Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 6 4 3 2
Số người đang truy cập
2 5 9
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Công đoàn-Nữ công
Ảnh tư liệu
Cách mạng tháng Tám khẳng định “quyền con người”

Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam được mở đầu bằng hai đoạn trích từ hai bản tuyên ngôn bất hủ của Cách mạng Mỹ và Pháp.

Cả hai đoạn trích đều chỉ nhắc đến “quyền con người” mà không hề đả động đến nền độc lập quốc gia, dường như bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mọi phong trào chính trị đương thời. Hai đoạn trích nêu rõ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc” (Mỹ) và “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Pháp).

Trích những “Lẽ phải không ai chối cãi được” ấy, Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ nhằm lên án chế độ phát xít thực dân đã tước đoạt những quyền con người của nhân dân Việt Nam mà còn nhằm xác nhận rằng quyền của con người chính là nền tảng của quyền một dân tộc. Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

A. Patti, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Mỹ OSS, có mặt tại Hà Nội ngay sau ngày Tổng khởi nghĩa (20/8/1945) viết trong thiên hồi ức Tại sao Việt Nam? rằng khi đọc Bản Tuyên ngôn của Việt Nam ông thấy có sự đảo vị trí của hai từ “tự do” và “quyền sống” so với nguyên bản của Tuyên ngôn Mỹ. Khi ông đem chuyện này nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trước Ngày lễ Độc lập (30/8/1945) thì được trả lời rằng “không thể có tự do mà không có quyền sống, cũng như không thể có hạnh phúc mà không có tự do”. Đó là phép biện chứng trong nhận thức chính trị về quyền con người của nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam ngay từ buổi đầu của nền độc lập.

“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Người đứng đầu nhà nước Việt Nam từng nói như vậy trong phiên họp đầu tiên của nội các độc lập và nhắc lại trong “thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh huyện và làng’’ (Báo Cứu quốc, ngày 17/10/1945).

 

 Ảnh tư liệu

Đặt quyền của con người lên trung tâm đời sống chính trị là đặc trưng của xã hội công dân, khác một cách căn bản với một xã hội thần dân lấy sự tuân phục Nhà nước đặt lên hàng đầu. Tư tưởng này được thể hiện rất rõ trong hàng loạt chính sách liên quan đến việc xây dựng bộ máy Nhà nước từ trung ương xuống các địa phương ngay sau sự tan rã đồng loạt bộ máy chính quyền cũ, một bộ máy được đào tạo quy củ và có cả một kinh nghiệm vận hành ngót trăm năm phục vụ lợi ích thực dân.

Cho dù mới mẻ, nhưng Nhà nước Việt Nam mới được xây dựng trên nguyên lý: “Nếu không có nhân dân thì Nhà nước không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ và nhân dân phải đoàn kết thành một khối... Chính phủ hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc... Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, phải hết sức tránh...”.

Một bộ máy chính quyền được thiết lập với tinh thần: “Ủy ban nhân dân là ủy ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó” (Báo Cứu quốc, 19/9/1945). Và trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945), vị Chủ tịch nước bộc bạch: “Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi đều chưa quen với kỹ thuật hành chính. Nhưng điều đó không làm chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm. Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công”.

Và cũng ngay trong phiên họp đầu tiên này, một trong 6 nhiệm vụ được vị chủ tịch của Nhà nước Việt Nam mới tròn một ngày tuổi đã ấn định một vấn đề cấp bách hàng đầu “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống...".

Trong một tình hình chính trị vô vàn khó khăn và phức tạp, chỉ 5 tháng sau ngày tuyên ngôn độc lập, ngày 6/l/1946, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã được tiến hành. Ngày 2/3/1946, phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được triệu tập và Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam được ban bố.

Lời nói đầu của Hiến pháp nêu rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, “Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo, đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.

Mỗi dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, nhất là kể từ khi chúng ta đổi mới và hội nhập, những nguyên lý để phát triển đất nước dường như ngày một sáng tỏ từ những bài học lịch sử đã được đúc kết từ hơn 6 thập kỷ trước. Nhưng chưa phải là 6 thập kỷ thực hiện vào đời sống của đất nước trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tệ nạn quan liêu.

Vấn đề là, những bài học lịch sử chỉ được thực hiện bởi những con người thực sự tôn trọng những giá trị của nó, nói cách khác là có được những phẩm chất mà thế hệ những người làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 từng có. Đó là thế hệ mang phẩm chất của những con người dám đặt “Tổ quốc trên hết”.

 

Ngày 19/08/2008
(Nhà Sử học Dương Trung Quốc
Báo Người Lao Động)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích