|
Giáo sư tiến sĩ toán học Lê Tự Quốc Thắng |
Giáo sư tiến sĩ toán học Lê Tự Quốc Thắng-Niềm tự hào nền toán học Việt Nam
Lê Tự Quốc Thắng là một học sinh Việt Nam đạt huy chương vàng tại kỳ thi toán quốc tế IMO lần thứ 23 tại Budapest, Hungary năm 1982. Ông cũng là thành viên của hội đồng tác giả cuốn Encyclopedia of Mathematical Physics (Bách khoa toàn thư về toán lý) do nhà xuất bản Elsevier ấn hành, xuất bản năm 2006. Hiện ông đang là giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ. GS Lê Tự Quốc Thắng từng là một trong những học sinh giỏi toán Việt Nam đã đoạt Huy chương vàng trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 23 (tổ chức tại Hungary năm 1982) khi đang còn là học sinh lớp 12 Trường Trung học Phổ thông Lê Hồng Phong - thành phố Hồ Chí Minh. Anh cũng đã hai lần đoạt giải nhất về công trình nghiên cứu khoa học khoa toán cơ bản Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxôp (Nga). Năm 1995, anh cùng hai nhà khoa học người Nhật đã phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le - Murakami - Ohtsuki, mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều. Giới chuyên môn đánh giá anh là một trong những chuyên gia đầu ngành về topo lượng tử của thế giới. Mới đây, anh đã được mời tham gia viết 1 trong 350 đề mục của cuốn Bách khoa toàn thư về vật lý toán do Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan) ấn hành (dự kiến phát hành trong năm nay). Con đường đến với toán học của giáo sư Lê Tự Quốc Thấng khá tự nhiên, từ nhỏ ông đã yêu thích và quyết tâm theo đuổi ngành toán học. Cả cha và mẹ đều làm trong ngành toán. Cha dạy toán ở một trường đại học, còn mẹ dạy toán cấp 3. Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng đã nhiều lần đoạt giải nhất trong các kỳ thi toán toàn quốc cấp 2, cấp 3. Sau khi đoạt Huy chương vàng với điểm tuyệt đối tại Kỳ thi toán quốc tế lần thứ 23, ông được nhận học bổng của Khoa Toán Cơ, Trường Đại học Lomonosov, một trong những trung tâm toán mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Bắt đầu từ năm thứ 2 đại học, ông tham gia nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Giaos sư S. Novikov (đã từng đoạt giải thưởng Fields - giải thưởng cao nhất dành cho toán học) và viết bài báo khoa học đầu tiên khi là sinh viên năm thứ 3. Sau khi lấy bằng tiến sỹ toán học vào năm 1991, ông làm việc tại Viện Toán Steklov (Nga), Viện Toán Max Plank (Đức), Viện Vật lý Lý thuyết ở Trieste (Ý). Từ năm 1994 đến 2003, ông dạy tại Đại học bang New York đặt tại Buffalo, New York (Mỹ) - State University of New York at Buffalo (SUNY Buffalo), ban đầu với tư cách là giáo sư trợ giảng, đến năm 1999 là phó giáo sư. Từ đầu năm 2004, ông chuyển về làm giáo sư tại Học viện Công nghệ Georgia - Georgia Institute of Technology (Atlanta, Mỹ). Chuyên ngành của ông là topo số chiều thấp và lý thuyết nút (low - dimensional topology and knot theory). Đây là ngành khá thời thượng trong lĩnh vực toán học hiện nay, nhất là sau những phát minh của Jones (giải thưởng Fields 1990), Witten (giải thưởng Fields 1990), Kontsevich (giải thưởng Fields 1998) và những khám phá gần đây về sự liên quan của ngành này và các ngành vật lý lý thuyết, lý thuyết số, nhóm lượng tử và cả máy tính lượng tử. Ở Việt Nam, có một số ít người nghiên cứu về ngành topo số chiều thấp, trong đó có anh Huỳnh Quang Vũ, đã làm xong tiến sỹ do tôi hướng dẫn tại SUNY Buffalo. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, lý thuyết bất biến lượng tử của nút và đa tạp 3 chiều phát triển mạnh, nhờ khám phá của Jones, Drinfeld, Witten, Kontsevich. Năm 1992, Kontsevich tìm ra bất biến mang tên ông, một bất biến phổ dụng (universal invariant) của nút, chứa mọi bất biến lượng tử. Đây là một trong những công trình chính của Kontsevich mà nhờ đó ông được giải thưởng Fields. Ngay sau đó, bài toán phát triển bất biến Kontsevich lên cho đa tạp 3 chiều được đặt ra. Bản thân Kontsevich cũng đã suy nghĩ về vấn đề này nhưng rồi ông chuyển sang hướng nghiên cứu khác. Nhiều nhà toán học ở Mỹ, Pháp, Nga, Israel đã "chạy đua" để giải quyết vấn đề này. Ông và 2 đồng nghiệp người Nhật là J. Murakami và T. Ohtsuki đã tìm ra lời giải trước vào năm 1995, tìm được bất biến phổ dụng cho đa tạp 3 chiều, và bất biến đó mang tên họ: Le-Murakami-Ohtsuki (LMO). Vì là bất biến phổ dụng, nên việc nghiên cứu các bất biến lượng tử thường quy về việc nghiên cứu bất biến LMO và đã có nhiều hội thảo khoa học ở Mỹ, Pháp, Nhật cũng như nhiều sách, báo khoa học nghiên cứu về bất biến này. Con đường phát triển toán học của Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng Ông sinh năm 1965 tại Huế trong một gia đình có truyền thống về toán, cha là ông Lê Tự Hỷ từng là giảng viên khoa toán tại Đại học Huế, mẹ là bà Đinh Thị Quý Hương là giáo viên dạy toán cấp 3, anh trai là Lê Tự Quốc Hùng giảng viên khoa toán - tin tại trường Đại học Wroclaw (Ba Lan). Ông học cấp 3 tại lớp chuyên toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1982, ông giành huy chương vàng toán tại kì thi toán quốc tế IMO lần thứ 23. Sau đó theo học khoa toán tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, Nga. Trong 8 năm học tại đây ông đã 2 lần đoạt giải nhất nghiên cứu khoa học của trường. Năm 1991, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành toán hình học topo. Đầu năm 1992, ông công tác tại Viện toán học Steklov, Nga. Từ tháng 9 năm 1992 đến tháng 3 năm 1994: công tác tại Viện Toán học Max - Planck, Bonn, Đức. Từ tháng 3 năm 1994 đến tháng 8 năm 1997, công tác tại Viện Vật lý lý thuyết Trieste, Ý. Từ tháng 6 năm 1994 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo. Từ 1996 đến 1997 ông là thành viên hậu tiến sĩ của Viện nghiên cứu khoa học Toán, Berkeley, California, Mỹ. Từ 1994 đến 1996 ông là giáo sư trợ lý tại Đại học Cộng đồng New York (State University of New York, SUNY) ở Buffalo, New York. Từ tháng 11 năm 1996 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Osaka. Từ tháng 5 năm 1999 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Mittag - Leffler, Thụy Ðiển. Từ 1999 đến 2003 ông là phó giáo sư tại SUNY, Buffalo. Từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 9 năm 2001 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu khoa học toán tại Tokyo, Nhật Bản. Từ tháng 6 năm 2002 ông là giáo sử thỉnh giảng tại Đại học Grenoble. Từ tháng 7 năm 2002 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Paris VII, Pháp. Từ tháng 6 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Genève, Thuỵ Sĩ. Từ tháng 1 năm 2004 đến nay ông là giáo sư chính thức của Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ. Một số đóng góp nổi bật cho khoa học toán thế giới và Việt Nam·1995: Ông cùng với 2 giáo sư người Nhật là J. Murakami và T. Ohtsuki đã phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le - Murakami - Ohtsuki mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều, một nội dung kiến thức quan trọng trong toán học topo. ·Ông đã cùng với các giáo sư toán Ngô Bảo Châu và Nguyễn Tiến Dũng, cũng đều là các học sinh đã giành huy chương vàng tại các kì thi IMO, đang tích cực kết nối giúp giới toán học Việt Nam có điều kiện giao lưu với nước ngoài để tiếp tục làm toán. Ngoài ra, ông đã liên tục tìm cách giới thiệu, tuyển chọn một số sinh viên Việt Nam qua Mỹ học nghiên cứu sinh ngành toán. ·Hàng năm vào dịp hè ông thường về nước và tham gia giảng dạy tại lớp cử nhân tài năng toán trường Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt tại kì thi IMO lần thứ 48 tổ chức tại Hà Nội, ông đã cùng nhiều giáo sư toán học Việt kiều đã về nước tham gia vào công tác chấm thi, tạo ra một kì thi IMO (International Mathematical Olympiad) thành công tại Việt Nam. Năm 1991, Giáo sư Novikov của Đại học Lomnosov đã nhận định ông là "Giáo sư toán học nổi tiếng thế giới, tiến sĩ hàng đầu thế giới về ngành toán hình học topo”.
| Ảnh chụp tại Buffalo, New York cuối tháng 04.2005 sau buổi bảo vệ luận án tiến sĩ toán học của ba nghiên cứu sinh do chính giáo sư Thắng hướng dẫn. Từ trái qua: Huỳnh Quang Vũ, Dorin Cheptea (người Romania), GS Lê Tự Quốc Thắng và Jiangnan Fan (người Trung Quốc). |
GS.TS. Lê Tự Quốc Thắng- niềm tự hào của toán học Việt NamHuy chương vàng toán quốc tế, du học tại Nga, Đức, rồi làm việc tại Đức, Ý, hiện giáo sư Lê Tự Quốc Thắng giảng dạy tại Viện Công Nghệ Georgia, Hoa Kỳ và đã xuất bản cuốn "Bách khoa toàn thư về vật lý toán" vào năm 2006. Lê Tự Quốc Thắng từng là một trong những học sinh giỏi toán nhất Việt Nam với huy chương vàng trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO) lần thứ 23 được tổ chức tại Budapest, Hungary năm 1982 khi đang còn là học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong – thành phố Hồ Chí Minh. Ạnh cũng đã hai lần đoạt giải nhất về công trình nghiên cứu khoa học khoa toán cơ bản trường đại học tổng hợp Lomonosov, Nga.Qua những công trình nghiên cứu, những phát minh và kết quả thực tế đạt được trong lãnh vực chuyên ngành. Giờ đây, Lê Tự Quốc Thắng được giới chuyên môn đánh giá là một trong những chuyên gia đầu ngành về topo lượng tử của thế giới… Xuất thân trong một gia đình có “gene” về toán, cha anh, ông Lê Tự Hỷ từng là giảng viên toán tại đại học Huế. Mẹ là bà Đinh Thị Quý Hương từng là giáo viên toán cấp 3 ở Huế. Người anh trai là Lê Tự Quốc Hùng cũng từng là giảng viên chuyên ngành Toán - Tin tại đại học Wroclaw, Ba Lan. Bản thân Lê Quốc Tự Thắng lại ham thích và đam mê học toán từ bé, có năng khiếu, ham học toán. Với toán học, nếu chỉ chăm chỉ và cần mẫn không thôi thì chưa đủ, mà còn phải cần có một “tố chất” và thiên khiếu bẩm sinh. Ở anh cũng vậy, bên cạnh những đam mê và khả năng học toán, anh còn có cơ hội được theo học với những giáo sư khoa toán bậc thầy tại trường đại học tổng hợp Lomonosov, Nga. Giáo sư tiến sĩ toán học Lê Tự Quốc Thắng ·Sinh năm 1965, tại Huế.Cựu học sinh trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM ·1991: Bảo vệ tiến sĩ toán tại trường đại học Lomonosov, Nga với chuyên ngành topo. ·1992: Làm việc tại viện toán học Steklov, Nga ·09.1992 - 03.1994: làm việc tại viện toán Max - Planck, Bonn, Ðức ·03.1994 - 08.1997: làm việc tại viện vật lý lý thuyết tại Trieste, Italy. ·06.1994: Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo. ·1996 - 1997: thành viên hậu tiến sĩ, viện nghiên cứu khoa học toán, Berkely, CA ·1994 - 1999: giáo sư trợ lý đại học SUNY, Buffalo ·11.1996: Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Osaka. ·05.1999: Giáo sư thỉnh giảng tại viện Mittag - Leffler, Thụy Ðiển. ·1999 - 2003: Phó giáo sư tại SUNY, Buffalo ·07.2001 - 09.2001: giáo sư thỉnh giảng tại viện nghiên cứu khoa học toán tại Kyoto. ·06.2002: giáo sư thỉnh giảng tại đại học Grenoble ·07.2002 và 05.2000: giáo sư thỉnh giảng tại Université Paris VII. ·01.2004 đến nay: giáo sư chính tại học viện Công Nghệ Georgia. ·06.2004 và 06.2005: giáo sư thỉnh giảng tại đại học Geneva |
Bản lĩnh, quyết tâm tiến về phía trước và luôn là người dám đương đầu với những khó khăn thách thức, với nỗ lực và sự miệt mài của mình, sau tám năm theo học tại Nga, anh đã lấy tiến sĩ toán với chuyên ngành topo vào năm 1991. Trước khi đến Mỹ, giáo sư Toán học Lê Tự Quốc Thắng đã từng làm việc tại Viện Toán học Steklov của Nga, Viện Toán học Max - Planck tại Bonn, Ðức rồi Viện Vật lý Lý thuyết tại Trieste, Italy. Nghiên cứu và giảng dạy là công việc song hành của những người làm toán. Nhận xét về anh, một trong những chuyên gia toán học đã nói: “Lê Tự Quốc Thắng chính là một trong những chuyên gia về hình học topo giỏi nhất trong hàng ngũ thuộc thế hệ anh ấy”. Có lẽ đây cũng chính là lý do khiến cho vị trưởng khoa của trường khoa học tự nhiên thuộc đại học New York (The State University of New York at Buffalo) cố gắng “giữ chân” anh lại khi Viện Công Nghệ Georgia (Georgia Institute of Technology), một trường được xét thứ nhất vùng Ðông Nam nước Mỹ mời anh về làm việc. Học viện Georgia được đánh giá là một trong 5 trường mạnh nhất nước Mỹ về các ngành kỹ thuật (theo US News and World Reports), vì muốn phát triển Toán lý thuyết và ngành topo hình học, Học viện Công Nghệ Georgia đã tìm những người đầu ngành trong lĩnh vực này để giảng dạy cho trường và họ đã mời anh Thắng với cương vị là giáo sư chính. Phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le - Murakami - Ohtsuki Năm 1995, anh cùng với hai nhà toán học người Nhật là J.Murakami và T. Ohtsuki phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le - Murakami - Ohtsuki, mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều. Trong khoảng thời gian anh và hai nhà toán học người Nhật cùng tiến hành thảo luận, nghiên cứu, khảo sát và tìm ra phát minh này, nhiều nhóm toán học khác trên thế giới cũng lao vào tìm hiểu và nghiên cứu nhưng họ không thành công. Anh và hai đồng nghiệp của mình đã mất khoảng 3 năm (từ 1992 - 1995) để nghiên cứu và tìm ra phát minh mang tên cả ba. Việc phát minh ra bất biến này gây một tiếng vang lớn trong giới toán học và điều đó có ảnh hưởng lớn, tạo nên vị trí và tên tuổi của anh trong làng toán học thế giới. Giáo sư Novikov, vị giáo sư danh tiếng và là bậc thầy toán học, người từng hướng dẫn anh trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Nga năm 1991 cũng nhận xét rằng: “Tôi nghĩ anh ấy là một trong những chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực này.” | Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng cùng với nhà toán học Phạm Hữu Tiệp tại Florida, USA |
Hè năm 1999, khoảng 60 nhà toán học, nghiên cứu sinh và giáo sư toán từ nhiều trường đại học trên thế giới đã tập trung về trường hè thuộc viện toán trường đại học Fourier ở Grenoble, Pháp để học và nghiên cứu về bất biến Le - Murakami - Ohtsuki và giáo sư Lê Tự Quốc Thắng là một trong những giảng viên chính của khóa học và hội thảo chuyên ngành vấn đề này. Thành công và nổi danh qua phát minh bất biến lượng tử, nhiều trường đại học tầm cỡ quốc tế ở nhiều nơi biết đến anh nên thường mời anh đến giảng dạy, tham gia hội thảo chuyên đề hoặc đọc bài giảng về bất biến này và những vấn đề liên quan khác. Vinh dự hơn nữa, anh chính là một trong những tác giả được mời tham gia viết 1 trong 350 đề mục của quyển “Bách khoa toàn thư về vật lý toán” (Encyclopedia of Mathematical Physics) do nhà xuất bản Elsevier ấn hành, dự kiến sẽ phát hành vào năm tới - 2006. Chuyên đề mà anh tham gia soạn thảo là một đề mục tổng quan về “Các bất biến loại hữu hạn của đa tạp ba chiều”. Ðây sẽ là tài liệu có giá trị cho những nhà nghiên cứu về vật lý toán và điều lý thú là một trong những tác giả của quyển sách kinh điển này lại là một giáo sư toán học người Việt Nam. Ấp ủ đưa ngành toán trong nước cùng tiến… Giới chuyên môn cho rằng, trong những nước đang phát triển, Việt Nam có một nền toán học thuộc loại mạnh và thành tựu của nền toán học Việt Nam cũng được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Hiểu và nắm rõ những khó khăn, hạn chế của những người học toán trong nước, và hơn nữa, nhờ những mối quan hệ và được sự tín nhiệm của một số trường đại học ở Mỹ, anh Thắng đã tìm cách giới thiệu, tuyển chọn một số sinh viên Việt Nam qua Mỹ học nghiên cứu sinh ngành toán theo nguồn học bổng assistantship. Trong số này có anh Huỳnh Quang Vũ, cựu sinh viên Khoa Toán trường đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, người được chính giáo sư Lê Tự Quốc Thắng hướng dẫn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán học tại Mỹ cùng với hai nghiên cứu sinh nước ngoài khác vào cùng một ngày trong tháng 4 vừa qua. Bận bịu với công việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn là thế, nhưng anh vẫn luôn giữ một mối liên hệ thường xuyên với các trường đại học trong nước và thường tiếp xúc, trao đổi và giúp đỡ khi có điều kiện. Ðược biết anh dự định hè năm 2006 sẽ thu xếp thời gian về dạy cho lớp cử nhân tài năng của khoa toán trường đại học Khoa học tự nhiên. Hiện anh muốn tìm hướng liên kết với một trường đại học danh tiếng của Mỹ để đào tạo cho sinh viên trong nước vì các trường đại học tốt tại Mỹ hầu như không liên kết với đại học nước ngoài vì lý do công nhận bằng cấp và kiểm tra chất lượng. Anh đang cùng với Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu và Nguyễn Tiến Dũng tìm cách kết nối giúp giới toán học trong nước có điều kiện giao lưu với nước ngoài để tiếp tục làm toán. Ai đó đã từng nếu rằng “Nếu có quyết tâm và ý chí, thì làm việc gì cũng sẽ thành công”, về phương diện chuyên môn, anh cũng đã đạt được những kết quả xứng đáng, nhưng quan trọng hơn cả, với thế hệ đi sau và những học trò của mình, anh là một điển hình để họ noi theo. Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng chính là một trong những niềm tự hào của nền toán học của Việt Nam . GS.TS. Lê Tự Quốc Thắng: Việt Nam thiếu tiến sĩ trong độ tuổi 30 Hiện nay, bậc đào tạo nghiên cứu sinh của nước ta chưa đủ mạnh và cơ chế quản lý chưa tốt nên chưa đào tạo được nhiều người có thực tài ở trình độ tiến sĩ trong độ tuổi dưới 30, một độ tuổi còn sung sức, giàu nhiệt huyết, đầy nhạy bén và sự sáng tạo cao-GS Lê Tự Quốc Thắng, một trong những chuyên gia đầu ngành về lượng tử thế giới nhận định. * Học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn thường giành những thứ hạng rất cao tại những kỳ thi quốc tế về Vật lý, Toán học..., sánh ngang với nền khoa học phát triển trên thế giới. Nhưng những đóng góp cho sự phát triển khoa học khi rời ghế giảng đường của những sinh viên tài năng này lại rất ít được nhắc đến, Giáo sư nghĩ sao về vấn đề này? Không chỉ những bạn trẻ giành thứ hạng cao trong các kỳ thi quốc tế, những thành phần giỏi nhất trong đội ngũ khoa học trẻ nước ta khi tốt nghiệp đại học có trình độ rất khá, nhưng cách làm việc thiếu tự chủ và sáng tạo là một trở lực lớn. Câu trả lời của tôi có thể hơi chủ quan, song có lẽ điều này do chịu ảnh hưởng của phương pháp giáo dục đại học - một phương pháp mà sinh viên là người bị động tiếp thu kiến thức. Bởi vậy, sau một số năm làm việc, những thành phần ưu tú ở các nước tiên tiến có thể tiến xa hơn chúng ta, trong khi đó, ở nước ta, do cung cách làm việc cộng với điều kiện, môi trường làm việc khiến các nhà khoa học trẻ khó có thể vươn đến đỉnh cao. Hiện nay, bậc đào tạo nghiên cứu sinh của nước ta chưa đủ mạnh và cơ chế quản lý chưa tốt nên chưa đào tạo được nhiều người có thực tài ở trình độ tiến sĩ trong độ tuổi dưới 30, một độ tuổi còn sung sức, giàu nhiệt huyết, đầy nhạy bén và sự sáng tạo cao. Các ngành khoa học, nhất là khoa học cơ bản rất cần sự mới mẻ và sức trẻ của các nhà khoa học độ tuổi 30 đến 40. Chúng ta cũng cần tạo điều kiện cho các trí thức trẻ phát huy đúng khả năng chuyên môn, có một môi trường làm việc thuận lợi và chế độ lương đảm bảo cho họ yên tâm nghiên cứu. Mặt khác, trong khi ở các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Nhật Bản có nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc trong độ tuổi 30 được phong giáo sư thì ở nước ta, trừ trường hợp anh Ngô Bảo Châu được phong đặc cách, thì giáo sư trẻ nhất là 47 tuổi, điều này không khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi sự nghiệp khoa học. * Nếu có một lời khuyên, Giáo sư sẽ nói gì với các bạn trẻ đang theo đuổi con đường khoa học ở trong nước? Trước hết, các bạn cần biết rõ con đường nghiên cứu khoa học là không dễ dàng. Ngoài tài năng và niềm đam mê, các bạn cần có ý chí kiên định và sự cố gắng không ngừng, vì nhiều khi, các bạn sẽ vấp phải những "bức tường đá" trong những vấn đề mình nghiên cứu. Các bạn nên làm quen, học hỏi cách làm việc của những nhà khoa học lớn, song cũng cần mạnh dạn với những đột phá, đừng bị gò bó trong khuôn khổ của những người đi trước. Các bạn nên can đảm đưa ra những thắc mắc của mình với những người đi trước, cho dù câu hỏi có vẻ "ngớ ngẩn", đừng mặc cảm rằng câu hỏi sẽ lộ dốt. Các bạn cũng nên biết rằng làm khoa học không thể giàu như doanh nhân, thậm chí cũng không thể bằng những người đi dạy thêm. Chỉ có lòng đam mê, muốn khám phá chân lý (mà nhiều người cho là "hâm hâm"), sự khuyến khích từ các bậc đàn anh và xã hội nói chung, mới giúp các bạn vượt qua được những khó khăn. * Trong điều kiện của mình, Giáo sư có thể cho biết những kế hoạch để giúp đỡ các bạn trẻ trong nước? Từ năm 1998, tôi đã trực tiếp giúp đỡ một số sinh viên tốt nghiệp cử nhân toán trong nước nhận học bổng theo học tiến sĩ tại một số trường đại học ở Mỹ. Trong số những nghiên cứu sinh này, có nguồn đã được tôi hướng dẫn bảo vệ luận án tiến sĩ và trở về nước giảng dạy đại học. Trong tương lai gần, tôi sẽ trực tiếp giảng dạy một số chuyên đề cho các lớp cử nhân tài năng, lớp cao học tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Lê Tự Quốc Thắng - “cây” toán xuất sắc của thế giới Lê Tự Quốc Thắng từng là một trong những học sinh giỏi toán nhất Việt Nam với huy chương vàng Olympic Toán quốc tế lần thứ 23. Hiện vị giáo sư trẻ này đang giảng dạy tại Viện Công Nghệ Georgia, Hoa Kỳ và sẽ xuất bản cuốn “Bách khoa toàn thư về vật lý toán” vào năm 2006. Xuất thân trong một gia đình có “gene” về toán, bản thân Lê Quốc Tự Thắng không chỉ ham thích và đam mê học toán mà còn có năng khiếu đặc biệt về môn học này. Sau 8 năm theo học ở Nga, anh đã lấy tiến sĩ toán với chuyên ngành topo vào năm 1991 ở ĐH Tổng hợp Lomonosov. Trước khi đến Mỹ, anh đã từng làm việc tại Viện Toán học Steklov của Nga, Viện Toán học Max - Planck tại Bonn, Ðức rồi Viện Vật lý Lý thuyết tại Trieste, Italy. Nhận xét về anh, một chuyên gia toán học nói: “Lê Tự Quốc Thắng chính là một trong những chuyên gia về hình học topo giỏi nhất trong hàng ngũ thuộc thế hệ anh ấy”. Có lẽ đây cũng chính là lý do khiến cho vị trưởng khoa của trường khoa học tự nhiên thuộc ĐH New York cố gắng “giữ chân” anh lại khi Viện Công nghệ Georgia - trường ĐH hàng đầu của miền Ðông Nam nước Mỹ mời anh về làm việc với cương vị là giáo sư chính. GS Lê Tự Quốc Thắng: "Trăn trở với những tài năng toán học trong nước" Thận trọng, kỹ càng, nghiêm túc, kiệm lời và không thích nói nhiều về bản thân cũng như những thành tích đạt được khi tiếp xúc với giáo sư toán học Lê Tự Quốc Thắng, nhà toán học, người nghiên cứu toán lý thuyết và hiện đang công tác và giảng dạy tại Viện Công Nghệ Georgia (Georgia Institute of Technology), Mỹ. Từng là một trong những học sinh giỏi toán nhất Việt Nam với huy chương vàng trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO) lần thứ 23 được tổ chức tại Budapest, Hungary năm 1982 khi đang còn là học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong – thành phố Hồ Chí Minh và hai lần giải nhất về công trình nghiên cứu khoa học khoa toán cơ bản trường đại học tổng hợp Lomonosov, Nga, khi đang còn là sinh viên khoa toán tại đây, rồi qua những công trình nghiên cứu, những phát minh và kết quả thực tế đạt được trong lãnh vực chuyên ngành của mình, giờ đây, anh được giới chuyên môn đánh giá là một trong những chuyên gia đầu ngành về topo lượng tử của thế giới… Học toán không chỉ do ham thích mà còn vì thực hiện ước muốn của cha… Xuất thân trong một gia đình có “gene” về toán, cha anh, ông Lê Tự Hỷ từng là giảng viên toán tại đại học Huế. Mẹ là bà Đinh Thị Quý Hương từng là giáo viên toán cấp 3 ở Huế. Người anh trai là Lê Tự Quốc Hùng cũng từng là giảng viên chuyên ngành Toán - Tin tại đại học Wroclaw, Ba Lan. Bản thân lại ham thích và đam mê học toán từ bé, có năng khiếu, ham học toán, nhưng vượt lên tất cả, điều khiến anh quyết tâm chọn và đi theo con đường nghiên cứu toán học chính là ước muốn của cha mình. Anh kể, tôi còn nhớ, năm lên 10 tuổi, có lần ba tôi đã bảo rằng: “Con cố gắng học và lấy cho được tiến sĩ toán…” và có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến anh quyết tâm thực hiện cho được niềm đam mê của bản thân và ước muốn của cha mình. Mỗi ngành khoa học, một lĩnh vực đều có những đặc thù của nó và mỗi con người đều có những sở trường và sở đoản riêng của mình. Nhiều ngành khoa học đòi hỏi con người phải tìm hiểu, nghiên cứu đến bạc đầu mới đi đến đích, toán học thì khác, ngoài sự cần cù, siêng năng thì những người học và nghiên cứu toán cần phải có một “tố chất” và thiên khiếu bẩm sinh. Nếu chỉ chăm chỉ, cần mẫn và cố gắng không thôi thì không thể trở thành một nhà toán học được. Ở anh cũng vậy, bên cạnh những đam mê và khả năng học toán của mình, anh còn có điều kiện và cơ hội được theo học với những giáo sư khoa toán bậc thầy tại trường đại học tổng hợp Lomonosov, Nga. Trong quá trình theo học tại đây, anh được giáo sư Sergei Novikov, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga, một nhà toán học nổi tiếng thế giới, người từng đoạt giải Fields hướng dẫn. Học với những giáo sư, chuyên gia toán học hàng đầu như thế là một “cơ hội” hiếm có và không phải dễ dàng gì. Tôi được biết ngay cả “dân chuyên toán”, không phải ai cũng dám tìm đến xin những giáo sư bậc thầy hướng dẫn cho mình nếu không đủ bản lĩnh và tự tin, nhiều thế hệ đàn anh đi trước cũng có người theo học tại trường đại học Lomonosov, nhưng không phải ai cũng dám đến xin học với giáo sư nổi tiếng đầu ngành như vậy. Bản lĩnh, quyết tâm tiến về phía trước và luôn là người dám đương đầu với những khó khăn thách thức, với nỗ lực và sự miệt mài của mình, sau tám năm theo học tại Nga, anh đã lấy tiến sĩ toán với chuyên ngành topo vào năm 1991. Hành trình trở thành giáo sư toán học Mỹ… Nếu nhìn lại danh sách và bảng thành tích những học sinh Việt Nam từng tham dự IMO, ta sẽ dễ dàng nhận thấy tên tuổi của những người như Phạm Hữu Tiệp, Lê Tự Quốc Thắng, Ngô Bảo Châu, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Bá Khánh Trình, …hành trình và con đường theo đuổi sự nghiệp của họ là đoạt giải thưởng quốc tế rồi sang nước ngoài học tập, và thường học một mạch cho đến khi lấy Tiến sĩ Toán ở độ tuổi 24 - 26. Rồi họ tham gia làm việc và nghiên cứu toán học ở các viện hoặc trường đại học thuộc những nước khác nhau và cuối cùng được phong trở thành giáo sư chính của một viện hay một trường học nào đó. Giáo sư Toán học Lê Tự Quốc Thắng cũng là một trong số những người đi theo “hành trình” đó, trước khi đến Mỹ, anh từng làm việc tại Viện Toán học Steklov của Nga, Viện Toán học Max - Planck tại Bonn, Ðức rồi Viện Vật lý Lý thuyết tại Trieste, Ý. Nghiên cứu và giảng dạy là công việc song hành của những người làm toán. Nhận xét về anh, một trong những chuyên gia toán học đã nói: “Lê Tự Quốc Thắng chính là một trong những chuyên gia về hình học topo giỏi nhất trong hàng ngũ thuộc thế hệ anh ấy”. Có lẽ đây cũng chính là lý do khiến cho vị khoa trưởng của trường khoa học tự nhiên thuộc đại học New York (The State University of New York at Buffalo) cố gắng “giữ chân” anh lại khi Viện Công Nghệ Georgia (Georgia Institute of Technology), một trường được xét thứ nhất vùng Ðông Nam nước Mỹ mời anh về làm việc. Học viện Georgia được đánh giá là một trong 5 trường mạnh nhất nước Mỹ về các ngành kỹ thuật (theo US News & World Reports), vì muốn phát triển Toán lý thuyết và ngành topo hình học, Học viện Công Nghệ Georgia đã tìm những người đầu ngành trong lĩnh vực này để giảng dạy cho trường và họ đã mời anh Thắng, một chuyên gia trong lĩnh vực này về làm việc tại Khoa Toán với cương vị là giáo sư chính (full professor). Ðể mời được anh cộng tác, họ sẵn sàng đáp ứng những điều kiện khác kể cả cấp tenure – cam kết bổ nhiệm anh làm giáo sư chính tại trường, một trong những ưu thế đối với các giáo sư, giảng viên khi làm việc tại các đại học và anh trở thành trường hợp thứ hai trong Khoa Toán nhận được sự bổ nhiệm này. Phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Lê- Murakami - Ohtsuki Khoảng năm 1995, anh cùng với hai nhà toán học người Nhật là J.Murakami và T. Ohtsuki phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le - Murakami - Ohtsuki, mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều. Trong khoảng thời gian anh và hai nhà toán học người Nhật cùng tiến hành thảo luận, nghiên cứu, khảo sát và tìm ra phát minh này, nhiều nhóm toán học khác trên thế giới cũng lao vào tìm hiểu và nghiên cứu nhưng họ không thành công. Anh và hai đồng nghiệp của mình đã mất khoảng 3 năm (từ 1992 - 1995) để nghiên cứu và tìm ra phát minh mang tên cả ba. Việc phát minh ra bất biến này gây một tiếng vang lớn trong giới toán học và điều đó có ảnh hưởng lớn, tạo nên vị trí và tên tuổi của anh trong làng toán học thế giới. Chính Giáo sư Novikov, vị giáo sư danh tiếng và là bậc thầy toán học, người từng hướng dẫn anh trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Nga năm 1991 cũng nhận xét rằng: “Tôi nghĩ anh ấy là một trong những chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực này.” | Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng cùng một số nghiên cứu sinh Việt Nam tại Buffalo. |
Hè năm 1999, khoảng 60 nhà toán học, nghiên cứu sinh và giáo sư toán từ nhiều trường đại học trên thế giới đã tập trung về trường hè thuộc viện toán trường đại học Fourier ở Grenoble, Pháp để học và nghiên cứu về bất biến Le - Murakami - Ohtsuki và giáo sư Lê Tự Quốc Thắng là một trong những giảng viên chính của khóa học và hội thảo chuyên ngành vấn đề này. Thành công và nổi danh qua phát minh bất biến lượng tử, nhiều trường đại học tầm cỡ quốc tế ở nhiều nơi biết đến anh nên thường mời anh đến giảng dạy, tham gia hội thảo chuyên đề hoặc đọc bài giảng về bất biến này và những vấn đề liên quan khác. Vinh dự hơn nữa, anh chính là một trong những tác giả được mời tham gia viết 1 trong 350 đề mục của quyển “Bách khoa toàn thư về vật lý toán” (Encyclopedia of Mathematical Physics) do nhà xuất bản Elsevier ấn hành, dự kiến sẽ phát hành vào năm tới - 2006. Chuyên đề mà anh tham gia soạn thảo là một đề mục tổng quan về “Các bất biến loại hữu hạn của đa tạp ba chiều”. Ðây sẽ là tài liệu có giá trị cho những nhà nghiên cứu về vật lý toán và điều lý thú là một trong những tác giả của quyển sách kinh điển này lại là một giáo sư toán học người Việt… Mong muốn đưa ngành toán trong nước cùng tiến… Những năm trước đây, khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhiều học sinh trong nước thường cảm thấy đắn đo khi quyết định chọn và theo học ngành toán có lẽ vì đây là một ngành học khó, căng thẳng, song lại ít có “lối ra”. Trước năm 1997, đại học quốc gia TP.HCM chưa mở khóa đào tạo thạc sĩ ngành toán, những sinh viên khoa toán tại thời điểm này không có điều kiện học lên nữa sau khi tốt nghiệp đại học. Và bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề khác nên tôi được biết có năm ngành toán trường đại học Khoa học Tự Nhiên chỉ có vỏn vẹn 4 sinh viên theo học. Về nền toán học Việt Nam, giới chuyên môn cho rằng, trong những nước đang phát triển, Việt Nam có một nền toán học thuộc loại mạnh và thành tựu của nền toán học Việt Nam cũng được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Ðể có được thành tựu này, thế hệ những người học và đi theo con đường nghiên cứu chuyên môn hiện đang công tác tại nhiều đại học hoặc viện nghiên cứu có tiếng ở Mỹ, Pháp, Ðức, Ba Lan, Nhật Bản… đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vị trí của Việt Nam với cộng đồng thế giới. Tiếc rằng những thành tựu ấy chỉ dừng lại ở việc tạo dựng nền tảng ban đầu cho các nhà toán học trẻ chứ chưa có bệ phóng cho họ bay xa, nếu muốn phát triển được họ phải ra nước ngoài và đó là điều đáng tiếc cho ngành toán học Việt Nam và cũng là nỗi trăn trở, băn khoăn của anh. Hiểu và nắm rõ những khó khăn, hạn chế của những người học toán trong nước, và hơn nữa, nhờ những mối quan hệ và được sự tín nhiệm của một số trường đại học ở Mỹ, anh Thắng đã tìm cách giới thiệu, tuyển chọn một số sinh viên Việt Nam qua Mỹ học nghiên cứu sinh ngành toán theo nguồn học bổng assistantship. Trong số này có anh Huỳnh Quang Vũ, cựu sinh viên Khoa Toán trường đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, người được chính giáo sư Lê Tự Quốc Thắng hướng dẫn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán học tại Mỹ cùng với hai nghiên cứu sinh nước ngoài khác vào cùng một ngày trong tháng tư vừa qua. Bận bịu với công việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn là thế, nhưng anh vẫn luôn giữ một mối liên hệ thường xuyên với các trường đại học trong nước và thường tiếp xúc, trao đổi và giúp đỡ khi có điều kiện. Ðược biết anh dự định hè năm 2006 sẽ thu xếp thời gian về dạy cho lớp cử nhân tài năng của khoa toán trường đại học Khoa học tự nhiên. Tôi hỏi anh “Nhiều kế hoạch, dự định, thế nhưng điều gì làm anh trăn trở và mong muốn thực hiện trước nhất?” Anh cho biết: “Tôi rất trân trọng những đồng nghiệp - những người làm toán và nghiên cứu toán trong nước. Hiện tôi muốn tìm hướng liên kết với một trường đại học danh tiếng của Mỹ để đào tạo cho sinh viên trong nước vì các trường đại học tốt tại Mỹ hầu như không liên kết với đại học nước ngoài vì lý do công nhận bằng cấp và kiểm tra chất lượng”. Anh đang cùng với Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu và Nguyễn Tiến Dũng tìm cách kết nối giúp giới toán học trong nước có điều kiện giao lưu với nước ngoài để tiếp tục làm toán. “Giờ đây, việc sinh viên khoa toán ra trường xin học bổng du học tại Mỹ đã trở nên dễ dàng hơn, đây là một cánh cửa mở cho sinh viên khoa toán trong nước mạnh dạn học và có nhiều cơ hội hơn nếu có khả năng. Giáo sư Thắng là người đi trước và có tấm lòng với những thế hệ học trò và đàn em trong nước. Việc giáo sư đạt được những thành tựu trong ngành toán như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ sau và tạo cho họ một niềm tin vững bước.” Tiến sĩ Huỳnh Quang Vũ, người học trò của Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng đã rất tự hào khi nói về người thầy của mình như thế. Ai đó đã từng nếu rằng “Nếu có quyết tâm và ý chí, thì làm việc gì cũng sẽ thành công”, về phương diện chuyên môn thì anh cũng đã đạt được những kết quả xứng đáng, nhưng quan trọng hơn cả, với thế hệ đi sau và những học trò của mình, anh là một điển hình để họ noi theo. Với vai trò của một người con, anh đã đem đến niềm hãnh diện, tự hào cho người cha đáng kính và gia đình của mình và hơn nữa Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng chính là một trong những niềm tự hào của nền toán học của Việt Nam.
|