Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 6 1 5 1
Số người đang truy cập
3 3 8
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Công đoàn-Nữ công
Hội nghị đánh giá giữa kỳ kế hoạch hành động VSTBPN 2006-2010 và phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” 2006-2008

            Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữViệt Nam 20-10, ngày 16/10/2008 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị sơ kết giữa kỳ kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) và đánh giá kết quả 2,5 năm phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có TS. Nguyễn Quốc Triệu-Bí thư Ban cán sự Đảng-Bộ trưởng Bộ Y tế, TS. Trần Chí Liêm-Thứ trưởng Bộ Y tế-Trưởng ban VSTBPN cùng các đồng chí trong Ban VSTBPN ngành y tế và đại biểu của Ban VSTBPN các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các sở Y tế trong cả nước.

              Sau lời phát biểu chào mừng Hội nghị và tặng hoa cho chị em phụ nữ của TS. Nguyễn Quốc Triệu-Bộ trưởng Bộ Y tế; Hội nghị đã nghe TS. Trần Chí Liêm-Thứ trưởng Bộ Y tế-Trưởng Ban VSTBPN đánh giá kết quả hành động vì sự tiến bộ phụ nữ từ 2006-2008, đồng chí Trần Thanh Tâm-Phó Chủ tịch công đoàn Y tế Việt Nam-Ủy viên thư ký Ban VSTBPN báo cáo đánh giá 2,5 năm thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và các báo cáo tham luận của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh/thành phố.

Tại Hội nghị nhiều cá nhân, đơn vị đã được Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Y tế khen thưởng, trong đó TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng và TS. Nguyễn Văn Chương-Chủ tịch Công đoàn Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn được Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam”.

 

Đánh giá kết quả hành động VSTBPN 2006-2008

 

 TS. Trần Chí Liêm-Thứ trưởng Bộ Y tế-
Trưởng Ban
"Vì sự tiến bộ phụ nữ"
 

Giai đoạn 2006-2010 diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, trong đó về công tác phụ nữ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định “Chăm lo công tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp”. Luật Bình đẳng giới đã được thông qua tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa X là căn cứ pháp lý quan trọng nhằm đưa yếu tố giới vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Ban cán sự Đảng-Lãnh đạo Bộ y tế đã tăng cường chỉ đạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế và chú trọng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN tạo điều kiện để cán bộ nữ ngành y tế góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà Đảng và nhân dân giao phó.

Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ y tế trong các lĩnh vực lao động, việc làm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ y tế; Bộ Y tế đã chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng chế độ phụ cấp trực, phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ viên chức ngành y tế đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động và được hưởng các chế độ chính sách khác. Theo báo cáo của 43 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và 45 Sở Y tế tỉnh/thành phố từ 2006 đến 2009 gần 99% cán bộ nữ có việc làm thường xuyên, không có phụ nữ thu nhập thấp hơn mức thu nhập trung bình của địa phương; 99,4% cán bộ nữ y tế được hưởng đầy đủ các quyền lợi về an toàn vệ sinh lao động và các chế độ chính sách; tỷ lệ phụ nữ y tế phải làm công việc độc hại nặng nhọc giảm từ 23,4% năm 2005 còn 22,2% năm 2008; tỷ lệ lao động nữ được tuyển dụng mới tăng từ 57,3% năm 2005 đến 62,5% năm 2007. Thực hiện quyền bình đẳng phụ nữ y tế trong học tập, đào tạo và nâng cao trình độ nhiều cán bộ nữ đi học tập trong và ngoài nước để cập nhật các kiến thức kỹ thuật y học tiên tiến, nhiều cán bộ nữ là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Số cán bộ nữ đào tạo sau đại học từ 33,8% (2005) lên 37,6% (2008) vượt chỉ tiêu của ngành 2,8% và vượt chỉ tiêu quốc gia 2,6%; số cán bộ nữ đào tạo về lý luận chính trị tăng từ 30,5 lên 33,3%, đào tạo quản lý hành chính tăng từ 35,2% lên 36,2%; đào tạo tin học tăng từ 50,9% lên 57,7%; đào tạo ngoại ngữ tăng từ 41% lên 46,5%. Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ, ngành y tế đã tổ chức các biện pháp thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ; tăng cường công cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên mọilĩnh vực công tác, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo các cấp; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ngành y tế các cấp.

Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đã đạt được vẫn còn một số mặt tồn tại về việc quán triệt các nội dung chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ ở một số đơn vị chưa sâu, chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền còn yếu, chưa đề ra chỉ tiêu phấn đấu và giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác cán bộ nữ của đơn vị mình; một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu khách quan của việc tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nữ, chưa bố trí cán bộ nữ tham gia giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt mà thường giữ chức vụ phó hoặc thấp hơn; chỉ tiêu về sức khỏe phụ nữ chưa tổng hợp đượcđầy đủ và khó đánh giá do không có hệ thống báo cáo; Ban VSTBPN của một số đơn vị còn mang tính hình thức, chậm được kiện toàn, hoạt động chưa thường xuyên, kế hoạch hành động đề ra chưa sát với thực tế nên việc tổng kết đánh giá kết quả hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do định kiến giới vẫn còn tồn tại trong nhận thức chung của xã hội và không có đánh giá ban đầu nên kế hoạch hành động có một số chỉ tiêu không phù hợp, một số chỉ tiêu của Bộ Y tế đề ra khác với chỉ tiêu của kế hoạch hành động quốc gia; chế độ báo cáo của Ban VSTBPN các đơn vị không thường xuyên, kinh phí hoạt động hạn hẹp nên gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai đôn đốc thực hiện và đánh giá kết quả.

Ban VSTBPN đã có kiến nghị với Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản có tính pháp quy về chính sách xã hội có liên quan đến phụ nữ và lao động nữ để giúp chị em yên tâm công tác học tập, đề nghị kéo dài thời gian công tác như nam giới đối với các cán bộ nữ có trình độ sau đại học; kiến nghị với Ủy ban quốc gia VSTBPN điều chỉnh một số chỉ tiêu trong KHHĐQG giai đoạn 2010 và bỏ một số chỉ tiêu không thực tế; kiến nghị với ngành y tế mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ nữ trẻ vào các vị trí lãnh đạo quản lý để có thời gian cống hiến cho sự nghiệp nhiều hơn khi sức khỏe còn tốt, bố trí cán bộ nữ phù hợp với yêu cầu năng lực; xây dựng quy hoạch cán bộ nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau để có tính kế thừa và phát triển bồi dưỡng cán bộ trẻ đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công việc được giao; cấp ủy, chính quyền cần quan tâm đến hoạt động của Ban VSTBPN, tạo điều kiện về phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động của Ban; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể để tuyên truyền sâu rộng nội dung kế hoạch hành động góp phần vào thành công chung của kế hoạch hành động VSTBPN Việt Nam đã đề ra.

 
 Đại diện phụ nữ Viện Sốt rét - KST-CT Quy Nhơn đến tham dự Hội nghị
Phương hướng hoạt động 2008-2010 tiếp tục các biện pháp thực hiện KHHĐ VSTBPN nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, tập trung vào công tác chuẩn bị báo cáo tổng kết cuối kỳ giai đoạn 2006-2010, hướng dẫn Ban VSTBPN các đơn vị trong ngành y tế tiến hành đánh giá tổng kết và viết báo cáo; tuyên truyền sâu rộng nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình, Công ước CEDAW; tổ chức tập huấn về giới và kỹ năng nghiệp vụ công tác VSTBPN cho các thành viên Ban VSTBPN của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động; phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao nhằm thực hiện thành công KHHĐ VSTBPN giai đoạn 2006-2010.

Đánh giá kết quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”2006-2008

Phong trào đã được tổ chức triển khai chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở với tinh thần nghiêm túc, chủ động và sáng tạo; các nội dung của phong trào “Hai giỏi” trong phụ nữ y tế, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã góp phần cùng toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Ban nữ công Công đoàn y tế Việt Nam (CĐYTVN) đã thực sự là trung tâm phối hợp trong các hoạt động chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào trong toàn ngành với tinh thần năng động sáng tạo, hướng về xây dựng phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho phụ nữ y tế cơ sở. Hầu hết các đơn vị đã kiện toàn cán bộ nữ công là những cán bộ tâm huyết, có năng lực trình độ, uy tín và kinh nghiệm tổ chức hoạt động nữ có hiệu quả; tỷ lệ nữ trong BCHCĐ các đơn vị chiếm 48,5%, Chủ tịch Công đoàn là nữ 38%, Phó Chủ tịch Công đoàn là nữ 48,5%, trong đó 75% các đồng chí nữ là ủy viên ban thường vụ. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn trên mọi lĩnh vực hoạt động của ngành; làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và công tác nhân đạo từ thiện, đồng thời là nòng cốt tahm gia tích cực công tác khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tham gia tích cực hiến máu nhân đạo, xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo với số tiền hàng tỷ đồng; xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng hàng trăm bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, sập nhịp cầu dẫn Cần Thơ với số tiền hàng chục tỷ đồng. Tại các đơn vị đã xây dựng quỹ trợ cấp khó khăn, tổ chức thăm hỏi cán bộ khi đau yếu, hiếu hỷ hoặc đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Khắc phục mọi khó khăn, vượt lên chính bản thân mình để xây dựng gia đình hạnh phúc với 80% gia đình phụ nữ y tế đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”, hàng nghìn con của phụ nữ y tế đạt giải giỏi cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế; nhiều phụ nữ được trao tặng danh hiệu phụ nữ tài năng toàn quốc và được Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen.

Bên cạnh những thành tích đạt được, việc triển khai thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại đó là ảnh hưởng của phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” tới việc đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong ngành còn hạn chế; quá trình thực hiện phong trào chưa tác động đến việc bổ sung, xây dựng các chế độ chính sách phù hợp với đặc thù ngành; việc theo dõi, phát hiện và nhân rộng các tập thể và cá nhân điển hình chưa được kịp thời nguyên nhân do sự phối kết hợp giữa Ban nữ công CĐYTVN và Ban VSTBPN ngành với các tổ chức đoàn thể khác còn thiếu chủ động, chưa thường xuyên; một số cán bộ nữ công các cấp chưa thực sự năng động sáng tạo và chưa bám sát vào những mặt còn yếu trong đơn vị để gắn vào các nội dung phong trào phù hợp; một số chị em còn an phận tự ty, sự phấn đấu vươn lên có lúc có nơi còn hạn chế.

Định hướng phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2008-2010 tập trung đẩy mạnh phong trào học tập nâng cao trình độ mọi mặt để chị em có đủ năng lực, trình độ tự tin trong mọi lĩnh vực công tác và chủ động tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại hội nhập quốc tế; lồng ghép với các phong trào thi đua do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phát động; tổ chức các hình thức nhằm động viên phụ nữ y tế xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình nữ tiêu biểu ngành y tế; xây dựng cặp mẹ giỏi, con ngoan, khỏe mạnh, học giỏi, thành đạt; tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc thiếu niên nhi đồng là con em cán bộ toàn ngành; phát hiện kịp thời những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến để nhân rộng toàn ngành; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp; Ban nữ công Công đoàn phối hợp chặt chẽ với Ban VSTBPN và Hội liên hiệp phụ nữ các cấp xây dựng nội dung phong trào phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương đơn vị, đặc biệt là nội dung bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ngành y tế.

 

Ngày 20/10/2008
TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích