Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 27/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 6 9 6 9
Số người đang truy cập
7 9
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
1-4-1967, ngày định mệnh đi vào lịch sử chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng & côn trùng

Ngày 1 tháng 4 năm 1967, một ngày định mệnh với sự ra đi vĩnh viễn vào cõi vĩnh hằng của Liệt sĩ, Anh hùng Lao động, Cố Giáo sư Bác sĩ Đặng Văn Ngữ; một nhà khoa học, một trí thức lớn đã có công với nước. Để tưởng nhớ đến công lao của Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ, những năm trước đây, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã chỉ đạo các địa phương trên cả nước lấy ngày 1 tháng 4 hàng năm để tổ chức lễ phát động công tác phòng chống sốt rét. Sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định kể từ năm 2008, lấy ngày 25 tháng 4 hàng năm làm “Ngày Sốt rét thế giới” xuất phát từ “Ngày Sốt rét châu Phi” để tất cả các quốc gia trên toàn cầu quan tâm đến vấn đề này. Có thể nói rằng, ngày 1 tháng 4 là ngày “Sốt rét Việt Nam” và ngày 25 tháng 4 là “Ngày Sốt rét thế giới”.

 Tưởng niệm 43 năm (1/4/1967-1/4/2010) ngày hy sinh của Liệt sĩ, Anh hùng Lao động, Cố Giáo sư Bác sĩ Đặng Văn Ngữ; Ban Biên tập trang thông tin điện tử Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn xin đăng tải một phần nội dung trong bài viết “Giáo sư Đặng Văn Ngữ: cuộc đời, tình yêu và trí tuệ” của Nhà báo Nguyễn Quang Thiều để mọi người biết về một ngày định mệnh.

 Ngày 1 tháng 4 năm 1967, đó là ngày Giáo sư Đặng Văn Ngữ ra đi vĩnh viễn. Lúc 2 giờ chiều, ở một cánh rừng Trị Thiên Huế, lúc Giáo sư Đặng văn ngữ đang ngồi trong căn hầm lộ thiên, bến chiếc kính hiển vi cũ kỹ để nghiên cứu bệnh sốt rét thì một quả bom của giặc rơi trúng nơi ông ngồi. Chỉ một khoảnh khắc của số phận đã cướp đi của chúng ta một con người cao thượng, một nhà khoa học tài năng, một trí thực lớn.

 
 
Trong những năm 60, cùng với bom đạn của kẻ thù, sốt rét hoành hành những khu căn cứ của ta vô cùng ghê gớm. Một phần ba bộ đội và thanh niên xung phong từ hậu phương miền Bắc đưa vào chiến trường đã bị sốt rét quật ngã. Là Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, Giáo sư Đặng Văn Ngữ cùng đồng nghiệp tiến hành cuộc tấn công có quy mô nạn sốt rét trên toàn miền Bắc. Tin về bệnh sốt rét từ chiến trường miền Nam làm ông lo lắng và đau lòng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gặp và đề nghị ông hãy mau chóng tìm cách chữa trị bệnh sốt rét. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng ấy, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã quyết định vào những vùng có sốt rét nặng nhất ở chiến trường để nghiên cứu và trực tiếp cứu chữa cho cán bộ, chiến sĩ. Năm đó ông đã 56 tuổi. Sức khoẻ của ông không tốt lắm. Chính vì thế, ông đã tự luyện tập để tăng cường sức khoẻ và sức chịu đựng cho chuyến đi này. Ông bắt đầu bỏ thói quen đi giày da để đi dép cao su. Ông cho gạch vào ba lô tập đi. Cho đến khi ông cảm thấy mình có thể đeo nặng vài chục cân, đi bộ vài chục cây số trong một ngày thì ông quyết định lên đường. Không ai cản được ông trong chuyến đi này. Ông không thể ngồi lại Viện trong khi bệnh sốt rét cướp đi biết bao sinh mạng chiến sĩ của chúng ta. Một vấn đề rất nan giải nữa là nhiều loại thuốc chống sốt rét đã kém hiệu lực. Ngay lính Mỹ với đầy đủ thuốc để chống lại những thần chết bé bằng đầu tăm này cũng quỳ gối. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã hình dung ra một loại vaccine chống sốt rét. Ông đã tâm sự với một học trò ưu tú của ông, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lanh về khát vọng này. Sau này, Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh nói “Lúc đó, tôi không thể ngờ rằng, tôi đang được nghe ý tưởng sớm nhất thế giới ngay trên đất nước Việt Nam”.

Nghe tin Giáo sư Đặng Văn Ngữ vào chiến trường, một số lãnh đạo cao cấp không muốn ông đi bởi vì ngày đó, có được những trí thức như Giáo sư Đặng Văn Ngữ như là có trong tay báu vật. Nhưng ông đã quyết ra đi.

Đoàn chống sốt rét đã bí mật tập trung ở Lương Sơn, Hòa Bình. Trước khi vào chiến trường, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã lên Việt Bắc để ngồi bên mộ người vợ yêu dấu của ông để nói với bà rằng, ông sẽ trở về quê hương.

 
 
Trước khi lên đường, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã viết thư cho con trai ông, Nghệ sĩ nhân dân, Đạo diễn Đặng Nhật Minh và con dâu ông, Nghệ sĩ Phương Nghi.

Nhật Minh và Phương Nghi yêu quý của Ba.

Ba hôm nay lên đường. Hai con ở lại công tác tốt, học tập tiến bộ và nuôi dạy cháu Nhật Tân khoẻ, ngoan.

Thời gian bồi dưỡng ở tập trung, Ba luôn khoẻ mạnh. Mang ba lô leo dốc được như mọi người. Ba đem theo thừa một số tiền, Ba mua một cái đồng hồ tay gửi về tặng Nhật Minh. Các con chuyển lời chào và chúc Tết của Ba đến ông cụ của Phương Nghi.

Chú ý: Ngày đi của Ba phải giữ rất bí mật trong thời gian 2 tháng.

Ba: Đặng Văn Ngữ.

Tái bút: Sau Tết, hôm nào rỗi các con vào Viện, hỏi chìa khóa ở đồng chí Hùng để vào phòng Ba sắp xếp áo quần cho gọn. Có mấy chiết tất chưa giặt, con giặt hộ.

Trong phòng vẫn để đồ như lúc Ba ở nhà (trải tấm trùm giường lên gường, để khăn bàn, bộ đồ trà như thường lệ).

Có vấn đề gì phải giải quyết lúc Ba đi vắng: phiếu gạo, sổ mậu dịch v.v... con liên hệ với Bác Thái ở Phòng Hành chính quản trị và anh Hùng.

Đặng Văn Ngữ”.

Ông viết thêm phần tái bút này như một điềm báo. Và chỉ sau đó vài tháng, ông vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng.

 

 Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ cùng vợ

Chiều ngày 20 Tết năm 1966, ông đã lên đường. Dọc đường vào chiến trường, ông thấy mộ những chiến sĩ chết vì sốt rét nhiều hơn vì bom đạn. Có cả một đại đội bị sốt rét đánh gục. Tất cả những điều ấy đã truyền sức mạnh cho ông. Và ông đã đến được mặt trận.

Người đến báo tin cho con trai ông về cái chết của ông là Bác sĩ Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch. Rồi Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nói với Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh: “Khi Ba cháu còn sống, Bác đã không hiểu hết Ba cháu”. Sau đó, chính Bác sĩ Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch cũng lên đường đi vào mặt trận và ông đã hy sinh tại chiến trường Nam Bộ. Hai trí thức lớn đã có những điều không hiểu được nhau. Nhưng cả hai đều hết lòng vì khoa học, vì sự sống còn của con người, vì Tổ quốc. Họ đã không hề nghĩ đến lợi ích bản thân và gia đình họ. Và họ đã hy sinh cho dân tộc.

Ngày 15/05/1967, Phó Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tôn Đức Thắng đã ký lệnh truy trặng Danh hiệu Anh hùng lao động cho Liệt sĩ Giáo sư Đặng Văn Ngữ. Ngày 12/09/1996, Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật cho Giáo sư Đặng Văn Ngữ.

Để thiết thực tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm (1910-2010) ngày sinh và tưởng niệm 43 năm (1967-2010) ngày mất của Cố Giáo sư Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn phối hợp với Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, Trạm Y tế xã Phong Mỹ thực hiện lễ phát động công tác phòng chống sốt rét vào ngày 22/04/2010 tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, ngay chính nơi địa bàn mà 43 năm trước đây Cố Giáo sư Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã hy sinh (Khe Mối, chiến khu Hòa Mỹ).

Thành kính xin dâng lên thầy một nén hương thơm tưởng nhớ ...

 

Ngày 29/03/2010
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích