|
giáo sư Ngô Bảo Châu |
12 giờ 55 phút ngày 19 tháng 8 năm 2010-Thời điểm vang danh một nhà toán học Việt Nam với giải toán học Fields
Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields Cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong bốn nhà toán học giành giải Fields hôm nay. Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - cho Ngô Bảo Châu lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội). Giáo sư Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này. Với sự kiện này, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học đoạt giải này. "Ngô đã đưa ra sự chứng minh sáng sủa về 'bổ đề cơ bản', là phần quan trọng trong tầm nhìn về toán học mà Robert Langlands - công tác tại viện nghiên cứu Princeton, New Jersey, đưa ra từ những năm 1960", lời giới thiệu của Liên minh Toán học quốc tế có đoạn. "Chương trình Langlands kết nối mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Như chính tên gọi của nó, bổ đề cơ bản tuy chỉ là một vấn đề kỹ thuật, nhưng nó đã gây lúng túng cho nhiều nhà toán học suốt nhiều thập kỷ qua. Thành tựu đột phá của Ngô giúp các nhà khoa học khác tiến lên trong việc chứng minh cả Chương trình Langlands". Thành tựu của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí uy tín Time của Mỹ đánh giá là một trong 10 phát kiến khoa học quan trọng nhất của năm 2009. Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng. Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp). Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad và có khoảng 3.000 nhà toán học khắp thế giới tham dự. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu. | Bà Pratibha Patil-Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields-giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS. Ngô Bảo Châu. |
Con đường khoa học của Giáo sư Ngô Bảo Châu Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới. -Giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972, từng học khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. | GS. Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Trong ảnh: PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền và con trai Ngô Bảo Châu năm 1972. (Ảnh tư liệu) |
-Mùa hè 1988, anh tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này. | Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường thực nghiệm Giảng Võ và Trường THCS Trưng Vương, sau đó học tại khối chuyên toán trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Anh đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán học Quốc tế tại Australia (năm 1988) và tại Cộng hoà Liên bang Đức (1989). Anh cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic toán quốc tế. Trong ảnh: Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. (Ảnh: VnMedia) |
-Vào năm 2004 anh đã nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay, Mỹ dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một hoặc hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này. | Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Đại học Chicago (Mỹ) năm 2001. (Ảnh tư liệu) |
-Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách cho phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam. | Nhà toán học Ngô Bảo Châu (phải) nhận bằng giáo sư kiêm chức tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngày 13/4/2006. (Ảnh: KH & ĐS online) |
-Sau khi nhận giải thưởng Clay, anh được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton của Mỹ mời sang làm việc. Viện này là nơi quy tụ nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields. Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu vào năm 2007 và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 2008. | GS. Ngô Bảo Châu (hàng đầu, bên phải) nhận Giải thưởng Nghiên cứu Clay năm 2004. (Ảnh: KH & ĐS online) |
-Năm 2008, anh đưa lên arxiv một chứng minh bổ đề cơ bản cho các đại số Lie; -Năm 2009, kết quả chứng minh bộ đề cơ bản Langlands của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất thế giới năm 2009. -Ngô Bảo Châu là Giáo sư Toán tại Đại học Paris 11 và làm việc tại Viện nghiên cứu Princeton, New Jersey. Từ 1/9/2010, anh sẽ làm giáo sư tại khoa Toán trường đại học Chicago của Mỹ. -Anh được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Hội nghị Toán học Thế giới tổ chức vào tuần tới ở Ấn Độ. Trong hội nghị này, tên của (các) nhà toán học được trao giải thưởng Fields Medal sẽ được công bố. -Fields Medal là giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới, thường được ví như "Nobel toán học". Giải thưởng này do Hội nghị toán học quốc tế trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ - dưới 40 tuổi - có thành tựu đặc biệt. GS. Ngô Bảo Châu: Từ cậu hoc sinh chuyên toán đến chủ nhân Giải Fields Khoảnh khắc hàng triệu con tim Việt Nam mong chờ đã đến, cái tên Ngô Bảo Châu đã được xướng lên tại lễ trao giải thưởng danh giá Fields. GS.Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh giải thưởng cao quý, được xem như giải Nobel trong lĩnh vực toán học này. Cùng Dân trí điểm lại những hình ảnh của GS. Ngô Bảo Châu từ hồi thơ bé, khi là cậu học sinh chuyên Toán đến lúc trở thành chủ nhân Giải Fields năm 2010: Thời thơ ấu của Ngô Bảo Châu Khi còn bé, tài năng toán học Ngô Bảo Châu từng phải uống sữa quá hạn sử dụng và anh thường xuyên rửa bát, quét nhà, giúp mẹ làm thêm. Trò chuyện với VnExpress, mẹ của Bảo Châu là Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền đã kể những câu chuyện về thời khó khăn khi anh còn thơ bé, chuyện học toán và cả tình yêu của người con trai tài năng. Câu chuyện bắt đầu với đề tài bổ đề cơ bản trong “Chương trình Langlands” của Ngô Bảo Châu – công trình được tạp chí Time xếp vào danh sách “10 phát hiện khoa học tiêu biểu năm 2009”. Theo tiến sĩ Hiền, giáo sư Bảo Châu không coi nghiên cứu của anh là “bom tấn”, “kỳ tích” hay “vĩ đại” như lời một số báo ca ngợi. Vị giáo sư 37 tuổi cũng không muốn người ta gọi anh là nhà toán học “xuất chúng nhất” hay “hàng đầu thế giới”. Quan điểm của Bảo Châu là không nên chú trọng quá mức tới lời khen, bởi chẳng ai trở nên thông minh hơn vì được tán dương. Bảo Châu sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước còn khó khăn. Khác với trẻ em ở các thành phố thời nay, anh thường xuyên phải uống sữa quá hạn sử dụng, người mẹ kể. Những bữa cơm của gia đình anh cũng đạm bạc như bao gia đình khác. Tuy chỉ có một cậu con trai duy nhất, mẹ và cha anh - tiến sĩ Ngô Huy Cẩn - không hề cưng chiều Bảo Châu. Anh luôn bị phạt nếu mắc lỗi và cũng thường xuyên rửa bát, giặt quần áo cũng như giúp mẹ làm thêm để tăng thu nhập. Giống như nhiều học sinh ham học khác, Bảo Châu không bao giờ để bố, mẹ nhắc nhở việc học bài. Trên thực tế phó giáo sư Hiền chỉ thường xuyên giục con … ngủ sớm để bảo vệ sức khỏe. Quãng thời gian học ở Trường thực nghiệm Giảng Võ ở Hà Nội có ảnh hưởng tích cực tới cách học của Bảo Châu, giúp anh hình thành cách tư duy phản biện, độc lập và sáng tạo. Mỗi khi mượn hay mua được một cuốn sách toán, Bảo Châu thường giải lần lượt từng bài tập từ đầu đến cuối. Đối với các môn khác, anh cũng không học theo kiểu nhồi nhét hay nhớ từng câu chữ. Cậu học sinh Bảo Châu hiếm khi xem tivi vì anh không thích. Thói quen này vẫn được duy trì tới tận bây giờ. Trong thời gian sống tại Pháp và Mỹ, anh không sử dụng dịch vụ truyền hình cáp để ba cô con gái có nhiều thời gian hơn cho việc học. Vào buổi tối thứ sáu hàng tuần Bảo Châu cho con xem băng video để thư giãn. "Cô thường nói đùa rằng ba cô con gái của Châu sống như binh sĩ trong trại lính. Mẹ các cháu cũng nói vậy. Các cháu được chiều khi sống cùng ông bà ngoại ở Hà Nội, song khi trở lại Pháp thì phải vào khuôn khổ vì anh chị không có nhiều thời gian để chiều chuộng con. Châu bảo các kênh truyền hình Mỹ không có lợi cho trẻ em vì toàn chiếu những chương trình quảng cáo. Vì thế anh không khuyến khích các cháu xem tivi kể từ khi sang Mỹ", tiến sĩ Hiền kể. Sau khi tài năng toán của Bảo Châu được phát hiện, các thầy giáo đã dành nhiều thời gian cho việc bồi dưỡng anh. Trong số những người đó có giáo sư, tiến sĩ khoa học Lê Tuấn Hoa – hiện là Phó viện trưởng Viện Toán học và chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. Tuy đam mê toán và chăm chỉ làm bài tập, Bảo Châu không học theo kiểu “quên ăn quên ngủ”. Anh vẫn dành thời gian để đá bóng, đọc truyện, nghe nhạc, chơi đàn violon, đánh cờ tướng hay giúp mẹ làm việc nhà. Dù nhiều chuyên gia toán đánh giá cao tài năng của Bảo Châu, phó giáo sư Hiền chưa bao giờ nghĩ con thuộc diện “xuất chúng” hay “thần đồng”. Bà cho biết, khi học chuyên toán, lực học của anh ngang bằng so với nhiều bạn cùng lớp. Khi Bảo Châu giành điểm tuyệt đối 42/42 trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế khi mới 16 tuổi, bà mừng vì thành tựu của con, song vẫn không nghĩ sau này anh sẽ trở thành một nhà toán học tầm cỡ thế giới. Điều thú vị là Bảo Châu cũng tin vào yếu tố tâm linh trong việc thi cử. Trước ngày thi anh thường tới chùa. Ngoài ra anh thích được ông ngoại đưa đi thi và đón về vì có vẻ như ông đem lại sự may mắn. Trong những kỳ thi cậu học sinh Bảo Châu luôn mang theo một lọ penixilin đựng nước sâm. Tiến sĩ Hiền kể rằng hồi ấy bà làm tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương nên được ưu tiên mua những mẩu sâm bé xíu rẻ tiền. Vào phòng thi, sau khi đọc đầu bài Bảo Châu lôi lọ nước sâm ra và uống. Sự hiện diện của lọ nước sâm khiến anh cảm thấy vững tâm hơn trong quá trình làm bài. Bảo Châu lập gia đình ở tuổi 22 với người bạn gái học cùng chuyên toán thời phổ thông. Gia đình giúp anh cân bằng cuộc sống tinh thần với việc nghiên cứu khoa học. Bảo Châu cũng gặp nhiều khó khăn sau khi kết hôn. Tại Đại học Paris 11 anh nhận mức lương 3.000 EUR mỗi tháng, nhưng hàng tháng phải chi 1.500 EUR để trả tiền thuê nhà. Ba cô con gái của anh đều được ông bà nội nuôi tại Hà Nội khi các cháu khoảng một, hai tuổi vì bố mẹ chúng không có nhiều thời gian chăm sóc và không có người giúp việc. Khi được 4-5 tuổi các cháu lại sang Pháp để đoàn tụ với bố mẹ. Trong mấy năm qua anh hợp tác chặt chẽ với Viện Toán học để nâng cao hoạt động đào tạo toán bậc cao về cả chất lượng và số lượng. Bảo Châu đã mời nhiều giáo sư toán tại Pháp sang Việt Nam để giảng dạy cho Viện Toán học và bản thân anh cũng tham gia giảng dạy. Ngoài ra anh còn liên hệ với một số trường đại học Pháp để các học viên cao học toán có thể tiếp tục học tại những trường đó sau một năm học ở Viện Toán học. Bảo Châu đang ấp ủ đề án thành lập một viện nghiên cứu đặc biệt giống ở Hàn Quốc. Đó sẽ là nơi mà các nhà khoa học có thể toàn tâm toàn ý với việc nghiên cứu mà không phải lo toan những vấn đề vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày. Bảo Châu không coi tiền bạc và tiếng tăm là ưu tiên hàng đầu trong cuộc đời. Anh chỉ muốn có một cuộc sống bình thường, giản dị và được làm công việc yêu thích. Châu nói với mẹ rằng, nếu kiếm được nhiều tiền hơn mức cần thiết, anh sẽ sử dụng phần dôi dư vào hoạt động từ thiện, chẳng hạn như giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi hoặc tật nguyền tại Việt Nam. 'GS Ngô Bảo Châu - niềm tự hào của Việt Nam' Giọng xúc động khi trả lời VnExpress, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng, với giải Fields GS Ngô Bảo Châu đã trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam. Thầy giáo, bạn bè và những người yêu Toán cũng đang ngây ngất với chiến thắng của anh. | Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo Hội đồng chức danh GS Nhà nước tới thăm gia đình GS Ngô Bảo Châu chiều 8/8/2010. (Ảnh: Hồng Hạnh) |
Trao đổi với VnExpress, Thứ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, thành tích của giáo sư Bảo Châu sẽ là tấm gương, là động lực lớn cổ vũ, khuyến khích các nhà khoa học trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học cơ bản phấn đấu học tập, nghiên cứu. Ông Quân bày tỏ mong muốn giáo sư Bảo Châu sẽ dành thời gian giúp đỡ đào tạo thế hệ trẻ, đồng thời làm cầu nối giữa các nhà khoa học Việt Nam và thế giới. Thứ trưởng Quân cũng khẳng định, Chính phủ, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho các nhà khoa học trẻ thông qua Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ quốc gia trong công tác nghiên cứu khoa học cơ bản, định hướng ứng dụng. GS TSKH Trần Văn Nhung cho biết, từ 2-3 tháng nay, ông luôn có cảm giác ngất ngây trước việc Ngô Bảo Châu có thể giành giải thưởng lớn này. "Nhiều người ví đây với giải Nobel nhưng giải thưởng Fields chỉ dành cho người dưới 40 tuổi, còn giải thưởng Nobel thì có thể 70-80 tuổi vẫn đoạt được. Anh Châu là người thứ 4 có quốc tịch châu Á (3 người Nhật Bản, một người Việt Nam) đoạt giải. Trước đó cũng có 2 người gốc Hong Kong và Trung Quốc, nhưng quốc tịch lại ở Mỹ và Australia", GS Trần Văn Nhung nói. | Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (ngoài cùng bên trái) tặng hoa GS. Ngô Bảo Châu và mẹ anh chiều 8/8/2010. (Ảnh: Thu Phương) |
Theo GS Nhung, việc Ngô Bảo Châu đoạt giải là hoàn toàn xứng đáng bởi đã chứng minh được bổ đề cơ bản. "GS Châu như một tổng công trình sư bắc được nhịp cầu giữa nhiều bến bờ xa lạ. Lâu nay mọi người vẫn tin là điều đó đúng nhưng chưa thể chứng minh, và GS Châu đã làm được", ông Nhung nói. "Việc GS Châu đoạt giải là niềm tự hào của giới khoa học, giới Toán học Việt Nam, dân tộc Việt Nam và chứng minh chủ trương mở các lớp chuyên là hoàn toàn đúng đắn. Và chính Ngô Bảo Châu từng nói, nếu không có trường chuyên lớp chọn thì không thể có kết quả của anh cũng như những người khác", nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Văn Nhung nhấn mạnh. Tự hào về việc chủ nhân của giải thưởng Fields 2010 là "người Việt Nam, gen Việt Nam và cất cánh từ Việt Nam", GS Nhung cho biết thêm, năm 1988-1989 cậu học sinh khối chuyên Toán của ĐH Tổng hợp Hà Nội 2 lần vô địch Toán thế giới. Sau khi được thầy giáo người Việt Nam dạy dỗ, Ngô Bảo Châu tiếp tục được Pháp và Mỹ đào tạo thêm. "Dù anh Châu được đào tạo ở Pháp hay Mỹ, tôi vẫn tin và tự hào vào trí tuệ Việt Nam. Nhưng nếu đất nước có nhiều thanh niên giỏi thì phải có cơ chế chính sách, lãnh đạo thế nào để phát huy chứ không phải chỉ say sưa, ru ngủ với thành tích này", Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước bày tỏ. Túc trực bên máy vi tính suốt buổi trưa và chờ đợi việc xướng tên người học trò tài năng của mình, giáo sư Nguyễn Văn Mậu vui sướng cho biết, thành tích của Ngô Bảo Châu là niềm tự hào khôn tả của dân tộc cũng như của cả châu Á. Giáo sư Nguyễn Văn Mậu là người trực tiếp phụ trách đội tuyển Olympic Toán Việt Nam thời điểm Châu đi thi. Nhìn nhận toàn bộ quá trình Bảo Châu trưởng thành, giáo sư Mậu khẳng định, thành công của Châu không phải tự nhiên mà có mà đó là cả quá trình rèn luyện lâu dài. "Bảo Châu có tài năng, học hành bài bản, lại được gửi tới những trung tâm Toán học lớn của thế giới, gặp thầy giỏi. Không phải đơn giản mà hội tụ được các yếu tố này nên việc Châu được vinh danh là tất yếu", giáo sư nói. Giáo sư Mậu cũng cho rằng, sau sự kiện này, Toán học Việt Nam sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, xây dựng và gia nhập các trường phái Toán học trên thế giới. Chiều 19/8, ngôi nhà 4 tầng nằm sâu trong ngõ 12 Đào Tấn (Hà Nội) của gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu khóa cửa. Hai ông bà Ngô Văn Cẩn và Trần Lưu Vân Hiền đã sang Ấn Độ tham dự lễ trao giải thưởng của con trai. Khi nhắc đến Ngô Bảo Châu và giải thưởng mà anh đạt được, ngay cả người bán hàng nước, rồi người hàng xóm đối diện với nhà ông bà Cẩn đều bày tỏ sự ngưỡng mộ. Ông Văn Đình Hải, 75 tuổi, bán nước ở đầu ngõ cho biết, Châu rất giống bố mẹ ở lối sống giản dị, khiêm nhường. "Sống ở nước ngoài, mỗi độ hè về, cậu ấy lại đưa vợ con về chơi khoảng nửa tháng. Chiều chiều mấy bố con dắt nhau dạo chơi. Họ rất giản dị, chưa bao giờ thấy đi xe máy hay ôtô, toàn đi bộ về nhà. Biết tin Châu đoạt giải cả xóm ai cũng tự hào", ông Hải nói. Và như đón trước sự kiện này, 2 ngày trước khi người Việt Nam đầu tiên được xướng tên nhận giải Fields, hôm 17/8, Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học đến năm 2020. Với số tiền 651 tỷ đồng, Chính phủ kỳ vọng trong vòng 10 năm nữa thứ hạng Toán học Việt Nam sẽ nhảy tư bậc 50 hiện nay lên hạng 35-40, và đóng góp nhiều hơn nữa vào kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. | GS. Ngô Bảo Châu giảng dạy tại ĐH Quốc gia Hà Nội trong chuyến về nước mới đây. (Ảnh: Đất Việt) |
Và sau phút đăng quang, hàng trăm ý kiến chia vui cùng Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu Tự hào quá !!! Xúc động quá! Tự hào quá anh Châu ơi! Chúc mừng anh, chúc mừng Việt Nam ta!!! (Thanh Hoan); Tự hào hai tiếng " Việt Nam". Việt Nam cần những con người như anh để thay đổi đất nước, những người trẻ tuổi chúng tôi hiện nay luôn mong có những con người như anh để tự hào và để phấn đấu, mong rằng anh sẽ đóng góp sức lực để xây dựng Việt Nam chúng ta ngày càng lớn mạnh ! Chúc anh và gia đình luôn luôn mạnh khoẻ ! (đăng nam) Xin chúc mừng bố mẹ của Giáo sư Ngô Bảo Châu. Xin chân thành chúc mừng Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền. Hai bác thực sự đã sinh ra 1 người con tuyệt vời của tổ quốc; người làm rạng danh non sông Việt Nam (Hoàng Ngọc Chí); Niềm tự hào dân tộc. Xin chúc mừng Anh Ngô Bảo Châu, một người con ưu tú, niềm tự hòa của cả dân tộc Việt Nam. Thật hạnh phúc khi là người Việt Nam, (tên anh : Bảo Châu: Bảo ngọc, Châu báu đất nước con rồng cháu tiên) (nguyen van thong); Ngô Bảo Châu - Tài sản quý của nhân loại. Trí tuệ của Giáo sư Ngô Bảo Châu không chỉ là tài sản quý của Việt Nam mà còn là tài sản quý của nhân loại. Với ý nghĩa đó, xin Giáo sư hãy ở lại Mỹ để có thêm những cống hiến cho nhân loại (Nguyễn Hùng); Chúc mừng Ngô Bảo Châu. Sau nhiều ngày hồi hộp chờ đợi kết quả thì cuối cùng ngày hôm nay giải thưởng Fields cũng đến với Gs Ngô Bảo Châu và dân tộc Việt Nam. Đây thật sự là một kết quả tuyệt vời. Xin chúc mừng Gs Châu và toàn thể người Việt Nam! (Ho Trung Tinh); Chúc mừng anh Ngô Bảo Châu! Chúc mừng anh Châu vì thành công hôm nay, anh đã làm rạng rỡ hơn cho con người Việt Nam ta.Vinh dự và hạnh phúc quá...(P.H ); Tự hào! Sau đúng 65 năm, lại có thêm một ngày 19-8 vĩ đại ! (phạm huy); Phần thưởng. Chúc mừng GS Ngô Bảo Châu đã nhận được phần thưởng danh giá trong toán học, và cũng cảm ơn anh đã trao cho chúng tôi phần thưởng đó là niềm tự hào dân tộc ( Nguyễn Đức Cường ); Trên cả tuyệt vời. Quá tuyệt vời! Thật tự hào và hạnh phúc với những gì mà người VN đã và đang làm được, đặc biệt là hôm nay GS Ngô Bảo Châu đạt giải Fields. Chúc mừng GS, ngàn lần xin chúc mừng !!! ( Nguyễn Quốc Bảo ); Mừng không tả nổi...Mong chờ tin này từ hôm qua rồi. Giờ đọc được tin này vui ko thể tả nổi. Chúc mừng giao sư Ngô Bảo Châu và gia đình giáo sư! Hi vọng VN sẽ có nhiều giải thưởng kiểu này nữa để các thế hệ đàn em nhìn thấy tấm gương sáng mà noi theo. Xin chúc mừng Việt nam. Việt nam muôn năm !!! (Le Anh Tuan); Vui qúa Việt nam ơi. Đúng là một niềm vinh dự cho Việt nam chúng ta. Nhưng bên cạnh vinh dự đó hi vọng Giáo sư sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho toán học nước nhà (Nguyễn Văn Ngọc ); Rưng rưng tự hào. Khoảnh khắc anh Ngô Bảo Châu nhận giải Fields là khoảnh khắc rất tuyệt vời của những người Việt Nam, trong mỗi người chắc hẳn đều dâng lên niềm xúc động và tự hào dân tộc. Cảm ơn anh ! ( Nguyen An ); Tự hào và buồn. Đọc hết bài báo này em rất tự hào đó là điều không thể bàn cãi. Nhưng em buồn là trong nhưng comment là có một số người có tư tương sính ngoại, như tiêu biểu là bạn "vũ tiên, bùi ngọc hoàng...". Các bạn nói đó là thành quả của nền văn mình nước ngoài tôi thật không đồng ý vì nếu như bạn nói tại sao hầu hết những người sinh ra lớn lên trong nền văn minh đó lại không làm được phải chờ tới con người Việt Nam mình mới làm được ? Như Ấn Độ đó bạn thử tìm hiểu coi hầu hết chuyên gia lập trình của họ đều tu nghiệp bên mỹ đó thì sao, và tôi đồng ý với một bạn sự thành công này là kết tinh của nên giáo dục Việt nam và Pháp vì nền tảng cho những thành công này là xuất phát của việt nam và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của riêng giáo sư. Vấn đề cốt lõi của thành công là con người là tinh thần là trí tuệ là truyền thống ham học hỏi của con người việt nam. Em xin chúc mừng giáo sư. Anh và bố em là 2 thần tượng của em. Chúc mừng anh ! (Nguyễn Văn Đức); Ngẩng cao đầu, tự hào là người Việt Nam. Chúc mừng anh! ( Vũ Xuân Hiệu ); Tự hào Việt Nam! Xin chúc mừng giáo sư trẻ Ngô Bảo Châu. Tôi cũng là người học tốt khối A, những bài toán hình học, toán lượng giác, đại số,...mỗi lần hoàn thành một bài toán là một lần thú vị. Tôi và những người dân Việt Nam mong rằng giáo sư sẽ tiếp tục cống hiến cho nền toán học thế giới, hướng về đất nước để giúp đào tạo những thế hệ trẻ Việt Nam tiếp nối con đường vinh quang của mình ( Trần Xuân Hải ); Niềm tự hào của người Việt ! Anh đúng là niềm tự hào của toàn thể người dân nước Việt. Chúng tôi sẽ noi thương tấm gương của anh. Chúc anh mãi mạnh khỏe để đóng góp cho nền khoa học Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung (Nguyen Phong); Con Rồng Cháu Tiên. Thật tự hào vì mình là người Việt Nam. Đây là một chiến công lẫy lừng để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Một Con rồng nữa lại cất cao bầu trời Việt Nam (David Lee ); Tấm gương sáng. Xin gởi lời chúc mừng đến anh. Tấm gương của anh sẽ mãi sáng để những người trẻ tuổi như chúng em noi theo (yensaotanphat); Vô cùng cảm phục! GS Ngô Bảo Châu - Niềm tin của dân tộc, niềm tự hào của Việt Nam. Vô cùng cảm phục (trang tran); Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội. Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này. Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Năm 2004, anh và giáo sư Gerard Laumon - người thầy của anh - cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này. Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. Hiện nay anh là giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Một năm sau đó, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai người Việt Nam ở nước ngoài, giáo sư F. Phạm và giáo sư Dương Hồng Phong. Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ bình chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L'IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành. Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội). Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010. Giáo sư Ngô Bảo Châu với lời mời từ phía Việt Nam Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về toán. Phó thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu - nhà toán học trẻ đầy triển vọng, có uy tín trong giới toán học thế giới. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng các tài năng khoa học, các trí thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Giáo sư Ngô Bảo Châu. Thay mặt Chính phủ và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Phó thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về sinh hoạt cũng như phương tiện, môi trường làm việc, vị trí công tác để các tài năng toán học như Giáo sư Ngô Bảo Châu được phát huy, góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới. Ngô Bảo Châu cho rằng Chính phủ nên có chiến lược thu hút nhân tài. "Khi trở thành một nhà toán học, tôi thấy mình càng phải có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước. Theo tôi, Chính phủ nên lập một Ban cố vấn có chiến lược thu hút người tài để nhiều nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài có thêm nhiều cơ hội đóng góp cho đất nước”, báo CAND dẫn lời giáo sư.
|