Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 7 7 2 7
Số người đang truy cập
4 7 2
 An toàn thực phẩm & hóa chất Thuốc & Hóa chất
(ảnh minh họa)
Chất lượng thuốc và quản lý chất lượng

Từ nguyên vật liệu sản xuất cho tới khi thành sản phẩm đến tay người sử sụng, thuốc phải trải qua nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này đều có ảnh hưởng đến chất lượng thuốc nhưng vấn đề quan trọng nhất là việc sản xuất thuốc. Sản xuất thuốc tốt có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thuốc, vì vậy cần tăng cường quản lý chất lượng thuốc để bảo đảm yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 

Đặc điểm của thuốc

Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật được tổng hợp bằng phương pháp hóa học hay sinh học. Chúng được bào chế thành những dạng thích hợp để dùng cho con người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh; phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể; làm giảm triệu chứng bệnh; chẩn đoán bệnh; phục hồi hoặc nâng cao sức khỏe; làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân; làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ; làm thay đổi hình dáng cơ thể... Ngoài ra, những vật liệu dùng trong khoa răng, sản phẩm cần ở lại trong cơ thể tạm thời hay lâu dài, bông, băng, chỉ khâu y tế... cũng được xem như thuốc.

Thuốc có quan hệ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí đến cả tính mạng của người bệnh hoặc người dùng thuốc.

Thuốc có tác dụng mong muốn và tác dụng không mong muốn, có tác dụng chính và tác dụng phụ, tác dụng tốt và tác dụng có hại hay phản ứng ngược của thuốc (ADR: Adverse Drug Reaction). Nhiều trường hợp tác dụng tốt của thuốc thường xuất hiện sớm, xuất hiện ngay; còn tác dụng có hại thì lại tiềm tàng, xuất hiện muộn hơn. Quyết định đưa ra một loại thuốc mới để sử dụng đều phải cân nhắc hai mặt lợi và hại của loại thuốc đó.

Chất lượng thuốc phần nhiều không được bộc lộ ra bên ngoài mà ẩn dấu bên trong. Thầy thuốc và người sử dụng không thể nhận biết được đầy đủ chất lượng thuốc bằng cảm quan bên ngoài. Muốn đánh giá chất lượng thuốc cần phải có những phương tiện thích hợp và được thực hiện bởi những tổ chức, cơ quan và cán bộ, nhân viên chuyên môn về kiểm tra chất lượng thuốc.

Thuốc là sản phẩm công nghệ cao (hi-tech products), nó có hàm lượng trí tuệ và hàm lượng công nghệ cao; vì vậy có giá trị kinh tế lớn.

Thuốc là một sản phẩm phổ cập cho rất nhiều người dùng, không chỉ dành riêng cho người thầy thuốc sử dụng mà trên thực tế còn có một số lượng thuốc đáng kể được người dân dùng để tự chữa bệnh.

Những đặc điểm của thuốc đã nêu ở trên đã khẳng định thuốc là loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt được xác định trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh của nước ta. Vì vậy, thuốc cần phải được quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng.

Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng thuốc

Thuốc sử dụng thường phải bảo đảm 3 yêu cầu chủ yếu:

- Có hiệu lực tác dụng chữa bệnh (efficacy),

- An toàn (safety) cho người dùng do không có hay chỉ có rất ít tác dụng phụ có hại

- Có chất lượng (quality) vì phải đáp ứng những tiêu chuẩn về bào chế như tính đồng đều, giải phóng đủ lượng hoạt chất theo quy định, ổn định bền vững trong một thời gian nhất định, tiện dụng, dễ bảo quản...

Một loại thuốc lý tưởng là loại thuốc thỏa mãn được tốt nhất cả 3 yêu cầu trên. Ba yêu cầu quy định đều rất quan trọng và có mối liên quan chặt chẽ với nhau.

Để đánh giá, kiểm tra và quản lý chất lượng thuốc, ngành dược đã đưa ra những chuẩn mực về chất lượng gọi là tiêu chuẩn chất lượng thuốc. Đối với những loại thuốc là của chung (genetic) và được sản xuất phổ biến thì các tiêu chuẩn này được tập hợp thành Dược điển quốc gia của mỗi nước. Đối với những tiêu chuẩn của các sản phẩm thuốc khác còn lại, nhất là các biệt dược thì thường là tiêu chuẩn của nhà sản xuất như hãng sản xuất, xí nghiệp đã được cơ quan quản lý dược phẩm chấp thuận.

Nội dung của các tiêu chuẩn chất lượng thuốc dù là nguyên liệu hay dạng bào chế luôn luôn đề cập đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá được mức độ thỏa mãn 3 yêu cầu về hiệu lực, an toàn và chất lượng của sản phẩm. Nội dung này thể hiện về việc xác định tính “đúng” của sản phẩm, tính “đủ” của sản phẩm và “độ tinh khiết” của thuốc.

Quản lý chất lượng thuốc

Chất lượng thuốc được hình thành qua nhiều giai đoạn từ nguyên vật liệu sản xuất tới khi thành sản phẩm đến tay người sử dụng. Các giai đoạn này đều có ảnh hưởng đến chất lượng nhưng giai đoạn quan trọng nhất là sản xuất thuốc. Việc sản xuất thuốc tốt có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thuốc.

Trong quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu, điều kiện sản xuất, quy trình, việc kiểm tra bán thành phẩm và thành phẩm đều liên quan đến chất lượng. Nguyên vật liệu có chất lượng cao thì mới có thể làm ra sản phẩm tốt. Trái lại, nếu nguyên vật liệu xấu thì sản phẩm thuốc thường không thể tốt được.

Quy trình sản xuất thuốc cũng có nhiều yếu tố tạo nên chất lượng như công thức bào chế được xây dựng, cơ sở nhà xưởng và môi trường chung quanh, trang thiệt bị máy móc, bố trí dây chuyền sản xuất, phương pháp và kỹ thuật công nghệ sản xuất; trình độ và trách nhiệm của cán bộ, công nhân sản xuất; việc tổ chức và quản lý; kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm...

Như vậy, chất lượng thuốc được hình thành trong cả quá trình làm ra sản phẩm và nhà sản xuất là người xây dựng nên chất lượng sản phẩm của mình. Chính nhà sản xuất mới có hiểu biết đầy đủ về chất lượng sản phẩm thuốc do họ sản xuất ra. Vì vậy nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc. Xuất phát từ quan điểm trong quản lý chất lượng thuốc, ngành dược đã đưa ra những quy định phải được áp dụng trong sản xuất thuốc gọi là tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP: Good Manufacturing Practice).

Sau khi sản xuất, thuốc được bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, phân phối trong một thời gian nhất định trước khi đến tay người sử dụng. Những giai đoạn này cũng có tác động, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng thuốc. Vì vậy, ngành dược cũng đưa ra các quy tắc về bảo quản, tồn trữ thuốc nhằm để bảo đảm chất lượng thuốc ở các quốc gia; được gọi là thực hành tốt bảo quản, tồn trữ thuốc (GSP: Good Storage Practice).

Để quản lý chất lượng thuốc, cần có các biện pháp cụ thể như:

- Phải xây dựng một hệ thống quy chế luật lệ về dược;

- Có một hệ thống thanh tra dược để giám sát, cưỡng chế việc thực hiện các quy chế, làm cho các quy chế đi vào cuộc sống và có hiệu lực thực sự;

- Có tổ chức một hệ thống kiểm nghiêm thuốc như là một cơ quan kỹ thuật pháp lý xác định chất lượng thuốc.

Khuyến nghị

Thuốc là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt nên cần phải được giám sát, quản lý chặt chẽ về chất lượng; bảo đảm cho thuốc được sử dụng là có hiệu lực và an toàn. Trong sử dụng thuốc, bên cạnh việc theo dõi tác dụng chữa bệnh, còn cần phải quan tâm đến tác dụng không mong muốn, tác dụng phụ hay phản ứng ngược của thuốc. Tác dụng phụ, độc hại, tai biến do dùng thuốc có thể xảy ra do chính hoạt chất của thuốc. Đây là bản chất cố hữu của hoạt chất mặc dù hoạt chất ở dạng hoàn toàn tinh khiết nhưng những tác dụng này cũng có thể gây nên do các tạp chất có ở trong thuốc, do thuốc kém tinh khiết hoặc do thuốc bị biến chất, bị phân hủy. Ngoài ra trong thực tế xã hội hiện nay ở nhiều quốc gia, trong đó có nước ta; vấn đề thuốc giả có thể gây nên những tác dụng phụ, độc hại cho người sử dụng cũng cần phải đặc biệt quan tâm để khống chế và loại trừ.

Ngày 09/01/2012
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích