|
GS. Đặng Văn Ngữ |
GS. Đặng Văn Ngữ - người dành trọn đời cho ngành Ký sinh trùng Việt Nam
Nhân dịp ngày Hiến chương Nhà giáo 20-11-2010. Ban Biên tập Website xin trích đăng những mẩu chuyện nhỏ về Giáo sư Đặng Văn Ngữ-một trong những Người Thầy kiệt xuất của chuyên ngành Ký sinh trùng cũng như nền Y học Việt Nam để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và học tập. Tiếng học bài ngày đêm “chi chi giả giả” của một nho sinh hiếu học, có thể sánh với tiếng ve kêu ròng rã ngày đêm trên tàng cây rợp bóng ở huế. Học để đi thi. Dù tóc đã bạc, mắt đã mờ nhưng ông vẫn quyết lập thân bằng con đường khoa cử. “không không danh thà nát với cỏ cây”, bậc túc nho Nguyễn Công Trứ đã từng nói thế. Nhưng …bao nhiêu dự định cho tương lai mở ra trong đầu, bao nhiêu hăm hở chờ ngày lai kinh ứng thí bỗng phút chốc tan tành mây khói. Theo lệnh của thực dân Pháp, ngày 14/6/1919 triều đình nhà Nguyễn đã chỉ dụ tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn các trường chữ Nho và thay vào đó bằng hệ thống trường Pháp - Việt. như vậy khoa thi cuối cùng ở Trung Kỳ diễn ra năm 1918. Ông đồ Nho bất đắc chí, đem hét sách vở của thành hiền treo lên xó bếp, từ đó chuyển sang nghề xắt thuốc lá , làm kẹo mức để cho vợ gánh bán rong ở những vùng quê ngoại thành Huế. Ông tự nhủ, mình không học được nữa thì cố gắng nuôi con mình học để nối chí cha mình. Con trai của ông chính là Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu Huế. Dù nghèo, nhưng năm con ông 15 tuổi, vợ chồng ông cũng cố gắng gởira Vinh để học trường Quốc học. Không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, cậu đã thi đỗ bằng sơ học yếu lược. Sau đó trở về Huế, cậu tiếp tục trường dòng và là một trong hai người đỗ bằng Thành Chung. Một buổi sáng trời thu xanh biếc, cậu bịn rịn chia tay cha mẹ lên xe lửa ra Hà Nội học trường Bưởi. Hình ảnh người cha còng lưng xắt thuốc và gương mặt tảo tần của mẹ đã động viên Đặng Văng Ngữ quyết chí học thật giỏi. Ông tốt nghiệp tú tài rồi theo đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1936, ông bảo vệ thành công luận án “Góp phần nghiên cứu về lâm sàng và bệnh tỵ căn các áp xe gan ở Bắc Kỳ”. Ông nhận bằng bác sĩ y khoa năm 1937. Vì học giởi nên cậu được giữ lại làm trợ lý cho giáo sư Henri Galliard-một nhà ký sinh trùng học nổi tiếng, đồng thời cũng là hiệu trưởng nhà trường. Luận án “Mưng mủ ở gan do amip” đã cho thấy Đặng Văn Ngữ có được phẩm chất cần thiết của người nghiên cứu khoa học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu lao vào nghiên cứu. Năm 1941, nhà nấm học Nhật Bản là giáo sư Massuo Ota sang Hà Nội đã dạy ông nghiên cứu nấm học. Sự chịu khó, miệt mài bất kể giờ giấc của ông khiến Massuo Ota hài lòng. Mọt hôm giáo sư Henri Galliard cho gọi lên và bảo: Trường Đại học y khoa Hà Nội được chọn một bác sĩ giỏi nhất, xứng đáng đại diện cho nền y học của Pháp ở Việt Nam, đi đào tạo tại Nhật. Nói xong giáo sư Henri bất ngờ buông một câu ngắn gọn: Anh có đủ điều kiện trên nên tôi chọn anh! Tin vui này đến với Đặng Văn Ngữ rất đột ngột. Chuyến tàu Otaoa rời cảng Hải Phòng vào một buổi sáng sương mù rét lạnh, từ từ rẽ sóng ra khỏi….đến Nhật Bản,…. Giáo sư bác sĩ-Anh hùng liệt sĩ Đặng Văn Ngữ Giáo sư, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910-1967), là một bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam. Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông cùng học Đại học Y khoa Đông Dương với các bác sĩ nổi tiếng khác của Việt Nam thời đó như: Tôn Thất Tùng, Trần Duy Hưng. Cứ hằng năm, ngành ký sinh trùng Việt Nam đã tiến hành tổ chức hội nghị chuyên ngành ký sinh trùng-côn trùng đúng vào ngày giỗ của ông như một ngày vừa ôn lại các kỷ niệm và nhắc nhở về một người Thầy, người Anh, người đồng nghiệp suốt đời hiến dâng trọn đời mình cho công tác nghiên cứu khoa học và chữa bệnh cứu người. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2010, chúng tôi xin tổng hợp một số tư liệu mà những người thuộc thế hệ đàn em, đồng nghiệp, đặc biệt là con trai của cố giáo sư Đặng Văn Ngữ đã viết về cha mình. Đôi nét về tiểu sử giáo sư Đặng Văn NgữĐặng Văn Ngữ quê làng An Cự ngoại thành cố đô Huế tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông sinh ngày 4 tháng 4 năm 1910. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Năm 1942 ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiên Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc nước Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. Năm 1955 ông sáng lập ra Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Trong kháng chiến chồng Mỹ, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam. Năm ngày 1 tháng 4 năm 1967, ông đã mất trong một trận Mỹ ném bom B52, tại một địa điểm trên dãy Trường Sơn thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi đang nghiên cứu căn bệnh sốt rét. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về lĩnh vực Y học. Tên của ông còn được đặt cho một tuyến phố thuộc phường Trung Tự, Hà Nội.Ngoài ra tên của ông còn được đặt tên cho 1 trường cấp 2 ở phường phú bình, tp Huế. GS. Đặng Văn Ngữ sinh ra tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, sống bằng việc buôn bán nhỏ. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là một học sinh xuất sắc, luôn luôn tìm tòi khám phá những điều mới lạ. Do hoàn cảnh gia đình, việc học hành của ông cũng phải “nay đây mai đó”. Ông học tiểu học ở Vinh, trung học lại ở Huế. Ông học giỏi, đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp năm đó nên dù hoàn cảnh không mấy dư dật nhưng gia đình vẫn cố gắng thu xếp để ông ra Hà Nội học tiếp. Năm 1930, ông đỗ cả tú tài bản xứ lẫn tú tài Pháp, nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương. Với thành tích học tập của mình ngay sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa (năm 1937), ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm phụ giảng cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Hiệu trưởng của Trường Y - Dược lúc đó. Chắc ông cũng không ngờ rằng, cuộc đời của ông đã được quyết định từ đây, lĩnh vực “Ký sinh trùng” sẽ theo ông trọn cả cuộc đời. Thời gian này, ông còn hợp tác với bạn bè mở một phòng thí nghiệm đa khoa mang tên Lucac Championière - tên một giáo sư người Pháp đã chết vì bệnh khi làm việc tại Việt Nam. Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược. Với cương vị này, ông đã dành toàn bộ thời gian cho nghiên cứu khoa học. Trong suốt thời gian đó, ông đã công bố 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới và khu vực. Năm 1936, ông đã phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Phát hiện này đã gây một tiếng vang lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Chu kỳ tiến hóa của loài này cũng được ông tìm hiểu, bằng thực nghiệm ở loài Bythinia chaperi và B.longicoris (1938). Ông nghiên cứu sự tiến hóa theo mùa của giun chỉ Diofilia immitis ký sinh ở muỗi Aedes hết sức tỉ mỉ và chính xác. Cũng với phong cách tỉ mỉ, cẩn trọng trong nghiên cứu về nấm, ông đã được giáo sư người Nhật - Masuo Ota từng cộng tác với ông nhận xét: ông thực sự là nhà nấm học giỏi của châu Á. Hơn hẳn các nhà khoa học người Pháp nghiên cứu trước, GS. Đặng Văn Ngữ đã dành nhiều công sức điều tra về phân bố, sinh thái, sự gây bệnh của các loài ký sinh - một công việc mà bất kỳ ai muốn dành cả cuộc đời cho sự nghiệp thanh toán các bệnh ký sinh trùng cho nước mình đều phải làm. Khi điều tra muỗi, ông đã phát hiện ra loại muỗi chưa từng biết và đặt tên là “muỗi A-nô-phen Bắc Kỳ”. Hoặc khi điều tra về nấm, ông đã phát hiện giống Piedraia hortai ở Việt Nam, mà trước đó người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi. Một giống Erytrema mới, chưa hề biết, ký sinh ở tụy trâu bò cũng được ông phát hiện và đặt tên: Erytrema tokinensis N.sp (1942)... Do có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực y học, năm 1943, ông được chọn đi du học ở Nhật với tiêu chuẩn “là người có trình độ cao, hiện đại, xứng đáng cho nền Y học của Pháp tại Việt Nam”. Từ năm 1943 đến cuối năm 1948, ông học tập và làm việc tại Nhật. Ông đã học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo, về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo. Trong năm 1947 - 1948, ông nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân Y viện 406 của Mỹ ở Nhật Bản. Trong thời gian trên, vừa làm vừa học, ông đã được tiếp xúc với khoa học y học của Nhật và của Mỹ có đầy đủ thông tin và trang bị hơn ở Hà Nội rất nhiều. Được sự khuyến khích của Giáo sư Ota, sau khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, ông cũng tìm ra giống nấm sản xuất ra penicillin và có lẽ đó là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo, ông đã công bố 4 công trình giá trị: “Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao”(1947); “Xác định công thức kháng nguyên Salmonella”(1945); “Đặc điểm tiến hóa của D.mansoni” (1943) và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch để chuẩn đoán. Cũng trong thời gian trên có nhiều lực thu hút ông như người Pháp, người Nhật, người Mỹ đều muốn sử dụng tài năng của ông. Nhưng ông luôn nghĩ mình là người Việt Nam, cần phải làm gì cho Tổ quốc. Trong lúc nghiên cứu về nấm kháng sinh, ông đã tranh thủ lưu trữ được một số giống để sau này sẽ sử dụng khi về nước. Ông và trên 10 người Việt Nam, thành lập Hội Việt kiều ở Nhật Bản, ông được bầu làm Chủ tịch của Hội, tổ chức được một số hoạt động để đòi công nhận nền độc lập của Việt Nam. Năm 1949, theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông về nước tham gia kháng chiến. Ông Nguyễn Song Tùng - một trong những người được Chính phủ cử đưa GS. Đặng Văn Ngữ về nước chưa bao giờ thấy một khách bộ hành nào vượt Trường Sơn với hành lý kỳ lạ đến thế. Giáo sư và bạn đồng hành đã vác bộ hàng chục kiện hàng đầy chai, lọ, nồi niêu, hụ, bình, ống nghiệm... trong đó, đựng mầm Penicillin ông cấy ở Nhật - những phương tiện đầu tiên để sản xuất kháng sinh phục vụ thương binh trên khắp các chiến trường chống Pháp. Sau khi về nước, ông là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (cùng các giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng). Sau một thời gian làm việc ở Liên khu IV, năm 1955, ông là một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng và được đề cử làm Giáo sư Trường Y - Dược khoa đại học theo Quyết định số 39 - ZYO/ND/3 ngày 21.1.1955 cùng các vị: Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Tùng... Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn, ông đã tổ chức sản xuất được “nước lọc Penecillin” nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, “cơm không đủ no, áo không đủ mặc” nên bệnh tật có điều kiện phát sinh. Mặt khác, trong chiến đấu, bộ đội ta bị thương vong không phải ít. Vì vậy, thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh hết sức cần thiết, nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất được “nước lọc Penicillin” của GS. Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Người ta còn lưu được bài báo khoa học của GS. Tôn Thất Tùng bằng tiếng Pháp: “Điều trị vết thương bằng nước Streptomycin và Penicillin” và các bài viết của ông nghiên cứu kháng sinh ở Việt Nam như: Tăng gia men, nước bột ngô ngâm (1951) và Nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc. Chính ông đã cho thử 100 loại lá thảo mộc để tìm tính kháng khuẩn cho chúng. Khi về Hà Nội, ông còn tiếp tục mở rộng điều tra tính chống ký sinh trùng của chúng. Đó là cách kết hợp đúng đắn 2 nền y học: cổ truyền và hiện đại. Ông đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai làm được này. Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh vật Việt Nam, từ đào tạo các bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất vác xin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và Uỷ ban khoa học Nhà nước trong suốt 10 năm liền trên một phạm vi rất rộng về bức tranh toàn cảnh ký sinh trùng miền Bắc. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố trong “15 năm ngành ký sinh trùng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1965)”. Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hàng năm không biết bao người đã phải rã từ cuộc sống vì bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các miền, vùng đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành. GS. Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo “núi” tư trang, kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hóa chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi An.sinensis - thủ phạm chính gây bệnh sốt rét tại đây và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh... các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công. Tết Nguyên đán năm 1967, khi nước lọc penicilline do ông nghiên cứu sản xuất đã về khắp các trạm phẫu thuật ở tiền tuyến. 80% thương binh có thể trở về đơn vị không bị cưa chân, tay, thậm chí thoát khỏi nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng vết thương nhờ thứ nước kỳ diệu này. Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự ''đi B'' với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung, Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức khoẻ và sinh mạng vì sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu biện pháp phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất vaccine chống căn bệnh quái ác này. Và chuyến vượt Trường Sơn này cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước này. Chiều 1.4.1967, GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Theo truyền thống hàng năm của chuyên ngành Ký sinh trùng cả nước, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Cố Giáo sư - Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ các trường đại học, cao đẳng Y khoa, các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng lại tổ chức lễ tưởng niệm và hội nghị khoa học chuyên ngành. GS. Đặng Văn Ngữ đã để lại cho chúng ta những bài học quý giá: ·Là người Việt Nam, ông là một người yêu nước sẵn sàng từ bỏ mọi thuận lợi, mọi vinh hoa phú quý có thể có để được phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. ·Là người quản lý chuyên ngành, ông đã đoàn kết được mọi người trong chuyên khoa, mang hết sức lực tâm huyết triển khai, chỉ đạo công tác chống sốt rét, các bệnh do giun sán... đào tạo nên một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học trẻ cho ngành, cho đất nước. ·Là nhà khoa học, ông đã tìm tòi sáng tạo, không ngừng suy nghĩ làm việc, kể cả lặn lội nơi rừng sâu, bên bờ suối, đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thức thâu đêm... tìm tòi, nghiên cứu và đã có những cống hiến to lớn trong việc điều chế dung dịch penicillin chữa vết thương trong kháng chiến chống Pháp, điều tra muỗi sốt rét, v.v... và là một trong 12 nhà khoa học y dược đầu tiên của nước ta được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất 10/9/1996. ·Là người thầy thuốc ông đã có cái tâm, cái đức, không đành lòng ngồi nhìn nhân dân, bộ đội ta bị sốt rét, quyết tâm xin đi vào nơi gian khổ nhất, vào chiến trường miền Nam để nghiên cứu các giải pháp phòng chống sốt rét cho quân dân ta đang chiến đấu. ·Là cán bộ y tế của ngành, một đảng viên của Đảng, ông đã sống trong sạch, giản dị, nghiêm túc, khiêm tốn, trung thực, chân thành, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, hết sức vị tha và là một người thầy có nhân cách lớn./. Đặng Văn Ngữ - Một nhân cách, một tài năng lớn Anh Ngữ (Giáo sư Đặng Văn Ngữ dành cho chúng tôi cách xưng hô thân thiết đó), hai tiếng thân thương ấy với tất cả lòng yêu quý và tôn kính đối với người thầy đã ra đi vẫn ngân vang mãi trong lòng bao thế hệ học trò. Hơn ba mươi năm qua, tuy ông đã đi vào cõi vĩnh hằng (1-4-1967), nhưng hình ảnh "Anh Ngữ" vẫn còn trong tâm tưởng bao học trò, người thân, bạn bè, đồng chí. Nhân cách và những công trình đồ sộ mà ông để lại luôn in đậm dấu ấn trong tôi. Giáo sư Đặng Văn Ngữ sinh tại Huế ngày 4-4-1910, là con một nhà nho. Tuổi thơ ông chứng kiến ngững ngày dân ta khổ cực dưới ách thực dân. Ước muốn trở thành người thầy thuốc giúp ích cho dân hình thành ngày càng rõ nét ngay từ thuở thiếu thời ấy. Năm 1937, ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Ngay từ khi đang học đại học, thiên hướng nghiên cứu khoa học nổi trội nơi ông. Ông chấp nhận ở lại trường làm trợ lý chứ không mở phòng mạch tư. Con đường giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã mở ra với ông. Lúc đó ông không dư dật gì. Vợ ông vốn là con quan thượng thư của triều đình Huế vậy mà vẫn phải làm bánh gửi bán ở các nhà hàng kiếm thêm tiền phụ giúp chồng. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với ông lòng say mê khoa học không hề suy giảm. Chính trong thời gian này ông đã hoàn thành nhiều công trình khoa học, trong đó có công trình điều tra về muỗi A-nô-phen ở Việt Nam làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu về muỗi truyền sốt rét phục vụ chương trình phòng chống sốt rét sau này. Năm 1943, ông sang Nhật Bản tu nghiệp với tư cách phái viên của Trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội. Ở Nhật Bản, năm 1945, sau khi nhà bác học A.Fleming được Giải thưởng Nô-ben vì có công phát hiện ra pê-ni-xi-lin, mở ra kỷ nguyên mới điều trị các bệnh nhiễm trùng, được sự khuyến khích của giáo sư M.Ota, ông đã tìm được một giống nấm tiết ra pê-ni-xi-lin. Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Lúc đó ông đang làm việc ở Tô-ki-ô. Ông cùng các bạn lập hội Việt kiều mà ông là chủ tịch, tổ chức biểu tình đòi công nhận nền độc lập ở Việt Nam... Và cũng thời gian này ông tiếp tục tích lũy kiến thức, phương pháp sản xuất pê-ni-xi-lin. Năm 1948, Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội ở vùng bị địch tạm chiếm yêu cầu ông trở về và cũng lúc này điều kiện đi Mỹ làm việc rộng mở đối với ông. Nhưng ông đã về nước phục vụ nhân dân. Cuối năm 1949, sau nhiều khó khăn, vất vả ông đã trở về Tổ quốc, có mặt ở chiến khu Việt Bắc. Tất cả tài sản ông đem từ Thái Lan (ông phải chuyển tiếp qua con đường này) về nước chỉ có hai bộ quần áo và ống giống nấm pê-ni-xi-lin với một tấm lòng, một trí tuệ sẵn sàng hiến dâng cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Được sự quan tâm, động viên của Bác Hồ, với sự giúp đỡ tích cực của Bộ Y tế, ông bắt tay vào việc cấy nấm sản xuất pê-ni-xi-lin. Có lúc ách tắc tưởng chừng không vượt qua nổi, nhưng một lần nữa ông lại thành công. Nấm pê-ni-xi-lin đã có mặt khắp các chiến trường, cứu bao chiến sĩ, đồng bào khỏi tay tử thần do nhiễm trùng vết thương. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ông cùng các đồng nghiệp được giao trọng trách phục hồi và phát triển Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Giáo sư Đặng Văn Ngữ tham gia giảng dạy ba bộ môn: sinh lý học, sinh vật học và ký sinh trùng học. Ông lại được giao nhiệm vụ nghiên cứu để trở thành Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng. Viện ra đời năm 1957, chỉ hai năm sau khi Tổ chức Y tế thế giới phát động chương trình tiêu diệt sốt rét trên toàn thế giới và ông là viện trưởng đầu tiên cho tới ngày hy sinh tại chiến trường Trị Thiên - Huế khi đang mải mê nghiên cứu về sốt rét. Công trình điều tra toàn diện về sốt rét trước nay chưa ai từng làm và làm một cách cẩn trọng đã tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc phòng chống căn bệnh này. Khỏi phải kể nỗi gian lao, vất vả mà ông và các học trò đã trải qua. Hình ảnh Giáo sư Đặng Văn Ngữ lặn lội khắp mọi nơi, nhiều đêm thức trắng vì công việc còn mãi ghi dấu đậm nét ở nhiều người. Ông hy sinh khi những ý tưởng về vác-xin phòng chống sốt rét còn đang nung nấu trong lòng. Ông đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động. Giải thưởng Hồ Chí Minh về hai công trình chế dung dịch pê-ni-xi-lin sử dụng chữa vết thương trong kháng chiến chống Pháp và điều tra về muỗi sốt rét ở Việt Nam mà Nhà nước truy tặng là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của ông. Nhưng cũng quý giá biết bao là hình ảnh của ông, tấm gương sáng mà những người học trò dù trực tiếp được nghe những lời dạy bảo ân cần, thấm đậm tình người cũng như các thế hệ tiếp sau ngưỡng mộ với tất cả lòng thành kính. Chúng tôi, những học trò của ông vẫn nhớ như in trong lòng, với những bài giảng của mình không chỉ là sự uyên thâm về trí tuệ mà ông còn truyền ngọn lửa nhiệt tình, sự tận tâm với công việc, với học trò... Bức tượng ông mới đây đã được dựng tại Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng. Ở Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, đều đã có đường phố mang tên ông. Và c Chúng tôi những người học trò đi sau nhớ mãi về ông. Xin được thắp nén hương thơm dâng lên người thầy sáng ngời một nhân cách, một trí tuệ Việt Nam, rất gần gũi và thân thương Giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910-1967) với các công trình nghiên cứu khoa học Việc sản xuất “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Những công lao đóng góp cho sự nghiệp y học nước nhà của GS Đặng Văn Ngữ luôn được đồng nghiệp, bạn bè, học sinh và nhân dân kính trọng và ghi nhớ. GS Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, sống nhờ buôn bán nhỏ. Từ thuở ấu thơ, ông đã tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học ở Vinh, học trung học tại Huế. Ông học giỏi, đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp năm đó nên dù hoàn cảnh không mấy dư dật nhưng gia đình vẫn cố gắng thu xếp để ông ra Hà Nội học tiếp. Năm 1930, ông đỗ cả tú tài bản xứ lẫn tú tài Pháp, nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương. Với thành tích học tập của mình ngay sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa (năm 1937), ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm phụ giảng cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Hiệu trưởng Trường Y - Dược lúc đó. Sự nghiệp của ông đã được quyết định từ đây, lĩnh vực “ký sinh trùng” sẽ theo ông trọn cả cuộc đời. Thời gian này, ông còn hợp tác với bạn bè mở một phòng thí nghiệm đa khoa mang tên Lucac Championière - tên một giáo sư người Pháp đã chết vì lâm bệnh khi làm việc tại Việt Nam . Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược. Với cương vị này, ông đã dành toàn bộ thời gian trong cuộc đời của mình cho nghiên cứu khoa học. Suốt thời gian đó, ông đã công bố 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới và khu vực. Năm 1936, ông đã phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Phát hiện này đã gây một tiếng vang lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Chu kỳ tiến hóa của loài này cũng được ông tìm hiểu, bằng thực nghiệm ở loài Bythinia chaperi và B.longicoris (1938). Ông nghiên cứu sự tiến hóa theo mùa của giun chỉ Diofilia immitis ký sinh ở muỗi Aedes hết sức tỉ mỉ và chính xác. Cũng với phong cách tỉ mỉ, cẩn trọng trong nghiên cứu về nấm, ông đã được giáo sư người Nhật - Masuo Ota từng cộng tác với ông nhận xét: ông thực sự là nhà nấm học xuất sắc của châu Á. Hơn hẳn các nhà khoa học người Pháp nghiên cứu trước, GS Đặng Văn Ngữ đã dành nhiều công sức điều tra về phân bố, sinh thái, sự gây bệnh của các loài ký sinh - một công việc mà bất kỳ ai muốn dành cả cuộc đời cho sự nghiệp thanh toán các bệnh ký sinh trùng cho nước mình đều phải làm. Khi điều tra muỗi, ông đã phát hiện ra loại muỗi chưa từng biết và đặt tên là “muỗi A-nô-phen Bắc Kỳ”. Hoặc khi điều tra về nấm, ông đã phát hiện giống Piedraia hortai ở Việt Nam , mà trước đó người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi. Một giống Erytrema mới, chưa hề biết, ký sinh ở tụy trâu bò cũng được ông phát hiện và đặt tên: Erytrema tokinensis N.sp (1942)... Do có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực y học, năm 1943, ông được chọn đi du học ở Nhật với tiêu chuẩn “là người có trình độ cao, hiện đại, xứng đáng cho nền y học của Pháp tại Việt Nam ”. Từ năm 1943 đến cuối năm 1948, ông học tập và làm việc tại Nhật. Ông đã học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo, về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo. Trong năm 1947 - 1948, ông nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân Y viện 406 của Mỹ tại Nhật Bản. Trong thời gian đó vừa làm vừa học, ông đã được tiếp xúc với khoa học y học của Nhật và của Mỹ có đầy đủ thông tin và trang bị hơn ở Hà Nội rất nhiều. Được sự khuyến khích của Giáo sư Ota, sau khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, ông cũng tìm ra giống nấm sản xuất ra penicillin và có lẽ đó là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo, ông đã công bố 4 công trình giá trị: “Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao”(1947); “Xác định công thức kháng nguyên Salmonella”(1945); “Đặc điểm tiến hóa của D.mansoni”(1943)và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch. Cũng trong thời gian trên có nhiều người Pháp, Nhật, Mỹ đều muốn sử dụng tài năng của ông. Nhưng ông luôn nghĩ mình là người Việt Nam , cần phải làm gì cho Tổ quốc. Trong lúc nghiên cứu về nấm kháng sinh, ông đã tranh thủ lưu trữ được một số giống để sau này sẽ sử dụng khi về nước. Ông và khoảng 10 người Việt Nam nữa đã thành lập Hội Việt kiều tại Nhật Bản, ông được bầu làm Chủ tịch của Hội, tổ chức được một số hoạt động để đòi công nhận nền độc lập của Việt Nam. Trong những ngày du học tại Nhật Bản, tình cờ đọc được Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông bèn từ bỏ tất cả các công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc. Ông Nguyễn Song Tùng - một trong những người được Chính phủ cử đưa GS Đặng Văn Ngữ về nước chưa bao giờ thấy một khách bộ hành nào vượt Trường Sơn với hành lý kỳ lạ đến thế. Tháng 10 năm 1949, GS đi từ Nhật Bản qua Băng Cốc (Thái Lan), xuyên Lào rồi vượt dãy núi Trường Sơn để về tổ quốc. GS và bạn đồng hành đã vác bộ hàng chục kiện hàng đầy chai, lọ, nồi niêu, bình, ống nghiệm... Sau khi về nước, ông là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (cùng các giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng). Sau một thời gian làm việc ở Liên khu IV, năm 1955, ông là một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng và được đề cử làm Giáo sư TrườngĐại học Y - Dược khoa cùng các vị: Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Tùng... Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn, ông đã tổ chức sản xuất được “nước lọc Penecillin” nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, “cơm không đủ no, áo không đủ mặc” nên bệnh tật có điều kiện phát sinh. Mặt khác, trong chiến đấu, bộ đội ta bị thương vong không phải ít. Vì vậy, thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh hết sức cần thiết, nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất được “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin , mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Người ta còn lưu được bài báo khoa học của GS Tôn Thất Tùng bằng tiếng Pháp: “Điều trị vết thương bằng nước Streptomycin và Penicillin” và các bài viết của ông nghiên cứu kháng sinh ở Việt Nam như: Tăng gia men, nước bột ngô ngâm (1951) và Nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc. Chính ông đã cho thử 100 loại lá thảo mộc để tìm tính kháng khuẩn cho chúng. Khi về Hà Nội, ông còn tiếp tục mở rộng điều tra tính chống ký sinh trùng của chúng. Đó là cách kết hợp đúng đắn y học cổ truyền và hiện đại. Ông đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai trước đó làm được. Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh vật Việt Nam , từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất vác- xin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và Uỷ ban khoa học Nhà nước trong suốt 10 năm liền trên một phạm vi rất rộng về bức tranh toàn cảnh ký sinh trùng miền Bắc. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố trong “15 năm ngành ký sinh trùng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1965)”. Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hàng năm không biết bao người đã chết vì bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các miền, vùng đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành. GS Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hóa chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi An.sinensis - thủ phạm chính gây bệnh sốt rét tại đây và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh... các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công. Ông nhanh chóng nhận ra rằng nếu không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể ngăn chặn được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc.Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự ''đi B'' với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung, Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức khoẻ và sinh mạng vì sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu biện pháp phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất vaccine chống căn bệnh quái ác này. Theo hồi ký của con ông thì chuyến đi này còn gắn kết một tình cảm muốn về thăm mẹ già lúc này tuổi đã cao và sức cũng đã yếu. Chuyến vượt Trường Sơn đó cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước Đặng Văn Ngữ. Chiều 1.4.1967, GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Thi hài ông nằm lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người đốn củi tìm thấy mộ ông với gói vải dù bọc hài cốt và một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: “Đặng Văn Ngữ 1-4-1967 .”Người ta cho rằng đây là hài cốt một người chiến sĩ vô danh nào đó nên đã đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sau này các con ông đã tìm được và đưa ông về yên nghỉ vĩnh hằng tại nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình. Các học trò kính trọng GS Đặng Văn Ngữ không chỉ bởi lòng say mê khoa học mà đấy còn là một con người hết sức thuỷ chung với gia đình. Thầy Ngữ luôn có cặp lồng cơm đạm bạc tự nấu mang theo khi đi làm. Thầy còn làm cả nhiệm vụ của một người mẹ trong gia đình bởi vợ thầy đã mất vào năm 1954 khi thầy mới 44 tuổi. Khi còn sống, GS Đặng Văn Ngữ nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” thảng thốt đêm đêm thành “khó khăn khắc phục” để động viên học trò vượt qua những vất vả riêng để phấn đấu cho sự nghiệp chung. Đó cũng là lời khuyến khích lớp lớp thế hệ thanh niên ra sức học tập và rèn luyện. Tại Hà Nội, quận Đống Đa từ lâu đã có một con phố được vinh dự mang tên ông chạy dài từ ngã ba Phạm Ngọc Thạch tới hồ Xã Đàn. Đây là một con phố đẹp và có nhiều cửa hiệu kinh doanh sầm uất tới khuya. Tại các thành phố Hồ Chí Minh và Huế cũng có những phố mang tên ông. Cha tôi - GS Đặng Văn NgữĐể có ngày 30/4/1975, còn có sự hi sinh thầm lặng và vô cùng lớn lao của những trí thức Việt Nam. Nhân kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước, chúng tôi xin trích đăng một đoạn hồi ký của nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh về gia đình, thay cho lời tưởng nhớ tới GS Đặng Văn Ngữ - người đã hi sinh tại chiến trường Trị - Thiên khi đang nghiên cứu một thứ vắc xin miễn dịch sốt rét rồi ứng dụng ngay tại chỗ cho bộ đội. ...Cha tôi là người Huế, thành phần tiểu tư sản trí thức. Mẹ tôi là ngươì Huế, thành phần quan lại phong kiến. Cả hai đều đi theo Cách mạng. Khởi đầu do cha tôi trong những ngày du học ở Nhật tình cờ đọc được lời kêu gọi toàn quốc Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bèn từ bỏ tất cả công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc. Cha tôi đã từ Nhật bản đáp tầu thuỷ về Thái lan, tìm gặp đại diện của Chính phủ ta ỏ Bangkok để xin về nước tham gia Kháng chiến, chẳng có một tổ chức nào giới thiệu, móc nối. Ông làm việc đó như một lẽ tự nhiên, chỉ vì một động cơ duy nhất : Lòng yêu nước. Biết bao vinh quang và khổ ải trên con đường đi theo lý tưởng của một người trí thức yêu nước. Đôi khi tôi tự hỏi không biết những người như cha mẹ tôi đã phải tự kiểm điểm những gì trong những cuộc chỉnh huấn trên Việt Bắc vào năm 1953? Không biết họ có phải ân hận về xuất thân thành phần giai cấp của mình và điều đó có nhọc nhằn lắm đối với cha mẹ tôi không? Tôi chỉ được nghe kể rằng mẹ tôi chỉnh huấn rất thành khẩn, được biểu dương trong lớp, còn cha tôi thì chỉ im lặng, ít nói. Không lâu sau khi tham dự lớp chỉnh huấn đợt một thì mẹ tôi đột ngột qua đời. Khi bà hôn mê, cha tôi đang tham dự lớp chỉnh huấn đợt hai. Mẹ tôi hôn mê ba ngay ba đêm liền, chờ cha tôi về mới trút hơi thở cuối cùng. Là bác sỹ nhưng ông đành bó tay bất lực vì đã quá muộn. Cha tôi nằm bên xác mẹ tôi suốt một đêm, rồi sáng hôm sau chôn mẹ tôi ngay trên nền nhà trước khi rời Việt Bắc để về tiếp quản thủ đô. Những ngày sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc công việc chính của cha tôi là tiêu diệt bệnh sốt rét. Cha tôi lại lặn lội trở về với những khu căn cứ địa cũ như Tuyên quang, Thái nguyên , Bắc cạn, Lào cai...để thực hiện một chương trình chống sốt rét toàn diện và quy mô chưa từng có. Sau 10 năm thực hiện chương trình, bệnh sốt rét căn bản đã bị đẩy lùi trên miền Bắc nước ta. Trong những ngày chiến tranh leo thang ra miền Bắc cha tôi vẫn tiếp tục đi về các địa phương chỉ đạo công tác tiêu diệt sốt rét. Nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng nếu không ngăn chặn căn bệnh này từ bên kia giới tuyến 17 thì không thể nào giữ dược thành quả của công cuộc chống sốt rét ở Miền Bắc. Những tin tức về con số thương vong to lớn do sốt rét gây ra cho bộ đội ta ở chiến trường càng làm cha tôi ngày đêm day dứt không yên. Cuối cùng ông đã đi đến một quyết định không gì lay chuyển được: vào chiến trường Trị Thiên để nghiên cứu tại chỗ một thứ vắc xin miễn dịch sốt rét rồi ứng dụng ngay tại chỗ cho bộ đội. Sau nhiều lần đề đạt nguyện vọng của mình lên trên cuối cùng ông đã được toại nguyện . Tôi biết trong quyết định này của cha tôi còn có một sự thôi thúc khác nữa. Cha tôi luôn mang trong lòng một nỗi nhớ không nguôi về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình - xứ Huế. Ông hy vọng trong chuyến đi này có thể trở về gặp lại bà nội tôi, lúc đó đã cao tuổi lắm rồi, dù chỉ một lần. Nhưng đến ngày đất nước thống nhất có thể về Huế được thì ông đã không còn. Ông đã mất trước đó 8 năm trong một trận bom B52 ở phía Tây Phong điền Tỉnh Thừa thiên. Mơ ước của ông là tìm mọi cách giảm tử vong vì sốt rét cho bộ đội. Ông chưa tìm ra được vac xin miễn dịch sốt rét cho họ thì ông đã chia xẻ với họ cái chết . Đó là nỗi đau thứ hai trong đời tôi, ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sáng tác của tôi sau này trong điện ảnh. Người đầu tiên báo cho tôi và em gái tôi Đặng Nguyệt Ánh cái tin này là bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Y tế hồi đó. Tôi còn nhớ đinh ninh lời ông nói như sau : "Các cháu phải can đảm để đón nhận cái tin đau đớn này: Ba các cháu đã hy sinh tại chiến trương Trị thiên vào lúc 2 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1967. Sau đó bác Thạch nói với chúng tôi : Lúc ba các cháu còn sống, bác không hiểu hết ba các cháu. Tôi biết ông rất ân hận về điều đó và tôi cũng hình dung được phần nào những khó khăn mà cha tôi đã gặp phải trên bước đường công tác của mình. Không lâu sau bác Thạch cũng đi vào chiến trường miền Tây Nam bộ rồi mất tại đó vì bệnh. Tôi không nghĩ chiến trường cần sự có mặt của ông đến như vậy. Việc ra đi của ông có lẽ còn do một sự hối thúc nào đó của lương tâm sau cái chết của cha tôi. Cha tôi nằm trên Trường sơn lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người tiều phu phát hiện được mộ ông với gói vải dù bọc hài cốt cùng một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: Đặng văn Ngữ 1- 4 -1967. Người ta nghĩ rằng đó là hài cốt của một chiến sỹ vô danh nào đó nên đã đưa về Nghĩa trang liệt sỹ xã Phong Mỹ, huyện Phong điềnTỉnh Thừa thiên. Mãi năm năm sau anh em chúng tôi mới tìm được để đưa cha mình về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình. Tài liệu tham khảo 1. Lê Minh Quốc. Danh nhân khoa học Việt Nam 2. Nguyễn Quý Thường. Giáo sư Đặng Văn Ngữ- Kỷ niệm 100 năm đại học quốc gia Hà Nội. 3. Đặng Văn Ngữ. http://vi.wikipedia.org/ 4. Đặng Văn Ngữ - Một nhân cách, một tài năng lớn. http://www.cpv.org.vn/cpv/ 5. Giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910-1967). http://www.nhantainhanluc.com/ 6. Đặng Nhật Minh. Cha Tôi Đặng Văn Ngữ. http://www.ykhoanet.com/ 7. Một số hình ảnh trích đăng từ internet
|