Thực phẩm với vai trò thuốc và thực phẩm chức năng đối với sức khỏe con người
10 món giải khát tuyệt hảo nhất thế giớiNước lọc, Cocacola hay các loại rượu nổi tiếng như tequila của Mexico, champagne của Pháp đều có mặt trong top 50 thức uống ngon nhất thế giới do CNNgo bình trọn. 1. Lassi, Ấn Độ: Lassi là một loại đồ uống phổ biến của Ấn Độ. Nghe tên thì hơi lạ nhưng nếu hiểu đơn giản thì Lassi chỉ là sữa chua (sữa dê lên men ) pha với hoa quả nghiền như xoài, dâu, kiwi… hoặc nước hoa quả như lê, táo, đào… Bên cạnh đó, còn có những loại lassi lạ hơn một chút do được cho thêm nước hoa hồng, thảo quả, quế, bạc hà hay những mùi vị đặc trưng khác của Á Đông. Ngoài lassi trái cây, người Ấn Độ có plain lassi (sữa chua không đường), salt lassi (lassi mặn), sweet lassi (sữa chua có đường). 2. Cendol, Indonesia: Cendol là một món tráng miệng với các nguyên liệu chính để làm món cendol là nước cốt dừa, bánh lọt với hương lá dứa nhân tạo và đường thốt nốt. Thêm một số nguyên liệu trên ly chè như đá bào, đậu đỏ, gạo dẻo, thạch rau câu và chè ngô khiến món tráng miệng ngon tuyệt này lại càng tuyệt vời hơn bao giờ hết vào những ngày nắng nóng. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món chè này ở những hàng bán rong trên bãi biển kuta, Indonesia. 3. Sujeonggwa, Hàn Quốc: Sujeonggwa là một đồ uống truyền thống của người Hàn Quốc, có vị ngọt, cay và ấm. Nguyên liệu làm sujeonggwa là các loại quả ngọt phơi khô, nhất là quả hồng, và các thứ tạo hương vị như quế, và gừng; hạt thông thường được dùng để trang trí và tạo vị cay. Sujeonggwa có màu đỏ nâu sẫm. Sujeonggwa thường được người Hàn Quốc dùng vào những dịp đặc biệt như trong tiệc cưới. Ngày nay, thức uống này đã được đóng chai. 4. Mojito, Cuba: Là một thức uống truyền thống của người Cuba, mojito (hay còn gọi là mohito) không xa lạ với người sành cocktail trên toàn thế giới. Hương vị mát lạnh cộng với chút the nồng của bạc hà và độ chua dịu của chanh tươi là sức hút giản dị để mojito trở thành loại cocktail được ưa chuộng bậc nhất trong mùa hè. 5. Chocolate MilkShake, Mỹ: Chocolate MilkShake là hỗn hợp được xay nhuyễn từ kem, sữa tươi và chocolate; được tạo thêm hương vị bởi một lớp kem sữa phủ lên trên cùng. Khi thưởng thức sẽ quấy đều kem tươi với hỗn hợp để vị ngậy béo và thơm mát hòa quyện vào nhau. 6. Bubble tea – Trà sữa chân châu , Đài Loan: Trà trân châu hay trà sữa trân châu là tên gọi của người Đài Loan cho một thức giải khát, chế biến từ lá chè trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn. 7. Eggnog, Anh: Eggnog là loại cocktail được làm bằng kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng, có thể kết hợp với hương với quế hay nhục đậu khấu, thêm rượu brandy, rum hay whiskey. Eggnog rất phổ biến trong dịp Giáng sinh, lễ tết ở Anh, Mỹ hay Canada. 8. Es kelapa muda, Indonesia: Es kelapa muda là một loại thức uống từ nước dừa tươi, đá, sirô, và cùi dừa được bào mỏng. Đây là đồ uống rất được ưa chuộng tại đất nước Indonesia bởi vị thanh mát. 9. Sangria, Tây Ban Nha: Sangria là loại thức uống “độc nhất vô nhị” trên thế giới. Nó có màu đỏ thắm đậm đà, hay một chút sắc vàng nhẹ, điều đó còn tùy thuộc vào loại rượu dùng để pha chế là rượu trắng hay rượu đỏ. Tại Tây Ban Nha có 3 loại Sangria truyền thống. Loại Sangria có cùng tên gọi Sangria, được làm từ rượu đỏ, rượu brandy và trái cây như táo, lê và nho. Sangria blanco cũng có nguyên liệu tương tự, chỉ có điều khác là được làm từ rượu trắng hoặc rượu vang. Zurra được chế biến ở miền Nam Tây Ban Nha và cũng sử dụng rượu đỏ, nhưng chỉ có trái đào và xuân đào. 10. Chocolate nóng và kẹo dẻo, Mỹ: Thật không có gì thú vị trong những ngày đông lạnh bằng việc thưởng thức ly chocolate nóng cùng những viên kẹo dẻo ngọt ngào. Chocolate nóng và kẹo dẻo là sự kết hợp hoàn hảo. Những viên kẹo dẻo tan chảy tạo lên lớp kem trên cốc chocolate. Tuy nhiên, để làm được lớp kem bông ngon lành thì chocolate của bạn phải đủ độ nóng để làm tan chảy những viên kẹo dẻo. Đồ uống thai phụ nên cẩn trọng 1. Cà phê : Dù bạn có thực sự đam mê loại đồ uống này thì cũng cần loại bỏ ngay khi bắt đầu mang thai. Trong 3 tháng đầu mang thai, bạn cần đặc biệt tránh dùng cà phê và các loại thực phẩm chế biến từ cà phê.Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trong thời gian mang bầu, nếu thai phụ dùng quá nhiều cà phê, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Nguy hiểm hơn còn dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc teo thai. Có chăng bạn chỉ nên dùng 300 mg cà phê mỗi lần. 2. Rượu: Rượu là loại đồ uống cấm kị trong thời gian mang bầu. Bà bầu uống rượu sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi và gây nhiều biến chứng không tốt cho em bé sau này. 3. Trà xanh: Trong trà có chứa chất cafein, có thể kích thích các cơ quan thần kinh của con người. Theo lời khuyên của các chuyên gia, vào ban ngày các bà bầu có thể uống 1 - 2 chén trà xanh thì không sao, nhưng vào buổi tối dễ gây mất ngủ. Những bà mẹ mang thai từ tuần thứ 28 trở lên, bụng đã bắt đầu to, chất lượng giấc ngủ thường giảm sút so với trước, bởi vậy bà bầu nên tránh uống trà vào thời điểm này. 4. Nước uống có ga: Nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Chất CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí. Hơn nữa, loại nước uống này không có chất dinh dưỡng nên các bà bầu cũng không cần quá "mặn nồng" với nó trong quá trình mang thai. 5. Trà thảo dược: Một số loại trà thảo mộc nếu uống nhiều có thể kích thích tử cung và vô tình gây ra sảy thai hoặc các cơn co dạ con. Tốt nhất chị em nên chú ý và hạn chế uống các loại trà từ các loại thảo dược sau: hoa cúc, cây ma hoàng, rễ cây cam thảo, lá mâm xôi, hoa hồi, cây ngải đắng, cây dâm bụt, cây sả, cây thìa là… Lưu ý rằng, trà từ lá cây mâm xôi được cho là có tác dụng giúp kích thích tử cung để chuẩn bị cho cơn co dạ con và sinh nở. Mặc dù chưa được khoa học chứng minh, nhưng trà lá mâm xôi có thể uống được ở thời gian gần cuối của thai kỳ (sau tuần thai thứ 38). Điều đáng lưu ý là hầu hết các loại thảo mộc ở trên vẫn có thể ăn kèm trong các thức ăn. Chỉ khi được pha thành trà thì các loại thảo mộc này mới cô đặc và nguy hiểm với bà bầu. Phụ nữ mang thai không nên ăn sữa chua ít béo Một nghiên cứu mới công bố của Đan Mạch cho thấy, việc bà bầu ăn sữa chua ít béo liên tục trong thai kỳ sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng của đứa trẻ sau khi ra đời tăng lên. Các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen của 60.000 phụ nữ có thai trong khoảng thời gian dài, đồng thời xem xét tình trạng sức khỏe những đứa con trong suốt 7 năm đầu đời. Kết quả cho thấy, việc người mẹ uống sữa bò khi mang bầu giúp ngăn ngừa tình trạng hen suyễn ở trẻ rất tốt, song đối với những người có thói quen ăn sữa chua ít béo, nhất là sữa chua ít béo có vị trái cây thì tác dụng ngược lại: nguy cơ mắc hen suyễn của trẻ cao hơn tới 60% trước 7 tuổi, còn nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao gấp 3 lần so với trẻ cùng lứa. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do lượng acid béo trong các sản phẩm sữa nguyên kem có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, vì thế khi người mẹ dùng sữa ít béo, các acid này trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, khiến hệ hô hấp của trẻ mẫn cảm hơn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, dù sữa chua cũng có nhiều tác dụng tốt, song phụ nữ mang thai nên tránh dùng thường xuyên. Ăn nhiều thịt màu đỏ dễ bị ung thư thận Kết quả nghiên cứu này vừa được các nhà khoa học Mỹ công bố trên trang Asiaone.com. Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Carrie Daniel và đồng nghiệp thuộc Viện Ung thư Quốc gia ở Rockville, Maryland (Mỹ). 500.000 người Mỹ từ 50 tuổi trở lên đã được mời tham gia khảo sát theo dõi về thói quen ăn uống, bao gồm cả mức tiêu thụ thịt trong vòng 9 năm. Kết quả báo cáo cuối cùng ghi nhận, có khoảng 1.800 người trên tổng số 500.000 người (gần một nửa) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận. Trung bình những người đàn ông tham gia khảo sát tiêu thụ khoảng từ 57-85g thịt màu đỏ mỗi ngày, trong khi các phụ nữ chỉ dùng từ 28-57g. Bảng báo cáo thống kê cũng cho thấy, những người được khảo sát có mức tiêu thụ thịt đỏ cao nhất (khoảng 114g mỗi ngày) được chẩn đoán khả năng mắc ung thư thận cao hơn 19% so với những người ăn ít nhất (khoảng 28g). Nghiên cứu này đã tính đến các yếu tố phổ biến làm gia tăng nguy cơ bệnh như: chế độ ăn uống, lối sống, tuổi tác, chủng tộc, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hay các chứng bệnh huyết áp cao, tiểu đường... Một báo cáo mới đây trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ còn chỉ ra, có một lượng lớn các hóa chất độc hại được tìm thấy trong các loại thịt nướng màu đỏ. Và đây cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ ung thư. Không những thế, ăn nhiều thịt đỏ còn gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe, nhất là làm gia tăng mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Mặc dù vậy, ở đây các nhà nghiên cứu chỉ khuyên mọi người giảm bớt lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày chứ không nên bỏ hẳn loại thực phẩm này. "Bởi thịt màu đỏ là nguồn thiết yếu cung cấp sắt và protein", tiến sĩ Mohammed El-Faramawi, một nhà dịch tễ học làm việc tại Fort Worth nói. Bên cạnh đó, để hạn chế lượng hóa chất sinh ra trong quá trình chế biến thịt, một chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên không nên nướng thịt trực tiếp trên ngọn lửa hoặc trên bề mặt kim loại nóng, nên rút ngắn thời gian nấu và sử dụng lò vi sóng làm chín thịt trước khi đem chế biến ở nhiệt độ cao Cá, dầu ô-liu giảm triệu chứng viêm tụy Hãng tin UPI dẫn kết quả một cuộc nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy, những chất được tìm thấy trong dầu ô-liu chưa qua tinh chế và cá có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm tụy. Tác giả nghiên cứu Maria Belen Lopez Millan thuộc Đại học Granada khẳng định, acid oleic và hydroxytyrosol, vốn có hàm lượng đặc biệt cao trong dầu ô-liu chưa qua tinh chế, và acid béo không bão hòa n-3 được tìm thấy trong cá có tác dụng hạn chế các triệu chứng thường thấy ở bệnh viêm tụy. Các nhà nghiên cứu đã xem xét vai trò của các thành phần trong chế độ ăn uống của khu vực Địa Trung Hải trong việc ngăn ngừa và giảm nhẹ tổn thương tế bào, đặc biệt là cách thức các acid béo và chất chống ô-xy hóa tác động đến những cơ chế phản ứng với tình trạng viêm cục bộ ở tuyến tụy. Chuyên gia Millan cùng các cộng sự đã sử dụng một mô hình thử nghiệm trên chuột và nhận thấy acid oleic và hydroxytyrosol có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế các triệu chứng của bệnh. Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Proceedings of the Nutrition Society Chế độ ăn giúp phòng ngừa teo não Theo một nghiên cứu mới đây được đăng tải trực tuyến trên tạp chí Neurology ngày 28/12 thì những người có chế độ ăn gồm một số loại vitamin hoặc acid béo omega 3 ít có khả năng bị teo não có liên quan với bệnh Alzheimer hơn so với những người có chế độ ăn ít các dưỡng chất này. Những người có chế độ ăn giàu acid béo omega 3 và các vitamin C, D, E và B cũng có điểm số kiểm tra tư duy cao hơn so với những người ít bổ sung các dưỡng chất này. Cá là thực phẩm giàu acid béo omega 3 và vitamin D trong khi vitamin B, C và E có nhiều trong hoa quả và rau xanh. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người có chế độ ăn nhiều chất béo trans dễ bi tẽo não và có điểm số kiểm tra tư duy và ghi nhớ thấp hơn so với những người có chế độ ăn ít chất béo trans. Chất béo trans có nhiều trong các thực phẩm đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh, đồ rán và thực phẩm đông lạnh. Nghiên cứu này gồm 104 người độ tuổi trung bình là 87 có rất ít yếu tố nguy cơ bị các vấn đề về ghi nhớ và tư duy. Các xét nghiệm máu được sử dụng để xác định nồng độ các dưỡng chất khác nhau trong máu của các đối tượng tham gia. Tất cả đều được kiểm tra các kỹ năng ghi nhớ và tư duy. Tổng cộng có 42 đối tượng được chụp cộng hưởng từ để đo thể tích não. Tính chung, các đối tượng tham gia có tình trạng dinh dưỡng tốt, chỉ 7% bị thiếu hụt vitamin B12 và 25% thiếu hụt vitamin D. Tác giả nghiên cứu Gene Bowman nói các chỉ báo sinh học dinh dưỡng trong máu chiếm một lượng đáng kể những biến đổi thể tích não và điểm số kiểm tra tư duy và ghi nhớ. Bowman nói mặc dù những kết quả này cần được xác nhận thêm song thật thú vị khi biết rằng mọi người có thể ngăn ngừa teo não và giữ cho não bộ nhạy bén bằng cách điều chỉnh chế độ ăn 6 loại thảo dược thông dụng chữa rối loạn tiêu hóa Trong các kỳ nghỉ kéo dài, nhiều người thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn. Những lúc này, bạn có thể tự tạo thuốc cho mình từ những thảo dược như: rễ gừng, vỏ cam, hạt thì là...Trong hàng thế kỷ nay, những loại cây có vị hơi đắng hoặc thơm có thể giúp chữa các bệnh tiêu hóa, giảm sự khó chịu và thực sự cải thiện chức năng của đường ruột. Dưới đây Foxnews đưa ra một số loại thảo dược thông dụng có tác dụng này: 1. Gốc và lá cây bồ công anh Đây là một phương thuốc truyền thống chữa các bệnh rối loạn gan và lá lách. Cây bồ công anh chứa thành phần được gọi là sesquiterpen lacton, có tác dụng kích thích sự thèm ăn, cải thiện tiêu hóa. Thành phần này có hiệu quả giống như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ. 2. Rễ cây ngưu bàng Ngưu bàng là một loại thảo dược được sử dụng trong công thức thuốc lợi tiểu và thuốc nhuận tràng. Từ xa xưa tại châu Á, người ta đã sử dụng loại cây này để giải độc gan, thận và mật. Rễ cây chứa acid phenolic, quercetin và luteolin, các chất chống ôxy hóa mạnh. 3. Vỏ cam Được sử dụng ban đầu như một cách để chữa chứng ợ hơi, vỏ cam chứa một số loại dầu thơm. Ngoài ra trong thành phần của nó có cả synephrin và N-methyltyramin, giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng sự tiết dịch tiêu hóa tự nhiên. 4. Hạt cây thì là Chứa nhiều loại dầu thơm cần thiết, vì thế hạt cây thì là được coi là một phương pháp chữa bệnh truyền thống tại châu Á cho các chứng khó tiêu, đầy hơi và đau bụng. Loại thảo dược này có có mùi thơm và hương vị dễ chịu, giúp làm giảm khí và đau bụng. 5. Rễ cây long đởm Long đởm thảo là một thành phần phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Nó kích thích sự tiết dịch tiêu hóa và tăng cường chức năng của túi mật. Những tác dụng chữa bệnh này là do trong cây chứa các thành phần là gentiopicrosid và amarogentin. 6. Củ gừng Củ gừng chứa nhiều thành phần có lợi như: gingerols, shaogals và một số loại dầu thiết yếu. Nó giúp tăng cường tiêu hóa, giảm buồn nôn và giúp tránh say tàu xe Mật ong và những lợi ích trong phòng bệnh, chữa bệnh Mật ong là một sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Mật ong quen thuộc với con người ở khắp nơi trên thế giới, với nhiều ứng dụng trong đời sống và y dược. Một trong những ứng dụng phổ biến của mật ong đó là làm giảm nhẹ các triệu chứng thường gặp ở vùng họng như viêm họng, ho, ngứa rát họng, đau họng…Các bác sĩ ở trường đại học y dược Pensylvania (Mỹ) đã tổng hợp và phân tích về tác dụng của Mật ong như sau: Mật ong giúp làm giảm viêm họng Mật ong rất lành lại có hoạt tính kháng khuẩn nên được xem như một loại kháng sinh tự nhiên. Bôi mật ong trực tiếp lên các vết chầy xước, vết thương, vết nhiễm trùng ngoài da có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giúp vết thương mau lành. Sử dụng kết hợp mật ong và thuốc kháng sinh cho kết quả làm lành các ổ loét niêm mạc dạ dày tá tràng nhanh hơn việc chỉ sử dụng kháng sinh đơn độc. Mật ong cũng được sử dụng để đề phòng nhiễm khuẩn và điều trị các vết thương hậu phẫu. Tương tự như vậy, mật ong cũng được sử dụng để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn ở niêm mạc hầu họng. Do vậy, khi bị viêm họng, nên lưu ý bổ sung mật ong vào danh mục thuốc điều trị. Mật ong giúp mau lành các vết loét Bên cạnh tác dụng kháng khuẩn, mật ong còn kích thích việc tái tạo niêm mạc mới nên giúp mau lành các tổn thương da và niêm mạc. Tác dụng này nhờ sự có mặt của 2 thành phần acid Panthotenic và Albumin sẵn có trong mật ong. Mật ong giúp làm dịu niêm mạc hầu họng Nhờ vị ngọt thanh và các thành phần làm dịu niêm mạc sẵn có, mật ong khi để tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hầu họng có tác dụng làm dịu họng, giảm ngứa và đau rát họng. Ngoài ra, mật ong còn làm tăng tính kháng viêm và kháng dị ứng của niêm mạc họng, do vậy giúp niêm mạc họng trở nên bền vững hơn trước mọi kích thích. Mật ong giúp làm giảm ho Mật ong từ xa xưa đã được sử dụng như một vị thuốc chữa ho thiên nhiên. Có thể sử dụng mật ong nguyên chất hoặc chế biến cùng một số loại thảo dược để tăng thêm tác dụng. Theo kết quả nghiên cứu của TS Ian Paul và cộng sự (trường ĐH Pensylvania, Mỹ), “Mật ong chữa ho tốt hơn các thuốc mua ở quầy”. Đặc biệt, đây chính là liệu pháp thiên nhiên an toàn, hiệu quả mà cha mẹ nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi khi chúng bị ho hay cảm cúm… Mật ong là một vị thuốc bổ dưỡng Thành phần mật ong chứa nhiều đường hấp thu nhanh như Glucose, Fructose, Maltose, Sucrose, các acid amin, khoáng chất, enzym tiêu hóa…giúp phục hồi sinh lực, chống mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng. Điều này rất có giá trị khi cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy kiệt do các chứng ho, viêm họng trở nên mãn tính, dai dẳng lâu ngày hoặc tái đi tái lại. Khi đó, việc bồi bổ, nâng cao thể trạng, tăng khả năng chống đỡ với tác nhân gây bệnh hay cải thiện khả năng phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên có ý nghĩa quan trọng không kém việc làm giảm các triệu chứng tức thời như giảm ho, giảm viêm, giảm đau rát họng…nhằm đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Nhờ những tác dụng chữa bệnh phong phú như vậy, mật ong không chỉ được sử dụng như một vị thuốc dân gian mà được kết hợp trong nhiều thuốc chữa bệnh. Ngày nay, để giảm các triệu chứng viêm họng, ho, ngứa hoặc đau rát họng, có thể sử dụng các sản phẩm có chứa mật ong như thuốc ho Bảo Thanh, viên ngậm Bảo Thanh (công ty DP Hoa Linh). Sản phẩm được bào chế từ mật ong, ô mai và các thảo dược, trên nền tảng phương thuốc cổ trị ho Xuyên bối tỳ bà cao có tác dụng bổ phế, dưỡng âm, hóa đàm, chỉ khái theo nguyên lý Đông y. Đồng thời, dạng viên ngậm phát huy tác dụng tại chỗ, nhanh chóng làm dịu họng, giảm ngứa rát họng. Thuốc ho Bảo Thanh và viên ngậm Bảo Thanh sử dụng thích hợp khi bị ho, ngứa rát họng do các nguyên nhân thường gặp như thay đổi thời tiết, gió, nhiễm lạnh, cảm lạnh, uống nước lạnh, ngồi điều hòa, khói thuốc, hóa chất, phát âm nhiều… Ăn thịt trâu bổ khí, mạnh gân cốt Trong ẩm thực của người Việt Nam, thịt trâu là món ăn ngon, bổ dưỡng và mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau để trở thành món đặc sản. Theo Ðông y, thịt trâu vị ngọt, tính bình, mát, không độc, ích khí, dưỡng tì vị, mạnh gân xương, bổ cơ thể, tiêu thủy thũng, trị tiểu dắt, đau nhức do trúng gió độc. Sau đây là một số món ăn từ thịt trâu để bạn đọc tham khảo. Thịt trâu rán vàng: Một miếng thịt đùi, vắt hết nước, khía sâu đều khắp miếng thịt rồi bóp với tiêu, tỏi (giã nát) cho thấm, đem rán chín vàng, ăn với cơm hằng ngày. Tác dụng: bổ hư, dưỡng tì vị, mạnh gân cốt. Thịt trâu xào khoai sọ: Thịt trâu 200g, khoai sọ 200g. Thịt trâu thái mỏng đem ướp với bột mì, đường cát trắng, mỡ, nước mắm. Khoai sọ thái vừa và hơi dày rán giòn, múc ra đĩa. Xào thịt trâu đổ lên trên khoai sọ. Ăn với cơm hay bánh mì trong ngày. Tác dụng: tăng khí lực. Thịt trâu xào sả ớt: Thịt trâu thái lát mỏng, ướp với sả, ớt, tỏi (giã nhỏ), nước mắm, dầu, bột gạo và tương cho thấm. Cho dầu vào chảo, cho hành tây đã thái mỏng vào xào, khi hành chín tới thì vớt ra. Lại đun mỡ nóng già rồi đổ thịt trâu vào xào nhanh tay. Thịt trâu vừa chín tới thì thêm đường cát, trộn đều rồi múc ra đĩa. Đem lạc rang đã giã rắc lên đĩa thịt trâu. Món ăn này có tác dụng bổ hư, làm tăng khí lực. Cà-ri thịt trâu: Thịt trâu 500g, thái miếng hình bao diêm hoặc hình vuông, ướp muối, dầm nhuyễn hành tỏi, ớt vừa đủ, ướp thịt khoảng 15 phút cho thấm rồi cho vào chảo mỡ rán vàng. Khi thịt vàng thì cho bột cải và muối vào trộn đều, đổ thịt vào xoong, đổ nước ấm (nếu có nước dừa và nước cốt dừa thì không cho đường) cho ngập thịt rồi đậy kín, đun nhỏ lửa cho mềm. Khoai tây hoặc khoai lang xắt bằng nửa bao diêm, ướp đường, rán vàng, để sẵn. Chờ thịt gần chín mềm thì cho vào đun tiếp đến khi khoai chín. Khi nào nước trong xoong đặc còn một nửa là được. Thịt trâu kho: Lấy thịt ở chân, cổ, bụng là nơi có nhiều gân mỡ, thái miếng vừa ăn rồi ướp thịt với ngũ vị hương (húng lìu), đường, muối, hành, tỏi giã nát, để 30-45 phút cho thật thấm, rồi cho tiếp củ cải và cà rốt hoặc củ đậu và măng tre xắt bằng miếng thịt trâu cùng gừng, sả đã giã nát vào trộn đều. Rửa sạch nồi, lót lá sả dưới đáy rồi đổ thịt và gia vị vào. Cho nước lã, hoặc nước dừa xiêm ngập trên mặt và đun lửa đều. Khi nào thấy củ hoặc măng mềm là thịt gân đã chín. Ăn với cơm trong ngày. Thịt trâu hầm: Bất cứ bộ phận nào của trâu như thịt hay gân, mỡ lòng… đều làm sạch, để ráo, thái miếng nhỏ. Ớt, tỏi, hành băm nhỏ, rồi ướp với thịt, tiêu, ngũ vị hương, để 30 phút cho thấm. Đổ tất cả vào nồi cho nước ngập gấp đôi, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa khoảng 30-45 phút, nêm mắm muối vừa ăn là được Thịt trâu nướng: Thịt đùi trâu hoặc thịt bụng, thịt lưng xắt miếng vừa ăn, ướp gia vị như trên. Nửa giờ sau gói bằng lá lốt hoặc lá xương sông để lên vỉ sắt nướng trên than hồng (hoặc rán chả). Ăn lúc nóng. Thịt trâu hầm bắp cải: Thịt trâu (phần bụng) 200g, thịt trâu nhiều gân 200g, xắt miếng vừa ăn. Cho vào xoong đổ nước ngập 2-3 đốt ngón tay. 3 củ hành phi mỡ cho thơm, đổ vào nồi thịt cùng các gia vị mắm, muối, 200g cà chua bỏ hột, nửa quả nhục đậu khấu (mua ở hiệu thuốc bắc) giã thành bột.Đun lên cho sôi, hớt bỏ bọt. Khi thịt trâu chín thì cho 400g bắp cải vào (xắt to bằng bao diêm), nấu tiếp cho chín bắp cải, nếm lại vừa ăn, rắc mỡ, hành, tiêu cho đều, nhắc xuống ngay. Thịt trâu luộc: Thịt trâu đem xát muối và các gia vị, húng lìu, trên mặt để một khúc mỡ lợn dài bằng miếng thịt, dùng lạt tre buộc chặt, thả vào nước sôi trong 3 giờ, muốn giòn ngon thì thêm chút phèn chua vào nước. Khi lấy đũa đâm xiên qua thịt được là thịt đã chín mềm. Lấy ra để nguội, dùng cối đá đè lên trên cho ráo nước. Khi ăn cắt khoanh để lên đĩa. Người bị bệnh ở tạng phủ nào thì chọn bộ phận đó của trâu mà nấu ăn thì có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Hoạt chất curcumin trong cây nghệ vàng - Thuốc từ củ nghệ Trong các loại cây lấy củ làm thuốc thì nghệ là cây rất quen thuộc được nhân dân ta dùng làm thuốc trị nhiều chứng bệnh. Tùy từng loại vàng, đen, trắng mà tác dụng chữa bệnh của chúng cũng khác nhau. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo. Nghệ vàng: còn gọi là nghệ, tên khoa học là Curcuma longa L., họ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ. Củ nghệ chứa tinh dầu màu vàng thơm carbua terpenic, zingiberen,… Theo Đông y, nghệ vàng vị đắng, cay, thơm, hắc, tính ấm, làm thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kích thích lên da non, thông gan mật, hủy cholesterol máu. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn. Nghệ vàng được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh: - Điều kinh, bế kinh, vàng da sau khi sinh: nghệ vàng, củ gấu, quả quất còn xanh, cả 3 thứ sấy khô tán bột với mật ong làm thành viên uống hằng ngàỵ - Viêm âm đạo: bột nghệ vàng 30g, phèn chua 20g, hàn the 20g, sắc với 500ml nước, lọc bỏ bã dùng thụt rửa âm đạo. - Cao dán mụn nhọt: nghệ vàng 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Tất cả giã nhuyễn, trộn đều, phết lên giấy làm cao dán. - Làm mờ sẹo: Cắt lát củ nghệ xát lên sẹo đang lên da non. - Vết thương phần mềm: bột nghệ 30g, bột rau má 60g, phèn chua 10g. Tất cả tán nhuyễn dùng băng bó vết thương. - Viêm loét dạ dày tá tràng đại tràng: bột nghệ 10g, bạch truật 10g uống hằng ngàỵ Nghệ đen: Còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, nga truật… Tên khoa học là Curcuma zedoaria. Củ chứa tinh dầu sesquiterpen, zingiberen, cineol. Theo Đông y, nghệ đen vị đắng, cay, thơm, hăng, hơi ấm, có công năng phá tích, tán kết, hành khí, chỉ thống, thông kinh lạc, khai vị. Nghệ đen được dùng làm thuốc trong các trường hợp: - Đau bụng lạnh từng cơn, tích trệ: nghệ đen 40g, mộc hương 20g. Tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với dấm loãng. - Bế kinh, hành kinh máu vón cục: nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống hằng ngàỵ Nghệ trắng: Còn gọi là ngải trắng, ngải mọi, ngải sải. Tên khoa học là Curcuma aromatica, là cây mọc hoang và trồng lấy củ thơm làm gia vị. Thân rễ chứa tinh dầu và chất đắng curcumin. Theo Đông y, nghệ trắng vị cay tính mát, hành khí, giải uất, lương huyết, lợi mật, trừ vàng da. Nghệ trắng được dùng làm thuốc trong chữa các chứng bệnh: - Chữa ho gà, thấp khớp: giã 10g nghệ trắng, tẩm rượu, cho vào lọ kín, hấp cách thủy trong 1 giờ, chắt lấy nước uống trong ngày. - Đau bụng kinh, bổ máu sau khi sinh: nghệ trắng 20g, lá nhọ nồi 20g, củ gấu 20g, lá mần tưới 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngàỵ - Phong thấp, bong gân, sai khớp: củ nghệ trắng 10g, rễ ô đầu 10g, nhân hạt gấc 10g. Tất cả giã nhỏ, ngâm rượu với mật gấu hay mật trăn sau 1 tháng là được, dùng xoa bóp. - Chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu, viêm gan: nghệ trắng, địa long (giun đất), đơn bì, chi tử mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Ốc sên hoa giải độc, tiêu viêm Ốc sên hoa (Achatina fulica) là loài ốc lớn nhất trong họ ốc sên, sống ở trên cạn, nơi ẩm thấp, phổ biến trong các hốc cây, lùm bụi, nhất là ở hàng rào cây xương rồng ba cạnh. Đó là một động vật thân mềm (nhuyễn thể) có vỏ to, tháp có 5-6 vòng xoắn, vòng miệng phồng to và rộng. Ốc sên hoa được dùng với tên thuốc là oa ngưu, có vị mặn, tính hàn, tươi nhầy, có tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, chống co thắt, lợi tiểu. Ốc sên hoa 1-2 con, lấy thịt giã nát thêm ít nước, phết lên giấy để chừa một lỗ nhỏ ở giữa, đắp chữa mụn lở mọc ở da mặt (Nam dược thần hiệu). Thịt ốc sên hoa và cùi quả ô mai lượng bằng nhau, giã nát, làm viên ngậm chữa cổ họng sưng đau, không nuốt được. Dịch ốc sên hoa đã thủy phân, đem cô đến khi đặc thành sản phẩm mang tên “đạm ốc sên” được dùng làm thuốc bổ dưỡng rất tốt. Để chữa hen suyễn, thấp khớp, lấy ốc sên hoa 2 con làm thịt, nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc. Măng tre 50g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Trộn hai nước lại, uống làm 1-2 lần trong ngày. Dùng trong thời gian dài. Nhớt ốc sên hoa là lớp chất nhầy bao bọc toàn thân ốc trong vỏ cũng được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Người ta lấy nhớt bằng cách bắt ốc sên hoa dùng khăn lau sạch đất dính ở miệng ốc, rồi dùng một que nhọn kích thích liên tục vào da thịt ốc, chất nhớt sẽ tiết ra rất nhiều. Lấy bông sạch quét nhớt mà dùng ngay, không để nhớt lưu cữu qua ngày. Nhớt ốc sên hoa được dùng bôi chữa rết cắn rất hay. Sở dĩ có tác dụng như vậy vì nhớt là một chất nhầy có phản ứng kiềm. Khi bôi lên vết rết cắn, chất nhày làm trung hòa tính acid của nọc rết, gây cảm giác mát dễ chịu, hết đau nhức. Theo tài liệu nước ngoài, ở Pháp, người ta đã nuôi ốc sên hoa trên quy mô công nghiệp và chế biến thịt ốc thành một món ăn-vị thuốc được nhiều người ưa thích. Ở Trung Quốc, thịt ốc sên hoa phơi khô, mỗi lần dùng 15g, sao cháy, sắc nước uống ngày 3 lần liền trong 3-5 ngày, chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Để chữa tràng nhạc, lấy thịt ốc sên hoa tươi 60g hoặc phơi khô 30g, thái nhỏ, nấu chín với thịt lợn nạc 100g, thêm gia vị ăn trong ngày. Những sai lầm trong chế biến trứng gà Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm… Giá trị dinh dưỡng của trứng Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ). Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, virtamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn. Lượng trứng cho trẻ ăn bao nhiều là đủ? Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa. Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau: Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần. Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày. Cách chế biến trứng tốt nhất Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, anh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, trưng ôp 97%. Cách luộc trứng đúng: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ. Chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi: Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng. cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá. Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới. Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.
|