|
WHO/S. Volkov |
Báo cáo tổng quan về sự đề kháng với kháng sinh và đáp ứng của WHO với kháng thuốc trên toàn cầu
Báo cáo toàn cầu đầu tiên của WHO về sự đề kháng với kháng sinh cho thấy sự đe dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới đối với y tế công cộngNgày 30/4/2014. GENEVA - Báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp bức tranh toàn diện nhất về sự đề kháng với kháng sinh cho đến nay với dữ liệu từ 114 quốc gia. Báo cáo của WHO lần đầu tiên xem xét về kháng thuốc (sự đề kháng với các thuốc kháng vi sinh vật) bao gồm cả sự đề kháng với kháng sinh trên toàn cầu cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng này không còn là một dự đoán cho tương lai mà đang xảy ra hiện tại trong mọi khu vực của thế giới và có khả năng ảnh hưởng đến bất cứ ai, bất cứ mọi lứa tuổi và cho bất cứ quốc gia nào. Sự đề kháng với kháng sinh khi vi khuẩn thay đổi vì thế kháng sinh không còn tác dụng ở những người cần chúng để điều trị nhiễm trùng và hiện nay là một mối đe dọa lớn đối với y tế công cộng. "Nếu không có hành động khẩn cấp và phối hợp của các bên liên quan thì thế giới đang hướng đến một kỷ nguyên hậu kháng sinh, trong đó các nhiễm trùng thông thường và bị thương tích nhẹ đã được chữa trị trong nhiều thập kỷ một lần nữa có thể giết chết con người", Tiến sĩ Keiji Fukuda-Trợ lý Tổng giám đốc WHO về an ninh y tế cho biết: "Các kháng sinh hiệu quả là một trong những trụ cột cho phép chúng ta sống lâu hơn, sống khỏe mạnh hơn và được hưởng lợi từ y học hiện đại. Trừ khi chúng ta có những hành động đáng kể để cải thiện các nỗ lực nhằm ngăn chặn nhiễm trùng và cũng làm thay đổi những gì chúng ta sản xuất, kê đơn và sử dụng thuốc kháng sinh thì thế giới sẽ mất nhiều hơn và nhiều hơn nữa các loại hàng hóa y tế công cộng trên toàn cầu và những tác động sẽ tàn phá". Những phát hiện chính của báo cáo (Key findings of the report)Báo cáo "Kháng thuốc: Báo cáo về giám sát trên toàn cầu" (Antimicrobial resistance: global report on surveillance) lưu ý rằng sự đề kháng đang diễn ra trên nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau nhưng báo cáo tập trung vào sự đề kháng với kháng sinh trong 7 loại vi khuẩn khác nhau chịu trách nhiệm cho các bệnh nghiêm trọng phổ biến như nhiễm trùng đường máu (nhiễm trùng huyết), tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lậu. Kết quả gây ramột mối quan ngại cao, dẫn chứng về sự đề kháng với các thuốc kháng sinh, đặc biệt là các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất trong tất cả các vùng trên thế giới. Phát hiện chính từ báo cáo bao gồm sự đề kháng tới điều trị với các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất trong điều trị các nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng do vi khuẩn đường ruột phổ biến là Klebsiella pneumoniae với thuốc kháng sinh carbapenem đã lây lan sang tất cả các vùng trên thế giới. K. pneumoniae là một nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân ở đơn vị chăm sóc tích cực. Ở một số nước, vì sự đề kháng nên kháng sinh carbapenem sẽ không còn tác dụng trong hơn một nửa số người được điều trị các bệnh nhiễm trùng do K. pneumoniae. Sự đề kháng đến một trong những các loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị nhiễm trùng đường tiểu do E.coli với fluoroquinolones là rất phổ biến. Trong những năm 1980s, khi các loại thuốc này lần đầu tiên được đưa vào sử dụng thì sự đề kháng gần như bằng không. Ngày nay, có nhiều quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới, sự điều trị này hiện nay là không hiệu quả trong hơn một nửa số bệnh nhân. Thất bại điều trị với thuốc thế hệ mới nhất cho bệnh lậu-thế hệ thứ ba là cephalosporin đã được xác nhận ở Áo, Úc, Canada, Pháp, Nhật Bản, Na U, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh với hơn 1 triệu người bị nhiễm bệnh lậu trên toàn thế giới mỗi ngày. Sự đề kháng với kháng sinh khiến cho con người bị bệnh lâu hơn và làm tăng nguy cơ tử vong, ví dụ những người bị nhiễm tụ cầu vàng đề kháng với methicillin (MRSA_methicillin resistant Staphylococcus aureus) được ước tính là 64% nhiều khả năng gây chết người hơn so với những người bị nhiễm mà không có sự đề kháng với thuốc, kháng thuốc cũng làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe với đợt nằm viện dài hơn và đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Các cách thức chống lại sự đề kháng với kháng sinh (Ways to fight antibiotic resistance)Báo cáo cho thấy rằng các công cụ quan trọng để giải quyết sự đề kháng với kháng sinh như các hệ thống cơ bản để theo dõi và giám sát cho thấy các lỗ hỏng hoặc không tồn tại ở nhiều nước. Trong khi một số nước đã có những bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thì mọi quốc gia và các cá nhân cần phải làm nhiều hơn nữa. Các hành động quan trọng khác bao gồm phòng ngừa nhiễm khuẩn xảy ra ở các nơi đầu tiên thông qua vệ sinh tốt hơn, tiếp cận với nước sạch, kiểm soát việc lây nhiễm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng để làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh. WHO cũng kêu gọi sự chú ý đến sự cần thiết phải phát triển các công cụ chẩn đoán mới, thuốc kháng sinh và các công cụ khác để cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đi lên trước sự đề kháng xuất hiện. Báo cáo này là sự khởi động bắt đầu một nỗ lực toàn cầu do WHO nhằm giải quyết tình hình kháng thuốc, điều này sẽ liên quan đến sự phát triển của các công cụ, các tiêu chuẩn và cải thiện sự hợp tác trên toàn thế giới nhằm theo dõi tình hình kháng thuốc, đo lường các tác động về sức khỏe và tác động kinh tế do kháng thuốc và thiết kế các giải pháp nhắm vào đích. Làm thế nào để giải quyết kháng thuốc (How to tackle resistance)Mọi người có thể giúp giải quyết kháng thuốc bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh chỉ khi có chỉ định của bác sĩ (using antibiotics only when prescribed by a doctor); hoàn thành sử dụng thuốc theo đơn đầy đủ, ngay cả khi cảm thấy tốt hơn (completing the full prescription, even if they feel better); không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với những người khác hoặc sử dụng thuốc còn sót lại (never sharing antibiotics with others or using leftover prescriptions). Nhân viên y tế và dược sĩ có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách tăng cường công tác phòng chống nhiễm trùng (enhancing infection prevention and control); chỉ kê đơn và phân phát thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết (only prescribing and dispensing antibiotics when they are truly needed); kê đơn và phân phát thuốc các kháng sinh đúng để điều trị bệnh (prescribing and dispensing the right antibiotic(s) to treat the illness). Các nhà hoạch định chính sách (Policymakers) có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách tăng cường theo dõi sự đề kháng và khả năng của phòng xét nghiệm (strengthening resistance tracking and laboratory capacity); điều tiết và thúc đẩy sử dụng thích hợp các loại thuốc (regulating and promoting appropriate use of medicines). Các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp (Policymakers and industry) có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách khuyến khích sự sáng tạo và nghiên cứu phát triển các công cụ mới (fostering innovation and research and development of new tools); thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa tất cả các nhà tài trợ (promoting cooperation and information sharing among all stakeholders). Báo cáo bao gồm cả thông tin về sự đề kháng với các loại thuốc dùng để điều trị các nhiễm trùng khác như HIV, sốt rét, bệnh lao và cúm vì thế cung cấp một bức tranh toàn diện nhất về kháng thuốc cho đến nay từ các dữ liệu kết hợp tại 114 quốc gia. Kháng thuốc (Antimicrobial resistance)Thế nào là kháng thuốc? (What is antimicrobial resistance?)Kháng thuốc (Antimicrobial resistance_AMR) là sự đề kháng của một vi sinh vật tới một loại thuốc kháng khuẩn mà ban đầu có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi sinh vật. Vi sinh vật kháng thuốc (bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng) có thể chịu đựng được sự tấn công của các loại thuốc kháng khuẩn, chẳng hạn như các loại thuốc kháng vi khuẩn (ví dụ như thuốc kháng sinh), kháng nấm, thuốc kháng virus và thuốc sốt rét vì vậy mà các phương pháp điều trị chuẩn trở nên không hiệu quả và nhiễm trùng vẫn tồn tại, gia tăng nguy cơ lây lan cho người khác. Sự phát triển của các chủng kháng thuốc là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi các vi sinh vật tự nhân bản sai lầm hoặc khi các đặc tính kháng được trao đổi giữa chúng, việc sử dụng và lạm dụng thuốc kháng khuẩn thúc đẩy sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc; thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn nghèo nàn, điều kiện vệ sinh không đầy đủ và xử lý thực phẩm không phù hợp khuyến khích sự lan rộng của AMR.Sự khác nhau giữa sự đề kháng với kháng sinh và kháng thuốc là gì? (What is the difference between antibiotic and antimicrobial resistance?) Sự đề kháng với kháng sinh đề cập cụ thể đến sự đề kháng với thuốc kháng sinh xảy ra trong các vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng. Kháng thuốc là một thuật ngữ rộng lớn hơn, bao gồm khả năng sự đề kháng tới các thuốc dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác như ký sinh trùng (ví dụ bệnh sốt rét), virus (ví dụ lao và HIV) và nấm (ví dụ nấm Candida). Tại sao kháng thuốc là một mối quan tâm trên toàn cầu? (Why is antimicrobial resistance a global concern?)Cơ chế đề kháng mới xuất hiện và lây lan trên toàn cầu đe dọa khả năng của chúng ta điều trị các bệnh truyền nhiễm phổ biến, dẫn đến tử vong và tàn tật của các cá nhân cho đến gần đây có thể tiếp tục một quá trình bình thường của cuộc sống. Nếu không điều trị chống nhiễm trùng hiệu quả, thì nhiều phương pháp điều trị y tế chuẩn sẽ thất bại hoặc biến thành các thủ thuật có nguy cơ rất cao. AMR giết chết người (AMR kills)Nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng thường không đáp ứng với điều trị chuẩn, dẫn đến bệnh tật kéo dài, chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn và nguy cơ tử vong lớn hơn. Tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng do vi khuẩn thông thường được điều trị tại các bệnh viện có thể gấp đôi số bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn tương tự không kháng thuốc, chẳng hạn người bị tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA_methicillin resistant Staphylococcus aureus, một nguồn nhiễm khuẩn nặng phổ biến khác trong cộng đồng và trong các bệnh viện) được ước tính là nhiều khả năng chết đến 64% so với những người bị nhiễm chủng không có đề kháng. AMR cản trở việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm (AMR hampers the control of infectious diseases)AMR làm giảm hiệu quả điều trị do đó bệnh nhân vẫn còn bị nhiễm trong một thời gian dài hơn, làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn đề kháng cho người khác. Ví dụ, sự xuất hiện của Plasmodium falciparum kháng artemisinin trong Tiểu vùng sông Mekong là một vấn đề sức khỏe công cộng khẩn cấp đang đe dọa những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm gánh nặng của bệnh sốt rét. Mặc dù lao đa kháng thuốc (MDR-TB) là một mối quan tâm ngày càng tăng nhưng phần lớn báo cáo về vấn đề này còn thấp, gây ảnh hưởng đến những nỗ lực kiểm soát. AMR làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe (AMR increases the costs of health care)Khi nhiễm trùng trở nên đề kháng với các thuốc ưu tiên (first-line drugs), phương pháp điều trị đắt tiền hơn phải được sử dụng. Thời gian bị bệnh và điều trị dài hơn, thường ở các bệnh viện làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cũng như gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. AMR hủy hoại các thành tựu chăm sóc sức khỏe cho xã hội (AMR jeopardizes health care gains to society)Những thành tựu của y học hiện đại đang có nguy cơ do AMR. Nếu không có các kháng sinh có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng thì sự thành công của cấy ghép nội tạng, điều trị ung thư và phẫu thuật lớn sẽ bị tổn hại. AMR có khả năng đe dọa an ninh y tế, gây thiệt hại về thương mại và nền kinh tế (AMR has the potential to threaten health security, and damage trade and economies)Sự tăng trưởng của thương mại và du lịch toàn cầu cho phép các vi sinh vật đề kháng lây lan nhanh chóng sang các nước xa xôi và các châu lục thông qua con người và thực phẩm. Ước tính cho thấy AMR có thể làm gia tăng sự tổn thất Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product_GDP) hơn 1% và các chi phí gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội có thể có nhiều hơn 3 lần so với chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp ảnh hưởng đến các nền kinh tế đang phát triển nhiều hơn các nước phát triển. Tình hình hiện nay (Present situation)Sự đề kháng ở vi khuẩn (Resistance in bacteria)Báo cáo năm 2014 của WHO về giám sát kháng thuốc trên toàn cầu cho thấy sự đề kháng với kháng sinh không còn là một dự đoán cho tương lai; nó đang xảy ra ngay bây giờ, trên toàn thế giới và đặt ra nguy cơ về khả năng điều trị nhiễm trùng thông thường trong cộng đồng và ở các bệnh viện. Nếu không có hành động khẩn cấp và phối hợp thì thế giới đang hướng tới một thời kỳ hậu kháng sinh, trong đó các nhiễm trùng thông thường và các thương tích nhẹ đã được chữa trị trong nhiều thập kỷ có thể giết chết người một lần nữa. Thất bại điều trị với thuốc thế hệ mới nhất với bệnh lậu, thuốc thế hệ thứ ba-cephalosporin đã được xác nhận ở một số nước. Nhiễm lậu cầu không thể chữa được dẫn đến tăng tỷ lệ bệnh tật và các biến chứng chẳng hạn như vô sinh, kết cục xấu khi mang thai và mù ở trẻ sơ sinh và có khả năng đảo ngược thành tựu đạt được trong sự kiểm soát về nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục này. Sự đề kháng tới một trong những loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị bằng thuốc uống với nhiễm trùng đường tiểu do E.coli - thuốc fluoroquinolones là rất phổ biến. Sự đề kháng tới các thuốc ưu tiên điều trị nhiễm trùng do Staphlylococcus aureus-một nguyên nhân phổ biến của nhiễm khuẩn nặng mắc phải ở cả trong cơ sở y tế và tại cộng đồng cũng rất phổ biến. Sự đề kháng tới thuốc thế hệ mới nhất với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng do vi khuẩn đường ruột phổ biến-thuốc kháng sinh carbapenem đã lan rộng đến tất cả các vùng trên thế giới. Công cụ quan trọng để giải quyết sự đề kháng với kháng sinh chẳng hạn như các hệ thống cơ bản để theo dõi và giám sát các vấn đề phát hiện những lổ hỏng đáng kể. Ở nhiều nước, thậm chí các hệ thống này dường như không tồn tại . Sự đề kháng ở bệnh lao (Resistance in tuberculosis)Trong năm 2012, ước tính có khoảng 450.000 ca lao mới đa kháng thuốc trên thế giới. Trên toàn cầu, ước tính 6% ca lao mới và 20% các trường hợp bệnh lao được điều trị trước đócó MDR-TB, với sự khác biệt đáng kể về tần suất MDR-TB giữa các nước. Lao kháng thuốc lan rộng (Extensively drug-resistant TB-XDR-TB được định nghĩa là MDR-TB cộng với sức đề kháng với bất kỳ fluoroquinolone nào và bất kỳ loại thuốc tiêm thay thế) đã được xác định trong 92 quốc gia, trong tất cả các vùng trên thế giới. Tỷ lệ phần trăm các trường hợp lao được điều trị trước đó bị đa kháng thuốc (Percentage of previously treated TB cases with multidrug-resistant tuberculosis) Kháng sốt rét (Resistance in malaria) Sự xuất hiện của P.falciparum kháng artemisinin trong Tiểu vùng sông Mekong là một vấn đề sức khỏe công cộng khẩn cấp đang đe dọa các nỗ lực toàn cầu liên tục nhằm giảm bớt gánh nặng của bệnh sốt rét. Giám sát thường xuyên về hiệu quả điều trị là cần thiết để hướng dẫn và điều chỉnh chính sách điều trị, nó cũng có thể giúp phát hiện sớm những thay đổi trong P.falciparum nhạy cảm với các thuốc sốt rét. | Các địa điểm kháng artemisinin nghi ngờ hoặc xác định ở Tiểu vùng sông Mekong (2006-2013) |
Kháng HIV (Resistance in HIV) Sự đề kháng là một vấn đề nổi lên trong điều trị nhiễm HIV, sau khi mở rộng nhanh chóng việc tiếp cận tới các loại thuốc kháng vi-rút trong những năm gần đây các cuộc điều tra quốc gia đang được tiến hành để phát hiện và theo dõi sự đề kháng. Vào cuối năm 2011, hơn 8 triệu người đã nhận được các thuốc kháng virus ở các nước có thu nhập thấp và trung bình để điều trị HIV, mặc dù nó có thể được giảm thiểu thông qua thực hành chương trình tốt thì một số lượng đề kháng với các loại thuốc được dùng để điều trị HIV dự kiến sẽ xuất hiện. Phân tích dữ liệu từ các cuộc điều tra của WHO cho thấy rằng mục tiêu cho những người gần đây bị nhiễm HIV chỉ ra sự gia tăng mức độ đề kháng với các lớp thuốc sao chép ngược không nucleoside (non-nucleoside reverse transcriptase_NNRTI) dùng để điều trị HIV. Sự gia tăng này là đặc biệt đáng chú ý ở châu Phi, nơi mà tỉ lệ kháng NNRTI đạt 3,4 % (95% CI, 1,8-5,2 %) vào năm 2009. Không có bằng chứng rõ ràng về gia tăng mức độ đề kháng với các lớp khác của thuốc điều trị HIV, trong số 72 cuộc điều tra về kháng thuốc HIV được thực hiện từ năm 2004 đến 2010, 20 (28%) được phân loại là có tỷ lệ kháng thuốc ở mức trung bình (từ 5% đến 15%). Dữ liệu có sẵn cho thấy có mối liên quan giữa độ bao phủ cao hơn của liệu pháp điều trị kháng virus và gia tăng mức độ kháng thuốc HIV. Sự đề kháng ở cúm (Resistance in influenza)Hơn 10 năm qua, các thuốc kháng virus đã trở thành công cụ quan trọng trong điều trị các vụ dịch và đại dịch cúm. Một số quốc gia đã phát triển hướng dẫn quốc gia về sử dụng và dự trữ thuốc nhằm ứng phó với đại dịch, bản chất tiến hóa không ngừng của cúm có nghĩa là sự đề kháng với các loại thuốc kháng vi-rút liên tục xuất hiện. Vào năm 2012, hầu như tất cả các virus cúm A lưu hành ở người có khả năng kháng các loại thuốc thường được sử dụng cho công tác phòng chống cúm (amantadine và rimantadin). Tuy nhiên, tần suất đề kháng với oseltamivir-một loại thuốc ức chế neuraminidase vẫn còn thấp (1-2%). Tính nhạy cảm với các thuốc kháng vi-rút được theo dõi liên tục thông qua Hệ thống đáp ứng và giám sát toàn cầu của WHO (WHO Global Surveillance and Response System). Điều gì làm tăng tốc sự xuất hiện và lan rộng kháng thuốc? (What accelerates the emergence and spread of antimicrobial resistance?)Sự phát triển của AMR là một hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên một số hành động của con người thúc đẩy sự xuất hiện và lây lan của AMR. Việc sử dụng không thích hợp các loại thuốc kháng sinh, kể cả trong chăn nuôi, là môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện và chọn lọc các chủng kháng thuốc và thực hành phòng chống nhiễm khuẩn nghèo nàn cũng góp phần vào sự xuất hiện và lây lan của AMR. Cần có các hành động phối hợp (Need for concerted actions)AMR là một vấn đề phức tạp do nhiều yếu tố liên kết với nhau bởi vậy các biện pháp đơn lẻ, tách biệt có rất ít tác động, các hành động phối hợp làm giảm tối thiểu sự xuất hiện và lây lan của AMR. Mọi người có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách sử dụng thuốc kháng sinh chỉ khi họ được kê đơn bởi một cán bộ y tế được chứng nhận chuyên nghiệp (using antibiotics only when they are prescribed by a certified health professional); hoàn thành liệu trình điều trị đầy đủ, ngay cả khi cảm thấy tốt hơn (completing the full treatment course, even if they feel better); không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với những người khác hoặc sử dụng thuốc còn sót lại (never sharing antibiotics with others or using leftover prescriptions). Nhân viên y tế và dược sĩ có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách tăng cường công tác phòng chống nhiễm trùng (enhancing infection prevention and control); kê đơn và phân phát thuốc kháng sinh chỉ khi thực sự cần thiết (prescribing and dispensing antibiotics only when they are truly needed); kê đơn và phân phát thuốc kháng sinh đúngđể điều trị bệnh (prescribing and dispensing the right antibiotic(s) to treat the illness). Các nhà hoạch định chính sách có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách tăng cường theo dõi sự đề kháng và khả năng của phòng xét nghiệm (strengthening resistance tracking and laboratory capacity); tăng cường kiểm soát và phòng chống lây nhiễm (strengthening infection control and prevention); điều tiết và thúc đẩy sử dụng thích hợp các loại thuốc (regulating and promoting appropriate use of medicines); thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa tất cả các bên liên quan (promoting cooperation and information sharing among all stakeholders). Các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và ngành công nghiệp có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách khuyến khích sự sáng tạo và nghiên cứu phát triển các vắc-xin mới, chẩn đoán, lựa chọn điều trị nhiễm trùng và các công cụ khác (fostering innovation and research and development of new vaccines, diagnostics, infection treatment options and other tools). Đáp ứng của Tổ chức y tế thế giới (WHO's response)WHO đang hợp tác với các đối tác trên nhiều lĩnh vực để xác định các chiến lược và hành động nhằm giảm thiểu AMR. WHO hợp tác chặt chẽ với Tổ chức thú y thế giới (World Organisation for Animal Health_OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations_FAO) để thúc đẩy các thực hành tốt nhất nhằm tránh sự xuất hiện và lây lan sự đề kháng của vi khuẩn, bao gồm sử dụng tối ưu thuốc kháng sinh ở cả người và động vật. Trong năm 2011, chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới (World Health Day) là "Kháng thuốc: Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa "(Antimicrobial resistance: no action today, no cure tomorrow) và một gói chính sách sáu điểm đã được công bố nhằm hỗ trợ các nước các công cụ để chống lại tình hình kháng thuốc. Năm 2014, WHO công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về giám sát kháng thuốc, với dữ liệu được cung cấp bởi 114 quốc gia. WHO đang hướng dẫn để đáp ứng với AMR theo cách đưa tất cả các bên liên quan lại với nhau để thống nhất và làm việc hướng tới một đáp ứng phối hợp; tăng cường quản lý và có kế hoạch giải quyết AMR ở cấp độ quốc gia; tạo ra hướng dẫn chính sách và cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên; tích cực khuyến khích đổi mới, nghiên cứu và phát triển.
|