HRW phát hiện chì độc hại gây nguy hiểm ở Kenya
Ngày 24/6/2014. NAIROBI, KENYA - Một tổ chức nhân quyền cho biết hàng ngàn người trong một huyện nghèo ở ngoại ô Mombasa, Kenya phải đối mặt với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do chì độc hại tại một nhà máy tái chế pin trước đây, theo tổ chức này có ít nhất 3 công nhân tại các nhà máy luyện chì đã thiệt mạng và hơn 3.000 người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. Khi Kenya lần đầu tiên đăng cai tổ chức cuộc họp của Đại Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (U.N. Environment Assembly) có sự tham dự của các nhà môi trường toàn cầu (global environmentalists), các quan chức chính phủ và các nhóm vận động hành lang (lobby groups) thì một cộng đồng ở thành phố lớn thứ hai của Kenya, Mombasa đang đối mặt với những thách thức về sức khỏe và kinh tế do chất chì độc hại. | Mombasa, Kenya | Phát biểu tại Nairobi, nhà nghiên cứu môi trường cao cấp Jane Cohen của Đài quan sát nhân quyền (Human Rights Watch_HRW) cho biết cả cộng đồng đang bị đe dọa bởi vì chính quyền Kenya đã không hành động để thực thi pháp luật: “Chính quyền đã không chú ý đến nơi cách không xa Nairobi, tình hình ở cộng đồng Owino Ohuru, đó là một ví dụ bi thảm của những gì xảy ra khi phát triển kinh tế không được kiểm soát". Cần phải làm sạch (Clean-up needed) Vấn đề đặt ra là một nhà máy tái chế pin khai trương năm 2007, theo Đài quan sát nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại New York thì nhà máy đóng cửa hoạt động vào đầu năm nay và di chuyển đi nơi khác nhưng chì vẫn còn trong cộng đồng và cần phải được làm sạch nhanh chóng bởi chính phủ. Một nhân viên văn phòng cũ tại nhà máy, Phyllis Omido bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình và gửi bằng văn bản cho cơ quan chức năng yêu cầu phải di chuyển nhà máy hoặc đóng cửa. Bà cho biết chiến dịch của bà bắt đầu sau khi con trai bà bị bệnh và các bác sĩ khẳng định đứa trẻ đã bị ngộ độc chì, một căn bệnh tàn phá thần kinh, gây ra các vấn đề phát triển nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và vấn đề sức khỏe lớn hơn ở người lớn. Omido cho rằng chiến dịch của mình đã có thể chứng minh nhà máy tái chế pin là nguồn gốc của sự ô nhiễm: "Chúng tôi đã đi đến phòng thí nghiệm của chính phủ và thuyết phục họ thực hiện các [xét nghiệm] trên một số trẻ em được lựa chọn ngẫu nhiên, chúng tôi không thể có đủ khả năng đó vì vậy đã chọn ngẫu nhiên 3 đứa trẻ con từ cộng đồng và tất cả cho thấy các xét nghiệm ở những đứa trẻ này có hàm lượng chì rất cao vào thời điểm năm 2009 và chúng tôi đã gửi thông tin này cho chính phủ, khuyến nghị với phòng xét nghiệm của chính phủ rằng những trẻ em này bị phơi nhiễm với chất chì gây độc hại". HRW cho biết một cuộc điều tra của chính phủ trong năm 2009 cho thấy các nhà máy pin đã vi phạm quy định, nhà máy luyện chì đã đóng cửa trong một thời gian ngắn và mở cửa trở lại nhưng các nhà hoạt động môi trường nói rằng vấn đề đã không được giải quyết và theo các công nhân cũ của nhà máy thì họ không có quần áo bảo hộ hoặc thiết bị để đối phó với chì độc hại. HRW ghi nhận Kenya có luật môi trường đủ mạnh để bảo vệ công dân của mình nhưng họ cần thực thi.
|