Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 28/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 9 9 1 6 7
Số người đang truy cập
2 5 8
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
Hướng đến kỷ niệm 53 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2008)

 

Trong cuộc đời của mỗi một con người trong số chúng ta, quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” là không thể phủ nhận. Do vậy, ít nhiều chúng ta hoặc thân nhân đều liên quan đến “người” đó. Họ chính là vị cứu tinh, là ân nhân, là người sinh ra chúng ta lần thứ hai của nhiều thành viên trong gia đình, mỗi lời nói, buổi tư vấn hoặc ánh mắt, nụ cười, cử chỉ đẹp của người đó có thể mang đến cả một niềm hy vọng cho nhiều người khi đau ốm, bệnh tật dẫu có nan y. Người đó có thể được gọi bằng nhiều danh từ khác nhua: bác sĩ, y sĩ, y tá, lương y, lang y, ...nhưng  THẦY THUỐC  là cách gọi hay nhất, bao hàm nhất. Có lẽ cũng chỉ có ở Việt Nam mới có sự kết hợp độc đáo THẦY-THUỐC như vậy để từ đó chúng ta có cả một ngày "Thầy thuốc Việt Nam" nhằm tôn vinh nghề cao quý này. Nhân dịp này, xin gửi tới những người thầy thuốc lời chúc mừng và những ý kiến về vấn đề xã hội hoá y tế nhằm hạn chế tiêu cực, giữ mãi sự cao quý của danh hiệu "thầy thuốc" là lương y như từ mẫu.

Vàì nét về lịch sử Ngày thầy thuốc Việt Nam:
 
 
 
 

Cách nay 55 năm, trong thư gửi Hội nghị Cán bộ ngành y tế Việt Nam tổ chức vào ngày 27.2.1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đôi lời nhắn nhủ trách nhiệm của cán bộ y tế rằng:“Thương yêu người bệnh, người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng, đúng ngay trong mọi thời đại, mọi không gian và thời gian, bất kỳ hoàn cảnh nào và hôm nay cũng vậy, sắp đến kỷ niệm tròn 53 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, bức thư của Bác lại càng có ý nghĩa sâu sắc và cũng từ thời điểm ấy từ năm (27.2.1955) được Nhà nước ta chọn làm truyền thống của Ngày thầy thuốc Việt Nam.

Với ngành y tế thì đây quả là ngày tết của các thầy thuốc, không kể tây, đông y,…và là dịp để họ ôn lại truyền thống của ngành y tế trong 53 năm qua, điểm qua một số thành tựu ngành y tế Việt Nam theo đà phát triển với y tế thế giới đến đâu, cũng như định hướng cho thời gian đến với những chuyên khoa mũi nhọn. Trong năm 2007, ngành y tế Việt Nam đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh tiêu chảy, góp phần đẩy lùi dịch sốt xuất huyết và sốt rét, khống chế dịch cúm gia cầm H5N1; làm tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, thực hiện việc khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi và mổ tim hở miễn phí cho các cháu, phối hợp với Tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo quốc tế thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân và công tác từ thiện khám, điều trị mở rộng sang nước bạn Lào và Campuchia. Hơn bao giờ hết, tính ưu việt của ngành chính là thực hiện các vấn đề bảo hiểm xã hội.

Lĩnh vực y học cổ truyền cũng được quan tâm, đầu tư nhiều hơn, hợp tác quốc tế cũng ngày càng được tăng cường và mở rộng; nhờ chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế và các khoản vay ưu đãi, nhiều trung tâm y tế chuyên sâu hoặc bệnh viện đã xây dựng cơ sở mới hoặc nâng cấp cơ sở hiện có để ngày càng phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn, bắt kịp tiến bộ của y học thế giới. Nhiều thành phố, gần đây cũng đã đầu tư xây dựng được nhiều trung tâm y tế chuyên sâu về chẩn đoán hình ảnh (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định), thực hiện hoặc chuyển giao công nghệ kỹ thuật mổ tim hở (Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh), nong mạch vành, phẫu thuật nội soi, ghép thận, ghép gan (Hà Nội), xây dựng các bệnh viện và khoa chuyên sâu vệ tinh nhằm chuyển giao công nghệ hoặc sử dụng ‘y học từ xa” (telemedicine) để giảm tải bớt bệnh nhân vượt tuyến trong khi các bệnh đó có thể thực hiện và xử trí tại tuyến dưới được.

Điểm lại những thành tựu quan trọng của ngành kể từ khi thành lập, khẳng định những đóng góp to lớn của các thế hệ thầy thuốc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như hiện nay, thì Việt Nam đứng vào hàng các nước có thành tựu nổi bật về y tế so với tổng thu nhập quốc dân, chỉ số phát triển con người của Việt Nam không ngừng tăng lên trong suốt 20 năm qua. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt, khống chế được uốn ván sơ sinh, sởi, ho gà, bạch hầu. Tỷ lệ tử vong ở người mẹ và trẻ em giảm rõ rệt. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã đạt trên 70 tuổi,…

Chung tay với y tế cả nước, Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn cũng đã ra sức đẩy mạnh các hoạt động trong Chương trình phòng chống các bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh tại khu vực 15 tỉnh miền trung-Tây Nguyên; trực tiếp chỉ đạo và tham gia trực tiếp vào các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực về bệnh lý ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh, đặc biệt 100% bệnh nhân mắc sán lá gan lớn đã được điều trị kịp thời khi đến Viện. Dưới sự tài trợ của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong thời gian qua không còn tình trạng thiếu thuốc đặc hiệu triclabendazole. Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện, Phòng khám và điều trị bệnh chuyên khoa đã triển khai khám và điều trị với chế độ miễn giảm và miễn phí cho đồng bào dân tộc đang sống nhiều vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo, cho các bệnh nhân thuộc diện chính sách, gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng,…trong thời gian đến Viện sẽ thực hiện khám Bảo hiểm y tế, đây cũng là một trong những tính ưu việt của ngành y tế chúng ta và giảm bớt gánh nặng bệnh nhân ở một số cơ sở y tế trong tỉnh. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, phổ cập kiến thức (thông qua các buổi sinh hoạt khoa học), nâng cao trình độ chuyên môn và y đức đội ngũ cán bộ y, bác sĩ, kỹ thuật viên ngày càng được chú trọng và bộ máy quản lý ngày càng được củng cố và hoàn thiện, đặc biệt các lĩnh vực xét nghiệm chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh chuyên sâu thông qua các lớp đào tạo dài hoặc ngắn hạn, tập huấn,…

Vui Tết “Thầy thuốc”không quên nhiệm vụ:
 

Vui với “tết” nhưng ngành y tế không quên nhiệm vụ bởi ngành đang gánh vác một nhiệm vụ vinh quang song hết sức nặng nề, đó là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Đây cũng là chủ trương và chính sách nhất quán mà Đảng và Nhà nước được thể hiện trong các mục tiêu phát triển quốc gia, đó là phát triển nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và xét cho cùng cũng là để phục vụ con người, phục vụ nhân dân. Để thực hiện nhiệm vụ hết sức nặng nề này, đòi hỏi mỗi thầy thuốc Việt Nam phải biết vượt qua những khó khăn do điều kiện phát triển của đất nước, giữ vững và nâng cao tinh thần trách nhiệm, chuyên môn và nhất là y đức để phục vụ nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng nhấn mạnh và khẳng định: những kết quả mà ngành y tế đã đạt được trong bối cảnh ngân sách còn eo hẹp, khó khăn là rất đáng trân trọng và biểu dương. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua của đất nước có đóng góp không nhỏ của ngành y tế. Đó là kiểm soát thành công nhiều loại dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khoẻ cho nhân dân, nhất là trong việc ngăn chặn và không để lây lan thành đại dịch, ngành y tế cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, vì hiện nay tỷ lệ Bác sỹ, cán bộ y tế trên 1 vạn dân là thấp so với khu vực, khó đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân cho một đất nước có tới 100 triệu dân trong tương lai.

Tất cả các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều thông nhất chung chỉ đạo ngành y tế phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và đào tạo đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ ngành y tế có năng lực và y đức; xã hội hoá hoạt động y tế, phát triển công nghệ kỹ thuật cao, nâng cao trình độ khám chữa bệnh tuyến cơ sở, đổi mới trang thiết bị và từng bước đổi mới công tác quản lý ngành y tế để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu.

“Hiện tại” không có nghĩa là lãng quên “quá khứ”:

Với ngày tết thầy thuốc, không thể không nhắc đến những thầy thuốc, được xem là những nhà y thuật hoặc chuyên gia đầu ngành trong những ngày đầu thành lập nền y khoa Việt Nam. Hình ảnh họ chính là "lương y như từ mẫu". Họ là những người nổi tiếng, uyên bác về y khoa, y lý và y thuật như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, giáo sư Hồ Đắc Di, giáo sư Tôn Thất Tùng, gióa sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Lê Thế Trung, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch... Hoặc có rất nhiều người trong số họ chỉ là những thầy thuốc bình dị, sống và làm việc giữa đời thường, lặng lẽ làm công việc cứu người, họ coi việc cứu mạng sống của con người còn cao hơn cả của chính mình.

Thế hệ hôm nay, không phủ nhận có những người tài, song cũng không ít con sâu làm hỏng nồi canh. Tại sao có người từng thề nguyện trước bức tượng Hypocrate lại nhiều lúc khiến bệnh nhân phải thất vọng ? Hình ảnh chiếc áo trắng có lúc-có nơi đã từng phai mờ sự tinh khiết ấy? Dù không biện minh cho những đồng nghiệp của mình thì Cố thầy thuốc, Phó giáo sư, Viện sĩ Tôn Thất Bách đã từng nói: "Lương thấp là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xấu trong ngành y, nhưng Nhà nước không thể bao cấp hoàn toàn mãi trong lĩnh vực y tế. Chúng ta phải có bệnh viện chất lượng cao dành cho những người thu nhập cao và bệnh viện dành cho người nghèo mà những người vào đó chữa bệnh được Nhà nước mua bảo hiểm y tế". Theo ý ông trong một trả lời phỏng vấn thì việc minh bạch việc thu chi của các bệnh viện nói riêng và đẩy mạnh xã hội hóa y tế nói chung là giải pháp quan trọng nhất để trả lại màu trắng tinh khôi cho những người thầy thuốc. Qua dư luận, có nhiều người tỏ ý đồng thuận với ý kiến này. Nhưng cũng có nhiều ý kiến băn khoăn: đẩy nhanh quá việc xã hội hoá y tế sẽ làm nổi rõ hơn sự phân hoá giàu nghèo hoặc là nhiều bệnh viện ở địa phương chưa thể tự thu, chi được...

Dẫu sao đi nữa, ngày thầy thuốc Việt Nam vừa ôn lại truyền thống lịch sử của ngành, vừa nhắc nhở mỗi cá nhân cán bộ y tế phải xứng đáng với “Lương y như từ mẫu”.


 

 

Ngày 21/02/2008
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích