Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 26/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 2 4 9 5
Số người đang truy cập
3 4
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
Chữ “thọ” dưới tầm nhìn của y học

Sau quá trình hơn 33 năm công tác, tôi được nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Vào ngày trước khi nghỉ hưu, tôi được các em cựu học sinh những thế hệ trước đây có thời gian học tập tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn kính tặng một khung chữ “thọ” bằng đồng. Tôi đã treo khung chữ này ở vị trí trang trọng tại phòng khách và đọc được bài viết của Bác sĩ Đoàn Văn Quýnh về chữ “thọ” với y học. Xin chia sẻ về sự cảm xúc này khi tiếp nhận tình cảm chân thành, sâu sắc từ các em học sinh khi đã lớn tuổi.

 

Như chúng ta đã biết, cấu trúc của chữ Hán dựa trên cơ sở tượng thanh và tượng hình. Ngoài ra mỗi chữ còn hàm chứa những ý nghĩa khoa học sâu sắc mà chúng ta cần khảo sát thêm. Sau đây là một số suy nghĩ khách quan và chủ quan về cấu trúc của chữ “thọ” có liên quan đến lĩnh vực y học Đông Tây. Chữ “thọ” có rất nhiều chữ viết khác nhau nhưng theo phần lớn các từ điển thì nó kết cấu gồm các chữ chính là “sĩ”, “công”, “khẩu” và “thốn”. Sau đây, chúng ta thử lý giải một số ý nghĩa liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ của các chữ cấu thành.
 

Chữ “sĩ”
 

Sĩ ý nghĩa ở đây là tri thức, sự hiểu biết. Thật vậy, muốn sống thọ, con người phải có đủ tri thức, nghĩa là phải biết các quy luật về mối tương quan giữa con người với tự nhiên và xã hội. Càng nhiều tri thức càng có nhiều điều kiện bảo vệ cuộc sống nói chung và tuổi thọ nói riêng như tri thức về cấu tạo cơ thể, hoạt động sinh lý con người, tri thức về phòng chống bệnh tật, phòng tránh tai nạn, tri thức đáp ứng với môi trường sống...

Biết được sự biến động thất thường của bốn mùa (tứ thời), tám tiết (bát tiết); biết rõ phong (gió), hàn (lạnh), thử (nóng), thấp (ẩm) để chế ngự và bảo vệ cho cơ thể; phân biệt được tính âm dương, hàn nhiệt, ôn (ấm), lương (mát) để điều hòa món ăn, thức uống.

Biết rõ được hoàn cảnh xã hội, gia đình và bản thân để thích nghi với cuộc sống; biết được các biến động tâm sinh lý con người để tránh được các stress không cần thiết có hại cho sức khỏe và tuổi thọ.

Biết được sức khỏe của chính mình về điều kiện tiên thiên như yếu tố di truyền và nuôi dưỡng trước khi sinh, điều kiện hậu thiên như yếu tố dinh dưỡng và sinh hoạt sau khi sinh cho đến khi trưởng thành để bổ sung, điều chỉnh, sắp xếp cuộc sống, cách sinh hoạt cho phù hợp.

Biết được hơi thở của mình để gắn kết giữa con người và vũ trụ, ảnh hưởng qua lại giữa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng cơ thể, đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.

 Chữ “công”
 

Công là công việc chân tay, là hoạt động về trí óc, là công phu rèn luyện cơ thể cũng như tinh thần, đó là luyện tập khí công, thực hành dưỡng sinh. Công còn là nghề nghiệp để nuôi sống bản thân lúc còn trẻ, thậm chí cả lúc về già. Công cũng còn là những công việc hữu ích khác mà mình đang thực hiện trong thời kỳ tuổi cao như làm các công việc từ thiện, xã hội, trước tác, dịch thuật...

Ngay cả công phu luyện tập đơn giản nhất là thở cũng đòi hỏi phải có chữ công. Thật vậy, thở đúng không phải là chuyện dễ vì thở đúng là thở bụng, đây là cách thở tự nhiên, có khả năng hấp thu khí nhiều hơn thở bằng ngực. Do đó nó cũng đòi hỏi sự luyện tập khá đều đặn...

Chữ Khẩu”
 

Khẩu là miệng, là lời nói. Người xưa đã từng khuyến cáo “bệnh tòng nhập khẩu, họa tòng khẩu xuất” nghĩa là bệnh vào từ miệng, họa cũng do miệng mà ra. Điều này nói lên sự ăn uống liên quan mật thiết đến sức khỏe là quan trọng đến mức nào. Người già nên tránh uống các chất kích thích như rượu, tránh tiệc tùng, liên hoan; nên ăn uống đạm bạc với các thức ăn dễ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, người cao tuổi nên nói những lời “ái ngữ”, nghĩa là nói năng nhẹ nhàng, đầy tình cảm êm đẹp, vui vẻ, không la hét, dọa nạt, cay cú để tránh những sự bức xúc không cần thiết có thể gây nguy hại trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ. Theo như bí quyết dưỡng sinh của người xưa đã khuyên “dĩ thận ngôn, tiết ẩm thực” nghĩa là phải thận trọng trong lời nói, ăn uống phải biết tiết chế; hoặc “thiện hộ ư khẩu ngôn, ẩm thực thường chỉ túc” nghĩa là khéo giữ miệng khi phát ngôn, ăn uống thường dừng lại ở chỗ vừa đủ.

Chữ “Thốn”
 

Thốn là một đơn vị đo lường chiều dài. Thốn ở đây có ý nghĩa là sự sắp xếp, đo lường, có kế hoạch, có tổ chức, nề nếp, không buông thả, không tùy tiện, không thái quá hay bất cập; phải sinh hoạt đúng nhịp sinh học, không làm việc quá sức nhưng cũng không được lười nhác; không ăn quá no nhưng cũng không được ăn uống thiếu thốn, không lo quá nhiều nhưng cũng không để cho đầu óc trống rỗng...

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng:

- Thời dược lý: các tác dụng của thuốc còn tùy thuộc theo thời gian dùng thuốc.

- Thời sinh học: sự biến đổi về các chất nội tiết trong cơ thể, huyết áp tăng giảm, lượng đường trong máu thay đổi theo chu kỳ trong ngày, trong tháng và ngay cả trong năm.

- Thời bệnh học: đã chứng minh được bệnh nặng hay nhẹ tùy theo chu kỳ ngày đêm và mùa...

Vì vậy người lớn tuổi tuân thủ chữ “thốn” là một phần nào họ có được khả năng làm giảm thiểu một số nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nội tiết trong khi thời tiết biến động, đặc biệt vào những lúc giao mùa.

Tóm lại, theo ý nghĩa của cấu trúc chữ “thọ”, muốn sống lâu, sống khỏe, sống minh mẫn (thọ, kiện, minh) thì con người phải biết rõ bản thân mình, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mà mình đang sống. Phải biết tổ chức cuộc sống, phải biết ăn uống, ngủ nghỉ có nề nếp, có giờ giấc, có sự hài hòa. Không thái quá cũng không bất cập, phải rèn luyện thân thể với những phương pháp mà mình thấy thích hợp nhất.

 

 Khung chữ “thọ”, quà tặng của cựu học sinh các thế hệ đã học tại
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn

 

Lời kết

Ngày nào tôi cũng nhìn thấy chữ “thọ” mà cựu học sinh các thế hệ thân yêu của tôi ở Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã kính tặng sau khi tôi nghỉ hưu được treo trang trọng tại phòng khách, tôi càng thấy ý nghĩa chân thành, sâu sắc và mong ước của những người học trò đối với một người thầy mà họ quý trọng. Ý nghĩa này trong chữ “thọ” bao hàm cả bốn chữ “sĩ”, “công”, “khẩu” và “thốn” kết cấu lại mà thành.

 

Chữ “thọ” được treo trang trọng tại phòng khách bên cạnh chữ “phước” quà tặng

của lãnh đạo Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tặng khi nghỉ hưu

 
Tôi sẽ gìn giữ, bảo quản nó trong suốt cuộc đời còn lại để đáp ứng được những gì mà tấm lòng thân thương của các em cựu học sinh đã mong muốn, nhắn gửi cho tôi nhằm có được sức khỏe và tuổi thọ sau khi nghỉ công tác về với gia đình. Tôi cũng còn nhớ, điều thứ 10 trong 14 điều dạy của Phật: “tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. Có được sức khỏe là có được tuổi thọ. Có được tuổi thọ là có được cơ hội phát huy thêm trí tuệ của mình để tiếp tục cống hiến trong điều kiện cho phép ở độ tuổi đã cao. Tôi sẽ cố gắng phấn đấu làm được điều này từ quà tặng chữ “thọ” của các em cựu học sinh thân thương.

Ngày 10/01/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích