất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chia buồn và động viên Giáo sư Đặng Văn Ngữ với nội dung:

Gởi Bác sĩ Ngữ.

Vừa được tin Thím Ngự mất, Bác thân ái gởi Chú lời chia buồn thành khẩn.

Ở lớp huấn luyện năm ngoái, Bác thấy Thím Ngự chăm chỉ, thành thật và tiến bộ. Về sau Bác thường hỏi thăm, thì nghe nói Thím Ngự công tác rất hăng hái, hay giúp anh chị em, và cũng khá mạnh khoẻ. Bác mừng rằng Thím Ngự sẽ thành một cán bộ đắc lực.

Bổng nghe tin Thím Ngự mất, Bác cảm thấy buồn. Nhưng sinh tử là lẽ thường của Tạo hóa, Bác khuyên Chú chớ quá buồn rầu, lấy công tác mà khuây khoả.

Về việc cháu bé, Bác đã dặn Chú Bảy: có dịp thì sắp xếp cho cháu đi học cùng các anh nó; Chú không phải lo.

Chúc Chú mạnh khỏe.

Chào thân ái.

Hồ Chí Minh

Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã lấy công tác mà khuây khoả. Giáo sư đã tiếp tục thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ cho ngành y tế, làm Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng và bộ môn Sinh học của Trường Đại học Y khoa Hà Nội, xây dựng và làm Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng đầu tiên của Việt Nam. Giáo sư đã cùng với một số các đồng nghiệp lên đường vào chiến trường miền Nam, trực tiếp với thực địa của vùng sốt rét lưu hành để nghiên cứu vaccin phòng bệnh sốt rét và anh dũng hy sinh vào ngày 01/04/1967 tại chiến khu Hòa Mỹ, thuộc xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi việc nghiên cứu đang còn dở dang. Với những công lao đóng góp lo lớn cho cách mạng, Giáo sư đã được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ, Anh hùng Lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh.

 

 Mộ phần của Bà Tôn Nữ Thị Cung bên cạnh
mộ phần của Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ 
và con gái Đặng Nguyệt Quý tại Huế

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, nghĩ về Bà Tôn Nữ Thị Cung, một người vợ, một người mẹ, một người phụ nữ quả cảm đã góp phần mình trong cuộc đời, sự nghiệp, tình yêu và trí tuệ của Liệt sĩ-Anh hùng Lao động-Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ; mang đầy đủ tính chất của người phụ nữ Việt Nam “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”

 

Ngày 01/03/2007
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích