Đảng bộ Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đóng góp nhiều thành tựu quan trọng trong khám, điều trị bệnh sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng cho nhân dân các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, có địa bàn hoạt động phụ trách chuyên môn 15 tỉnh khu vực Miền Trung - Tây Nguyên trong công tác phòng, chống, điều trị bệnh sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng. Nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Chấp hành Đảng bộ đoàn kết, quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể thực hiện kế hoạch của đơn vị một cách toàn diện. Tạo được uy tín về công tác chuyên môn, nhân dân trong tỉnh và khu vực đến khám, điều trị bệnh ngày càng nhiều. 5 năm liền được Bộ Y tế đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc thực hiện nhiệm vụ chính trị Công tác chỉ đạo tuyến đạt được nhiều kết quả quan trọng Cán bộ, đảng viên và viên chức của Viện đã tổ chức chỉ đạo tốt các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét ở các tỉnh có sốt rét biến động phức tạp như Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên; chỉ đạo công tác xây dựng hệ thống phòng chống các bệnh giun sán ở 15 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên; phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh có tỷ lệ bệnh nhân cao. Ban Chấp hành Đảng bộ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 ra mắt Đại hội
Phòng, chống và loại trừ sốt rét giảm tử vong đạt 100%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra Trong giai đoạn 2015 - 2019, số bệnh nhân sốt rét khu vực miền Trung - Tây Nguyên giảm 71,96%; ký sinh trùng sốt rét giảm 68,85%, sốt rét ác tính giảm 78,26%; tử vong sốt rét giảm 100% so với 2014; không để dịch sốt rét xảy ra. Bảo vệ bằng hóa chất phun tồn lưu và tẩm màn cho 6,25 triệu lượt người, điều trị cho 20.992 lượt bệnh nhân, xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét cho 5.059.612 lượt người thuộc các vùng lưu hành sốt rét. Đảng bộ Viện đã hoàn thành tốt và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra, không có dịch sốt rét, cơ bản tạo được yếu tố bền vững và duy trì thành quả PCSR tiến đến loại trừ bệnh sốt rét vào những năm 2030. Công tác phòng, chống bệnh giun sán, sốt xuất huyết có nhiều chuyển biến rõ nét Tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất giảm 35,9% so với năm 2014; tổ chức điều tra, nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh giun, sán kết hợp tuyên truyền và can thiệp điều trị cho các tỉnh trọng điểm; hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, trang thiết bị và dụng cụ phục vụ la bô ký sinh trùng cho các tỉnh trong khu vực, góp phần phục vụ tốt bệnh nhân tại cơ sở và giảm tải được lượng bệnh nhân đến các tuyến trên. Viện đã phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh khu vực MT-TN; thực hiện nghiên cứu thành phần loài véc tơ truyền bệnh, thử nhạy cảm của hóa chất với muỗi truyền bệnh để đề xuất các biện pháp phòng chống có hiệu quả. Duy trì các hoạt động nuôi giữ chủng muỗi ở La bo; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ thuật phòng chống véc tơ sốt xuất huyết cho các tỉnh trong khu vực MT-TN. Công tác khám,chữa bệnh tại phòng khám đạt nhiều kết quả nổi bật, thu hút nhân dân đến khám, chữa bệnh Lãnh đạo Viện đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Do đó, được người bệnh tín nhiệm, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng cao; từ năm 2014 đến 2019, đã khám và điều trị 518.251 lượt người, tăng hơn 136,6% so với giai đoạn 2010 - 2014. Nhờ chất lượng công tác khám, điều trị bệnh nhiễm giun sán trong cộng đồng tốt nên đã thu hút được người bệnh, từ đó góp phần tăng nguồn thu, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, đảng viên và người lao động của Viện (hệ số thu nhập tăng thêm bình quân của CBVC trong 5 năm đạt trên 1,5 lần/năm) Công tác đào tạo, truyền thông giáo dục sức khỏe đã được quan tâm đúng mức Để đáp ứng yêu cầu phát triển Viện trong giai đoạn mới, Đảng ủy phối hợp cùng lãnh đạo Viện cử đào tạo 3 tiến sĩ, 29 thạc sĩ, 25 đại học, 3 cao đẳng chuyên ngành. Mở đào tạo 3 khóa (K36, K37, K38) kỹ thuật viên xét nghiệm trung học cho 238 học sinh tốt nghiệp; phối hợp đào tạo lớp Đại học Kỹ thuật xét nghiệm y học hệ vừa học, vừa làm cho 60 học viên. Ngoài ra còn Phối hợp với các Trường/Viện nghiên cứu trong nước đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành ký sinh trùng, sinh học… Triển khai công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe PCSR, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền cho người dân các vùng nguy cơ biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, từng bước thay đổi tập quán sinh hoạt để phòng tránh dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào chuyên môn Trong 5 năm (2015 - 2019), Viện đã triển khai thực hiện: 02 đề tài NCKH cấp Bộ và 01 đề tài cấp tỉnh với tổng kinh phí hơn 3,6 tỷ đồng (đảm bảo chỉ tiêu NQ nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 1 - 2 đề tài/năm), tiêu biểu đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh giun đầu gai ở người tại một số điểm miền Trung Việt Nam", bảo vệ năm 2019 đạt xuất sắc; 93 đề tài cấp cơ sở, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu NQ (2015 - 2020) là 12 - 15 đề tài/năm) và 10 đề tài, dự án hợp tác quốc tế (đảm bảo chỉ tiêu Nghị quyết 2015 - 2020 là 2 - 3 đề tài/năm). Các đề tài thực hiện đúng quy trình, tiến độ, đã được Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Y tế, tổ chức quốc tế và Viện đánh giá cao với 80% số đề tài đạt khá trở lên và được ứng dụng vào thực tế có hiệu quả, góp phần tích cực giảm mắc, giảm tỷ lệ tử vong, giảm áp lực bệnh nhân cho các tuyến y tế. Tăng cường công táchợp tác quốc tế để nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức Lãnh đạo Viện xác định tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết bị nghiên cứu và đào tạo, giúp cho cán bộ được đi học tập, tu nghiệp nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn ở trong nước và quốc tế; cử 47 lượt cán bộ nghiên cứu đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ngắn hạn cũng như dài hạn tại các nước (Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Lào…). Thế nên, Viện tham gia nhiều dự án quốc tế như Quỹ toàn cầu PCSR, Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm tiểu vùng sông Mê Kông (ADB); Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artemisinin (RAI)... mang lại hiệu quả cao trong PCSR và các bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam. Từ những kết quả đạt được như trên, nhiệm kỳ qua Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn được Ban Cán sự đảng Bộ y tế đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị 5 năm liền; Đảng bộ Viện được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đánh giá, phân loại Đảng bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền. Phát huy những thành tích đã đạt được trong 5 năm qua, nhiệm kỳ 2020 - 2025 Đảng bộ Viện tiếp tục đề ra chủ trương lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị chuyên môn với : - 3 nội dung đột phá: (1). Phấn đấu 2 tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên do Viện quản lý được công nhận loại trừ sốt rét; các tỉnh còn lại chuyển từ PCSR tích cực sang giai đoạn loại trừ sốt rét vào 2025 và tiến đến loại trừ sốt rét 2030; (2). Nâng cao năng lực nghiên cứu tại các Labo của Viện, xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025 về các chỉ tiêu chuyên môn cho các khoa: Khoa Xét nghiệm - Sinh học phân tử, Khoa Ký sinh trùng, Khoa Dịch tễ, Khoa Nghiên cứu và điều trị, Khoa Côn trùng. (3) Cải tạo mở rộng phòng khám, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của bệnh nhân ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, nhất là các bệnh chuyên ngành ký sinh trùng. - Thực hiện 8 Chỉ tiêu chủ yếu về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: (1) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu về phòng chống sốt xuất huyết của Bộ Y tế giao; tổ chức giám sát véc tơ sốt xuất huyết và thử nghiệm các hoá chất phòng chống có hiệu quả ở các tỉnh được phân công. (2) Đến năm 2025: Tỷ lệ mắc ký sinh trùng sốt rét dưới 0,02/1.000 dân; Tỷ lệ tử vong do sốt rét hàng năm dưới 0,003/100.000 dân; Không để dịch sốt rét xảy ra; Giảm 30% tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất so với năm 2019. (3) Khám và xét nghiệm cho 100 nghìn lượt người/năm, phát hiện và điều trị khỏi cho các ca bệnh sán lá gan lớn, ấu trùng giun đũa chó, giun móc, sán lá gan nhỏ, các bệnh giun sán khác. (4) Hàng năm tập huấn và đào tạo lại nâng cao kỹ năng và kiến thức cho 200 - 250 cán bộ chuyên khoa các tuyến y tế trong khu vực. (5) Đến năm 2025, cán bộ viên chức Viện được nhà nước phong học hàm từ 1 - 2 phó giáo sư, 1 thầy thuốc nhân dân, 2 - 3 thầy thuốc ưu tú, đào tạo 5 tiến sĩ. (6) Trong nhiệm kỳ xây dựng 1 - 2 đề tài cấp Bộ trình Bộ Y tế phê duyệt; mỗi năm thực hiện 12 - 15 cấp cơ sở và 2 - 3 đề tài, hoạt động hợp tác quốc tế được hội đồng nghiệm thu đánh giá là đạt trở lên. (7) Phấn đấu tăng nguồn thu bổ sung ngân sách hoạt động chuyên môn và nâng cao đời sống cho CBVC, tạo nguồn thu nhập tăng thêm cho CBVC đạt trung bình 1,5 lần/năm so với quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ. (8) Hàng năm có 100% cán bộ, viên chức hoàn thành và hoàn tốt nhiệm vụ; 96% cán bộ, viên chức đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”; từ 10-15% cán bộ, viên chức đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp cơ sở.
|