Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 1 8 9
Số người đang truy cập
1 4 3
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Công đoàn-Nữ công
Ngày Gia đình Việt Nam 28-06: Gia đình-Thiên đường hạnh phúc

Ngày gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam. Điều 1 của Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hôn nhân nền tảng xã hội

Hôn nhân là căn bản của đời sống gia đình. Gia đình là nhân tố xây dựng xã hội. Bởi vì qua hôn nhân, con người tiến tới một đời sống cộng thể và khai triển xã hội tính. Hôn nhân, do đó, không chỉ là một nhu cầu tình cảm cần được khỏa lấp, một khế ước được thừa nhận về mặt xã hội. Nó chính là một gạch nối giữa đời sống gia đình và đời sống xã hội, giữa những yếu tố gia đình và yếu tố của xã hội. Quan niệm hôn nhân trong tương quan xã hội đến từ tư tưởng “không ai là một hòn đảo”. Đó cũng là tư tưởng của Patrick Malton, một cựu đảng viên Cộng Sản trong thời chiến tranh lạnh, vì cảm nhận được ý nghĩa của hai chữ yêu thương và hiệp nhất, nên đã từ bỏ chủ thuyết Cộng Sản, đi tu và trở thành linh mục khổ tu và là một nhà tư tưởng.  

 
Con người, ngay từ khi lọt lòng mẹ đã mang sẵn trong mình xã hội tính. Ngoài đời sống thể lý, còn có đời sống tâm lý và tâm linh nữa. Tinh thần xã hội, tinh thần hợp quần và liên đới đến từ đời sống và nhu tâm tâm lý ấy. Đúng ta con người không chỉ sống riêng cho mình, mà còn cho những người chung quanh nữa. Trong ý nghĩa này, và trong tinh thần này, hôn nhân chính là một hình thức của nếp sống hợp quần, nếp sống tập thể tính và xã hội tính. Trong hôn nhân, không phải là một mà là hai, là ba, là bốn cá nhân trong một tập thể gia đình chung sống, sinh hoạt chung với nhau. Trong xã hội nhỏ bé này, mỗi người được sinh ra, lớn lên và hoạt động theo chiều hướng và tâm tư riêng, nhưng lại gắn bó và ràng buộc với nhau bằng những ràng buộc của tình yêu, của huyết thống, và của sự chia sẻ di truyền do cha mẹ để lại. Có thể nói, gia đình là một xã hội thu nhỏ, và là một tập thể có sức sống mạnh mẽ và gắn bó nhất, trong đó vợ chồng, cha mẹ, và con cái, anh chị em chia sẻ cùng một cảnh ngộ, cùng một môi trường, và cùng một sự thăng trầm của cuộc sống. 

Cứ  5 cặp vợ chồng ở nước ta lại có 1 cặp xảy ra bạo hành. Tỷ lệ ly hôn là 2,6%. Nữ đứng đơn xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới.  Trong số những cặp đã ly hôn có 27,7 % cho biết, nguyên nhân là do mâu thuẫn về lối sống và 25,9% thú nhận vì bạo lực, ngoại tình. 

Khi nói hôn nhân là nền tảng xã hội, chính là đề cập đến những ràng buộc tinh thần của một căn bản nền tảng cho xã hội. Vì nếu hôn nhân tốt lành, gia đình sẽ an vui, hạnh phúc. Mà nếu gia đình là cái nôi hạnh phúc cho con trẻ lớn lên, thì khi chúng vào đời, chúng sẽ là những nhân tố đóng góp nhiều thành quả trong việc xây dựng một xã hội lành mạnh và thăng tiến. Hôn nhân là nền tảng của gia đình, và gia đình là nền tảng của xã hội. Cũng chính vì vậy mà vấn nạn được đặt ra ở đây là chúng ta có nên đùa giỡn với ái tình, đùa giỡn với hạnh phúc gia đình, và đùa giỡn với xã hội bằng một ý niệm buông thả, thiếu thận trọng và thiếu trưởng thành về hôn nhân không? Chắc rằng là không, và nếu được như thế, tức là chúng ta đang đóng góp những viên gạch tốt làm nền móng cho một xã hội ngày mai tốt đẹp.

Gia đình là tế bào của xã hội- Là môi trường giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, là nơi quy tụ mọi thành viên, là động lực tạo điều kiện cho trẻ em phát triển.

Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực tinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.

 

 Hạnh phúc khi nghe con gọi là me, hạnh phúc khi nghe tiéng gọi ba, hạnh phúc khi
nhìn thấy con cười và hạnh phúc khi được ôm con vào lòng âu yếm
 

Gia đình - đó còn là những viên gạch xây nên tòa lâu đài cho xã hội, là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên, gia đình là tổ ấm nơi các em bé được chăm sóc, nuôi dưỡng lớn lên. Nhưng khi tổ ấm ấy bị đổ vỡ, phá tan thì những con chim non ấy biết tránh vào đâu trong cơn mưa bão. Gia đình không hoàn thiện đó là nguyên nhân đầu tiên để những đứa trẻ bất hạnh bị quăng ra gió bụi cuộc đời. Điều mà chúng cần vẫn là một mái ấm gia đình, một tình yêu thương của cha mẹ. Những đứa trẻ lang thang bơ vơ giữa cuộc đời, không hy vọng, không chỗ dựa, không tình thương, chúng phải nếm trải những lo toan nhọc nhằn của cuộc sống. Trong khi đó, những đứa trẻ cùng trang lứa khác được học hành, được vui chơi, được yêu thương âu yếm được vỗ về với đôi bàn tay thân thương của cha mẹ. Khi những người làm cha làm mẹ ký tên vào bản ly hôn, họ có biết chăng, chính họ chứ không ai khác đã ký giấy khai tử cho chính con mình.

 

                 Hạnh phúc tuổi già khi có người cùng bầu bạn sẽ chia

Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm. ở châu á và Đông Nam á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hóa gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hóa phương Tây. Và không chỉ có thế. Các quốc gia châu á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hóa - đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế - xã hội mạnh mẽ đó không thể không tác động sâu sắc đến thiết chế gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi xã hội.

Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v... Những biến chuyển xã hội đã và đang dội vào gia đình trên mọi phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều. Thiết chế có tính bền vững này cũng đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại.

Gia đình là bức tường vững chắc để ngăn ngừa tội phạm và cùng với gia đình, nhà trường là phía khác của bức tường ấy. Bởi lẽ, gia đình không hoàn thiện mới chỉ là nguyên nhân đầu tiên, chứ không phải là nguyên nhân duy nhất tạo ra những số phận trẻ thơ phải sống lang thang ly tán.

 
 
Trong quá trình hội nhập và mở cửa, kinh tế – xã hội nước ta có sự phát triển nhanh, mặt khác có nhiều thách thức đối với gia đình Việt Nam. Gia đình truyền thống có những biến động thay đổi, phân tán, từ đó gia đình giàu, nghèo ngày càng rõ rệt, tình trạng hôn nhân tan vỡ, trẻ em thất học, bỏ học, vi phạm pháp luật, bị kẻ xấu xúi giục lôi kéo vào các tệ nạn xã hội có biểu hiện gia tăng.

Cũng trong thời đại mới, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn. Một đứa trẻ không được “tắm” trong môi trường gia đình giàu có về văn hoá tinh thần sẽ khiếm khuyết, khó hoàn thiện nhân cách.

Chớ nhầm tưởng rằng, thời thế giới phẳng, chức năng dạy dỗ từ trong gia đình sẽ được hoán đổi cho xã hội. Xã hội dù tốt đẹp đến mức lý tưởng vẫn trộn lẫn trắng - đen. Xã hội có thể dạy cho chúng ta bài học kiếm sống, những va vấp nhớ đời, chứ không thể yêu thương, dạy cho chúng ta những lời nói thật, sự trung thực như cha mẹ dạy.  

Theo kết quả điều tra, có tới 1/5 các ông bố và 7% các bà mẹ hầu như không có thời gian ngó ngàng, chăm sóc con cái vì phải lo kiếm tiền.

Lần đầu tiên, bộ mặt của hàng triệu gia đình Việt Nam thời đô thị hoá, công nghiệp hoá đã lộ diện. Mối quan hệ huyết thống ông bà - cha mẹ - con cháu đang xô lệch, lỏng lẻo.

 Một triết gia phương Tây từng nói: “Dù tồi tàn đến đâu nhưng không nơi nào trên thế giới có thể sánh được với mái ấm gia đình”. Dân ta thì nôm na: “Không đâu bằng nhà mình”. Thời thiếu thốn, khốn khó, gia đình quây quần, đầm ấm, nay khấm khá dư dả, gia đình trở nên mong manh, dễ vỡ. Làm sao hài hòa, cân bằng được mong muốn giàu có, thành đạt mà vẫn giữ được những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, tinh tế trong một mái ấm gia đình?

Chúng ta đang hướng tới ngày gia đình Việt Nam 28-6, mỗi người hãy ngẫm lại đã làm gì cho hạnh phúc gia đình. Một gia đình hạnh phúc sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng hạnh phúc. Việc giữ gìn và phát huy các chuẩn mực gia đình là việc làm thường xuyên trong mỗi gia đình. Nền tảng của gia đình hạnh phúc là văn hóa gia đình. Hiện nay, các gia đình trẻ đang đối mặt với nhiều thách thức về đời sống, việc làm, văn hóa ngoại lai... vì thế, các giá trị văn hóa gia đình cần được thường xuyên nuôi dưỡng, vun đắp, để các giá trị ấy luôn tồn tại và giữ vững ở mọi thời đại.

 

Ba là cây nến hồng Mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh thắm sáng một gia đình. Gia đình gia đình.Ôm ấp những ngày thơ.Cho ta bao kỷ niệm thương mến. Gia đình gia đình Vương vấn bước chân ta đi.Ấm áp trái tim quay về.Lung linh lung linh tình mẹ tình cha. Lung linh lung linh cùng một mái nhà. Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui . Lung linh hai tiếng gia đình

Ba ngọn nến lung linh (Ngọc Lễ - Phương Thảo)

Ngày 30/06/2009
Minhhien tổng hợp  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích