Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 13/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 4 7 9 3 3
Số người đang truy cập
2 8 9
 An toàn thực phẩm & hóa chất Thuốc & Hóa chất
Thuốc kháng sinh: lịch sử phát triển, lợi ích và tác hại

Chất kháng sinh (antibiotic) trước đây được gọi là chất kháng khuẩn (antimicrobic), là thành phẩm trong quá trình lên men (ferment) trên lương thực, thực phẩm của vi sinh vật (khuẩn nhả tơ sợi - actinomycetes; khuẩn nấm mốc - mound; vi khuẩn - bacterial… ), sau đó người ta mang sản phẩm này chiết suất, lọc sạch thu được một số hợp chất hóa học. Những chất hóa học này ở nồng độ rất thấp sẽ có tác dụng ức chế hoặc giết chết khá mạnh đối với loại vi sinh vật nào đó (ở đây chủ yếu là vi khuẩn). Về sau, thông qua việc tiến hành nghiên cứu sâu hơn nữa đối với những hợp chất có tác dụng kháng khuẩn này và bằng phương pháp tổng hợphoặc bán tổng hợp, người ta thu được chất giống hoặc gần giống (như chloromycetin là sản phẩm tổng hợp hóa học, họ penicilin và họ cephalosperin… là sản phẩm bán tổng hợp hóa học) cũng gọi là chất kháng sinh (antibiotics - thuốc kháng sinh).

 

Chất kháng sinh có công dụng rất rộng rãi, trong đó, được ứng dụng nhiều nhất là trên y học lâm sàng, chủ yếu được dùng để ngăn ngừa và điều trị các hình thức viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên, ví dụ như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não, lao, nhiễm trùng đường tiết niệu, mụn nhọt, lở loét… Ngoài tác dụng dự phòng và điều trị bệnh tật cho người, chất kháng sinh còn được dùng trong phòng trị các bệnh gây hại đối với cây trồng và vật nuôi, kích thích sự sinh trưởng của động thực vật và bảo quản thực phẩm…

 
 

Chất kháng sinh được phát hiện như thế nào

 

Chất kháng sinh (antibiotic) được phát hiện và ứng dụng sớm nhất là penicilin, cách đây hơn 60 năm. Nhưng thực tế, từ lâu con người đã biết dùng nấm mốc (mold, milew) trên đậu phụ để đắp chữa các vết thương nhỏ. Nhiều thế kỷ trước tại châu Âu, châu Mỹ, người ta đã biết cách dùng bánh mỳ, ngô hay giày da cũ đã lên mốc để điều trị các vết lở loét, lên mủ ở da. Theo quan điểm khoa học hiện nay thì thì móc meo trên đậu phụ hay trên bánh mỳ thực tế có chứa chất kháng sinh, chỉ có điều người xưa chưa biết vi khuẩn, chân khuẩn là gì, lại càng không biết chất kháng sinh là gì.

 

Năm 1940, các bác sĩ đã bắt đầu dùng chất kháng sinh mới phát hiện là penicilin để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn streptomyces aureofaciens, nhiễm trùng huyết và viêm phổi… đã thu được kết quả ngoài sức tưởng tượng. Rất nhiều ca nguy kịch tới mức không còn chút hy vọng nào nhưng sau khi được điều trị bằng penicilin đã nhanh chóng “từ cõi chết trở về” và sức khỏe được bình phục rất nhanh.

 

Do điều kiện cực kỳ hạn chế và kỹ thuật còn lạc hậu nên sản lượng penicilin thành phẩm còn rất thấp, thiếu tới mức phải dùng cách quay vòng: chiết xuất thu hồi thành phần penicilin chứa trong nước tiểu của bệnh nhân trước đó đã được điều trị với thuốc này, tái sử dụng cho người bệnh khác. Đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra và đang trong giai đoạn cực kỳ ác liệt, rất nhiều người đã bị thương, vết thương bị nhiễm trùng hoại tử, rất cần được điều trị bằng kháng sinh. Nhằm giải quyết vấn đề cấp bách này, hai nước Anh và Mỹ đã hợp tác trong một nỗ lực tìm ra giải pháp bào chế thật nhiều thuốc kháng sinh penicilin. Các chuyên gia y tế đã cải tiến phương thức nuôi cấy, chọn các giống khuẩn tốt, mở rộng thí nghiệm bào chế… Và cuối cùng, đầu năm 1945, bằng phương pháp ủ mốc (cho lên men) lương thực, họ đã sản xuất đại trà penicilin.

 

Nhiều loại kháng sinh mới đã ra đời với sự nổ lực không mệt mỏi của các nhà
nghiên cứu
trên toàn thế giới và từ đây nhiều bệnh tật nguy hiểm đã được đẩy lùi.

 

 

Sơ lược lịch sử phát triển của chất kháng sinh

 

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với bước tiến lớn trong khoa học kỹ thuật, nhiều loại thuốc kháng sinh đã lần lượt được tạo ra và phát triển mạnh mẽ. Chính penicilin đã hối thúc các nhà khoa học lao vào nghiên cứu, khám phá ra các loại thuốc kháng sinh mới. Họ không sợ vất vả hay nguy hiểm để tìm chọn các loại khuẩn mới từ những nơi dơ bẩn nhất như trong đất mùn, nước cống rãnh hôi thối và đống rác sinh hoạt đã bốc mùi… bởi họ cho rằng càng ở những nơi như vậy thì mới càng có nhiều loại khuẩn ký sinh và việc thu thập hay chọn lựa mới mang lại nhiều hiệu quả. Khi đó có thể được gọi là đã mở ra một “cơn sốt” tìm thuốc kháng sinh trong đống rác trên toàn thế giới, chủ yếu lúc bấy giờ là tại phương Tây. Kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều loại thuốc kháng sinh đã ra đời, đáng kể đó là streptomycin, neomycin, erythromycin… Trên kinh nghiệm bào chế penicilin nên việc phát hiện và sản xuất các loại kháng sinh mới khác gặp nhiều thuận lợi. Tuy vậy các nhà khoa học cũng đã bỏ ra khá nhiều công sức. Có thể nói mỗi sản phẩm mới đều là sự nổ lực hết mình của họ. Sự ra đời của streptomycin là một ví dụ, các nhà khoa học do Waksman lãnh đạo đã vùi đầu trong phòng thí nghiệm để chọn lọc từ 10.000 giống vi khuẩn. Cuối cùng họ mới tách ra được một giống lý tưởng nhất, đó chính là streptomycin mà chúng ta đang dùng rộng rãi ngày nay.

 

Từ thập niên 60 của thế kỷ trước tới nay, nhiều công trình nghiên cứu thuốc kháng sinh phát triển theo chiều sâu. Chloromycetin (pasaxin) là loại thuốc kháng sinh đầu tiên dùng phương pháp tổng hợp hóa học bào chế nên. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, các công trình nghiên cứu bào chế kháng sinh đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đã đưa vào sử dụng loại thuốc kháng sinh đa năng mới bằng phương pháp bán tổng hợp là cephalosperin (cynnematin). Chỉ riêng mỗi loại này hiện cũng đã có hơn 30 chủng khác nhau. Hằng năm, số lượng các thuốc kháng sinh mới được đưa ra thị trường lên đến hàng chục và tính đến nay số loại kháng sinh có thể đến hàng ngàn.

 

 
 

 

Kháng sinh không phải là “thuốc tiên” cho mọi bệnh tật.

Lợi và hại của kháng sinh

 

Những chuyên gia hàng đầu về dược học cho rằng thuốc kháng sinh đã có công rất lớn trong cuộc chiến của con người với bệnh tật. Nhờ cung cấp và sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh mà hàng loạt căn bệnh từng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng loài người như các chứng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn như lao, viêm phổi, viêm màng não, lậu, giang mai… được điều trị và khống chế có hiệu quả. Loại bệnh truyền nhiễm cực độc từng thúc đẩy dự diệt vong của Đế chế La Mã cổ đại - dịch hạch cũng đã được khống chế hoàn toàn sau khi xuất hiện một loạt các thuốc kháng sinh, trong đó có streptomycin. Nhưng một điều đáng tiếc là trước hiệu quả điều trị rất rõ ràng, hầu hết các bệnh nhân và nhiều thầy thuốc cũng đã lạm dụng kháng sinh, coi đây như thần dược. Thực tế không như vậy, đối với các trường hợp viêm nhiễm do virus và bệnh cúm, viêm não B… thì kháng sinh hầu như không có hiệu quả. Sử dụng tùy tiện kháng sinh sẽ rất có hại bởi các lý do sau:

           - Vi khuẩn càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với thuốc kháng sinh sẽ dần dần chuyển từ nhạy sang kháng kháng sinh.

             - Một số loài vi khuẩn nhạy với thuốc sẽ bị tiêu diệt còn số khác sẽ có thừa cơ sinh sôi, nhân lên rất nhanh làm cơ thể dễ mắc bệnh.

            - Loại kháng sinh nào cũng có khả năng sản sinh độc tố và dị ứng, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

 

 
 

Những điều cần chú ý khi sử dụng kháng sinh

 

Trong thực tế lâm sàng, sử dụng thuốc kháng sinh từng xảy ra không ít trường hợp xấu. Theo các chuyên gia y tế thì cần chú ý các điểm sau đây:

- khi khám điều trị phải khai báo lịch sử dùng thuốc trước kia của mình và dị ứng từng gặp khi dùng thuốc.

- Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của bác sỹ điều trị, không tự tăng hoặc giảm liều.

- Trẻ em và người lớn dưới 50 tuổi nên hết sức thận trọng khi dùng gentamycin, streptomycin và kanamycin.

- Ngưng dùng thuốc khi xuất hiện các phản ứng dị ứng như nổi mẫn, sốt… và lập tức báo cho bác sỹ điều trị biết để theo dõi hoặc thay đổi thuốc.

Ngày 15/03/2010
Nguyễn Hải Khánh
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích