Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 28/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 9 4 7 7
Số người đang truy cập
2 6 7
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
PGS.TS. Lê Đình Công-Nguyên Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
Bức thư của một Thầy thuốc tâm huyết với chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng & côn trùng

 

PGS.TS. Lê Đình Công-Nguyên Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã nghỉ hưu từ năm 2003 nhưng vẫn luôn trăn trở với sự nghiệp của chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng & côn trùng, tại Hội nghị Phòng chống sốt rét Quốc gia năm 2009 được tổ chức tại Khách sạn La Thành-Hà Nội, anh đã đóng góp cho Hội nghị nhiều kinh nghiệm quý báu và gần đây anh đã gửi cho TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng một bức thư đầy tâm huyết về công tác phòng chống sốt rét ở khu vực trọng điểm miền Trung-Tây Nguyên.

 

Ban biên tập xin trích đăng toàn văn nội dung bức thư cùng những ý kiến đóng góp quý giá về công tác phòng chống sốt rét để các bạn đọc quan tâm tham khảo.

 

Hà Nội ngày 31-5-2009 
Anh Trung thân mến!


          Sau khi dự Hội nghị tổng kết đầu năm, được nghe bản báo cáo khá hay của anh (nhiều người cùng có nhận xét như thế) tôi định viết thư cho anh để trao đổi đôi điều về chuyên môn. Nhưng rồi cứ nhận ngại nghĩ rằng những ngườikế nhiệm bây giờ thường không thích “các cụ” đã về hưu xía vào công việc của họ! (có đúng thế không?)

            Tuy nhiên vì vẫn có một chút “máu nghề nghiệp” trong lòng cứ thôi thúc, nên tối viết thư này cho anh mong nói được những điều mình trăn trở, để rồi một mai có đi vào quên lãng thì cõi lòng cũng được thanh thản hơn.

Lý do tôi trao đỗi với anh là:

1.Sốt rét ở miền Trung vẫn còn là trọng điểm của cả nước. Giải quyết được sốt rét khu vực này coi như giải quyết được ¾ công việc của cả nước.

2.Qua báo cáo thấy anh có các suy nghĩ về chiến lược phòng chống sốt rét hiện tại trên cơ sở đúc kết các số liệu thu thập được qua nghiên cứu và tông kê trong khu vực.

           Nội dung cần trao đổi với anh là: Làm thế nào để tiếp tục đẩy lùi sốt rét ở các vùng sâu, vùng xa, vùng sốt rét lưu hành nặng, phát triển cáo yếu tố bền vữngđể duy trì thành quả đạt được và lâu dài hơn (10 năm hoặc 20 năm sau), loại trừ bệnh sốt rét theo mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng gần đây.

Nhữngkhó khăn cũng là những nguyên nhân làm cho SR ở vùng xâu vùng xa tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên luôn lưu hành nặng nên chúng ta đều biết và vẫn nêu đi nêu lại hàng năm (như thứ trưởng Trịnh Quân Huấn đã nói trong Hội nghị đầu năm). Chúng ta đã có nhiều nghiên cứu và cố gắng để giải quyết như tăng cường phun, tẩm hóa chất (vẫn duy trì trên diện rộng như trước đây?) , củng cố y tế cơ sở, giáo dục truyền thông PCSR cho dân giao lưu, phát hiện điều trị ca bệnh, dùng test chẫn đoán nhanh… Tuy nhiên hiệu quả vãn chưa được như mong muốn và nguy cơsốt rét quay lại, bùng phát vẫn còn cao. Theo tôi có hai nguyên nhân lớn sau đây:

1 .Chưa chú trọng và quyết tâm giải quyết nguồn lây-đặc biệt là KST lạnh.

2. Các biện pháp phòng chống khác (giáo dục truyền thống, tẩm màu, phun hoá chất…) chưa tập trung cao độ và tiến hành thật quyết liệt vào những đối tượng nguy cơ cao nhất một cách liên tục trong một thời gian đủ để đẩy lùi sốt rét mà mới ở mức khống chế tử vong, khống chế dịch trong thế “ cầm chừng”, “dùng dằng”…

 

 PGS.TS. Lê Đình Công-Nguyên Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn
trùng Trung ương chủ nhiệm đề tài KY-01-08 báo cáo nghiên cứu
( Ảnh: tạp chí Thông tin PC bệnh Sốt rét và các bệnh KST số 1 năm 1996)

Vậy nên làm cách nào? tôi xin nêu một số “gợi ý” sau đây, dựa trên các nghiên cứu và kinh nghiệm thu được trong quá trình tham gia PCSR thời gian qua:

1. Đã đến lúc cần và nhất thiết phải tấn công vào KST lạnh cũng như nguồn lây nói chung. Nếu giảm được nguồn lây (KSTSR ở người sốt và không sốt) thì sẽ giảm dược khả năng lây truyền. không những giảm được khả năng lây truyền trong cộng đồng tại thôn bản mà còn giảm khả năng lây truyền cho dân nơi khác đến (di biến động) và lây truyền nương rẫy, trong rừng…Bởi vì con người là vật chủ chính của KSTSR, con người có thể kiểm soát được, mặc dầu không dễ dàng, nhưng còn dễ hơn là kiểm soát con muỗi. Dĩ nhiên nếu phối hợp thật tốt với các biện pháp phòng chống muỗi đốt thì hiệu quả giảm lan truyền càng mạnh hơn.

Làm thế nào để giải quyết ký sinh trùng lạnh (thường chiếm 60-80% số người mang KSTSR ở vùng lưu hành nặng)? Vì chưa có vacxin nên biện pháp duy nhất hiện nay là bên cạnh việc thường xuyên phát hiện, điều trị triệt để ca sốt phải định kỳ ( mỗi năm 1-2 đợt),xét nghiệm toàn dân và điều trị triệt để tất cả những người mang ký sinh trùng. Tốt nhất là tiến hành trước các đỉnh cao SR trong năm. Có thể sử dụng test chuẩn đoán nhanh, hoạt kính hiển vi. Nếu là test chuẩn đoán nhanh nên sử dụng loại phát hiện được cả P.falci P.vivax. Nên sử dụng thuốc SR hiệu lực cao, chống kháng tốt (Artekin, coarterm…) không dùng CV8 ( vì có chứa Primaquin). Chỉ điều trị những ca có KSTSR, không phát thuốc hành loạt đồng thời cấp thuốc sốt rét để tự điều trị khi có sốt, khi đi rừng ngủ rẫy- không cấp để uống phòng (phải giải thích và kiểm soát chặt việc sử dụng sau khi đi nương về). Kết quả nghiên cứu ở khánh trứng (Khánh Vĩnh) cho thấy 2 năm tỷ lệ nhiễm KSTSR trong dân ( Prevalence) giảm từ > 10% xuống còn 0,04% nếu kết hợp tốt biện pháp phòng chống muỗi thì kết quả sẽ cao hơn và bễn vững hơn .

 

 PGS.TS. Lê Đình Công-Nguyên Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn
trùng Trung ương báo cáo công tác PCSR
( trong ảnh: PGS-TS Đỗ Nguyên Phương - Bộ trưởng Bộ Y tế đến thăm và
làm việc với Viện SR KST - CT TƯ, 1996)
( Ảnh: tạp chí Thông tin PC bệnh Sốt rét và các bệnh KST số 1 năm 1996)

Muốn được làm việc nêu trên trước hết phải có quyết tâm cao (vì khổ, vất vả…) đồng thời phải xác định được trọng điểm sốt rét và người có nguy cơ cao (đi rừng ngủ rẫy, giao lưu biên giới), có mạng lưới y tế cụm dân cư và tốt nhất là cộng tác viên sốt rét trong từng hộ gia đình có nguy cơ cao. Phải huy động được lực lượng y tế ở các địa phương lân cận ít sốt rét tham gia các chiến dịch phát hiện điều trị hàng năm. Trong các chiến dịch đó tiến hành đồng thời giáo dục truyền thông, phun tẩm hoá chất, đạo tạo mạng lưới. Bây giờ WHOđã quy định ngày thế giới chống sốt rét 25/4 hàng năm, có lẽ nên tiến hành chiến dịch vào dịp đó và tuỳ tích chất dịch tễ từng nơi mà bổ sung 1 đợt vào cuối mùa mưa (trước tháng 10) nếu cần.

 
 TS.Triệu Nguyên Trung tại phòng nuôi cấy KST sốt rét
2. Phải cố gắng bằng mọi cách xây dựng được mạng lưới cộng tác viên sốt rét trong từng hộ gia đình-đặc biệt là các hộ có nguy cao về sốt rét, bên cạch việc phát triển y tế thôn bản và củng cố y tế xã , Muốn vậy phải điều tra và lập danh sách các hộ có nguy cơ cao trong từng thôn bản (đi rừng ngủ rẫy, giao lưu biên giới, nhà ở trong rừng, cạnh khe suối và là những hộ thường có nhiều người bị sốt rét) . Chọn một người có trình độ tiếp thu nhất hoặc có uy tín nhất trong hộ , đào tạo họ trong 1 buổi về bệnh SR (họ thực ra đã biết rồi) cách chống muỗi, cách sử dụng thuốc sốt rét khi có người bị sốt, cấp cho mỗi hộ 1- 2 liều thuốc Artekin, cấp bổ sung khi họ sử dụng hết, hướng dẫn cách bảo quản thuốc tốt. Cách đào tạo: cầm tay, chỉ việc. Kinh phí đào tạo: kết cấu trong kinh phí dự án PCSR hoặc quỹ toàn cầu phải đạo tạo, củng cố và duy trì hoạt động y tế thôn bản để trực tiếp quản lý mạng lưới cộng tác viên sốt rét hộ gia đình. Đồng thời tăng cường sự giám sát và hỗ trợ cụm y tế xã và đội y tế lưu động (Trung tâm YTDP huyện).

           Có thể thực hiện được các biện pháp trên hay không? Tôi nghĩ chưa làm có thể thấy khó, nhưng khi đã bắt tay vào làm thì “khó đâu gỡ đấy” rồi sẽ tim được lối ra. Hơn nữa hiện nay các vùng sốt rét trọng điểm đã khu trú hơn trước. Nếu có quyết tâm và khéo tổ chức vận động, huy động mọi nguồn lực… có thể sẽ vượt qua mọi khó khăn. Nếu làm được như vậy, rõ ràng là đã đánh trúng đích, đánh tập trung, đánh mạnh, hợp đồng mọi biện pháp và phải kiên trì thì không lý do gì không thành công. Cần phải thay đổi cách PCSR “ chung chung, khơi khơi” hoặc cứ theo bài bản cũ… mới có thể đạt được một bướ tiến nào đó, đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn PCSR à loại trừ sốt rét mới hiện nay.

 

 PGS.TS. Lê Đình Công-Nguyên Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn
trùng Trung ương đại diện nhận Huân chương lao động hạng 3 cho
cán bộ viên chức Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương  
( Ảnh: tạp chí Thông tin PC bệnh Sốt rét và các bệnh KST số 4 năm 1998)

Dĩ nhiên muốn phát động được chiến lược PCSR mới phải có sự đồng thuậncủa các lực lượng liên quan. Với tư cách là một Viện khu vực có tính độc lập tương đối. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy nhơn có thể chủ động tổ chức hội thảo mời các chuyên gia của WHO, của các dự an hợp tác quốc tế liên quan (Quỹ toàn cầu, Bỉ, TDR….) các Viện Trung ương và TP. Hồ Chí Minh, các địa phương trọng điểm trong khu vực, các ban nghành liên quan, các nhà tài trợ khác… để bàn về chiến lược mới và tiến hành thí điểm ở một vài huyện hoặc tỉnh trọng điểm rồi mở rộng dần ra.

Trên đây là các suy nghĩ… có thể là “ lẩm cẩm” của tôi. Dầu sao tôi cũng đã bày tỏ được với anh. Điều mong muốn của tôi là làm sao để tiếp tục đẩy lùi sốt rét cho đồng các vùng sâu, vùng xa, đưa sự nghiệp PCSR nước ta tiến tới mục tiêu loại trừ sốt rét, đóng góp một các vẻ vang kinh nghiệm của Việt Nam cho thế giới như vừa qua ta đã làm.

Tôi vẫn rất nhớ và cảm kích tình cảm chân thành mà anh và các bạn đồng nghiệp ở miền Trung dành cho tôi và không thể quên những buổi sinh hoạt văn nghệ sôi nổi tại sân viên Quy nhơn trong các dịp hội hè mà tôi đã được tham dự. Xin gửi lời chân thanh hỏi thăm gia đình anh Bái, anh Chương, anh Hoàng, anh Linh và các đồng nghiệp trong Viện.

Chúc anh Trung và gia đình sức khoẻ, hạnh phú và gặp nhiều may mắn.

Tôi rất muốn nhưng chắc khó có điều kiện để quay lại thăm Viện và viếng thăm đứa em liệt sĩ đang nằm lại trên mảnh đất Bình Định (Nhơn An, An Nhơn) xa xôi hay không?

Thân ái tạm biệt anh, mong có được phản hồi( thì càng tốt) và gặp lại anh ở Hà Nội..

 

Ngày 11/06/2009
PGS.TS. Lê Đình Công
Nguyên Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích