Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 26/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 2 5 4 6
Số người đang truy cập
2 9
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
PGS.TS. Trương Quanh Ánh
Những kỷ niệm, kỷ vật nhớ về người thầy cũ

Mùa hè năm 1971 tôi chập chững vào đời dưới mái trường thân yêu, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau khi ra trường vào năm 1977, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi được phân công nhận công tác tại Trường Đại học Y khoa Huế. Gần 35 năm trôi qua tôi vẫn làm việc tại nơi đây, vẫn mái trường này, ngôi trường xưa, Trường Đại học Y Dược Huế bây giờ.

 

Tôi không có nhiều cơ hội để học tập liên tục bởi vì theo cơ chế đào tạo chung của đất nước, đặc biệt với các cán bộ trong ngành y tế. Năm 1992 tôi được ra Hà Nội học nghiên cứu sinh tại Học viện Quân Y và được tiếp cận với các thầy giáo cũ ở Trường Đại học Y khoa Hà Nội và các thầy ở Học viện Quân y như Giáo sư Đỗ Dương Thái; Giáo sư Vũ Văn Phong; Phó Giáo sư Nguyễn Thị Minh Tâm; Phó Giáo sư Phạm Hoàng Thế; Phó Giáo sư-Tiến sĩ Phạm Văn Thân; Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Bách Quang; Tiến sĩ Trịnh Trọng Phụng và Bác sĩ Nguyễn Phúc Hệ... Tôi đã học tập được ở các thầy rất nhiều điều về y đức, đạo lý của những người thầy, những thầy thuốc: “Lương y như từ mẫu”.

Ngày 2 tháng 4 năm 1992 tôi đến thăm gia đình của Cố Giáo sư Đỗ Dương Thái- Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y khoa Hà Nội ở nhà riêng tại Hà Nội. Giáo sư đã đưa cho tôi một chiếc kính hiển vi nhỏ và thầy nói “Đây là vật lưu niệm của Giáo sư Đặng Văn Ngữ, Giáo sư Ngữ đã sử dụng chiếc kính hiển vi này để nghiên cứu các loại muỗi gây bệnh sốt rét ở khu tự trị Việt Bắc lúc bấy giờ.” (Chiếc kính hiển vi của Giáo sư Đặng Văn Ngữ hiện còn lưu giữ tại Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Dược Huế).

 

PGS.TS. Trương Quanh Ánh bên chiếc  kính hiển vi 

Tôi thật sự rất cám ơn Giáo sư Đỗ Dương Thái và đã nhận món quà quý giá đó của thầy đã trao cho tôi về kỷ vật chiếc kính hiển vi của Giáo sư Đặng Văn Ngữ dùng để nghiên cứu khoa học hồi đó cho đến ngày hôm nay và đã gần 5 thập niên qua.

Giáo sư.Đỗ Dương Thái, thầy rất chân tình nói với tôi rằng: “Em ở Huế, đây là chiếc kính hiển vi của Giáo sư Ngữ để lại, Giáo sư Ngữ cũng ở Huế. Thầy đưa cho em để làm kỷ niệm và dùng để giảng dạy cho các thế hệ học sinh trong những điều kiện cần thiết

Gần 35 năm rồi, tôi cất giữ chiếc kính hiển vi này trên chính mảnh đất quê hương của Giáo sư Đặng Văn Ngữđể kỷ niệm một người thầy giáo, một người thầy thuốc mẫu mực, một người quản lý giỏi đã suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp y học nước nhà.

Từ ngày tôi được làm việc tại Trường Đại học Y Dược Huế, tôi luôn được sự dìu dắt của một người thầy, đó là Bác sĩ Nguyễn Phúc Hệ, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng của Học viện Quân y, thầy đã nghỉ chế độ hưu trí và Trường Đại học Y khoa Huế mời thầy làm Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y khoa Huế từ năm 1985 cho đến năm 1987. Khi thầy mất, thầy đã trao cho tôi một bức thư của Giáo sư Đặng Văn Ngữ hồi đó đang học tập nghiên cứu sinh tại Tokyo, Nhật Bản gửi Bác Phạm Văn Đồng, Nguyên Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1949 với nội dung: “Khoa học chiến tuyến của đất nước về y học trướcmắt và tương lai” Tôi đã đăng bức thư này của Giáo sư Đặng Văn Ngữ vào thời đó gửi cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở tập san Hội nghị khoa học Ký sinh trùng và các bệnh nhiệt đới lần thứ 37 toàn quốc của ngành và tạp chí của Hội Ký sinh trùng Việt Nam vào tháng 04 năm 2010 được tổ chức tại Trường Đại học Y Dược Huế để kỷ niệm.

 

 PGS.TS. Trương Quanh Ánh

Tôi luôn ghi nhận những lời dạy bảo, chân tình, đầy tình yêu thương của các người thầy đã khuất cũng như những người thầy hiện tại đã và đang cống hiến cho sự nghiệp khoa học bây giờ và xin giữ lại nơi đây những điều tâm huyết và những kỷ niệm quý giá của các thầy đã để lại cho tôi trong những năm tháng tôi bước vào đời, học tập và làm việc tại Trường Đại học Y Dược Huế từ năm 1977 cho đến ngày hôm nay.

Ngày 20/04/2011
PGS.TS. Trương Quanh Ánh
Trường Đại học Y Dược Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích