Quá trình thành lập Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn Quy Nhơn
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn là Viện khu vực, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập theo Quyết định 259/BYT/QĐ, ngày 8/3/1977 của Bộ trưởng Bộ Y tế và được sắp xếp lại theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ. Tiền thân từ Trạm nghiên cứu sốt rét Trung Trung bộ (1968), Phân viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (1977), Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (1998). Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc đặt tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tên Viện: VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG -CÔN TRÙNG QUY NHƠN. + Tên giao dịch quốc tế: INSTITUTE OF MALARIOLOGY, PARASITOLOGY AND ENTOMOLOGY, QUY NHON Viết tắt: IMPE QUY NHON Trụ sở:611B Nguyễn Thái Học-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định Số điện thoại: 056.3846571,056.3847725 Số Fax:056.3846755,056.3647921 E mail: vsrkstctqn@dng.vnn.vn; trieutrung@dng.vnn.vn; impe.quynhon@gmail.com Website:http://www.impe-qn.org.vn Trạm Nghiên cứu sốt rét khu Trung Trung bộ (1968-1976) Trong bối cảnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Trung-Tây Nguyên là trọng điểm đánh phá ác liệt của kẻ thù do có đường Trường Sơn là giao thông huyết mạch nối liền hai miền Nam-Bắc, cùng với dịch bệnh sốt rét hoành hành ở khu vực này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chiến đấu cũng như sức sản xuất của quân đội và nhân dân ta, năm 1968 Trạm Nghiên cứu sốt rét khu Trung Trung bộ đã được ra đời. Với nhiệm vụ vừa bảo vệ tổ quốc, vừa phục vụ sức khỏe nhân dân, các cán bộ nhân viên của Trạm Nghiên cứu sốt rét khu Trung Trung bộ đã vượt qua hy sinh gian khổ trong điều kiện chiến tranh ác liệt thực hiện khống chế dịch bệnh sốt rét bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến trường khu V, góp phần tích cực vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. | | ( | 1975 -1986) |
| | | (1998 -2009) |
Phân Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (1977-1997) Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ngày 8/3/1977 Phân Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã được chính thức thành lập từ Trạm Nghiên cứu sốt rét khu Trung Trung bộ để đáp ứng tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn lịch sử mới. Do hậu quả chiến tranh và những khó khăn kinh tế của đất nước, bệnh sốt rét bùng nổ tại khu vực này rất mạnh, chỉ riêng trong hai năm (1976-1977) có 58 vụ dịch sốt rét xảy ra với số người mắc là 699.000 người và chết do sốt rét 3.976 người. Đặc biệt là thời kỳ sốt rét quay trở lại năm 1991-1992 với hàng chục vụ sốt rét lớn nhỏ xảy ra, làm hàng trăm ngàn người mắc sốt rét và hàng ngàn người chết sốt rét, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Trong giai đoạn này với nhiệm vụ triển khai chỉ đạo các biện pháp chuyên môn kỹ thuật về phòng chống sốt rét làm giảm số vụ dịch, số người chết và mắc sốt rét; Phân Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương nỗ lực khống chế các vụ dịch và giảm thiệt hại do bệnh sốt rét gây nên cho đồng bào các dân tộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên, góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
| Cán bộ Viện đi bắt nuỗi tại thực địa |
Kiểm tra lam máu tại Viện | |
| Nuôi chủng ký sinh trùng sốt rét | Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (từ năm 1998 đến nay)
Theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp cơ quan nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ, Phân Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn được đổi tên thành Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn có chức năng nghiên cứu khoa học, chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới, tham gia đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ chuyên ngành về sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh cho người và các biện pháp phòng chống trong phạm vi 15 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tình hình sốt rét trong cả nước trong giai đoạn này có xu hướng giảm thấp, nhưng gánh nặng sốt rét hầu như vẫn tập trung ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên với tỷ lệ mắc bệnh gần 50%, nhiễm ký sinh trùng sốt rét 70-80%, sốt rét ác tính 75-83% và tử vong sốt rét 72-86% so với toàn quốc do người dân chưa có ý thức tự bảo vệ khi sống trong vùng sốt rét lưu hành, lại phải thường xuyên đối mặt với thiên tai, bão lụt kéo dài trên diện rộng hàng năm nên nguy cơ sốt rét gia tăng và bùng phát thành dịch cao. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã triển khai các hoạt động nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp, giảm thấp các chỉ số sốt rét giảm theo mục tiêu đề ra. Đồng thời điều tra phát hiện và giải quyết kịp thời các bệnh giun sán ký sinh (sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán dây, ấu trùng sán lợn, ấu trùng giun đũa chó/mèo, giun lươn, giun đầu gai...) và các bệnh do véc tơ truyền (sốt xuất huyết), góp phần tích cực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
|