|
Lê Văn Thiêm (1918-1991) |
Tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam Lê Văn Thiêm-một trong các nhà khoa học tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ 20
Sơ lược về tiểu sử của giáo sư tiến sĩ Lê Văn ThiêmLê Văn Thiêm (1918-1991) là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Giáo sư Lê Văn Thiêm và giáo sư Hoàng Tuỵ là hai nhà toán học Việt Nam được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc. Giáo sư Lê Văn Thiêm sinh ngày 29 tháng 3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Năm 1939, ông thi đỗ thứ nhì trong kỳ thi kết thúc lớp P.C.B (Lý - Hoá - Sinh) và được cấp học bổng sang Pháp du học tại trường đại họcsư phạm Paris (nhiều công sức tìm hiểu mới có thể tìm tư liệu về GS Lê Văn Thiêm giai đoạn 1943-1946, nhưng lại không có nhiều thông tin về thời kỳ 1946-1949. Nhờ vào hai Giáo sư H. Esnault và E. Viehweg từ Đại học tổng hợp Essen, Đức, mới biết được thời gian GS Lê Văn Thiêm ở Đức. Ông tốt nghiệp Thạc sỹ năm 1943 tại Paris, sau đó ông sang làm luận án Tiến sỹ tại đại học tổng hợp Göttingen với học bổng của Quỹ Alexander von Humboldt. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học ở Đức năm 1945 về giải tích phức. Ông bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Đại học tổng hợp Göttingen (hồ sơ bảo vệ số Math.Nat.Prom. 0728). Tên của luận án là "Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên". Người hướng dẫn luận án tiến sỹ của ông là nhà toán học Hans Wittich. Buổi bảo vệ được tổ chức vào ngày 4/4/1945, bằng tiến sỹ được trang vào ngày 8/4/1946. Điểm đánh giá trung bình: Giỏi. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên có bằng Tiến sỹ toán, lại bảo vệ tại trung tâm toán học nổi tiếng nhất thế giời thời bấy giờ là Đại học tổng hợp Göttingen. Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1949, điều này đang được tìm hiểu thêm. Ông cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sư phạm Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Sư phạm Khoa học) và Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội[5] (khi đó có tên là Đại học Khoa học Cơ bản). (1951-1954)Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học Việt nam là tạp chí “Acta Mathematica Vietnamica” và “Vietnam Journal of Mathematics”. Ông giữ vị trí đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô (1956 – 1980). Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khoa họcGiáo sư Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt nam. Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này. Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, giáo sư Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam như ·Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964) ·Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966) ·Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966 – 1967) Ông đã ứng dụng hàm biến phức sang các lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng, Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được đưa vào cuốn sách chuyên khảo “The Theory of Groundwater Movement” (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện sĩ người Nga P.Ya.Polubarinova Kochina, xuất bản ở Moskva năm 1977. Ông đã cùng với các cộng sự ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dùng toán học để góp phần giải quyết các vấn đề như: ·Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn ·Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An Ông là tác giả của khoảng 20 công trình toán học được đăng trên các tạp chí quốc tế Ông chủ biên nhiều sách về toán học. Trong đó có 2 cuốn sách chuyên khảo : Một số vấn đề toán học trong lý thuyết đàn hồi ( 1970) và Một số vấn đề toán học chất lỏng nhớt ( 1970). Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. ·Giải thưởng Lê Văn Thiêm của Hội Toán học Việt Nam dành cho những người nghiên cứu, giảng dạy toán và học sinh giỏi toán xuất sắc ở Việt Nam được trao hàng năm. ·Đầu năm 2007, UBND thành phố Hà Nội có quyết định đặt tên đường Lê Văn Thiêm nối từ đường Lê Văn Lương đến đường Nguyễn Huy Tưởng. Lê Văn Thiêm là nhà Toán học Việt Nam đương đại đầu tiên được đặt tên đường. Trước đây đã có hai đường mang tên Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là hai nhà Toán học từ thế kỷ XV ở Việt Nam được đặt ở Hà Nội. Giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Thiêm- Những điều mới biếtGiáo sư Lê Văn Thiêm sinh ngày 25/3/1918 tại làng Lạc Thiện, xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình trí thức. Năm 1949, đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, ông đã từ châu Âu về Việt Nam qua đường Thái Lan. Sau đó ông đi bộ từ Nam Bộ ra Việt Bắc, tham gia xây dựng trường đại học đầu tiên ở chiến khu. Cùng các trí thức khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa,... ông đã xây dựng nền móng cho khoa học Việt Nam. Với sự trợ giúp của GS Hoàng Tụy ông đã góp phần đưa nền Toán học Việt Nam trong thời kỳ 1960-1980 lên một vị trí cao trong khu vực được cả thế giới biết đến. Tới nay cuộc đời và sự nghiệp của ông đã trở thành một phần của lịch sử phát triển Toán học Việt Nam hiện đại. Tiếc rằng những hiểu biết về cuộc đời của ông vì nhiều lý do khách quan và chủ quan còn chưa đầy đủ, như ông có bảo vệ luận án tiến sỹ ở Đức năm nào? và có phải là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam? ông có là học trò của Nevanlinna? Ông có nhận vị trí giảng viên tại Đại học Tổng hợp (ĐHTH) Zurich năm 1949 hay không?... đều chưa có câu trả lời. Năm 1939, sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp một cách xuất sắc, Lê Văn Thiêm được học bổng sang học tại Trường École Normale Supérieure tại Paris. Việc học tập của ông bị gián đoạn bởi sự bùng nổ Thế chiến II, và chỉ được tiếp tục năm 1941. Ông tốt nghiệp bằng Thạc sỹ Toán học trong vòng 1 năm trong khi khóa học thông thường kéo dài 3 năm. Dưới sự hướng dẫn của GS Georges Val- iron ông bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ tại Đức năm 1945 và sau đó quay lại ĐHTH Zurich để làm việc với tư cách Giáo sư Toán học. Ở đó ông gặp và làm việc với RolfNevan- linna một vài năm. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học ở Đức năm 1944 về giải tích phức, Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1949. Lời giới thiệu cuốn sách Các công trình tiêu biểu (Hà Huy Khoái sưu tầm và tuyển chọn), viết: Năm 1941 Lê Văn Thiêm thi đỗ vào trường École Normale Supérieure... Tốt nghiệp École Normale Supérieure... Lê Văn Thiêm tiếp tục làm luận án tiến sỹ tại Thụy Sĩ rồi luận án tiến sỹ quốc gia tại Pháp. Ông đã từng học với những người thầy giỏi nhất thời đấy như Nevan- linna, Teichmuller, Valiron... Nhờ những kết quả xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, năm 1949 Lê Văn Thiêm nhận được một ghế giáo sư tại trường ĐHTHh Zurich, Thụy Sĩ. Ta thấy có một số mâu thuẫn trong các thông tin ở trên. Kết hợp các thông tin này chúng ta chỉ có thể đoán rằng Lê Văn Thiêm đã bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Đức năm 1944- 1945. Tuy nhiên cũng không có các bằng chứng xác thực những điều này. Một số câu hỏi được nhiều người quan tâm từ lâu như: Tại sao ông lại sang Đức?, ông có bảo vệ luận án tiến sỹ ở Đức hay không?, ông có phải là học trò của Nevan- linna hay không?... đều chưa có câu trả lời. Tháng 12/2008 một hội nghị quốc tế về Hình học phức đã được tổ chức tại trường ĐHSP Hà Nội. Tại hội nghị đã có nhiều nhà giải tích và hình học phức nước ngoài tham dự trong đó có hai Giáo sư H. Esnault và E. Viehweg đến từ ĐHTH Essen, Đức. Khi làm việc với Viện Toán học, họ rất ngạc nhiên và ấn tượng về cuộc đời và sự nghiệp của GS Lê Văn Thiêm. Sau khi trở về Đức, hai giáo sư Esnault và Viehweg đã sử dụng mọi quan hệ cá nhân cũng như uy tín của mình để tìm hiểu về GS Lê Văn Thiêm trong thời gian tại Đức. Sau nhiều cố gắng liên hệ với thư viện một số trường đại học của Đức, ngày 23/1/2009 họ đã nhận được Email của TS. U. Hunger từ phòng lưu trữ ĐHTH Gôttingen với nội dung sau: Tôi có thể chứng thực rằng Thiem Le Van (hoặc Le Van Thiem) đã bảo vệ luận án Tiến sỹ ở đây (hồ sơ bảo vệ số Math. Nat. Prom. 0728). Tên của luận án là “Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên”. Các môn thi nghiên cứu sinh (cùng với tên người chấm thi vấn đáp) bao gồm: Giải tích (Wittich), Đại số (Herglotz), Toán ứng dụng (Kaluza) và Vật lý thực nghiệm (Kopfer- mann). Phán biện chính của luận án và cũng là thầy hướng dẫn, là Hans Wittich. Buổi bảo vệ được tổ chức vào ngày 4. 4. 1945, bằng Tiến sỹ được trao vào ngày 8.4.1946. Điểm đánh giá trung bình: giỏi. Ngay khi nhận được thông báo từ GS Esnault, chúng tôi đã liên hệ trực tiếp với TS. Hunger để xin bản copy các tư liệu về GS Lê Văn Thiêm. Ông Hunger yêu cầu chúng tôi phải có giấy cho phép đọc tài liệu của GS Lê Văn Thiêm. Rất may là ông Hunger đã chấp nhận thông tin từ Wikipedia tiếng Anh về việc GS. Lê Văn Thiêm đã qua đời được hơn 10 năm là thời gian tối thiểu sau đó người lạ có quyền tiếp cận tư liệu. Nhờ các GS Esnault và GS Viehweg đóng lệ phí hộ, chúng tôi đã nhận được tất cả các tài liệu liên quan tới việc bảo vệ của GS Lê Văn Thiêm bao gồm: ·Toàn văn luận án tiến sỹ: -Đơn xin bảo vệ luận án tiến sỹ (ký ngày 29.3.1945) -Lý lịch tóm tắt (viết tay, ký ngày 24.3.1945) -Đơn xin tiến hành kỳ thi Tiến sỹ (ký ngày 29.3.1945) -Nhận xét phản biện (của H. Wittich, ký ngày 31.3.1945) -Biên bản buổi bảo vệ (bao gồm cả kỳ thi vấn đáp ghi ngày 4.4. 1945) -Bản thống kê các tài liệu liên quan tới việc bảo vệ (ghi ngày cấp bằng là 8.4.1946) -Bằng Tiến sỹ (trao cho Lê Văn Thiêm từ Lac Thien/Annam). Khi nhìn thấy bằng tiến sĩ trong đó ghi trao cho Lê Văn Thiêm từ Lac Thien/Annam, trái tim chúng tôi như nghẹn lại. Tên nước Việt Nam lúc đó chưa có và đất nước chúng ta chỉ được thế giới biết đến là 3 miền thuộc địa Tonkin (Bắc bộ), An nam (Trung bộ) và Cochinchina (Nam bộ) của Pháp. Bản Lý lịch tóm tắt của Lê Văn Thiêm cho chúng ta biết ông đã học các môn Phép tính vi phân và Phương trình vi phân, Vật lý thực nghiệm, Cơ học, Lý thuyết hàm, Giải tích cao cấp và tốt nghiệp Thạc sỹ năm 1943 tại Paris. Sau đó ông đã sang làm luận án Tiến sỹ tại ĐHTH Gottingen với học bổng của quỹ Alexander von Humboldt. Bản thống kê các tài liệu liên quan tới việc bảo vệ cho chúng ta biết Lê Văn Thiêm đã học 8 học kỳ ở Đại học Paris và 2 học kỳ ở ĐHTH Gottin- gen. Như vậy có thể nói rằng những câu hỏi về GS Lê Văn Thiêm trong thời gian 1939-1945 đã cơ bản được trả lời. Từ những tài liệu trên chúng ta có thể đưa ra một số kết luận về GS Lê Văn Thiêm trong khoảng thời gian đó như sau. Lê Văn Thiêm sang Đức năm 1943 ngay sau khi tốt nghiệp thạc sỹ và có lẽ không làm việc hay học tập ở Thụy Sỹ như ta thường nghĩ trước đây ông được Quỹ Humbold (quỹ nghiên cứu khoa học danh tiếng nhất của Đức trước kia cũng như hiện nay) tài trợ và có lẽ là người Việt Nam đầu tiên được học bổng của quỹ này. Trong cơ sở dữ liệu của Quỹ Humboldt thì người Việt Nam đầu tiên được Quỹ tài trợ trong những năm 1950. Chúng tôi đã liên lạc với Quỹ Humboldt để hỏi thông tin về Lê Văn Thiêm tuy nhiên Quỹ không tìm thấy tài liệu nào cả, có lẽ do Quỹ ngừng hoạt động trong thời gian 1945-1953. GS Lê Văn Thiêm nhận bằng tiến sỹ tại ĐHTH Gottingen, nơi được coi là trung tâm toán học thế giới trước Đại chiến Thế giới lần thứ II. Nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới như F. Gauss, G. Dirichlet, R. Dedekind, B. Riemann, F. Klein, D. Hilbert, H. Minkowski, E. Noether, H. Weyl, R. Courant... đã làm giáo sư ở đây và đây cũng là nơi đào tạo ra nhiều nhà toán học nổi tiếng cho thế giới. Chúng ta có thể tự hào là người Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ toán lại bảo vệ tại trung tâm toán học nổi tiếng nhất thế giới thời bấy giờ. Theo thông lệ nước Đức trước kia có thể coi ông Wittich là người hương dẫn luận án tiến sĩ của Lê Văn Thiêm. Trong Giải tích có Định lý Teichmuller-Wittich về ánh xạ tựa bảo giác rất nổi tiếng. Xem phả hệ các nhà toán học chúng ta thấy ông Wittich làm luận án tiến sĩ với đề tài “Một tiêu chuẩn xác định kiểu các mặt Riemann” (giống vấn đề nghiên cứu luận án của Lê Văn Thiêm) và là “học trò trực hệ” của các nhà toán học nổi tiếng Leibniz, cha con Bernoulli, Euler, Lagrange, Fourier, Dirichlet, Kronecker, Hensel, Hasse (thầy của ông Wit-tich). Tuy nhiên trong danh mục các học trò của ông Wittich không thấy có tên Lê Văn Thiêm, có thể vì ông Wittich lúc đó mới là trợ lý khoa học của ĐHTH Gottingen. Một điều thú vị là trong số các học trò của ông Wittich ta thấy có ông R. Gorenflo là người đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của nhiều nhà toán học Việt Nam. Ông Gorenno là nhà toán học nước ngoài có công trình viết chung với nhiều nhà toán học Việt Nam nhất (15 người) và là người hướng dẫn luận án của GS Đinh Nho Hào, can bộ Viện Toán học. Ngày bảo vệ của Lê Văn Thiêm chỉ cách 4 ngày trước khi quân Đồng minh chiếm được thành phố Gottingen. Đơn xin bảo vệ của ông gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức chỉ trước ngày bảo vệ 5 ngày. Điều này nói lên sự hoàn hảo của bộ máy hành chính Đức ngay cả trong lúc chính quyền sắp tan rã. Có cái lạ là tên ông Thiêm không nằm trong danh sách các luận án tiến sĩ toán bảo vệ ở Đức trong các năm 1907-1945. Theo danh sách này thì không có ai bảo vệ năm 1945 và vì vậy ông Thiêm là người cuối cùng bảo vệ tiên sĩ Toán học ở Đức trong Thế chiến lần thứ II. Ngày cấp bằng tiến sỹ và các giấy tờ liên quan cho thấy có thể ông vẫn ở Đức cho đến năm 1946 (theo một số học trò của ông nói lại thì ông từng kể chuyện ở Berlin khi Hồng Quân Liên Xô chiếm thành phố này). Cho đến nay chưa tìm thấy tư liệu nào về các hoạt động của ông trong thời gian 1945 - 1946. So sánh nội dung luận án tiến sỹ của Lê Văn Thiêm với nội dung công trình đầu tiên của ông “Một số kết quả về vấn đề kiểu của các mặt Riemann (tiếng Đức)” đăng năm 1947, chúng ta có thể khẳng định rằng công trình này mở rộng nội dung của luận án tiến sỹ. Đây cũng là công trình toán học đầu tiên của một người Việt Nam công bố trên một tạp chí quốc tế. Tìm hiểu kỹ hơn một chút về luận án có thể cho phép ta hiểu rõ thêm về thời kỳ này của GS Lê Văn Thiêm. Chẳng hạn tại trang 5 của luận án Lê Văn Thiêm có nhắc tới “Dấu hiệu Wittich” với trích dẫn tới công trình của Wittich đăng năm 1939, trong khi đó tại công trình nói trên, mục 6 trang 272, điều này được nêu là “Bổ đề Nevanlinna-wittich” với trích dẫn tới một công trình của Nevanlinna đăng năm 1940, công trình này không được trích dẫn trong luận án. Từ đây ta có thể dự đoán rằng Lê Văn Thiêm chưa hề gặp Nevanliuna cho tới năm 1945. Theo các tư liệu lịch sử thì Nevanlinna là giáo sư thỉnh giảng tại Gottingen năm 1936/37 và chỉ sang Đức một lần trong Đại chiến thế giới thứ hai vào tháng 4 năm 1943 để bàn với Chính phủ Đức về một số vấn đề quân sự. Lúc đó Lê văn Thiêm chưa hoặc mới sang Đức. Tuy nhiên, trong tiểu sử tóm tắt của ông Wittich tại cơ sở dữ liệu của Hội Toán học Đức có ghi ông Wittich đã từng là trợ lý khoa học cho Nevan-linna. Lê Văn Thiêm có lẽ không học với ông Teich- muller vì thời gian này Teichmuller làm nhiệm vụ giải mã cho quân đội Đức ở Berlin, xung phong ra trận đầu năm 1943 và chết cuối năm 1943. Cũng trong công trình nhắc tới ở trên Lê Văn Thiêm ghi địa chỉ là trường Đại học Zurich và ông cảm ơn Quỹ Jubilaumsstiftung của trường Đại học Zurich về sự hỗ trợ tài chính. Trang cuối của công trình ghi ngày gửi đăng là 2/1947. Vì vậy chúng ta có thể tin rằng Lê Văn Thiêm đã sang Thụy Sỹ trong năm 1946. Đây cũng là năm Nevan-linna nhận chức giáo sư tại Đại học Zurich. Chúng tôi không tìm thấy thông tin nào về quỹ Ju- bilaumsstiftung hiện nay để có thể liên lạc tìm hiểu thêm về GS Lê Văn Thiêm. Chúng ta có thể đoán rằng chính ông Wittich là người giới thiệu ông Lê Văn Thiêm sang Thụy Sĩ với Nevan-linna năm 1946 . Sinh thời, GS Lê Văn Thiêm vẫn nói mình là học trò của ông Nevan-linna. Nevan-linna là một nhà toán học Phần Lan nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực Giải tích phức. Ông là Chủ tịch Hội Toán học thế giới nhiệm kỳ 1959- 1962. Nevan-linna là một trong những nhà toán học đầu tiên nhìn thấy tầm quan trọng của máy tính và đã cổ súy cho việc dùng máy tính trong các trường đại học ngay từ những năm 50. Vì vậy mà Hội toán học thế giới đã lập ra giải thưởng Nevan-linna, trao 4 năm một lần cho các nhà toán học xuất sắc nhất trong lĩnh vực Tin học lý thuyết. Giải thưởng Lê Văn Thiêm Mục đích, ý nghĩa của giải thưởng Giáo sư Lê Văn Thiêm (1918-1991) là Chủ tịch đầu tiên của Hội toán học Việt Nam. Ông là nhà toán học nổi tiếng, đã có những đóng góp lớn trong nghiên cứu và ứng dụng toán học. Ông cũng là một trong những người đặt nền móng cho nền giáo dục đại học ở nước ta, là người thầy của nhiều thế hệ các nhà toán học Việt nam. Giáo sư Lê Văn Thiêm luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến việc giảng dạy toán học ở các trường phổ thông. Ông là một trong những người sáng lập Hệ thống phổ thông chuyên toán và báo Toán học và tuổi trẻ. Giáo sư Lê Văn Thiêm đã được Nhà nước tặng Huân chương độc lập hạng nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Giải thưởng Lê Văn Thiêm do Hội toán học Việt nam đặt ra nhằm góp phần ghi nhận những thành tích xuất sắc của những thầy giáo và học sinh phổ thông đã khắc phục khó khăn để dạy toán và học toán giỏi, động viên học sinh đi sâu vào môn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển lâu dài của nền khoa học nước nhà. Giải thưởng Lê Văn Thiêm cũng là sự ghi nhận công lao của Giáo sư Lê Văn Thiêm, một nhà toán học lớn, một người thầy đã hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Hình thức khen thưởng Người được giải thưởng sẽ được Hội Toán học Việt Nam cấp một giấy chứng nhận, một huy chương và một khoản tiền. Một phần tiền trong quỹ ban đầu để thành lập Giải thưởng là do Phu nhân của cố Giáo sư Lê văn Thiêm tặng, trích từ tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh của cố Giáo sư. Ngoài ra, tiền để giành cho Giải thưởn gốc được nhờ sự ủng hộ tự nguyện của các nhà toán học và một số tập thể, cơ quan nhiệt tình với việc khuyến khích thầy và trò phổ thông dạy và học tốt môn toán. Đối tượng xét thưởng Giải thưởng được trao hàng năm cho một hoặc hai thầy giáo dạy toán ở PTTH và 2-4 học sinh PTTH. Các thầy giáo được giải là những người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong giảng dạy môn toán. Chú trọng những thầy giáo lâu năm trong nghề, những thầy giáo công tác ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Một đến hai giải giành cho học sinh được tặng cho học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các kỳ thi toán quốc gia và quốc tế. Một đến hai giải khác được trao cho học sinh đã khắc phục nhiều khó khăn trong học tập và đạt thành tích xuất sắc trong môn toán.
|