|
Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Vũ Quốc Bình |
Một giải Nobel y học cho Việt Nam ?
Chủng ký sinh trùng sốt rét BINH, đó là một chủng ký sinh trùng sốt rét mang tên một người Việt Nam, được xem là một bước tiến mới trong cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét trên toàn thế giới. Người tạo nên bước tiến khoa học đó là một nhà khoa học, thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam… Phòng thí nghiệm Viện y học nhiệt đới thuộc Đại học Tubingen, Cộng hoà liên bang Đức, đầu năm 1995. tất cả những thí nghiệm nhằm nuôi cấy ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong một môi trường mới, không có huyết thanh người đều đang gặp khó khăn. Những mẫu KSTSR được lấy từ một người bệnh, mang từ Kenya về sắp hết, chỉ còn lại hai mẫu cuối cùng. Đúng lúc đó thì Vũ Quốc Bình, một bác sĩ quân y Việt Nam đang làm nghiên cứu sinh tại trường, xin được bắt tay vào nghiên cứu. Thành công và sự công nhận Lần đầu tiên anh thất bại, trong phòng thí nghiệm chhỉ còn lại một mẫu KSTSR duy nhất. Xem xét lại mọi vấu đề, tham khảo thêm các tài liệu, với tính cẩn trọng, chính xác và sự nhạy cảm khoa học của bản thân,Vũ Quốc Bình quyết tâm thực hiện thí nghiệm lần thứ hai. Thành công đã đến với anh. Bình đã chứng minh được rằng: KSTSR có thể nuôi cấy được ở một môi trường không phải là huyết thanh người.đó là một chế phẩm có tên làAlbumax II, được chiết xuất từ huyết thanh bò. Một thành công có giá trị lớn không chỉ đối với nghiên cứu sinh Vũ Quốc Bình, mà còn đối với cả khoa ký sinh trùng, Viện y học nhiệt đới, thuộc Đại học Tubingen ở thời điểm đó. Sau nhiều lần kiểm nghiệm, cuối năm 1997, ngay sau khi Vũ Quốc Bình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Tubingen, chủng KSTSR phân lập thích nghi trong điều kiện mới này đã chính thức được gọi "P.falciparum-BINH" (hoặc viết khác là "P.falciparum strain BINH"). Hội dồng khoa học y khoa Cộng hoà liên bang Đức đã cấp bằng công nhận phát minh của anh và cho phép sử dụng rộng rãi phương pháp này trên toàn thế giới. Tháng 11-1997, một trong những tạp chí y học hàng đầu về các bệnh nhiệt đới của Mỹ (the American Journal of Tropical Medicine Hygiene) đã đăng tải công trình nghiên cứu của Vũ Quốc Bình. Tính đến thời điểm này, ít nhất đã có 5 công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khác, có sử dụng chủng phân lập ”P.falciparum-BINH” với phương pháp cải biến này vào quá trình nghiên cứu. Những công trình này đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng thế giới như: The EMBO Journal (EMBO là viết tắt của European Molecular Boilogy Organization), Experimental Parasitology, The Midle European Journal of Medicine. Tháng 7-2002, tap chí Clinical Microbiology Reviews đã đăng một bài viết tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến việc nuôi cấy KSTSR từ trước đến nay, do chính W.Trager (một trong hai người nuôi cấy thành công KSTSR trong phòng thí nghiệm năm 1976) góp ý và biên tậo bản thảo. Trong bài viết này, đã có sự đề cập đến công trình nghiên cứu của Vũ Quốc Bình và các cộng sự. Hy vọng về vắc-xin chống sốt rét và một giải Nobel y học? | Đại tá Vũ Quốc Bình (đứng giữa) cùng các đồng nghiệp tại Đại học Tubingen năm 1996 |
Cha đẻ của "P.falciparum-BINH" hiện nay là thượng tá Vũ Quốc Bình, đang công tác tại Viện vệ sinh phòng dịch Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc trò chuyện với tôi, anh rất khiêm tốn khi nói về “đứa con” P.falciparum-BINH của mình. Anh cũng cho rằng mục tiêu lớn nhất bây giờ của giới y khoa thế giới về căn bệnh sốt rét là sớm nghiên cứu và chế tạo thành công vắc-xin sốt rét. Một căn bệnh được chính thức phát hiện và đặt tên từ 200 năm qua, nhưng đến nay vẫn được xem là một trong những thách thức lớn lao đối với các nhà khoa học trên toàn thế giới, hàng năm cướp đi sinh mạng của gần 2 triệu người, trong đó gần một nửa là trẻ em. Đến nay, đã có 2 giải Nobel y học được trao cho những thành tựu về nghiên cứu căn bệnh sốt rét. Năm 1097, bác sĩ người Pháp Franzose Lavenran được trao giải Nobel y học về công trình phát hiên ra loại ký sinh trùng gây nên căn bệnh sốt rét. Người thứ hai là bác sĩ người Anh Ronald Ross chứng minh được muỗi chích là”vật” trung gian tuyền bệnh sốt rét. Từ sau đó, việc nghiên cứu phòng và chống căn bệnh sốt rét này chưa thành công mà vướng mắc chính là việc nghiên cứu KSTSR (phải lấy mẫu KSTSR từ người bệnh). Phải đến năm 1976, sau một thời gian dài nghiên cứu trên mẫu KSTSR ở một người lính Mỹ từ chiến trường Việt Nam về, hai nha khoa học người Mỹ là W.Trager và J.B.Jensen mới thành công trong việc nuôi cấy KSTSR trong phòng thí nghiệm. Họ đã thông báo cho giới khoa học thế giới biết về phương pháp và quy trình nuôi cấy đó. Phương pháp này được đặt tên là “Trager and Jensen 1976”. Theo phương pháp này, KSTSR được nuôi cây trong môi trường huyết thanh người. Một khó khăn lớn trong việc sử dụng huyết thanh người nuôi cấy KSTSR, là trong huyết thanh người có nhiều yếu tố miễn dịch có thể tương tác với KSTSR mà các nhà nghiên cứu không thể khống chế được, hoặc là chưa biết rõ. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, giới khoa học đã cố gắng tìm kiếm những chất có thể thay thế cho huyết thanh người trong việc nuôi cấy KSTSR. Vì thế thành công của Vũ Quốc Bình được giới y học thế giới nhanh chóng công nhận và sử dụng rộng rãi. Sẽ có giải Nobel y học thứ ba liên quan trực tiếp đến căn bệnh sốt rét được trao cho người nghiên cứu thành công loại vắc-xin sốt rét? Hy vọng "P.falciparum-BINH" góp phần trong những bước tiến chung của y học nhân loại. Bước tiến mang tên một người Việt Nam!
|