|
Nguồn:http://mevabe.vnaz.vn |
Ngày càng có nhiều hóa chất liên quan đến các rối loạn não ở trẻ em
Ngày 14/2/2014. Harvard School of Public Health-Hóa chất độc hại (toxic chemicals) có thể kích hoạt sự gia tăng gần đây trong khuyết tật về phát triển thần kinh ở trẻ em như chứng tự kỷ (autism), chứng rối loạn hiếu động thái quá thiếu tập trung (attention-deficit hyperactivity disorder) và chứng khó đọc (dyslexia). Hóa chất độc hại có thể kích hoạt sự gia tăng gần đây trong khuyết tật phát triển thần kinh ở trẻ như chứng tự kỷ, chứng rối loạn hiếu động thái quá thiếu tập trung và chứng khó đọc theo một nghiên cứu mới từ Đại học Y tế Công cộng Harvard (HSPH) và Đại học Y khoa Icahn tại Mount Sinai. Các nhà nghiên cứu nói rằng chiến lược phòng chống toàn cầu mới để kiểm soát việc sử dụng các chất này là rất cấp thiết. Báo cáo sẽ được công bố trực tuyến vào ngày 15/2/2014 trong tạp chí Lancet Neurology. "Mối quan tâm lớn nhất là số lượng lớn các trẻ em bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại trong phát triển não bộ mà không có một chẩn đoán chính thức. Trẻ em bị giảm khả năng tập trung, phát triển chậm và kết quả học tập kém. Hóa chất công nghiệp đang nổi lên như là nguyên nhân có khả năng" ông Philippe Grandjean, trợ giảng về sức khỏe môi trường tại HSPH cho biết. Báo cáo theo sau sự xem xét tương tự được tiến hành bởi các tác giả thực hiện trong năm 2006 đã xác định 5 hóa chất công nghiệp như là "các chất độc thần kinh cho phát triển" (developmental neurotoxicants) hoặc các hóa chất có thể gây ra khiếm khuyết não. Nghiên cứu mới cung cấp các phát hiện cập nhật về các hóa chất và cho biết thêm thông tin về 6 loại hóa chất mới được công nhận bao gồm mangan, florua, chlorpyrifos và DDT (thuốc trừ sâu), tetrachloroethylene (dung môi) và ete polybrominated diphenyl (chất chống cháy). Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa các chất độc thần kinh mới được công nhận và các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ em, bao gồm mangan có liên quan đến giảm sút chức năng trí tuệ và giảm kỹ năng vận động (manganese is associated with diminished intellectual function and impaired motor skills); dung môi có liên quan đến tình trạng hiếu động thái quá và hành vi hung hăng (solvents are linked to hyperactivity and aggressive behavior); một số loại thuốc trừ sâu có thể gây ra sự chậm trễ trong phát triển về nhận thức (certain types of pesticides may cause cognitive delays). Grandjean và đồng tác giả Philip Landrigan, Trưởng khoa y tế toàn cầu (Dean for Global Health) tại Mount Sinai cũng dự báo rằng có nhiều hơn một tá hóa chất được biết hay được xác định như là các chất gây độc thần kinh đóng góp cho một "đại dịch âm thầm" (silent pandemic) của khiếm khuyết về hành vi do thần kinh và làm xói mòn trí thông minh, phá vỡ các hành vi và gây hại cho xã hội. Nhưng việc kiểm soát đại dịch này là khó khăn bởi vì khan hiếm dữ liệu để hướng dẫn công tác phòng chống và số lượng lớn các bằng chứng cần thiết cho quy định của chính phủ "rất ít hóa chất đã được quy định như là kết quả của nhiễm độc thần kinh phát triển" họ viết. Các tác giả nói điều rất quan trọng là kiểm soát việc sử dụng các hóa chất để bảo vệ sự phát triển não bộ của trẻ em trên toàn thế giới và đề xuất xét nghiệm bắt buộc với các hóa chất công nghiệp và sự hình thành của một trung tâm quốc tế mới để đánh giá hóa chất công nghiệp gây nhiễm độc thần kinh phát triển tiềm năng. "Vấn đề nằm trong phạm vi quốc tế và các giải pháp do đó cũng phải mang tính quốc tế" (The problem is international in scope, and the solution must therefore also be international), Grandjean nói: "Chúng tôi có những phương pháp tại chỗ để kiểm tra hóa chất công nghiệp cho các ảnh hưởng có hại trong phát triển não bộ của trẻ em và bây giờ là thời gian để thực hiện các thử nghiệm bắt buộc".
|