TRANG CHỦ | Thứ 7, ngày 23/11/2024 |
|
|||||||||||||||
|
Phát biểu với BBC tiếng Swahili, Bộ trưởng Mwinyi nói, ông “không cho phép đùa giỡn với tính mạng của người dân Đầu năm nay, một cơ quan giám sát tài chính công đã đưa ra ánh sáng việc sử dụng công quỹ sai mục đích hết sức nghiêm trọng, trong đó có Bộ Y tế. Vụ scandal này dẫn đến việc cách chức 7 Bộ trưởng. Tiến sĩ Mwinyi cho biết Bộ Y tế từng được cảnh báo từ tháng Tám về một lô thuốc ARV tại Bệnh viện Quận Tarime “có vấn đề”. Lô thuốc này, do công ty Công nghiệp Dược phẩm Tanzania (TPI) sản xuất, đã lập tức bị thu hồi và tiếp tục được xét nghiệm thêm sau khi có tin nó không đạt tiêu chuẩn. Các quan chức bị đình chỉ chức vụ ngày 10/10 làm việc tại Cục Dược phẩm Bộ Y tế (MSD) và việc sản xuất tất cả các loại thuốc của TPI đã bị tạm ngưng để tiến hành điều tra, tờ Tanzania Daily News cho biết. Các bệnh nhân HIV dương tính được điều trị miễn phí ARV ở Tanzania - Ảnh: AFP Bộ trưởng cho biết, cơ quan y tế đã thu hồi được 9.570 chai ARV trong lô hàng 12.000 chai thuốc giả. Trả lời phỏng vấn chương trình Focus của BBC về chương trình châu Phi, Tiến sĩ Mwinyi cho biết các chuyên gia y tế đã được lệnh liên lạc với tất cả các bệnh nhân đang điều trị ARV để kiểm tra thuốc của mình và làm thử nghiệm thêm nữa trong trường hợp có bệnh nhân bị ảnh hưởng. Ông cho biết phát hiện sớm vấn đề này và thu hồi thuốc có thể làm giảm mối lo ngại của bệnh nhân. Theo thống kê của LHQ, ước tính có 1,4 triệu người Tanzania bị HIV dương tính trong dân số 45 triệu người của nước này. Họ được quyền điều trị ARV miễn phí theo chương trình của chính phủ với nguồn kinh phí từ các nhà tài trợ trong nước và quốc tế. Trung Quốc truy quét thuốc giả, bắt 2.000 người liên quanNgày 5/8, Bộ Công an Trung Quốc thông báo bắt giữ gần 2.000 người trong một cuộc truy quét thuốc giả, tịch thu số hàng giả trị giá hơn 180 triệu USD và phá hủy 1.100 thiết bị sản xuất thuốc giả. Chiến dịch với sự tham gia của khoảng 18.000 nhân viên cảnh sát đã phát hiện một lượng lớn thuốc giả và thuốc kém chất lượng trị nhiều loại bệnh từ tiểu đường đến cao huyết áp và bệnh dại. Các nghi phạm thậm chí còn quảng cáo thuốc giả của họ trên mạng, trên báo chí và qua truyền hình. Tuy nhiên thực tế các loại thuốc này lại gây hại cho gan, thận và suy tim. Chính quyền Bắc Kinh đã liên tục cam kết thắt chặt hệ thống kiểm định sau những vụ bê bối về an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm cá, thuốc, đồ chơi trẻ em, kem đánh răng, quần áo trẻ em, lốp xe, thuốc và sữa có melamine, chất dùng trong sản xuất đồ nhựa. Tuy nhiên, tất cả những gì làm được mới chỉ là những cuộc bắt giữ công khai. Hệ thống pháp luật chưa phát triển và chồng chéo, cùng với nạn tham nhũng và lợi nhuận cao từ việc sản xuất hàng giả đang cản trở quá trình giải quyết vấn đề này. Đầu năm nay, người dân Trung Quốc bị sốc với tin vỏ thuốc nhiễm độc crôm, nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây tổn thương nội tạng nặng. Bộ công an cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để có thể ăn mừng. “Việc sản xuất thuốc giả vẫn còn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, và tội phạm sẽ ngày càng tinh vi hơn trong việc đánh lừa người tiêu dùng”. Bộ công an cũng kêu gọi người dân chỉ sử dụng dược phẩm từ những nhà thuốc và bệnh viên uy tín cũng như không nên “quá tin tưởng vào quảng cáo”. Ngày càng khó nhận biết thuốc giả, thuốc kém chất lượng!Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang nhận định, tình hình thuốc giảm thuốc kém chất lượng hiện nay diễn biến hết sức phức tạp. Thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày càng được làm giả một cách tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phát hiện được.Gần 1.000 mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn Hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu và việc ứng dụng khoa học công nghệ như hiện nay khiến cho công tác phòng chống thuốc giả ngày càng trở nên phức tạp. Theo TS Nguyễn Tuấn Dũng, ĐH Y dược Thành phố HCM cho biết, việc phát triển mạng internet khiến thuốc giả được bán bằng phương thức này ngày càng nhiều. Theo mộtthống kê chưa chính thức thì tỷ lệ thuốc giả bán trên mạng internet chiếm từ 44-90%. Đặc biệt, có tới 67% những người đàn ông mua thuốc qua mạng internet mà không có đơn. Ở Việt Nam, từ số liệu của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, số lượng thuốc giả đã phát hiện trong năm 2011 là 31 mẫu trong đó 11 mẫu thuốc tân dược và 20 mẫu thuốc đông dược. Số thuốc trên bao gồm cả nhập khẩu và sản xuất trong nước và chiếm 0,09% mẫu lấy để kiểm tra chất lượng. Cũng trong năm 2011 trong số 48.261 mẫu thuốc đã được tiến hành kiểm nghiệm chất lượng thì có đến 940 mẫu không đạt tiêu chuẩn. Bà Nguyễn Thị Trúc Vân – Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh dẫn chứng năm 2011, tỷ lệ thuốc giả thuốc kém chất lượng Viện đã kiểm nghiệm tại thị trường các tỉnh phía Nam chiếm tỷ lệ gần 12%, với 85 mẫu trong tổng số hơn 700 mẫu thuốc được lấy để kiểm tra. Số thuốc giả và thuốc kém chất lượng đã tăng lên gần 13% trong ba quý vừa qua. Trong 9 tháng đầu năm, Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 571 mẫu thuốc và đã phát hiện 71 mẫu thuốc giả và kém chất lượng. Trong đó, thuốc làm giả và kém chất lượng nhiều nhất là đông dược và dược liệu (28 mẫu), đứng thứ hai là thuốc tân dược nhập khẩu (25 mẫu) và đứng thứ ba là thuốc tân dược sản xuất trong nước. Nhiều loại thuốc giả đã được phát hiện như Ampicillin (Pháp), đông dược có trộn Paracetamonl, Prednisolon ( Thuốc giả có thể gây chết người Đánh giá về mức độ gây hại của thuốc giả, Thứ trưởng Quang cho hay, thuốc giả gây hại ở cả hai phương diện. Thứ nhất nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà sản xuất, của các hãng dược phẩm chân chính. Thứ hai nó gây tác hại cho chính người dùng thuốc. Nếu thuốc giả không chứa dược chất hoặc chứa không đủ hàm lượng dược chất, người bệnh sử dụng có thể làm bệnh nặng thêm và thậm chí dẫn tới tử vong. Nguy hiểm hơn, thuốc giả có chứa các chất độc gây nguy hiểm, người dùng bị tai biến, dẫn đến chết người. Phó giáo sư Nguyễn Đăng Hòa, Phó hiệu trưởng trường Đại học Dược cho hay, thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là khi sử dụng thì bác sỹ và người bệnh gặp thất bại trong điều trị, tăng độc tính, tăng kháng thuốc, thậm chí cả tử vong. Ông Hòa cảnh báo, nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lại lên đến 1/10. Trong đó đáng nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc. Vì vậy việc tăng cường nhận thức và cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng thuốc giả được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu và có tính bền vững hiện nay. Cách thức nhận biết thuốc giả Tại hội thảo quốc tế "Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động," diễn ra ngày 29-30/10 tại Hà Nội, ông Wilfird Rogé - Học viện quốc tế về chống thuốc giả của Pháp khuyến cáo người dân những cách thức để nhận biết thuốc giả. Theo ông Wilfird Rogé, thuốc giả thường có giá thấp bất thường, số lô và hạn dùng không phù hợp với những người sử dụng theo cách thông thường. Chẳng hạn như những hộp thuốc giả thường đẩy ngày hết hạn của hộp thuốc lâu hơn. Bên cạnh đó, thuốc giả không thể thiết lập được kênh phân phối, bao bì và hạn dùng của hộp thuốc không thực hiện theo đúng quy định. Đặc biệt, người tiêu dùng cần đọc kỹ những cảnh báo và tác dụng phụ kèm theo mỗi hộp thuốc. Thông thường, thuốc làm giả hay có báo cáo tác dụng không mong muốn mới trên một bệnh nhân hay báo cáo trên một bệnh nhân liên quan đến khiếm khuyết về chất lượng thuốc. Đó là những dấu hiệu cần thiết để người dân phát hiện ra thuốc giả. Thuốc giả bùng nổ trên toàn cầu Tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng được làm giả một cách tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều trị của bác sĩ và đặc biệt gây ngộ độc thuốc, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, người sử dụng - đây là một trong những ý kiến được nêu ra tại Hội nghị quốc tế với chủ đề “Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động” do Trường đại học Dược Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao Pháp và Chương trình đối tác vì an toàn thuốc của Hoa Kỳ tổ chức trong 2 ngày 29 - 30/10 tại Hà Nội. Khoảng 200.000 người tử vong do thuốc giả mỗi năm Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết, khi kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì tình trạng thuốc giả, thuốc nhái nhãn hiệu xuất hiện ngày càng nhiều. Dẫn chứng từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, đã có sự bùng nổ thuốc giả trên phạm vi toàn cầu và thuốc giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 200.000 người tử vong do thuốc giả. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, số lượng thuốc giả đã phát hiện trong năm 2011 là 31 mẫu; trong đó 11 mẫu thuốc tân dược và 20 mẫu thuốc đông dược, bao gồm cả nhập khẩu và sản xuất trong nước. Trong số 48.261 mẫu thuốc đã được tiến hành kiểm nghiệm chất lượng thì có đến 940 mẫu không đạt tiêu chuẩn. Từ đầu năm 2012 đến nay, Thanh tra Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã gửi thông báo đến sở y tế các tỉnh/thành phố về việc lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều loại thuốc tây giả như: thuốc viên nén fugacar dùng xổ giun, thuốc levitra 20mg chữa chứng rối loạn cương dương, thuốc tiêm voltarén® 75mg dùng điều trị giảm đau, viêm khớp mạn tính... Tại thị trường Hà Nội và Hải Phòng, cơ quan chức năng cũng phát hiện thuốc stugeron dùng phòng ngừa say sóng, say tàu xe, máy bay, phòng ngừa và điều trị đau nửa đầu, điều trị duy trì các triệu chứng có nguồn gốc tuần hoàn não... trong đó có lô thuốc số B.101039 bị làm giả
Chính thức đưa vấn đề “thuốc giả” thành môn học bắt buộc Theo PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề thuốc giả, gần một năm qua, cùng với việc nhập khẩu chương trình đào tạo thạc sĩ dược cấp bằng châu Âu, nội dung “thuốc giả” đã được chính thức đưa vào là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của ĐH Dược Hà Nội, Trường ĐH Sức khỏe Lào và Campuchia. Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Viên - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho rằng, trong những năm qua, công tác phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng luôn được Cục Quản lý Dược và các đơn vị trong ngành như Thanh tra Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW phối hợp với lực lượng chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất, phân phối thuốc đến người dân ở các vùng miền trong cả nước... Tuy nhiên, ông Viên cũng thừa nhận, tình trạng buôn lậu qua biên giới phức tạp, hiểu biết của người dân về thuốc giả, sự nguy hiểm của thuốc giả còn hạn chế... kết hợp với thực tế một số vụ buôn bán, sản xuất thuốc giả chưa bị xử lý nghiêm đã khiến cho thuốc giả vẫn còn “đất sống”. Để loại bỏ thuốc giả khỏi cộng đồng, theo ông Viên, cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý dược và cơ quan chức năng liên quan như công an, hải quan, quản lý thị trường; đồng thời cần thành lập tiểu ban về thuốc giả - là đơn vị chuyên môn về vấn đề thuốc giả. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là phải tăng chế tài xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc giả để tăng tính răn đe. Là người có kinh nghiệm và gắn bó lâu năm với chuyên ngành kiểm nghiệm thuốc, PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu - nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TƯ, Chủ tịch Hội đồng dược điển Việt Nam cho rằng, để nâng cao chất lượng quản lý thuốc trên thị trường, hệ thống kiểm nghiệm cả nước cần đổi mới phương pháp mua mẫu theo chỉ tiêu số lượng bằng biện pháp mua mẫu sàng lọc có nghi ngờ về chất lượng; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc tại tuyến cơ sở như trạm y tế xã, nơi xa trung tâm trong đó chú ý đến hạn dùng của thuốc. Ngoài ra, các cơ sở kiểm nghiệm thuốc trên toàn quốc cũng cần triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện theo hướng kiểm tra, giám sát tất cả các mẫu thuốc ngay tại đầu nguồn, nhất là các nguyên liệu ban đầu như dược liệu, thuốc Đông dược, dạng bào chế nhiều thành phần, các dược chất và dạng bào chế kém ổn định về chất lượng. Ở góc độ khác để thuốc giả, thuốc kém chất lượng không còn “đất sống”, bà Nguyễn Thị Trúc Vân - đại diện cho Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua các thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc bán dạo, chỉ mua thuốc ở các quầy thuốc cố định, có bảng biển rõ ràng... Đồng thời, người dân khi sử dụng thuốc nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc tràn lan, nhất là các thuốc Đông y, y học cổ truyền không có nguồn gốc rõ ràng Cảnh giác thuốc giả dán mác "hàng xách tay"Nhiều loại thuốc ở Việt |
Bán dạo "kiêm" bán thuốc kích dục. |
Cũng từ thực tế đó, trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại thuốc với chức năng nêu trên. Tuy nhiên, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc của các loại thuốc này vẫn được buôn bán, khiến nhiều thượng đế khi mua phải, về dùng rơi vào tình cảnh "khóc dở mếu dở".
Theo thông tin từ phía cơ quan cảnh sát điều tra công an TP.HCM, thời gian gần đây có rất nhiều vụ vận chuyển và buôn bán thuốc Viagra giả đã bị phát hiện. Thế nhưng, bằng nhiều phương thức khác nhau, những loại thuốc này vẫn rò rỉ và được bán ra thị trường. Hoạt động buôn bán những loại thuốc này hàng này vẫn nhộn nhịp, sôi động ở một số nơi trên địa bàn TP.HCM.
Người mua và người bán có thể thỏa thuận giá cả và có thể mua nhiều loại thuốc với số lượng và giá cả khác nhau. Điều đáng nói là nhiều người buôn những loại thuốc này thường ít quan tâm đến việc có mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ hay không mà họ chỉ chú ý đến lợi nhuận. Như một vỉ thuốc Viagra chính hãng thường có giá khoảng 1,2 triệu đồng nhưng cũng loại thuốc này trên thị trường có nơi chỉ có giá 300.000 đồng/vỉ, có khi bán vài chục nghìn đồng/viên.
Không thể bỏ qua thị trường thuốc kích dục khác được nhiều người tìm đến đó là chợ online. Có rất nhiều loại thuốc được rao bán rầm rộ trên các trang mạng khác nhau. Người mua chỉ cần một cái kích chuột là đã có thể mua được loại thuốc mình cần. Những loại thuốc kích dục đang được rao bán trên mạng với đầy đủ các chủng loại khác nhau như dạng nước, viên sủi, bột..., trong đó có cả "bùa yêu" cho phái nữ như các loại nước hoa.
Thậm chí có cả thuốc kích dục dành riêng cho phái nữ, nhưng hầu hết các sản phẩm rao bán thường không đồng nhất về giá cả mà có rất nhiều sản phẩm được rao bán với giá "siêu rẻ". Tra cứu vào một số trang web như: Trungtamsungsuong..., Vincentral... đều có những mục rao bán đầy đủ mọi chủng loại thuốc kích dục từ những loại thuốc xịt, keo bôi, nước hoa sinh lý... cho cả nam và nữ nhưng với mức giá rất rẻ.
Lần theo thông tin trên một trang mạng, gọi điện đến số thuê bao 09367... chúng tôi nhận được sự tư vấn mua hàng từ một người đàn ông tự xưng tên là Sung. Người đàn ông này cho biết, cứ việc xem thông tin trên mạng, thích loại sản phẩm nào thì nhấc máy gọi đặt hàng, sau khi đặt hàng sẽ có người giao tới tận nơi. Sung cũng cho biết, giá của từng loại sản phẩm cũng tùy thuộc vào chủng loại thuốc mà khách đặt mua. Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc và cách sử dụng của các loại sản phẩm này thì người đàn ông đó lại quay sang nói về công dụng của từng loại và chỉ cho biết chung chung là có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài.
Chúng tôi có mặt tại công viên Phú Lâm (Q.6, TP.HCM) vào lúc trời nhá nhem tối. Quan sát thấy một số người đi bán dạo các loại sách đĩa trong công viên, chúng tôi lần theo những người bán dạo này để tìm hiểu về đường dây "chợ" thuốc kích dục dạo.
Một thanh niên tới mua đồ của người bán dạo, ngay lập tức người bán lấy từ trong chiếc túi của mình một vỉ thuốc rồi người thanh niên vội vã đi. Lân la tiếp xúc với người bán dạo này, chúng tôi gặng hỏi về loại thuốc "phòng the", ngay lập tức người bán dạo liền lấy trong túi ra cho chúng tôi xem một vỉ thuốc Viagra, người này cho biết giá là 250.000 đồng/vỉ nhưng mua nhiều thì sẽ bớt chút đỉnh. Khi chúng tôi tiếp tục hỏi về loại sản phẩm khác, tức thì người này lấy trong túi một lọ thuốc xịt và bảo: "Loại này thì đảm bảo là có tác dụng ngay tức thời, chỉ cần xịt lên "chỗ ấy" trước khi "quan hệ" là có công hiệu liền". Nhưng khi chúng tôi hỏi lai lịch của sản phẩm, thì người này cho biết là có xuất xứ từ Thái Lan, Hồng Kông và Mỹ về nên cứ yên tâm mà dùng!?
Rước họa vì sử dụng thuốc giả
Tình trạng sử dụng thuốc kích dục bừa bãi, đặc biệt thuốc kích dục giả không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này. Nguy hiểm nhất nếu như người sử dụng không may sử dụng phải thuốc giả. Bởi, đây là loại thuốc cần chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt khi dùng Viagra giả thì nguy hiểm trước nhất là thuốc không chữa được bệnh, không có tác dụng đối với người dùng khiến cho bệnh nặng hơn. Thuốc giả có thể chứa những độc chất mà người dùng không biết có thể gây tử vong.
Mới đây nhất là trường hợp của anh N.T.H, nhập viện trong tình trạng bộ phận sinh dục bị sưng phù, rối loạn cương dương một cách nghiêm trọng. Nhưng khi anh H. được các bác sĩ khám bệnh thì anh cứ một mực che giấu việc sử dụng thuốc kích thích. Mặc dù bệnh nhân không thừa nhận đã sử dụng thuốc kích dục nhưng các bác sĩ cho biết, với những biểu hiện của bệnh và theo các nghiên cứu thì chỉ khi sử dụng các loại thuốc kích dục không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mới dẫn tới tình trạng này. Mặt khác, do bệnh nhân đến bệnh viện muộn nên khả năng phục hồi bộ phận sinh dục là rất khó.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo việc sử dụng thuốc kích dục bừa bãi không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy, trên thực tế không có loại thuốc có chức năng kích dục. Các loại thuốc gây mê, gây ảo giác sẽ kích thích lên não khiến cho người uống không làm chủ được ý chí. Về lâu dài, những loại thuốc này sẽ gây nghiện, có khả năng dẫn đến đột tử. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kích dục không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan. Những người có nhu cầu có thể mua bất kỳ thứ thuốc kích dục nào mà không biết cách sử dụng chúng như thế nào cho đúng.
Được biết, trong thời gian qua, những loại thuốc tăng cường khả năng sinh lý hoặc thuốc kích dục mà cơ quan chức năng thu giữ trên thị trường đều được đại diện các hãng thuốc xác định là thuốc giả. Thuốc Viagra là loại bị làm giả nhiều nhất. Kết quả giám định cho thấy, trong các loại thuốc giả đó vẫn tồn tại hoạt chất nhưng hàm lượng thấp và có sự pha trộn nhiều loại hóa chất độc hại khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm Bác sỹ Nguyễn Quang, Trung tâm Nam học, BV Việt Đức cho biết: "Thuốc Viagra nói riêng và một số loại thuốc khác vẫn được gọi là thuốc kích dục, thực chất là thuốc hỗ trợ điều trị "rối loạn cường dương". Mặt hàng này có giá bán rất cao trên thị trường nên bị làm giả nhiều do chênh lệch lợi nhuận. Với những loại như kem, keo bôi, thuốc xịt, nước hoa sinh lý... nằm trong "họ" thuốc này. Các loại thuốc này được sử dụng trong hai trường hợp: Điều trị cường dương và kích thích hưng phấn trong sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, dù dùng vào mục đích nào người dùng đều phải tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ và không nên tự ý dùng thuốc. Bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, đau vùng tim, chảy nước mũi, đau lưng, rối loạn thị giác”. |
Bắt buộc dùng thuốc theo đơn của bác sỹ Theo quy định của pháp luật về dược tại Việt |
Ông Nguyễn Văn Viên – Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay tại Việt Nam có hơn 25.000 số thuốc đăng ký, bao gồm cả thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, có một thực trạng hiện nay là với công nghệ sản xuất thuốc giả rất tinh vi và hiện đại khiến cho công tác phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức.
Thuốc giả thẩm lậu vào tận bệnh viện
Phát biểu tại hội thảo quốc tế “Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động” tổ chức vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Viên cho biết, hiện nay hầu hết những loại thuốc giả là biệt dược, nhập khẩu có giá trị cao. Điều đáng lưu ý là một số thuốc đã thẩm lậu vào đến tận bệnh viện.
Theo ông Viên, hàng năm, Cục có ra nhiều thông báo thu hồi thuốc và các lô thuốc không đạt chất lượng. Những thuốc nào có từ 2 lô trở lên bị thu hồi thì sẽ bị thu hồi toàn bộ mặt hàng.
Tính đến ngày 30/9/2012, trong năm qua Cục Quản lý Dược đã có thông báo thu hồi 64 lô thuốc, trong đó có 29 thuốc sản xuất trong nước và 35 loại thuốc nhập khẩu từ nước ngoài về.
Đánh giá về tình hình thuốc giả tại Việt Nam, ông Viên khằng định tất cả các dạng thuốc giả như không chứa hoạt chất, hoạt chất không đúng, thuốc giả mạo nhãn-giả mạo nhà sản xuất, sửa chữa hạn dùng, đóng gói lại, đông dược chứa tân dược đều xuất hiện tại Việt
Chưa xử lý nghiêm
Đánh giá về công tác đấu tranh phòng chống thuốc giả tại Việt
Ông Viên cũng cho hay, phương pháp lấy mẫu thuốc để kiểm tra chất lượng hiện nay còn chưa hiệu quả trong phát hiện thuốc giả. Đối với các cơ quan quản lý dược thì thường lấy mẫu để khảo sát hay lấy mẫu theo vụ việc, theo một vài hoạt chất nhất định.
Các vụ phát hiện ra thuốc giả lớn do lực lượng công an hoặc quản lý thị trường phát hiện. "Đối với việc kiểm tra giám sát của các cơ quan kiểm nghiệm cũng như các cơ quan quản lý dược chỉ mang tính chất giám sát thị trường, chứ không kiểm tra 100% tất cả các lô thuốc nhập khẩu vào Việt Nam. Riêng đối với vắc-xin và sinh phẩm y tế, thì 100% các lô sản phẩm đều phải được kiểm nghiệm đánh giá bởi Viện kiểm định vắc xin và sinh phẩm quốc gia. Sau khi có giấy chấp nhận của viện kiểm định quốc gia thì mới được đưa ra lưu hành, sử dụng trên thị trường" - Ông Viên cho biết.
Bên cạnh đó, ông Viên thừa nhận, hiện nay sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng thuộc các bộ, ngành, cấp chính quyền còn chưa đầy đủ, chặt chẽ, kịp thời. Hiện vẫn chưa thiết lập được cơ chế, quy trình thông tin giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, dẫn tới việc thông tin chậm, không hiệu quả.
Khi cơ quan chức năng đi xử lý thì tìm mãi không thấy loại thuốc giả đó trên thị trường. Ngoài ra, ông Viên cũng nêu lên một điểm còn tồn tại nữa trong công tác phòng chống thuốc giả thuốc kém chất lượng hiện nay là còn một số vụ việc chưa được xử lý nghiêm khắc. Đặc biệt, nguồn nhân lực quản lý dược, thanh tra còn thiếu, nhất là thiếu các phương tiện xác định, phân tích thuốc giả nhanh.
Ông Viên cũng dẫn chứng, theo quy định của pháp luật thì việc kiểm soát chất lượng hàng hóa trên thị trường và trong sản xuất phải do lực lượng kiểm soát viên chất lượng đảm nhiệm. Tuy nhiên, trong ngành dược hiện nay vẫn chưa tồn tại lực lượng kiểm soát viên chất lượng này. Vì vậy, việc lấy mẫu vẫn giao cho hệ thống kiểm nghiệm.
Trông chờ vào ý thức của doanh nghiệp
Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược Nguyễn Việt Hùng khẳng định, trong vấn đề quản lý thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngoài vai trò của các cơ quan quản lý, còn có vai trò rất lớn của các doanh nghiệp. Ông Hùng nhấn mạnh: “Thuốc giả với kỹ thuật in ấn và kỹ thuật sản xuất càng ngày càng hiện đại, chúng tôi đã trao đổi với các doanh nghiệp và các doanh nghiệp cũng đã trao đổi lại rằng, chỉ có doanh nghiệp mới nhận biết được rõ nhất những 'đứa con' của mình.”
Vì vậy, ông Hùng cho rằng với kỹ thuật in ấn hiện nay rất hiện đại thì vai trò của doanh nghiệp trong việc kiểm tra, giám sát và phối hợp cung cấp thông tin với cơ quan chức năng là điều vô cùng quan trọng trong việc phòng chống thuốc giả. Trong thời gian qua, đã có khá nhiều doanh nghiệp phối hợp với cơ quan chức năng về vấn đề này.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng muốn cung cấp thông tin về thuốc giả. Ông Viên phân tích, nhiều doanh nghiệp vì lo ngại thông tin thuốc giả ảnh hưởng tới hoạt động, uy tín của mình nên một số chủ sở hữu số đăng ký thuốc đãng không chủ động thông báo cho cơ quan quản lý để cảnh báo đến người dân.
Do vậy, để làm tốt công tác phòng chống thuốc giả thì ngành dược trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống văn bản về lĩnh vực này, củng cố hệ thống quản lý. Và một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành dược hiện nay là sẽ đề xuất và trình chính phủ để thành lập hệ thống kiểm soát viên chất lượng – lực lượng này chuyên sâu vào kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực dược và y tế. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan và nâng cao vai trò của nhà sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực phòng và chống thuốc giả.
Theo quy định về xử phạt về sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm và thuốc: - Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm. - Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2-7 năm. - Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm. |
Thuốc giả đang trở thành một vấn nạn của toàn cầu. Với nhiều chiêu thức tinh vi, thuốc giả đang ngày càng khó phát hiện và kiểm soát. Điều này làm gia tăng nỗi lo cho người dân ở mọi quốc gia. Đó cũng là vấn đề nóng được các chuyên gia xới lên trong hội thảo "Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động" do trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức sáng 29/10.
Thuốc giả được rao bán công khai
PGS.TS Thái Nguyễn Hùng Thu, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Dược Hà Nội cho biết: Nhiều loại thuốc đắt tiền như hormone, steroid, kháng histamin hay thuốc chống sốt rét, kháng lao, chống HIV… đều bị phát hiện làm giả.
Nguy hiểm hơn, nhiều loại thuốc được rao bán trên internet cũng bị làm giả, điển hình thuốc PDE5l (điều trị rối loạn cương dương) với tỷ lệ thuốc giả từ 44% - 90%. Đáng lo ngại, có đến 67% đàn ông mua thuốc qua mạng không có đơn.
Ngoài ra, trên thị trường còn có loại thuốc Viagra giả, sử dụng thường xuyên có thể gây giảm thị lực đột ngột và mù mắt. Những con số được Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP. HCM công bố tại Hội thảo khiến nhiều người giật mình.
Theo đó, tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng được phát hiện này càng tăng, nếu như năm 2008, tỷ lệ thuốc giả là 9,91% thì từ đầu năm 2012 đến nay, tỷ lệ này đã lên tới 12,61% (71/571 mẫu). Trong đó, số thuốc tân dược nhập khẩu không đạt chất lượng nhiều hơn thuốc được sản xuất trong nước.
Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng các loại thuốc để người bệnh yên tâm khi sử dụng |
Đối với thuốc đông dược, từ đầu năm 2012 đến nay, Viện này phát hiện 28 mẫu không đạt chất lượng, trong đó có 5 loại dược liệu giả không rõ nguồn gốc.
Hầu hết thuốc giả đều là biệt dược nhập khẩu, giá trị cao, sử dụng công nghệ cao trong in ấn nên khó phát hiện, thậm chí một số thuốc giả đã thẩm lậu vào đến bệnh viện.
Tăng cường kiểm soát
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang nhận định, có nhiều nguyên nhân để thuốc giả xuất hiện trên thị trường, trong đó, nguyên nhân chính là do tình trạng mua bán lòng vòng, mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, không hóa đơn hay hóa đơn không ghi rõ số lô. Ngoài ra, phương pháp lấy mẫu để kiểm tra chất lượng chưa hiệu quả.
"Vì lo ngại thông tin thuốc giả ảnh hưởng tới hoạt động, uy tín nên một số chủ sở hữu số đăng ký đã không thông báo cho cơ quan quản lý cũng như cảnh báo công chúng về việc phát hiện thuốc giả", đại diện Cục Quản lý Dược Việt Nam thông tin thêm.
Để phòng chống thuốc giả có hiệu quả, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, các cơ quan kiểm định chất lượng thuốc cần được đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại hơn, nâng cao hiệu quả phát hiện thuốc giả.
Đối với các Viện kiểm nghiệm, ngoài việc lên kế hoạch lấy mẫu hàng năm theo định hướng, thì vấn đề nắm bắt thông tin của thị trường để lấy mẫu đột xuất theo tình hình thực tế rất quan trọng.
Ngoài ra, những Viện này cũng cần thường xuyên phối hợp với thanh tra y tế, công an, quản lý thị trường lấy mẫu tại các đơn vị có nghi ngờ về chất lượng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân tuyệt đối không mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt mua thuốc qua mạng internet khi chưa được bác sĩ kê đơn.
Về phía quản lý ngành, Thứ trưởng Quang khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục củng cố hệ thống quản lý, thanh kiểm tra nhằm tăng cường giám sát chất lượng thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra, Bộ này cũng sẽ phối hợp với các ngành liên quan trong việc điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả.
Ngày 20/11/2012 |
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang, Cn. Nguyễn Tấn Thoa |
|
||||
|
|
|
|
|
|
| |
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng |
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích |