Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 3 4 2
Số người đang truy cập
1 7 8
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Đảng
Th.s Lê Ngọc Linh-Bí thư Đảng ủy Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn đang phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Kết quả thực hiện Nghị quyết Đảng bộ cấp trên và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Sốt rét- KST-CT Quy Nhơn lần thứ XV (2005-2010)

           Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên; trực thuộc Thành ủy Quy Nhơn về tổ chức Đảng cơ sở dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bình Định và Ban cán sự Đảng Bộ Y tế.
      Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Quy Nhơn lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005-2010; Đảng bộ Viện đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra.

Cơ cấu tổ chức Đảng

Tổng số đảng viên:49/125 CBVC & LĐ chiếm tỷ lệ 39,2%; trong đó trình độ:

Sau đại học: 11 (4 tiến sĩ và 7 thạc sĩ);

Đại học:20

Trung học:18

Tổ chức Đảng bộ:

Ban chấp hành Đảng ủy:7 (Bí thư, 1 Phó Bí thư và 5 đảng ủy viên).

Uy ban kiểm tra Đảng             :3

Chi bộ trực thuộc Đảng ủy      : 4

+ Chi bộ khối hậu cần         :21 đảng viên;

+ Chi bộ khối dịch tễ-ký sinh trùng          :9 đảng viên;

+ Chi bộ khối nghiên cứu lâm sàng-phòng khám      :9 đảng viên;

+ Chi bộ khối côn trùng-sinh học phân tử          :10 đảng viên.

Kết quả thực hiện Nghị quyết Đảng bộ cấp trên và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Sốt rét- KST-CT Quy Nhơn nửa đầu nhiệm kỳ (2005-2008)

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao

Theo Nghị quyết và Chương trình hành động của Đại hội Đảng bộ, nhiệm vụ chính trị của Viện là nhiệm vụ chuyên môn được Nhà nước và Bộ Y tế giao. Nửa nhiệm kỳ qua (2005-2008), Viện đã tăng cường chỉ đạo phòng chống sốt rét các vùng trọng điểm làm giảm mắc sốt rét, giảm chết sốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra nhiều năm liền trên địa bàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cơ bản, phát triển các labo nghiên cứu kỹ thuật cao, đồng thời với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 46 của Bộ chính trị đã đề ra.

 

 Viện luôn xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có đủ phẩm chất đạo
đức và năng lực chuyên môn

Chỉ đạo địa phương:

Chỉ đạo phòng chống sốt rét: được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước và Bộ Y tế; trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã chỉ đạo các tỉnh trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên hoàn thành xuất sắc các mục tiêu phòng chống sốt rét đề ra.

+ Giảm mắc sốt rét: năm 2005 giảm được 28,25% so với năm 2004; năm 2006 giảm được 6,80% so với năm 2005; năm 2007 giảm được 32,48% so với năm 2006; 6 tháng đầu năm 2008 giảm được 32,92% so với cùng kỳ năm 2007.

+ Giảm chết: năm 2005 giảm được 80% so với năm 2004; năm 2006 giảm được 92,31% so với năm 2005; năm 2007 giảm được 48% so với năm 2006; 6 tháng đầu năm 2008 giảm được 100% so với cùng kỳ năm 2007.

+ Không để dịch sốt rét xảy ra và xây dựng các yếu tố bền vững để duy trì thành quả

Mặc dù bệnh sốt rét có xu hướng giảm thấp qua các năm, nhưng nguy cơ sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên hàng năm vẫn còn cao với số mắc sốt rét chiếm gần 50% và số chết sốt rét chiếm trên 80% so với cả nước do phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn của các nhóm dân di biến động (dân di cư tự do, đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới), hiệu quả các biện pháp tác động chưa cao, ý thức tự bảo vệ của người dân trong các vùng sốt rét lưu hành còn thấp, nguồn lực không ổn định, hoạt động của màng lưới y tế cơ sở (huyện, xã, thôn bản) còn hạn chế, đời sống kinh tế của cộng đồng các dân tộc thiểu số chưa được cải thiện, hàng năm thời tiết luôn biến động bất thường dẫn đến nguy cơ dịch sốt rét có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Để đối phó với những khó khăn thách thức này Viện đã tăng cường công tác giám sát dịch tễ, giám sát véc tơ truyền bệnh, chỉ đạo điều trị bệnh nhân sốt rét ở các vùng trọng điểm sốt rét trong khu vực; chỉ đạo nâng cao các biện pháp chuyên môn kỹ thuật và tổ chức các đoàn hỗ trợ địa phương kịp thời giải quyết tình hình sốt rét biến động; đặc biệt là Viện đã xây dựng thành công và đưa vào ứng dụng có hiệu quả phần mềm phòng chống sốt rét (MMS) giúp cho việc dự báo dịch bệnh cũng như công tác thống kê báo cáo đúng thời hạn.

 

 TS. Nguyễn Văn Chương-phó Viện trưởng
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn phát biểu
chỉ đạo trong buổi tập huấn giáo dục truyền
thông phòng chống bệnh giun chỉ bạch huyết
tại tỉnh Khánh Hòa

Chỉ đạo phòng chống các bệnh ký sinh trùng:
hiện nay ở nước ta chưa có chương trình phòng chống bệnh giun sán nên việc kiểm soát bệnh ở cộng đồng hết sức khó khăn, tuy nhiên thông qua nguồn hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới (WHO) Viện đã chỉ đạo cho toàn bộ các tỉnh trong khu vực tẩy giun cho học sinh các trường tiểu học đạt 95-98% chỉ tiêu đề ra, chỉ đạo các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận uống thuốc toàn dân loại trừbệnh giun chỉ bạch huyết đạt 90-95%. Đặc biệt từ năm 2004 đến nay, trước sự bùng phát của bệnh sán lá gan lớn (SLGL); Viện đã phát hiện và điều trị hàng ngàn ca SLGL, đồng thời hướng dẫn cho các tuyến có tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai… nắm được phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh SLGL và sử dụng có hiệu quả nguồn thuốc đặc hiệu Egaten do WHO cung cấp.

Chỉ đạo phòng chống côn trùng lạ: đầu năm 2008, một loài côn trùng lạ thuộc họ cánh cứng ồ ạt tấn công các nhà dân ở tỉnh Kon Tum và một số nơi khác thuộc địa bàn Tây Nguyên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng, Viện đã cử đoàn công tác đến tận nơi điều tra và đề xuất phương án giải quyết góp phần ổn định tình trạng hoang mang lo lắng của người dân cũng như các phương tiện thông tin đại chúng về loài bọ này.

Nghiên cứu khoa học:

Triển khai thực hiện đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở và hợp tác quốc tế về nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu ứng dụng để từng bước tìm ra những giải pháp thiết thực, có hiệu quả khắc phục những khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh hiện nay. Từ năm 2005 đến nay Viện đã thực hiện 6 đề tài cấp bộ, 18 đề tài cấp cơ sở và 3 đề tài hợp tác quốc tế về các lĩnh vực dịch tễ học, côn trùng học, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc và đánh giá hiệu lực phác đồ điều trị sốt rét, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớ,, xây dựng mô hình thí điểm phòng chống các bệnh do véc tơ truyền ở tuyến huyện…

Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống labô nghiên cứu khoa học cơ bản cùng với các trang thiết bị kỹ thuật cao như labo sinh học phân tử, labo nấm đơn bào, labô miễn dịch học, labo vi sinh học; kết hợp nghiên cứu labo với nghiên cứu thực địa, dịch vụ khám chữa bệnh, khám bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại huỵên Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Công tác đào tạo và truyền thông giáo dục sức khỏe:

Về công tác đào tạo: Để tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho y tế cơ sở, Viện đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo hàng năm cho 240 học viên 4 khóa Trung học kỹ thuật xét nghiệm hệ chính quy và 56 học viên 2 khóa Trung học kỹ thuật xét nghiệm hệ không chính quy (vừa học vừa làm); đào tạo nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên ngành cho gần 1.000 học viên các tuyến y tế tỉnh và huyện trong khu vực;gửi các trường đại học trong nước và quốc tế đào tạo nâng cao trình độ sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ) cho 12 cán bộ chuyên môn kỹ thuật của Viện nhằm đảm bảo cho công tác quy hoạch phát triển Viện đến năm 2020. Phối hợp với Trường đại học Y Hà Nội, Học Viện Quân y, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Y khoa Huế và các Viện nghiên cứu chuyên ngành hướng dẫn, đào tạo nhiều tiến sĩ, thạc sĩ và đại học cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: Viện chú trọng chỉ đạo các tỉnh trong khu vực thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục làm cho nhân dân từng bước thay đổi tập tục sinh hoạt lạc hậu và tạo ý thức tự bảo vệ mình khi sống trong các vùng có nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là tổ chức Lễ phát động ngày thế giới phòng chống sốt rét 25-4 tại tỉnh Bình Định và Thừa Thiên-Huế. Thông qua Trang tin điện tử (Wesite) với tên miền impe-qn.org.vn Viện đã truyền tải hàng ngàn bài viết cho gần 1 triệu lượt người trung cập về chủ trương bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng như các văn bản pháp luật về y tế của Đảng và Nhà nước; các tin tức, sự kiện y tế trong nước và thế giới; thông tin hoạt động của Viện và 15 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên trong các lĩnh vực dịch tễ học, côn trùng học, sinh học phân tử, nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và các bệnh do véc tơ truyền; số liệu thống kê và các ấn phẩm nghiên cứu khoa học  chuyên ngành, các danh nhân và các tấm gương điển hình của các cán bộ làm công tác y tế cùng nhiều thông tin cần thiết khác nên Website của Viện được xem như một kênh giáo dục truyền thông quan trọng đối với cộng đồng.

Hợp tác quốc tế:

Viện tiếp tục mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Dự án Quỹ toàn cầu PCSR, Ủy ban Y tế Hà Lan (MCNP), Học Viện Sốt rét Quân đội Australia (AAMI), Trường đại học Trung Y dược Quảng Châu (Trung Quốc) về các lĩnh vực phòng chống các bệnh sốt rét và giun sán; tăng cường tìm kiếm các đối tác quốc tế nhằm thu hút nguồn đầu tư nghiên cứu cũng nhưbảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Kết quả hợp tác quốc tế đã giúp cho Viện có cơ sở khoa học đề xuất với Bộ Y tế chiến lược phòng chống sốt rét dài hạn và ngắn hạn, các mô hình phòng chống sốt rét có hiệu quả, các thuốc và phác đồ điều trị sốt rét có hiệu lực cao; đồng thời tạo cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh của đội ngũ cán bộ khoa học Viện với các chuyên gia quốc tế.

Công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể:

 
 
Công tác xây dựng Đảng:

Đảng ủy luôn chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cho đảng viên và cán bộ công chức; đặc biệt là các Nghị quyết Trung ương lần thứ III khoá X “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối công tác phòng chống tham nhũng”, Nghị quyết Trung ương 4 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Nghị quyết Trung ương 5 về công tác lý luạn, tư tuởng, báo chí, công tác kiểm tra, cải cách hành chính và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị; Nghị quyết Trung ương 6 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Viêt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” và Nghị quyết Trung ương 7 về “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ CNH-HĐH”, “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH-HĐH”, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; giáo dục tuyền thống cách mạng, lòng yêu ngành, yêu nghề, tinh thần cảnh giác cách mạng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong toàn thể đảng viên, cán bộ viên chức và học sinh Trung học kỹ thuật xét nghiệm đang được đào tạo tại Viện thông quacác hình thức viết thu hoạch, thuyết trình và hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Người, tuyển chọn thí sinh tham gia hội thi cấp thành phố hoặc cấp ngành. Tổ chức học tập Nghị quyết 46 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; giáo dục y đức nghề nghiệp, học tập gương Anh hùng liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm; tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật về y tế và phổ biến quy tắc ứng xử của cán bộ y tế cho cán bộ viên chức Viện theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế ; tổ chức “Tuần lễ sinh hoạt công dân”cho học sinh đầu khóa và cuối khóa đang được đào tạo tại Viện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vi phạm đạo đức lối sống của đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra Đảng, đôn đốc và kiểm tra định kỳ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về nhận thức tư tưởng, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội; tổ chức lãnh đạo và thực hiện nghị quyết Đảng bộ, chi bộ. Định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết các hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và các hoạt động khác của Đảng, từ đó mà gắn với phân tích đánh giá chất lượng Đảng viên hàng năm. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết VI (lần 2) tự phê bình và phê bình, tổ chức lấy ý kiến quần chúng trong đơn vị 01 lần/năm đối với đảng viên, cán bộ lãnh đạo từ cấp khoa phòng trở lên, BCH các chi uỷ, BCH Đảng uỷ, Bi thư, Viện trưởng…., coi đây là vũ khí đấu tranh sắc bén để xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, sinh hoạt Đảng bộ, Chi bộ và Tổ đảng đúng định kỳ quy định. Thực hiện tốt qui chế làm việc giữa Đảng uỷ với chính quyền và các đoàn thể quần chúng, quy chế thanh tra, kiểm tra, quy chế tiếp dân, đặc biệt là bổ sung một số điều của quy chế dân chủ, tổ chức cho cán bộ, Đảng viên tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng quy chế để cán bộ, đảng viên biết, bàn và kiểm tra, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham ô, lãng phí, độc đoán, chuyên quyền, dân chủ hình thức, vô ý thức, vô kỷ luật, gây mất đoàn kết nội bộ.

 

 Lễ kết nạp Đảng cho đảng viên mới

Về công tác phát triển đảng viên mới:
Đảng ủy coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải có kế hoạch lựa chọn những đoàn viên ưu tú, những nhân tố tích cực giới thiệu cho Đảng; giao nhiệm vụ cho các Chi bộ trực thuộc Nhiệm kỳ (2005-2008) bồi dưỡng kết nạp đảng viên 14 đảng viên mới, cử 2 đảng viên theo học các lớp chính trị trung cấp và 10 đồng chí tham dự lớp đào tạo bồi dưỡng về quản lý nhà nước.

Về công tác kiểm tra Đảng: Uỷ ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể và tổ chức công tác kiểm tra đảng, đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng để phát hiện xử lý và uốn nắn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, sai trái lệch lạc của cán bộ, đảng viên; kiểm tra việc thực thiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng, điện thoại, ôtô công, trong mua sắm và xây dựng cơ bản.

Kết quả đánh giá hoạt động của Đảng bộ:

            + 100% Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốtnhiệm vụ (2005;2006;2007)

          + 100% Chi bộ trực thuộc đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh ( 2005;2006;2007)

            + Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh 3 năm liền ( 2005, 2006, 2007).

            + Phấn đấu xây dựng Đảng bộ Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn trở thành một đơn vị thật sự vững mạnh về tổ chức và chính trị và chức năng nhiệm vụ được giao trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, từng bước đưa Viện phát triển ngang tầm với các viện quốc gia và quốc tế.

Công tác lãnh đạo chính quyền:

Đảng ủy chỉ đạo chính quyền tổ chức sắp xếp lại tổ chức và đề bạt cán bộ bổ sung vào các vị trí lãnh đạo quản lý.

Trọng tâm vào công tác xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển Viện đến năm 2020 đã được Bộ Y tế phê duyệt; đang xây dựng Đề án thành lập Trường Trung học Kỹ thuật xét nghiệm Trung ương Quy Nhơn, Đề án thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhiệt đới; Dự án đầu tư cơ sở mới của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đồng thời với cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng Viện nghiên cứu,khu labô trung tâm, khu đào tạo, khu nghiên cứu thí điểm sốt rét thực địa ở vùng trọng điểm sốt rét; mở rộng phòng khám dịch vụ, nâng cấp khoa đào tạo thành trung tâm đào tạo ở khu độc lập riêng, trang thiết bị máy móc hiện đại.

Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đến năm 2020 theo chỉ đạo của Bộ Y tế; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tin họccho cán bộ công chức và đảng viên; có chính sách thu hút cán bộ trên, sau đại học, đặc biệt là các bác sĩ và cán bộ có trình độ nghiên cứu chuyên sâu.

Đào tạo bồi dưỡng Đảng viên và CBVC, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho 12 cán bộ trung cấp lên đại học, 10 Thạc sĩvà 2 Tiến sĩ chuyên ngành. Phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Tây Nguyên đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành cho cán bộ Viện và các tỉnh trong khu vực; cử cán bộ đi tham quan học tập nước ngoài, tổ chức cho cán bộ, công chức các lớp học Anh ngữ trình độ (A, B, C) và trình độ nâng cao; các lớp tin học trình độ B và văn phòng nhằm giúp cho cán bộ viên chức có điều kiện nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học.

Trong công tác quản lý Ban lãnh đạo Viện luôn thực hiện tốt Quy chế dân chủ, công khai các hoạt động, công khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, đề tài hợp tác quốc tế, thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng trong các lĩnh vực đất đai, đầu tưxây dựng cơ bản, công tác sửa chữa nhà cửa và mua sắm trang thiết bị, tài sản; sử dụng điện thọai, phí điện thọai, xe ô tô công; quy định định mức chi tiêu cụ thể như phí điện thọai, xăng dầu, văn phòng phẩm, dung cụ và quần áo bảo hộ lao động; tiết kiệm chi phí hội nghị, hội thảo và những khỏan chi chưa cần thiết có thể khắc phục được. Công khai tài chính về dự tóan và quyết tóan hàng năm trước hội nghị cán bộ công chức, thực hiện công khai, công bằng dân chủ trong giải quyết các chế độ chính sách, trong phân phối thu nhập toàn đơn vị.

Với những thành quả đạt được Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã được Nhà nước đánh giá cao và phong tặng đợn vị Anh Hùng trong thời kỳ đổi mới năm 2007, UBND tỉnh Bình Định tặng cờ thi đua năm 2008, nhiều cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Công tác lãnh đạo các đoàn thể quần chúng

Tổ chức Công đoàn:

Chỉ đạo tổ chức Công đoàn tăng cường công tác quản lý động viên và vận động cán bộ đoàn viên Công đoàn và toàn thể CBCC thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tích cực góp phần xây dựng và phát triển đảng. Đảng uỷ đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện hỗ trợ để Công đoàn phát huy vai trò làm chủ tập thể, vai trò quản lý, động viên CBCC và lãnh đạo quần chúng thực hiện hoàn thành tốt những nhiệm vụ của Đảng và chính quyền giao. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Đoàn thanh niên cộng sản HCM là lực lượng xung kích của đảng. Đoàn viên thanh niên tập trung ở các lớp Kỹ thuật viên Trung học. Đảng uỷ chú trọng đến việc lãnh đạo và giáo dục thế hệ trẻ nhưhọc tập gương các anh hùng liệt sĩ phong trào “Mãi mãi tuổi hai mươi”, củng cố tổ chức và tạo điều kiện cho Đoàn các hoạt động phù hợp với tuổi trẻ, chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao ý thức làm chủ tập thể, lòng yêu nước, xây dựng lối sống lành mạnh, chống tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm trong nhà trường; tổ chức đội thanh niên cờ đỏ thường xuyên kiểm tra trật tự, trị an trong khu nội trú, tự giác trong học tập, xây dựng tổ chức Đoàn TNCSHCM vững mạnh.

Công tác nữ công:

              Đảng ủy luôn quan tâm tạo điều kiện cho chị em trong công tác,hoạt động, sinh hoạt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và phát huy vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Phát huy vai trò đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xây dựng gia đình văn hóa mới, gia đình thành đạt, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Tiếp tục phấn đấu đạt tiêu chuẩn “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Công tác chăm lo đời sống:

               Đảng uỷ đề ra chủ trương tháo gỡ khó khăn chăm lo cuộc sống cho CBCC và Đảng viên. Tiếp tục mở rộng và tăng cường các dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giờ, quầy thuốc tân dược, dịch vụ diệt côn trùng, phòng chống mối mọt, dịch vụ hương diệt muỗi, các dịch vụ khác, thực hiện các đề tài hợp tác quốc tế.

Thực hiện Đề án 43 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế; xây dựng quy chế quản lý, chi tiêu, phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thu được một cách công khai, công bằng và dân chủ trong cơ quan theo nghị định số 10/CP của chính phủ; đang xây dựng Đề án chuyển đổi 115 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức khoa học & công nghệ công lập theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.

Phương hướngthực hiện Nghị quyết Đảng bộ cấp trên và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Sốt rét- KST-CT Quy Nhơn đến cuối nhiệm ky (2008-2010)

Thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao:

Xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn là nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng cho 15 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên, trọng tâm vào các hoạt động sau:

Công tác chỉ đạo địa phương:

Hàng năm phấn đấu đạt kết quả mục tiêu chương trình phòng chống sốt rét với các chỉ tiêu giảm mắc 5%, giảm chết 5% so với năm trước, không để dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn khu vực và từng bước xây dựng các yếu tố bền vững trong phòng chống sốt rét.

Tăng cường giám sát dịch tễ các vùng trọng điểm, giám sát véc tơ truyền bệnh, phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành để chỉ đạo biện pháp phòng chống sốt rét phù hợp với giai đoạn hiện nay, giám sát và nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị giúp các tuyến phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt rét ngay từ cơ sở.

Phát triển và ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin trong phòng chống sốt rét như dự báo dịch sớm qua phần mềm quản lý sốt rét (MMS), phần mềm quản lý và sử dụng thuốc sốt rét cho các tuyến, phần mềm khám chữacho Phòng khám bệnh chuyên ngành và mạng thông tin nội bộ (LAN) trong quản lý hoạt động Viện.

Tăng cường các hoạt động phòng chống các bệnh ký sinh trùng nhưbệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá gan lớn và các bệnh sán khác, bệnh giun chỉ bạch huyết; chủ động kiểm soát bệnh giun sán ngay từ cơ sở thông qua trang bị labo xét nghiệm và đào tạo màng lưới chuyên khoa ký sinh trùng đường ruột tại các địa phương; tìm kiếm nguồn ngân sách đầu tư phòng chống bệnh giun sán trong nước cũng như các tổ chức quốc tế.

Xây dựng mô hình phòng chống các bệnh do véc tơ truyền như sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ bạch huyết, viêm não Nhật Bản B, sốt mò, sốt do ve truyền và các bệnh truyền nhiễm mang tính nhiệt đới khác.

Đề nghị Nhà nước và Bộ Y tế giao nhiệm vụ nghiên cứu và chỉ đạo thêm một số danh mục bệnh truyền nhiễm khác ngoài sốt rét, đồng thời đổi tên Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng thành Viện nghiên cứu bệnh nhiệt đới để phù hợp với thực tế tình hình kiểm soát bệnh dịch hiện nay.

Công tác nghiên cứu khoa học:

Thực hiện có hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở và đề tài hợp tác quốc tế, đề xuất và khai thác đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về các lĩnh vực dịch tễ sốt rét, phòng chống muỗi sốt rét, nghiên cứu điều trị bệnh sốt rét, quản lý và sử dụng thuốc sốt rét tại các tuyến, mô hình truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét có hiệu quả. Phấn đấu mỗi năm thực hiện ít nhất 3-4 đề tài cấp Bộ, 6-8 đề tài cấp cơ sở và 2-3 đề tài hợp tác quốc tế nhằm góp phần giảm tỷ lệ bệnh sốt rét cũng như các bệnh ký sinh trùng tại khu vực một cách vững chắc.

Xây dựng và phát triển các labô nghiên cứu kỹ thuật cao nhưmiễn dịch học, sinh học phân tử, điện di, di truyền sinh học, vi sinh học, sinh hóa, huyết học, kiểm định thuốc sốt rét và hóa chất diệt côn trùng…; kết hợp chặt chẽ việc nghiên cứu cơ bản tại labô với nghiên cứu ứng dụng tại thực địa, kết hợp công tác nghiên cứu với các dịch vụ khoa học kỹ thuật phục vụ sức khỏe nhân dân như dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ phòng chống mối mọt và côn trùng, địch vụ đào tạo tin học và ngoại ngữ chuyên ngành…

Công tác đào tạo và truyền thông giáo dục:

Hoàn thành đề án thành lập Trường Trung học kỹ thuật xét nghiệm y tế cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nâng cao chất lượng đào tạo hàng năm cho 3 khóa Trung học kỹ thuật xét nghiệm hệ chính quy với 200 học viên và 1 khóa không chính quy (vừa làm vừa học) với khoảng 40 học viên; đề nghị chuyển đổi từ hệ thống đào tạo chuyên khoa sang đào tạo đa khoa để nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật của học sinh sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở y tế.

Phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên, Học Viện Quân y, trường Đại học Y khoa Huế đào tạo cán bộ đại học, sau đại học; tổ chức đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ y tế các tuyến nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát dịch bệnh tại cơ sở.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét, phòng chống bệnh giun sán bằng các mô hình có hiệu quả để người dân có ý thức tự bảo vệ khi sống trong các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh; nâng cao chất lượng và hiệu quả Trang tin điện tử (Website) của Viện, nhất là các thông tin giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Công tác hợp tác quốc tế:

Tiếp tục hợp tác thực hiện dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét vòng 3 (2005-2009) và chuẩn bị thực hiện vòng 7 (2009-2013) do các tổ chức phi chính phủ tài trợ thông qua Bộ Y tế, Dự án nghiên cứu sốt rét thực địa do Uy ban Y tế Việt Nam-Hà Lan (MCNV) tài trơ tại Khánh Phú (Khánh Hòa), hợp tác nghiên cứu hiệu lực thuốc sốt rét mới với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Học Viện Sốt rét Quân đội Australia (AAMI) và Trường đại học trung Y dược Quảng Châu (Trung quốc).

Tìm kiếm các đối tác quốc tế trong nghiên cứu và phòng chống các bệnh ký sinh trùng và mô hình phòng chống các bệnh do véc tơ truyền làm cơ sở chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phù hợp với giai đoạn hiện nay. Hợp tác đào tạo và nghiên cứu tại labô lâu dài với một số tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ để tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả kiểm soát dịch bệnh của đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong quá trình phát triển Viện đến năm 2020.

Công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể:

Công tác xây dựng Đảng:

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, cán bộ viên chức và học sinh; truyền đạt kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp; tăng cường công tác giáo dục pháp luật về y tế, quy tắc ứng xử trong ngành y tế để mỗi cán bộ đảng viên nâng cao được y đức trong phục vụ sức khỏe cộng đồng.

Tăng cường và nâng cao chất lượng hiệu quả các buổi sinh hoạt Đảng bộ, Chi bộ, Tổ đảng nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, lãng phí, tham nhũng và vi phạm đạo đức lối sống đảng viên. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Trung ương Đảng và Bộ Y tế phát động, gắn liền với nâng cao chất lượng đảng viên và cán bộ viên chức trong đạo đức, lối sống cũng như quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác kiểm tra Đảng định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những lệch lạc trong tư tưởng, nhận thức và những hành vi tiêu cực trong đời sống xã hội; định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết các hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và các hoạt động khác của Đảng Bộ, Chi bộ gắn liền với đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm.

Thực hiện tốt quy chế làm việc giữa Đảng ủy với chính quyền và các đoàn thể, quy chế thanh kiểm tra, quy chế tiếp dân; xây dựng và bổ sung quy chế dân chủ, quy chế thi đua khen thưởng và quy chế đánh giá cán bộ viên chức hàng năm; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc cho toàn thể cán bộ viên chức, đảng viên.

Tiếp tục phát triển đảng viên mới, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ để đáp ứng quy hoạch phát triển Viện, phấn đấu nửa nhiệm kỳ còn lại kết nạp từ 4-6 đảng viên; cử 2-4 đảng viên theo học các lớp lý luận trung cấp và cao cấp, 3-5 đảng viên theo học các khóa bồi dưỡng về quản lý nhà nước.

Phấn đấu 100% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc, nhiệm vụ; 100% chi bộ trực thuộc đạt chi bộ trong sạch vững mạnh; Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh và trở thành Đảng bộ thực sự vững chắc về tổ chức chính trị, về các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Công tác lãnh đạo chính quyền:

Lãnh đạo chính quyền tổ chức xắp xếp lại đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức Viện phù hợp với tình hình mới, trước hết là đánh giá và xây dựng lại Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Viện; đề nghị đổi tên Viện, thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhiệt đới, Trung tâm dịch vụ Khoa học kỹ thuật, Trường Trung học kỹ thuật xét nghiệm Y tế Trung ương Quy Nhơn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Viện đến năm 2020.

Xây dựng Đề án đầu tưmở rộng Viện ở vị trí mới, đồng thời vớicải tạo, nâng cấp cơ sở cũ thành Trung tâm điều trị bệnh nhiệt đới và Trường Trung học kỹ thuật xét nghiệm cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Quy hoạch và gửi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị cho cán bộ viên chức, đảng viên; có chính sách thu hút nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển Viện, nhất là bác sĩ và cán bộ nghiên cứu có trình độ cao; chú trọng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Phấn đấu 7 cán bộ nâng cao trình độ trung cấp lên đại học, 5 thạc sĩ chuyên ngành, 2 tiến sĩ và 1-2 phó giáo sư. Phối hợp với các trường đại học trong nước đào tạo sau đại học, cử cán bộ đi dự hội nghị, hội thảo khoa học, bồi dưỡng chuyên môn và tham quan học tập nước ngoài.

Công tác lãnh đạo các đoàn thể:

Quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nữ công thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao và đóng góp những nhân tố tích cực vào công tác phát triển đảng.

Phấn đấu xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, Đoàn Thanh niên CSHCM vững mạnh và phụ nữ đạt tiêu chuẩn giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Trên đây là những kết quả mà Đảng bộ đã đạt được trong hơn hai năm qua và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ còn lại. Phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn tồn tại, Đảng bộ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn quyết tâm thực hiện xuất sắc các chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ Quy Nhơn lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn lần thứ XV (2005-2010) đã đề ra.

Ngày 29/09/2008
TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích