Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 26/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 2 4 2 6
Số người đang truy cập
1 8 9
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
(ảnh minh họa)
Nghề y có phải là nghề thương mại ?

Khi nói đến nghề nghiệp, thường có quan niệm cho rằng nó phải gắn liền với đời sống kinh tế và sự thu nhập. Nghề nghiệp nào có mức sống càng cao, càng hấp dẫn người theo học nghề này. Nghề y là một nghề cao quý được xã hội trọng dụng, tôn vinh vì nó trực tiếp có liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người dân. Vậy nghề y có phải là nghề được xem như một phương tiện thương mại hay không ?

Vào vấn đề

Khi đang còn học các năm cuối cùng của bậc trung học, phần lớn gia đình và bản thân học sinh đều mong muốn được bước chân vào trường đại học y để trở thành sinh viên y khoa, sau đó sẽ trở thành thầy thuốc với chức danh bác sĩ được xã hội tôn vinh, kính trọng. Đã một thời dư luận xã hội có quan niệm cho rằng “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa”. Nghề y được xác định là một nghề lý tưởng cho sinh viên chọn lựa để thi tuyển vào trường đào tạo vì sẽ có danh xưng cao quý của xã hội sau khi tốt nghiệp. Ngoài danh xưng, nghề y cũng có thể có điều kiện thu nhập về kinh tế để chăm lo cho cuộc sống đầy đủ của bản thân và báo đáp gia đình với nhiều tốn kém mà người thân phải bỏ ra chi phí cho mình ăn học thành tài. Con đường tương lai mở ra trước mắt của các chàng trai trường y là sẽ có danh tiếng xã hội, có vợ đẹp, con ngoan, nhà lầu, xe hơi, cuộc sống sung túc... Đối với các cô gái trường y, ngoài danh tiếng đạt được, sẽ có người chồng giỏi với trình độ trí thức cao, có địa vị xã hội trong một gia đình hạnh phúc, đầy đủ về kinh tế.

 

 Sự thu nhập này phải chính đáng, phù hợp, được xã hội thừa nhận;
không được xem nghề y là một phương tiện thương mại như các ngành nghề khác.
(ảnh sưu tầm) 

Tuy vậy, người thầy thuốc ở chế độ xã hội chủ nghĩa khắc hẳn với chế độ tư bản. Bác sĩ khi tốt nghiệp ra trường đã được sự tôn vinh của xã hội, có một công việc làm ổn định với mức thu nhập không bằng với các ngành nghề khác nhưng đây là một nghề cao quý. Nếu xét về khía cạnh kinh tế do nghề nghiệp mang lại thì “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa” không còn phù hợp nên cũng có một thời quan niệm này có sự đổi khác như “nhất dầu khí, nhì viễn thông”. Đã là thầy thuốc, không thể có loại “bác sĩ nghèo” mà nên làm thế nào để trở thành “bác sĩ giàu có, sung túc” từ nghề nghiệp của mình mang lại. Nhà nước ta đã cho phép tổ chức việc hành nghề y dược tư nhân, bác sĩ có thể mở phòng khám bệnh ngoài giờ, dược sĩ có thể đứng tên bảo đảm hoạt động cho một hiệu thuốc... để tăng thêm sự thu nhập ngoài thời gian phục vụ tại các cơ quan, đơn vị công lập. Các bệnh viện, phòng khám bệnh, dịch vụ y tế tư nhân cũng ngày càng phát triển để đáp ứng cho nhu cầu khám, chữa bệnh cần thiết của ngưới dân ngoài hệ thống y tế công lập. Đời sống kinh tế của những người thầy thuốc một phần nào đó đã được cải thiện. Tuy nhiên, thầy thuốc thuộc hệ quản lý nhà nước và thầy thuốc thuộc hệ y tế dự phòng đời sống cũng còn gặp nhiều khó khăn do tính chất công việc, không tiếp cận được môi trường điều trị, thường xuyên phải di chuyển, lưu động nhiều nên không ổn định để có những hoạt động khám, chữa bệnh ngoài giờ tăng thêm mức thu nhập như các thầy thuốc thuộc hệ điều trị. Vấn đề này đã được Đảng, nhà nước quan tâm và có những chế độ, chính sách hỗ trợ bù đắp vào những thiệt thòi chênh lệch.

 
Những người thầy thuốc đừng để đánh mất giá trị đạo đức, nghề nghiệp
cao quý của mình khi cố chạy theo mặt trái của nền kinh tế thị trường,
xem nghề thầy thuốc là một phương tiện thương mại
để có sự thu nhập cao, có sự giàu sang, vinh hoa, phú quý...

Dù sao đi nữa, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, những người thầy thuốc cũng cần xem xét, kiểm định giá trị đạo đức của mình để nghề y thật sự là một nghề cao quý, được xã hội trọng thị trong cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Đương nhiên đã gọi là nghề nghiệp tức nhiên phải có sự thu nhập từ nghề nghiệp của mình, cả y tế công lập và tư nhân, cả trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính... Sự thu nhập này phải chính đáng, phù hợp, được xã hội thừa nhận; không được xem nghề y là một phương tiện thương mại như các ngành nghề khác.

Luận bàn

Theo Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội...”. Đảng ta đã xác định chủ trương, đường lối, định hướng lãnh đạo đặc biệt đối với nghề y. Những người thầy thuốc đừng để đánh mất giá trị đạo đức, nghề nghiệp cao quý của mình khi cố chạy theo mặt trái của nền kinh tế thị trường, xem nghề thầy thuốc là một phương tiện thương mại để có sự thu nhập cao, có sự giàu sang, vinh hoa, phú quý... Người xưa thường nói “phi thương thì bất phú”, lời nói này chỉ đúng với một số ngành nghề kinh doanh khác, đối với nghể thầy thuốc sẽ không phù hợp. Làm sao ví một bác sĩ giống như một doanh nhân hay những người làm việc kinh doanh được? Xã hội sẽ không cho phép và nghiêm khắc lên án về vấn đề này.

Một số điều của Hải Thượng Lãn Ông, Bậc Y tổ của Việt Nam đã căn dặn:

Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo nàn mà nơi đến trước, chỗ tới sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ không thành thật thì khó mong thu được kết quả”. (Điều 2).

Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hay những người mồ côi, góa bụa hiếm hoi, càng nên chăm sóc đặc biệt vì những người giàu sang không lo không có người chữa; còn những người nghèo hèn thì không đủ sức đón được thầy giỏi; vậy ta để tâm một chút họ sẽ được sống một đời. Còn như những người con thảo, vợ hiền nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc lại tùy sức mình mà chu cấp cho họ nữa vì có thuốc mà không có ăn thì vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải cho họ được sống toàn diện mới đáng gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vì chơi bời phóng đãng mà nghèo và mắc bệnh thì không đáng thương tiếc lắm”. (Điều 8).

Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang tính khí thất thường mà mình cầu cạnh, thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh ra chuyện; cho nên nghề thuốc là thanh cao, ta phải giữ khí tiết cho trong sạch. Tôi xét lời dạy bảo của các bậc tiên hiền về lòng tử tế và đức hàm dục. Rèn luyện cho mình rất chặt chẽ và đầy đủ. Đạo làm thuốc một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người để làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công, tuy không có sự báo ứng ngay nhưng để làm ân đức về sau. Phương ngôn có câu: “ba đời làm thuốc có đức, thì đời sau con cháu tất có người làm nên khanh tướng”. Đó phải chăng là do công vun trồng từ trước chăng? Thường thấy kẻ làm thuốc khi nhân bệnh cha mẹ người ta ngặt nghèo, hoặc bắt bí người ta, lúc đêm tối trời mưa, có bệnh nguy cấp; bệnh dễ chữa bảo là dễ chữa, bệnh khó chữa là không chữa được, dở lối quỷ quyệt ấy để thỏa mãn yêu cầu, rắp tâm như thế là bất lương. Chữa cho nhà giàu sang thì tỏ tình sốt sắng, mong được lợi nhiều; chữa cho nhà nghèo nàn thì ra ý lạnh nhạt, sống chết mặc bây. Than ôi ! đem nhân thuật là chước lừa lối, đem lòng nhân đổi lấy lòng buôn bán. Như thế thì người sống trách móc, người chết oán hờn không thể tha thứ được”. (Điều 9).

Nghề thầy thuốc không phải là một phương tiện thương mại của tôi nhưng gia đình tôi vẫn hạnh phúc, vẫn có được vợ đẹp, con ngoan dù điều kiện kinh tế, thu nhập ở mức trung bình  

Tôi là một sinh viên trường y, vào Trường Đại học Y khoa Huế trước khi đất nước được hoàn toàn giải phóng và ra trường sau khi tổ quốc được độc lập, thống nhất hai năm. Ngay từ năm thứ nhất, tôi đã được học tập lời tuyên thệ của người sinh viên y khoa năm cuối cùng khi ra trường. Lời tuyên thệ này sinh viên sẽ phải đọc trong ngày lễ tốt nghiệp để nhận bằng bác sĩ. Trong một nội dung lời tuyên thệ đã nêu rõ “Coi nghề thầy thuốc mà tôi đã tự chọn như một con đường cứu người và giúp đời, chứ không xem như một phương tiện thương mãi”. Mặc dù khi tốt nghiệp, tôi đã không đọc được lời tuyên thệ này nhưng nó vẫn thấm sâu vào trong tư tưởng của tôi cùng với những lời căn dặn của Hải Thượng Lãn Ông, Bậc Y tổ của Việt Nam trong quá trình thực hành y nghiệp và y đạo. Đây là cơ sở để bản thân tu tâm, dưỡng đức khi mình đã chọn nghề thầy thuốc. Cho đến ngày nghỉ hưu sau hơn 33 năm công tác phục vụ trong ngành chuyên khoa phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh; tôi không được giàu sang, phú quý... như một số đồng nghiệp khác nhưng có được đầu óc và tâm hồn thanh thản. Nghề thầy thuốc không phải là một phương tiện thương mại của tôi nhưng gia đình tôi vẫn hạnh phúc, vẫn có được vợ đẹp, con ngoan dù điều kiện kinh tế, thu nhập ở mức trung bình. Tôi đã được đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, danh hiệu Lao động giỏi-Lao động sáng tạo ngày y tế toàn quốc, được khen thưởng Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc... Tôi đã giàu có với những phần thưởng tinh thần cao quý của mình.

Trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi hội nghị cán bộ y tế vào ngày 27/2/1955, Bác Hồ đã căn dặn những người thầy thuốc phải thương yêu người bệnh: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng”. Như vậy, theo lời dạy của Bác Hồ, người thầy thuốc cũng như người mẹ hiền, phải thương yêu bệnh nhân như ruột thịt thì ý nghĩa dùng nghề thầy thuốc làm một phương tiện phương mại sẽ không được đạo đức xã hội thừa nhận.

Trong quy định về y đức của Bộ Y tế, tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế đã xác định y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh... Với 12 điều quy định về y đức, điều 3 và và điều 6 đã nêu rõ:

“Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo là lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.” (Điều 3).

Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh”. (Điều 6).

 Vì vậy thầy thuốc hoàn toàn khác hẳn với doanh nhân, nghề y là một nghề cứu người, giúp đời, không được xem nó là một phương tiện thương mại để mưu cầu lợi ích phú quý, giàu sang cho riêng mình mà quên đi y đức và y đạo.

Một phần nội dung trong quy định về y đức của Bộ Y tế đã nhắc nhở những người thầy thuốc khi thực hành nhiệm vụ không nên vì lợi ích cá nhân, xem nghề thầy thuốc là một phương tiện thương mại để có sự thu nhập trái với lương tâm, chức nghiệp của mình.

Lời kết

Doanh nghiệp là một nghề thương mại có thu thập cao, có mức sống đại gia, sung túc là lẽ đương nhiên của đời thường xã hội vì doanh nhân được sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong vấn đề kinh doanh. Y nghiệp là một nghề đặc biệt, cao quý, được toàn xã hội trọng thị, tôn vinh vì nó trực tiếp chăm lo đến sức khỏe, tính mạng của con người. Vì vậy thầy thuốc hoàn toàn khác hẳn với doanh nhân, nghề y là một nghề cứu người, giúp đời, không được xem nó là một phương tiện thương mại để mưu cầu lợi ích phú quý, giàu sang cho riêng mình mà quên đi y đức và y đạo. Có biết bao thầy thuốc xã hội chủ nghĩa đã có sự hy sinh thầm lặng để thực hiện sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân với lý tưởng cao đẹp nhưng trong cuộc sống thực tại vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, những người thầy thuốc nên dành thời gian kiểm định lại giá trị đạo đức xã hội của bản thân mình. Nếu đã xem nghề thầy thuốc là một phương tiện phương mại để có sự thu nhập cao với cuộc sống giàu sang, phú quý... trái với y đức và y đạo thì cố gắng điều chỉnh lại cho phù hợp. Việc này cần được gắn kết với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh của toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta đã và đang triển khai thực hiện.

 

Ngày 12/02/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích