Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 6 8 5 8
Số người đang truy cập
3 7 0
 An toàn thực phẩm & hóa chất Thuốc & Hóa chất
Thông tin tổng hợp về chất lượng thuốc và thuốc giả

Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO) doanh thu từ thuốc giả lên tới 75 tỉ USD/năm là một con số khó có thể ngờ đến, song gánh nặng bệnh nhân tử vong liên quan đến thuốc giả và sự ảnh hưởng về mặt doanh thu cũng như uy tín về thương hiệu của các công ty, tập đoàn dược phẩm, đặc biệt các hãng dược phẩm nổi tiếng trên thế giới. Dưới đây là một số thông tin tổng hợp về tính hình thuốc giả trên thế giới và tại Việt Nam.

Phát triển dụng cụ có thể phát hiện thuốc trị sốt rét giả

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phát triển một dụng cụ cầm tay có khả năng phát hiện thuốc trị sốt rét giả hoặc không đủ tiêu chuẩn và cho sản xuất hàng loạt dụng cụ này, theo Reuters ngày 24.4.

Thiết bị có tên là CD-3 do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Pháp y của FDA tại Cincinnati, bang Ohio (Mỹ), phát triển. Nó vận hành bằng pin, sử dụng các bước sóng ánh sáng khác nhau để so sánh thuốc trị sốt rét thật với sản phẩm giả mạo. Sốt rét là căn bệnh chết người do muỗi truyền bệnh, thường gây sốt, cảm lạnh và có triệu chứng giống bệnh cúm.

 

Chỉ trong năm 2010, trên toàn thế giới đã có 219 triệu người nhiễm bệnh với khoảng 660.000 người tử vong, chủ yếu là tại khu vực cận Sahara châu Phi, theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG). Thuốc giả và thuốc không đủ tiêu chuẩn làm tăng gấp đôi sự thiệt hại, theo bà Margaret Hamburg, chuyên gia của FDA. “Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, siêu vi trùng sốt rét có thể làm một người tử vong trong vòng vài ngày. Điều trị không thích hợp cũng dẫn đến tình trạng kháng thuốc”, bà Margaret bổ sung. Thiết bị này sẽ được thử nghiệm tại Ghana, sau đó là các nơi khác ở châu Phi và Đông Nam Á, nơi mà tỷ lệ nhiễm sốt rét cao và thuốc trị sốt rét giả mạo rất “thịnh hành”.

Thuốc xổ giun Fugacar giả tái xuất tại thành phố Hồ Chí Minh

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các cơ sở y tế về việc văn phòng đại diện Công ty Janssen Cilag Ltd. tại Hà Nội phản ánh đã phát hiện trên địa bàn TPHCM có lưu hành thuốc viên nén Fugacar giả (thuốc xổ giun). Cụ thể, trên hộp thuốc thật thì các thông tin về số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng được in chìm (in dập), trong khi thuốc giả lại in thường. Hộp thuốc giả thiếu tên nhà máy sản xuất “Olic (Thailand) Limited”.

Một đặc điểm khác là trên vỉ thuốc thật, thông tin số lô sản xuất, hạn dùng được in nhòe màu xanh, còn thuốc giả in màu xanh tối, không nhòe. Ngoài ra, viên thuốc thật có khắc chữ “Janssen” sắc nét ở một mặt, trong đó chữ “e” hình chữ nhật, sắc cạnh.

Trong khi thuốc giả không khắc chữ hoặc chỉ có vạch chia đôi trên bề mặt viên thuốc hoặc có khắc chữ “Janssen” ở một mặt nhưng chữ “e” lại không sắc cạnh.

Trước đó, hồi tháng 9-2010, Cục Quản lý dược cũng từng có văn bản gửi các cơ sở y tế trong cả nước yêu cầu giám sát và thu hồi ngay loại thuốc tẩy giun Fugacar giả sau khi phát hiện loại thuốc giả này đang được lưu hành tại thị trường TPHCM.

Phát hiện một loại thuốc điều trị viêm khớp giả

Bộ Y tế vừa gửi công văn đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước thông báo về việc Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã phát hiện thuốc tiêm Voltaren 75mg Inj giả (thuốc thường dùng điều trị viêm khớp mạn tính) hiện đang lưu hành trên thị trường.

Loại thuốc giả này có các thông tin viết bằng tiếng Tây Ban Nha với tên thuốc Voltaren 75g solución inyectable, số lô 50799, hạn dùng 092015, mã vạch 847000393339, nơi sản xuất Novartis Farmacéutical, S.A. Gran Via de les Corts Catalanes 76408013 Barcelona; trên nhãn không ghi số đăng ký của Cục Quản lý Dược cấp.

Theo Thanh tra Bộ Y tế, cách phân biệt thuốc tiêm Voltaren 75mg thật với Voltaren 75mg giả như sau: Đối với thuốc thật, đầu ống thuốc chỉ có một vạch sơn màu xanh, dấu chấm đánh vị trí bẻ cổ ống màu xanh đậm; Thuốc Voltaren 75mg giả, đầu ống thuốc có 3 màu xanh, đỏ, xanh mảnh, dấu chấm đánh vị trí bẻ cổ ống màu xanh nhỏ.

Thanh tra Bộ Y tế đã đề nghị giám đốc các Sở Y tế của các tỉnh và thành phố chỉ đạo thanh tra Sở Y tế phối hợp với các phòng, ban và các đơn vị có liên quan triển khai thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc Voltaren 75mg Inj có dấu hiệu nêu trên.

Cùng đó, Thanh tra Bộ Y tế còn đề nghị giám đốc các Sở y tế xử phạt hoặc kiến nghị xử phạt các hành vi vi phạm về kinh doanh, sử dụng thuốc giả (nếu có) và báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 30/6/2014.

Cũng về loại thuốc này, cách đây một thời gian, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã gửi văn bản đến các Sở y tế thông báo cơ quan chức năng đã phát hiện Công ty TNHH Dược phẩm Vân Sơn - 39 Bùi Thị Cúc, thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên - bán thuốc tiêm Voltarén® 75mg giả.

Trung Quốc xuất hiện thuốc điều trị ung thư giả

Cơ quan quản thuốc và thực phẩm Trung Quốc (CFDA) cho biết đã phát hiện ra loại thuốc điều trị ung thư Iressa, nhập khẩu từ Ấn Độ, hiện đang rao bán trên mạng có giá thành chỉ bằng 1/10 so với thuốc thật. Tuy nhiên các loại thuốc trôi nổi này đều là thuốc giả , sản xuất tại Trung Quốc. Iressa là thuốc chuyên dùng để điều trị ung thư vú , phổi và một số loại ung thư khác. Ngoài ra tại Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều loại thuốc do các cá nhân xách tay về, các cơ quan chức năng khuyến cáo nhiều loại thuốc trong số đó đã được phát hiện bị làm giả từ nước ngoài

Phát hiện kháng sinh Ciproxacin 500 giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, vừa phát hiện thuốc kháng sinh giả ciproxacin 500 trên thị trường. Theo đó, mẫu thuốc kháng sinh giả này được phát hiện tại 1 quầy thuốc thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Theo phân tích mẫu thuốc lấy tại quầy thuốc Lê Hoa (tiểu khu Vĩnh Sơn, thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa) của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, hoạt chất ciproxacin như trên nhãn thuốc là không tồn tại và kiểm nghiệm không có hoạt chất ciproxacin trong mẫu thuốc. Trong khi đó, trên nhãn thuốc ciproxacin 500 ghi chi tiết: Tablets Ciproxacin 500 (hoạt chất ciproxacin 500mg); Batch No: BS 65359, MFG: 10/12; EXP: 10/16; Manufactured by Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001; thuốc không có số đăng ký/Giấy phép lưu hành.

 

Như vậy, cơ quan chức năng xác định rõ đây là thuốc kháng sinh giả. Cục Quản lý Dược cho biết, đến nay, chưa có thuốc nào do Công ty Lenno Limited sản xuất được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành và đơn hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Công ty Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001 chưa đăng ký hoạt động kinh doanh thuốc tại Việt Nam.

Vì thế, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế Thanh Hóa cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra quầy thuốc Lê Hoa, truy tìm nguồn gốc lô hàng thuốc ciproxacin giả này và nguồn gốc các thuốc trên nhãn ghi Công ty Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001 sản xuất, báo cáo về Cục Quản lý Dược.

Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc cấm không được buôn bán, sử dụng các thuốc trên nhãn ghi Công ty Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001 sản xuất.

Những cuộc đánh chặn thuốc giả

Liên tục trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng của ngành y tế đã đưa ra thông báo về việc phát hiện các loại thuốc giả đang lưu hành trên thị trường gồm thuốc giảm đau, kháng sinh. Đáng nói là các đối tượng sản xuất, kinh doanh buôn bán thuốc giả rất liều lĩnh khi đưa ra thị trường các loại thuốc làm giả số đăng ký của cơ quan chức năng, không có thành phần biệt dược như đã công bố, thậm chí là thuốc chưa được phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam...

Mới đây nhất, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW đã gửi báo cáo đến Cục Quản lý Dược về mẫu thuốc “Đặc trị viêm mũi - viêm xoang”, số lô 090114, hạn dùng 020415, số đăng ký: V842-H14-12, tên cơ sở sản xuất là “Nhà thuốc gia truyền Nhân Hòa - lương y Tăng Phàm Ngọc” địa chỉ 126, ấp An Sơn Trạch, Tịnh Biên - An Giang có dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng. Theo ông Đỗ Văn Đông - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, ngay sau khi nhận được thông tin, Cục Quản lý Dược đã xem xét và đối chiếu hồ sơ đang lưu tại Cục cho thấy, sản phẩm “Đặc trị viêm mũi - viêm xoang” chưa hề được Cục Quản lý Dược cấp số đăng ký lưu hành và sử dụng trong phòng, chữa bệnh cho người. Đặc biệt, số đăng ký: V842-H14-12 là giả mạo và “Nhà thuốc gia truyền Nhân Hòa - lương y Tăng Phàm Ngọc” địa chỉ 126, ấp An Sơn Trạch, Tịnh Biên - An Giang chưa được Cục cấp phép sản xuất thuốc.

 

Ngoài thuốc giả trên, cơ quan chức năng đã phát hiện thuốc ciproxacin 500 có thông tin trên nhãn thuốc là: tablets ciproxacin 500 (hoạt chất ciproxacin 500mg); Batch No: BS 65359, MFG: 10/12; EXP: 10/16; Manufactured by Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001 lấy tại quầy thuốc Lê Hoa ở Thanh Hòa là thuốc không có số đăng ký/Giấy phép lưu hành. Đáng quan ngại hơn là kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW cho thấy hoạt chất ciproxacin như trên nhãn thuốc là không tồn tại và kiểm nghiệm không có hoạt chất ciproxacin. Như vậy, thuốc này là thuốc giả.

Cũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cơ quan chức năng đã phát hiện một loại thuốc giả khác là thuốc sepy-O-200 (cefpodoxime proxetil tablets USP 200mg), số lô: E-11102, ngày sản xuất: tháng 8/2012, hạn dùng: tháng 7/2014, số đăng ký: VN-12357-11, nhà sản xuất là Công ty Sakar Healthcare Pvt. Ltd. Ấn Độ, được Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco nhập khẩu.

Thế nhưng, theo báo cáo từ Công ty Sakar Healthcare Pvt. Ltd. Ấn Độ thì công ty này đã không sản xuất thuốc sepy-O-200 với số lô: E-11102. Ngay sau đó, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vào cuộc kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ lô thuốc sepy-O-200 thì được biết, lô thuốc được chào hàng từ đối tượng không quen biết, không hóa đơn chứng từ.

 

Trước đó, lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt giữ 1,2 tấn tân dược nhập lậu. Chủ lô hàng là bà Nguyễn Thị Thu Hương (39 tuổi, trú Hà Nội) khai mua hàng để chuẩn bị cho việc mở quầy thuốc tại TP. Thanh Hóa. Tuy nhiên, qua kiểm tra, cảnh sát đánh giá đây là tân dược kém chất lượng, giả nhãn mác, không có hóa đơn chứng từ và đều do Trung Quốc sản xuất. Trong số này có viagra và một số loại thuốc đặc trị khác. Trong một diễn biến khác, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế - Dương Xuân An cho biết, Thanh tra Bộ vừa gửi công văn đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo về thuốc voltaren 75mg Inj giả hiện đang lưu hành trên thị trường. Loại thuốc giả này có các thông tin viết bằng tiếng Tây Ban Nha với tên thuốc voltarén 75g solución inyectable, số lô 50799, hạn dùng 092015, mã vạch 847000393339, nơi sản xuất Novartis Farmacéutical, S.A. Gran Via de les Corts Catalanes 76408013 Barcelona; trên nhãn không ghi số đăng ký của Cục Quản lý Dược cấp.

Để thuốc giả không tồn tại

Với vai trò là cơ quan đầu ngành về công tác kiểm nghiệm chất lượng thuốc, TS. Đoàn Cao Sơn - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW cho biết, năm 2013, toàn quốc có 56.179 mẫu thuốc được kiểm tra đánh giá chất lượng (cả thuốc tân dược và đông dược), trong đó phát hiện 1.004 mẫu thuốc (1,79%) không đạt chỉ tiêu chất lượng và 8 (0,014%) mẫu thuốc giả. Theo ông Sơn, tỷ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng năm 2013 (1,8%) giảm so với năm 2012 (3,09%), tuy nhiên, các mẫu thuốc giả đa phần là thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm. Các đối tượng sản xuất, kinh doanh thuốc giả đã có nhiều “chiêu” để lách cơ quan quản lý như làm giả số đăng ký, giả tên nhà sản xuất...

Là người có kinh nghiệm và gắn bó lâu năm với chuyên ngành kiểm nghiệm thuốc, PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu - nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Chủ tịch Hội đồng dược điển Việt Nam cho rằng, để nâng cao chất lượng quản lý thuốc trên thị trường, hệ thống kiểm nghiệm cả nước cần đổi mới phương pháp mua mẫu theo chỉ tiêu số lượng bằng biện pháp mua mẫu sàng lọc có nghi ngờ về chất lượng; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc tại tuyến cơ sở như trạm y tế xã, nơi xa trung tâm, trong đó chú ý đến hạn dùng của thuốc.

Đồng thời giám sát tất cả các mẫu thuốc ngay tại đầu nguồn, nhất là các nguyên liệu ban đầu như dược liệu, thuốc Đông dược, dạng bào chế nhiều thành phần, các dược chất và dạng bào chế kém ổn định về chất lượng. Ở góc độ khác, để thuốc giả, thuốc kém chất lượng không còn “đất sống”, bà Nguyễn Thị Trúc Vân - đại diện Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua các thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc bán dạo, chỉ mua thuốc ở các quầy thuốc cố định, có bảng biển rõ ràng... Đặc biệt, người dân khi sử dụng thuốc nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc tràn lan, nhất là các thuốc Đông y, y học cổ truyền không có nguồn gốc rõ ràng.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Đỗ Văn Đông cho biết, nhằm hạn chế thuốc giả và thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường, tới đây, Nhà nước sẽ quy hoạch lại hệ thống kiểm nghiệm dược phẩm, xây dựng 5 trung tâm kiểm nghiệm khu vực miền Bắc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có sự bùng nổ thuốc giả trên phạm vi toàn cầu và thuốc giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 200.000 người tử vong do thuốc giả.

Theo các chuyên gia, phần lớn tân dược giả là thuốc kháng sinh và các loại thuốc giảm đau hạ sốt. Việc sử dụng các loại thuốc tân dược giả sẽ đưa đến rất nhiều hệ lụy, trong đó quan trọng nhất là người dùng không hết bệnh bởi thành phần của thuốc giả đa phần là các loại chất vô thưởng vô phạt và không có tác dụng chữa bệnh. Nguy hiểm hơn là việc dùng thuốc tân dược giả rất khó phát hiện vì người dùng chỉ nghi ngờ là mua nhầm thuốc giả khi đã sử dụng thuốc lâu mà dấu hiệu bệnh không hết hay không đỡ.

 

Lại phát hiện thuốc kháng sinh giả trên thị trường

Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế thông báo, cơ quan chức năng của ngành y tế vừa phát hiện thuốc giả trên thị trường, đó là thuốc ciproxacin 500. Mẫu thuốc giả này được phát hiện tại quầy thuốc Lê Hoa - tiểu khu Vĩnh Sơn, thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Đối với thuốc ciproxacin 500, Cục Quản lý Dược cho biết, thông tin trên nhãn thuốc là: Tablets Ciproxacin 500 (hoạt chất ciproxacin 500mg); Batch No: BS 65359, MFG: 10/12; EXP: 10/16; Manufactured by Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001; thuốc không có số đăng ký/Giấy phép lưu hành. Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW cho thấy hoạt chất ciproxacin như trên nhãn thuốc là không tồn tại và kiểm nghiệm không có hoạt chất ciproxacin . Như vậy thuốc này là thuốc giả.

 

Theo Cục Quản lý Dược, cho đến nay Công ty Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001 chưa đăng ký hoạt động kinh doanh thuốc tại Việt Nam cũng như chưa có thuốc nào do Công ty Lenno Limited sản xuất được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành và đơn hàng nhập khẩu.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc, Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc cấm không được buôn bán, sử dụng các thuốc trên nhãn ghi Công ty Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001 sản xuất.

Về phía Sở Y tế Thanh Hóa, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra quầy thuốc Lê Hoa, truy tìm nguồn gốc lô hàng thuốc ciproxacin giả này và nguồn gốc các thuốc trên nhãn ghi Công ty Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001 sản xuất, báo cáo về Cục Quản lý Dược.           

Phát hiện thuốc kháng sinh giả

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) thông báo vừa phát hiện thuốc giả trên thị trường, đó là thuốc Ciproxacin 500. Mẫu thuốc giả này được phát hiện tại quầy thuốc Lê Hoa - tiểu khu Vĩnh Sơn, thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Thông tin trên nhãn thuốc là: Tablets Ciproxacin 500 (hoạt chất iproxacin 500mg); Batch No: BS 65359, MFG: 10/12; EXP: 10/16; Manufactured by Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001; thuốc không có số đăng ký, giấy phép lưu hành. Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cho thấy, hoạt chất ciproxacin như trên nhãn thuốc là không tồn tại và kiểm nghiệm không có hoạt chất ciproxacin. Như vậy thuốc này là thuốc giả.

            Cục Quản lý dược yêu cầu các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán, sử dụng các thuốc trên nhãn ghi Công ty Lenno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001 sản xuất. Đồng thời đề nghị ngành y tế Thanh Hóa truy tìm nguồn gốc lô hàng thuốc Ciproxacin giả nói trên.

Phát hiện nhiều loại tân dược giả được sản xuất rất tinh vi

Mới đây, lực lượng Chống buôn lậu & buôn bán hàng cấm (Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV, CATP Hà Nội) phối hợp cùng đội QLTT số 3 - Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra các cửa hàng kinh doanh tân dược lớn tại quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa (Hà Nội). Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ hàng trăm hộp thuốc tân dược giả. Các hiệu thuốc bị kiểm tra, gồm 2 cửa hiệu trên phố Trần Hưng Đạo (gần bệnh viện 108); 1 cửa hiệu ở phố Phủ Doãn, 1 cửa hiệu trên đường Hai Bà Trưng và 1 cửa hiệu ở phố Phạm Ngọc Thạch.

Được biết, trong tổng số thuốc nghi bị làm giả có 3 hộp chữa đại tràng và 44 hộp điều trị bệnh phong tê thấp. Đáng chú ý, tại các cửa hiệu y tế này, lực lượng chức năng thu giữ cả sản phẩm thật bán cùng thuốc nghi bị làm giả. Theo các cơ quan chức năng điều tra, họ đang nghi ngờ sự tiếp tay của các cửa hiệu tân dược đối với số thuốc nghi vấn trên.

 

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện ra nhiều loại tân dược giả được sản xuất với kỹ thuật tinh vi. Các sản phẩm này giống thuốc thật từ mẫu đến vỏ hộp, tem chống giả. Trên thực tế, mặc dù đã xử lý nhưng tình trạng trên xuất hiện ngày một nhiều khiến nhiều người dân hoang mang. Bên cạnh đó, một trong những loại thuốc thông dụng như viên nang Ampicilin 500mg cũng bị làm giả.

Khi các cơ quan chức năng lấy mẫu thử nghiệm, loại thuốc này không có phản ứng định tín h của Ampicilin. Ngay sau đó, 49 vỉ thuốc giả đã bị tịch thu. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu bán trót lọt số lượng thuốc trên ra thị trường thì hậu quả sẽ không lường. Tại Hà Nội, nhiều loại thuốc giả “made in China” cũng được bày bán tràn lan trong các hiệu thuốc. Thuốc viên Artesunate (chữa bệnh sốt rét) được in bằng chữ Trung Quốc trên nhãn mác mặc dù chưa được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu nhưng đã lưu hành tại Việt Nam.

Trao đổi với Người đưa tin, giám đốc một công ty dược tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội (đề nghị giấu tên) cho biết, tình trạng bán thuốc tân dược giả tại Hà Nội chỉ tập trung ở các hiệu thuốc nhỏ lẻ. Điều đặc biệt là khi đặt hai viên thuốc thật - giả cạnh nhau, một người bình thường không thể nào phát hiện ra được. Để hạn chế tình trạng trên, các cơ quan chức năng cần có những cuộc kiểm tra đột xuất tại các đại lý, các hiệu thuốc nhỏ. Bởi vì việc kiểm tra định kỳ hay báo trước sẽ là điều kiện để các cơ sở tẩu tán tang vật.

 

Bên cạnh đó, một vấn đề cần được chấn chỉnh nữa là thói quen mua bán thuốc không có hóa đơn, chứng từ của người dân. Việc làm này vừa họ bị móc túi vừa tạo điều kiện cho thuốc giả hoành hành.

Tân dược giả nhập về từ Trung Quốc

Trao đổi với Người đưa tin, PGS.TS Trịnh Văn Quỳ, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho biết: “Phần lớn tân dược và thuốc Đông y được nhập tiểu ngạch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đối với các loại dược liệu giả, chỉ các bác sĩ có kinh nghiệm mới phát hiện còn người dân rất khó có thể phân biện được bằng mắt thường”.

Theo PGS.TS Quỳ, trong những năm gần đây, trong hơn 30.000 mẫu thuốc được kiểm tra, có hơn 1.000 mẫu thuốc giả, kém chất lượng, nhiễm khuẩn, không đủ độ hòa tan và định lượng. Trong vấn đề này, các cơ sở bán thuốc chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Bởi vì, cứ cho là họ không cố tình bán thuốc giả thì cũng phải chịu trách nhiệm khi không kiểm tra kỹ các loại thuốc trước khi nhập về.

 

65 loại thuốc nội tăng giá

Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, 4/2012 trong số gần 12.700 lượt mặt hàng thuốc nội thì có 65 loại tăng giá. Đáng chú ý có những loại tăng đến hơn 40% như thuốc tim mạch Trafedin, nhỏ mắt Osla, thuốc bổ, cung cấp khoáng chất và vitamin như Nebamin...

Trước đó, đợt khảo sát 2 tháng đầu năm thì chỉ có 23 loại thuốc nội tăng giá và tỷ lệ tăng trung bình cũng chưa đến 10%. Trong đó, giá cũng chỉ tăng rất nhẹ, 2.000-3.000 đồng và chỉ có 2 loại thuốc tăng trên 10.000 đồng.


“Bổ ngửa” vì uống thuốc bổ nhái Viagra

Bệnh viện Quân đôi Nhân dân Giải phóng 411 ở Trung Quốc cho biết hôm 26- 11 một ông cụ 73 tuổi đã hôn mê sau khi uống viên thuốc bổ được quảng cáo là có thành phần nhân sâm và đông trùng hạ thảo nhưng thực tế lại chứa những thành phần giống Viagra.

Trở về từ cõi chết, ông cụ họ Zhang (73 tuổi) ở thành phố Thượng Hải - cho biết khoảng 1 tuần trước có một phụ nữ tới nhà cụ ở quận Hongkou để tiếp thị loại thuốc này. Theo lời bà ta, thuốc làm từ nhân sâm và đông trùng hạ thảo - dược liệu quý giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Cụ Zhang đồng ý mua 4 vỉ "thuốc bổ" với giá 350 tệ (gần 1,2 triệu đồng).

Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, cụ Zhang đã bị ngất xỉu. Gia đình lập tức đưa cụ đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ phát hiện rằng loại thuốc cụ uống không hề chứa nhân sâm hay đông trùng hạ thảo như quảng cáo mà là bột tinh thể và sildenafil – 2 thành phần chính của thuốc rối loạn cương dương Viagra.

Bác sĩ Bai Yingtang cho biết cụ Zhang bị sốc thuốc nghiêm trọng do thành phần sildenafil trong thuốc ảnh hưởng đến tim và huyết áp, đặc biệt chống chỉ định với những người bị bệnh tim. Bác sĩ cho hay: "Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Hiện cụ Zhang đã hồi phục và sức khỏe đã khá ổn định".

Gia đình cụ Zhang đã tìm lại 4 vỉ thuốc bổ nhưng không hề thấy tên hay địa chỉ liên hệ của nhà sản xuất. Số điện thoại do người phụ nữ bán thuốc cung cấp cũng không thể liên lạc được.

Sau vụ việc, Cục quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Thượng Hải cho biết sẽ tăng cường giám sát, quản lý của mình. Ông Du Bing – một quan chức của FDA khuyến cáo người tiêu dùng, nhất là các người cao tuổi, không tự ý mua các loại thuốc bổ không rõ nguồn gốc. Tốt nhất nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tây Ban Nha bắt 13 người buôn thuốc giả từ châu Á

Cảnh sát Tây Ban Nha hôm 27-5 bắt giữ 13 nghi can bán khối lượng dược phẩm giả khổng lố, từ thuốc chữa trị rối loạn cương dương đến các loại kháng sinh, hầu hết đều được giao dịch qua mạng và có xuất xứ từ châu Á.

Giới chức cũng tịch thu gần 420.000 viên thuốc giả các loại. Số thuốc này được phát hiện từ 136 gói hàng và hành lý tại các sân bay quốc tế của Tây Ban Nha. Trong đó có thuốc tránh thai, giảm cân, các loại vitamin, steroids, thuốc giảm đau và một khối lượng lớn thuốc Viagra, tất cả đều là hàng giả có xuất xứ chủ yếu từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cảnh sát Tây Ban Nha cũng phát hiện thuốc giả nguồn gốc từ Malaysia, Colombia, Paraguay và cả ở Mỹ. Cảnh sát không đưa ra chi tiết ước tính giá trị của số thuốc này. "Mục tiêu chủ yếu của chiến dịch truy quét này là nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ khi mua dược phẩm từ những nguồn trái phép" - AFP dẫn lời quan chức cảnh sát Tây Ban Nha cho biết.

 

Cảnh sát Tây Ban Nha cũng đã chuyển cho cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol địa chỉ 113 trang web phân phối dược phẩm trái phép. Liên minh châu Âu cho biết 62% các loại thuốc mà người dân trong khối này mua qua Internet là giả.

Kiểm tra thuốc giả: Sẽ sửa đổi quy chế lấy mẫu

Không có việc thuốc giả tràn lan trên thị trường Việt Nam như một số báo đã đưa tin. Một số vụ việc phát hiện có thuốc giả là có thật, nhưng chỉ thông qua 3 - 4 mặt hàng thuốc giả do cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ để kết luận là thuốc giả tràn lan là không chính xác, phản ánh không khách quan về thị trường dược phẩm Việt Nam. Việc này có thể gây hoang mang cho người dân và làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư dược phẩm nước ngoài vào nước ta, bởi họ sợ sản phẩm của mình cũng có thể sẽ bị làm giả.

 

Việc kiểm soát chất lượng thuốc sản xuất, lưu hành trên thị trường để phát hiện thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đang được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Theo các quy định, tất cả các thuốc (sản xuất trong nước, nhập khẩu) phải được Bộ Y tế cho phép lưu hành và phải được kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được phép lưu hành, sử dụng. Nhà sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, phải tiến hành kiểm tra chất lượng thuốc trước khi xuất xưởng đưa ra xuất nhập khẩu, lưu hành.

Hiện nay, việc kiểm tra chất lượng được tiến hành cả tiền kiểm và hậu kiểm bởi hai hệ thống kiểm nghiệm: Một là các phòng kiểm nghiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Phòng kiểm nghiệm này có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, trước khi xuất xưởng cho lưu hành sử dụng (tiền kiểm) cũng như tự theo dõi diễn biến chất lượng thuốc khi lưu hành trên thị trường (hậu kiểm). Cho đến nay, đã có 84 cơ sở sản xuất đạt GMP, với các phòng kiểm nghiệm thuốc đạt GLP.

 

Thứ hai là hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc của Nhà nước: Với 2 Viện Kiểm nghiệm (đã được nâng cấp đạt GLP và ISO 17025) và 63 Trung tâm kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm các tỉnh, thành phố. Hệ thống này có trách nhiệm giám sát hậu mại chất lượng thuốc thông qua việc lấy mẫu ngẫu nhiên cácmẫu thuốctrong quá trình sản xuất, lưu hành trên thị trường. Việc lấy mẫu thuốc được chú trọng tới các đầu mối phân phối bán buôn thuốc để kịp thời phát hiện ngăn chặn thuốc giả, thuốc kém chất lượng được đưa vào hệ thống lưu thông phân phối thuốc. Đồng thời, thực hiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng tại các cơ sở bán lẻ (hiệu thuốc, đại lý, quầy thuốc, các khoa dược, tủ thuốc trung tâm y tế...) để kịp thời phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Trong năm 2007, hệ thống kiểm nghiệm nhà nước đã tiến hành kiểm nghiệm 37.556 mẫu thuốc; trong đó mẫu thuốc lấy để giám sát hậu mại chất lượng thuốc là 25.460 mẫu. Kết quả đã phát hiện 839 mẫu thuốc không đạt chất lượng, chiếm tỷ lệ 3,3%.

Nhưng rõ ràng là thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn xuất hiện trên thị trường. Vậy Cục Quản lý Dược có những giải pháp nào để ngăn chặn hiệu quả hơn, thưa ông?

Trong thời giantới, Cục Quản lý Dược sẽ triển khai thực hiện một loạt các việc: Sửa đổi quy chế lấy mẫu thuốc, chuyển từ việc lấy mẫu thuốc sang mua mẫu thuốc của các cơ quan quản lý tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hoạt động lấy mẫu thuốc trên thị trường. Quy định rõ các hình thức xử phạt hành chính nghiêm khắc (về tài chính và chuyên môn) đối với những hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc giả, thuốc nhập lậu ở bất kỳ mức độ và phạm vi nào. Thành lập lực lượng kiểm soát viên trong ngành dược làm nhiệm vụ kiểm soát chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường.

Cục đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xây dựng các dự án, kế hoạch truy quyét thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc và sẽ triển khai thực hiện trong năm 2008.Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm khắc các cơ sở, cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, mua bán không có hoá đơn chứng từ, không tuân thủ đầy đủ các quy chế chuyên môn. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân chậm chễ trong việc thông báo, xử lý thuốc giả.

- Xin cảm ơn ông!

 

Vấn nạn sản xuất, buôn bán thuốc giả là vấn đề toàn cầu, không loại trừ nước phát triển hay kém phát triển. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (2006) tỷ lệ thuốc giả dao động từ dưới 1% ở các nước phát triển, đến trên 10% ở các nước đang phát triển. Còn ở Việt Nam việc kiểm tra, kiểm soát thuốc giả đã được tăng cường và các hành vi vi phạm đã được kịp thời xử lý.

Nhờ áp dụng những biện pháp cứng rắn và có hiệu quả, tỉ lệ thuốc giả đã giảm trong những năm gần đây, từ trên 7% năm 1990 xuống còn 0,1% năm 2005 (với 10 vụ); trong năm 2007 phát hiện 10 vụ; năm 2008, phát hiện 5 vụ. Với những kết quả đã đạt được từ công tác lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường cũng như tình hình thực tế trong suốt thời gian qua thì không thể kết luận có tình trạng thuốc giả tràn lanvà không ở mức đáng báo động.


Thanh Hóa phát hiện số lượng thuốc tân dược giả lớn

Nguồn tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa sáng 18/4 cho biết, ngày 17/4, Công an TP. Thanh Hóa phối hợp với Đội quản lý thị trường số 1 (thuộc Chi cục quản lý thị trường Thanh Hóa) bắt 1,2 tấn thuốc tân dược giả nhãn mác, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc của đối tượng Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1975, trú tại quận Hoàng Mai - Hà Nội) tại số nhà 6 phố Cửa Hậu, phường Điện Biên - TP. Thanh Hóa.

Hương đã mua 1,2 tấn thuốc tân dược giả nhãn mác của một người ở Hà Nội để mở phòng khám bệnh. Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tiến hành thu giữ số lượng thuốc tân dược giả lớn nhất từ trước đến nay. Theo khai nhận, Hương mua số hàng trên trái phép từ Trung Quốc để về mở phòng khám bệnh tại TP. Thanh Hóa. Trong số thuốc tân dược có một số loại thuốc như thuốc sốt rét, kháng sinh, Viagra và một số loại thuốc đặc trị khác. Đây là vụ vận chuyển, tàng trữ thuốc tân dược giả, kém chất lượng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hiện cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc.

Tiến tới hình sự hóa tội làm thuốc giả

 

Các quy định được xây dựng nhằm chuyển tội danh làm thuốc giả từ vi phạm bản quyền sang tội hình sự. Khi cảnh sát, giới khoa học, và các chuyên gia y tế tổ chức một cuộc điều tra về nạn thuốc giả ở Đông Nam Á, họ đã bị sốc khi nhận ra gần một nửa số thuốc chống sốt rét mà họ thu được là giả. Đáng lo ngại hơn nữa khi người ta khám phá ra là rất nhiều vỉ thuốc bỏng, lẽ ra có chức năng cứu người khi nguy cấp, nhưng lại chứa những viên thuốc có tinh dầu xá xị (safrole), một hợp chất gây ung thư, thường được dùng để chế ma túy tổng hợp. Sự có mặt của thành phần safrole trong thuốc bỏng càng cho thấy sự liên quan giữa những tổ chức sản xuất thuốc giả và các nhóm tội phạm. Hiện đang có một khoảng xám trên phương diện pháp lý, cho phép những kẻ làm thuốc giả hưởng lợi nhuận rất cao trong điều kiện tương đối ít rủi ro.
 

“Với một kẻ tội phạm nào đó muốn kiếm nhiều tiền, đầu tư buôn thuốc giả đỡ nguy hiểm hơn là buôn các chất bị cấm”, nhận xét từ Susanne Keitel, giám đốc của Ban Kiểm soát Chất lượng Dược phẩm và Y tế (EDQM) ở Strasbourg, Pháp. Đó là vì tuy thuốc giả gây nguy hiểm cho người bệnh, làm mất lòng tin của công chúng vào hệ thống dịch vụ y tế, và gây hại cho tăng trưởng kinh tế, việc cố tình sản xuất loại hàng này không được xếp vào nhóm tội hình sự, mà chỉ bị coi là sự xâm phạm bản quyền.

Nhưng đến nay, điều này có thể phải thay đổi, do những hợp tác xuyên quốc gia nhằm hình sự hóa tội làm thuốc giả, và tổ chức thực hiện quy định mới này trên quy mô toàn cầu. Các cơ quan y tế đều đồng tình với nỗ lực này, và cho rằng những năm qua người ta đã quá lơ là, khiến vấn đề phát triển thành một cuộc khủng hoảng.

Những mối nguy hại

Năm ngoái, trong một cuộc truy quét kéo dài cả tuần, cảnh sát quốc tế INTERPOL, có trụ sở ở Lyons, Pháp, đã tịch thu được 2,4 triệu viên thuốc từ hàng tá quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, số lượng này chưa phản ánh hết quy mô của nạn buôn lậu. Lượng sản xuất thuốc giả trên toàn cầu mỗi năm ưc tính có giá trị lên tới 75 tỷ USD, và dự kiến tăng 13% hằng năm.

Danny Lee-Frost, người phụ trách chiến dịch ở Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm và Y tế tại London, cho rằng ở các nước phát triển, các trạm biên phòng có thể bắt được đa số hàng buôn lậu trước khi chúng được tuồn vào thị trường. Nhưng ở các nước nghèo thì khó có điều kiện để làm được như vậy. Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) báo cáo rằng ở các nước đang phát triển, gần một phần ba thuốc bán trên thị trường là thuốc giả hoặc kém chất lượng.

Paul Newton, một bác sĩ ngành bệnh truyền nhiễm tại tổ chức Wellcome Trust ở Vientiane, Lào, cho biết việc kiểm soát chất lượng thuốc “đòi hỏi ý chí chính trị, chuyên môn khoa học, và số liệu đáng tin cậy” – nhưng những điều kiện này đều thiếu ở các nước bị tàn phá bởi nạn nghèo đói và dịch bệnh.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là sự thiếu đồng thuận về nguyên tắc xác định thuốc giả. Những nỗ lực nhằm lập ra một định nghĩa chuẩn chung bị kẹt giữa hai luồng ý kiến nhiều khi đối lập, một bên bên muốn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bên kia muốn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bryan Liang là một bác sĩ, cũng là một luật sư tại trường California Western School of Law ở San Diego, Mỹ, và là phó chủ tịch tổ chức Partnership for Safe Medicines, cho rằng các định nghĩa hiện hành “ưu tiên tư lợi hơn là sức khỏe cộng đồng” khi chỉ mới xem xét nạn thuốc giả dưới khía cạnh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cộng đồng y tế nhìn chung đều cho rằng không thể đánh đồng tính nghiêm trọng của nạn thuốc giả với các loại hàng giả khác. “Những người bị ảnh hưởng chủ yếu là các bệnh nhân và gia đình của họ, không phải là các công ty dược và đại lý của họ”, Newton nói. “Thuốc chống sốt rét giả gây hại nhiều hơn là đồng hồ Rolex giả. Chúng cần được đối xử khác nhau”.
Hình sự hóa tội làm thuốc giả

Tháng 10 năm ngoái, Hội đồng Châu Âu đã mời các quốc gia khác cùng ký vào Hiệp ước MEDICRIME, hiệp định quốc tế đầu tiên nhằm quy định hoạt động làm giả dược phẩm là một tội hình sự. Tới nay, đã có 15 nước tham gia ký hiệp ước. Tuy tới nay chưa quốc gia nào thông qua quy định này, nhưng Keitel “hoàn toàn tin tưởng” rằng nó sẽ được pháp lý hóa ở các nước đã ký kết. Phòng pháp chế của EDQM, cơ quan dự thảo hiệp ước, dự kiến rằng hiệp ước sẽ được thông qua đầy đủ vào cuối năm 2013.

Cuối năm 2011, các nhà làm chính sách của Mỹ đã thúc đẩy một động thái tương tự, với việc giới thiệu dự thảo luật Counterfeit Drug Penalty Enhancement Act (Luật Tăng cường Xử phạt Làm giả Thuốc), trong đó phân biệt giữa thuốc giả và các loại hàng giả khác, đồng thời tăng hình phạt về năm tù và tiền phạt sau khi đối tượng bị quy tội sản xuất và buôn bán thuốc giả. Dự luật nay đang được Quốc Hội Mỹ xem xét.

 

Bên cạnh đó, TCYTTG dự kiến sẽ đề xuất một quy chế phối hợp hành động toàn cầu vào tháng 5 tới, tại Đại Hội đồng Y tế Thế giới tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ. Quy chế này sẽ không xem xét nạn thuốc giả dưới góc độ vi phạm sở hữu tài sản trí tuệ, mà tập trung hoàn toàn vào góc độ tội ác chống loài người.

Nhưng dù đã có những định nghĩa mới, việc giám sát chất lượng thuốc sẽ vẫn tiếp tục gặp hạn chế do thiếu thốn về nguồn lực và cơ sở hạ tầng.

Phát hiện và xử lý

Nhằm cải thiện công tác kiểm định chất lượng thuốc, các nhà nghiên cứu đang xây dựng các giải pháp mới nhằm phát hiện thuốc giả. Ví dụ, hãng dược Merck, có trụ sở ở Darmstadt, Đức, đang tài trợ dự án Global Pharma Health Fund Minilab, cung cấp các bộ thiết bị giúp thẩm định chất lượng của 57 hợp chất khác nhau. Theo thông tin từ Merck, gần 500 bộ thiết bị đã được phân phối ở 80 quốc gia. Tuy nhiên, những đánh giá độc lập cho thấy bộ thiết bị này có thể giúp cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và rẻ, nhưng chỉ có thể phát hiện ra thuốc giả khi chất lượng thuốc quá kém so với tiêu chuẩn.

Harparkash Kaur, một nhà hóa học từ Trường Vệ sinh và Dược Nhiệt đới London, cùng các cộng sự từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Hoa Kỳ tại Atlanta, bang Georgia, đang phát triển một loại thuốc thử nhằm đo lường hàm lượng hoạt tính artemisinin trong thuốc chống sốt rét. Họ sẽ sớm đưa kết quả này vào các bộ dụng cụ dã chiến đủ đơn giản để một người bình thường cũng có thể sử dụng và đánh giá kết quả thử nghiệm.

Tuy nhiên, nạn nghèo đói và lợi nhuận sẽ tiếp tục là trung tâm của vấn đề. Newton cho rằng khi mà người nghèo vẫn tiếp tục bị lợi dụng để những kẻ xấu kiếm tiền, thì thuốc giả sẽ vẫn tồn tại. “Giải pháp là làm sao để thuốc trở nên rẻ hơn, dễ mua hơn”, ông nói. Tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với dược phẩm sẽ khiến lợi nhuận từ thuốc giả giảm xuống, và giúp bảo vệ sức khỏe của con người trên toàn cầu.

 

Tịch thu 1,2 triệu viên thuốc giả của Trung Quốc

Bộ Kinh tế Pháp cuối tuần qua xác nhận thu giữ lượng thuốc aspirin giả lớn nhất từ trước tới nay, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hải quan Pháp thu được 1,2 triệu viên aspirin giả hôm 17/5, là lượng thuốc giả lớn chưa từng có tại Pháp và châu Âu. AFP đưa tin, 1,2 triệu viên aspirin giả bị hải quan Pháp thu giữ hôm 17/5 tại bến cảng thành phố Le Havre, miền tây bắc nước Pháp.

Những viên thuốc được giấu kín trong thùng hàng chứa trà nhập từ Trung Quốc, có thành phần chủ yếu là bột glucose và không chứa bất kỳ dược chất nào bên trong.

Theo báo cáo của Bộ Kinh tế Pháp đưa ra hôm thứ bảy, đây là số thuốc giả lớn nhất được phát hiện ở Pháp và Liên minh châu Âu (EU).

Số aspirin này bị thu giữ khi đang trên đường vận chuyển đến một công ty Tây Ban Nha có trụ sở tại quần đảo Balearic để phân phối tới người dân trên bán đảo Iberia, miền nam nước Pháp và các nước ở châu Phi nói tiếng Pháp.

Phát hiện thuốc chống say tàu xe Stugeron giả

Cục Quản lý dược bộ Y tế vừa có văn bản cho biết đã nhận được hồ sơ của văn phòng đại diện công ty Janssen Cilag tại Hà Nội phản ánh tại thị trường dược phẩm Hà Nội và Hải Phòng đang lưu hành thuốc viên nén Stugeron giả, trong đó có lô thuốc số B.101039 bị làm giả.

Những dấu hiệu để phân biệt: địa chỉ công ty sản xuất ghi trên mặt sau của vỉ thuốc thật là “Ayutthaya, Thailand”; trên thuốc giả là “Ayudhaya, Thailan”. Màu của dòng chữ in trên vỉ thuốc thật đậm và sắc nét hơn trên vỉ thuốc giả. Cách định dạng font chữ về thông tin nhà sản xuất, số lô, hạn dùng của thuốc giả khác thuốc thật. Viên thuốc giả cũng có khắc chữ “Janssen” ở 1 mặt và có vạch ngang ở mặt còn lại giống thuốc thật nhưng không sắc nét bằng. Viên thuốc giả không sáng bóng và trơn như thuốc thật.

 

Cục yêu cầu sở Y tế các địa phương kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý việc sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc Stugeron giả. Thuốc Stugeron thuộc nhóm dược lý thuốc hướng tâm thần, phòng say tàu xe, nhức nửa đầu…

Tràn lan thuốc Nam không rõ nguồn gốc

Khi đến chùa Hương - huyện Mỹ Đức (Hà Nội), du khách dễ dàng bắt gặp tình trạng kinh doanh tràn lan thuốc Nam mập mờ chất lượng dưới danh nghĩa thuốc gia truyền cùng những lời quảng cáo những loại thuốc này có thể chữa được “bách bệnh” với giá rẻ bất ngờ. Chỉ với 50.000 - 70.000 đồng là khách có thể mua các loại thuốc mà theo như lời người bán là có khả năng chữa được rất nhiều bệnh nan y như: viêm gan B, đái tháo đường, sỏi thận, yếu sinh lý, viêm đại tràng, đau lưng...

Dọc đường từ khu vực chùa Thiên Trù lên khu vực cáp treo, rất nhiều quầy hàng bán thuốc Nam như vậy nhưng trên túi hoàn toàn không ghi rõ thành phần, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng. Do cả tin và ham rẻ nên nhiều người đã mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc này về dùng mà không lường được hậu quả.

Thật giả cũng như độ an toàn sau những gói thuốc Nam đang được bán tràn lan tại chùa Hương rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, chấn chỉnh để lập lại trật tự cũng như bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân.

7.000 lọ thuốc kháng sinh, chống viêm không nguồn gốc bị bắt giữ:Hiểm họa được ngăn chặn

Kiểm tra một phòng khám đa khoa tại đường Ngọc Hồi - Hà Nội vào trưa ngày 16/7, cơ quan công an phát hiện 7.000 ống thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc cùng một số máy móc khác... Điều đáng nói là trước đó, phòng khám này đã từng bị cơ quan công an xử phạt vì lỗi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến môi trường.

Thuốc kháng sinh, chống viêm “khủng” nhập lậu

Trung tá Phạm Giang Sơn, Đội trưởng Đội 6 Phòng cảnh sát môi trường (PC49) cho biết, vào khoảng 10 giờ 30 phút ngày 16/7, từ nguồn tin trinh sát báo về có hai xe ba bánh tự chế chở một số lượng lớn thiết bị y tế và thuốc nhập lậu. Đội 6, PC49 phối hợp cùng Công an xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã tiến hành chặn giữ kiểm tra. Tuy nhiên, lúc này lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên.

 

Lực lượng chức năng đang niêm phong lô hàng thuốc không rõ nguồn gốc (ảnh lớn).

Số thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc (ảnh nhỏ).


Vào thời điểm này, hai lái xe cho biết, họ chở số hàng trên về Phòng khám đa khoa 168 ở địa chỉ km12 đường Ngọc Hồi. Người nhận là một nhân viên của phòng khám có quốc tịch nước ngoài. Từ lời khai này, tổ công tác đã tiến hành kiểm tra đột xuất Phòng khám đa khoa 168 và yêu cầu xuất trình tất cả hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng trên. Tại thời điểm kiểm tra, nhân viên người nước ngoài của phòng khám đã không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Chủ lô hàng này đồng thời khai nhận số thuốc trên là thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm. Tuy nhiên chủ hàng đã không hề có bất kỳ hướng dẫn sử dụng nào in phiên âm quốc tế là tiếng Anh đi kèm chứng minh đó là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm.

PC 49 đã lập biên bản tạm giữ lô hàng theo quy định pháp luật. Qua kiểm đếm, có khoảng 7.000 lọ thuốc các loại, một bộ máy vi tính và một máy đốt chữa phụ khoa. Cơ quan chức năng khẳng định lô hàng trên đều là hàng nhập lậu. Điều đáng nói là trước đây Phòng khám đa khoa 168 Hà Nội có tên gọi cũ là Phòng khám đa khoa Thanh Trì đã từng bị PC49 xử phạt một lần vì lỗi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến môi trường.

Người tiêu dùng lãnh hậu quả

Đánh giá về vụ việc 7.000 lọ thuốc kháng sinh và chống viêm không nguồn gốc bị lực lượng chức năng phát hiện, Trung tá Phạm Giang Sơn cho rằng đây là sự việc vô cùng nghiêm trọng nếu không ngăn chặn kịp thời. Khi số lượng thuốc không nguồn gốc “khủng” như trên tràn ra thị trường thì người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe vì sử dụng thuốc không đảm bảo chất lượng. Do đó, chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ vụ việc này.

Theo PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu - nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, cứ loại thuốc nào trên thị trường bán chạy, có sức tiêu thụ mạnh và phổ biến thì ngay lập tức sẽ có thuốc giả, thuốc lậu tương đương, trong đó các thuốc thường bị làm giả, nhái, không rõ nguồn gốc là kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. “Việc sử dụng các loại thuốc tân dược giả, nhái sẽ đưa đến rất nhiều hệ lụy, trong đó quan trọng nhất là người dùng không hết bệnh bởi thành phần của thuốc giả đa phần là các loại chất vô thưởng vô phạt và không có tác dụng chữa bệnh. Nguy hiểm hơn là việc dùng thuốc tân dược giả rất khó phát hiện vì người dùng chỉ nghi ngờ là mua nhầm thuốc giả khi đã sử dụng thuốc lâu mà dấu hiệu bệnh không hết hay không đỡ” - ông Lẩu nhấn mạnh.

Trước đó, tổ công tác Ðội CSÐT tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an quận Hoàng Mai - Hà Nội trong khi làm nhiệm vụ tại khu vực ga Giáp Bát, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã phát hiện lô hàng hóa đang được bốc dỡ từ xe tải BKS 30X - 2837 xuống sân ga Giáp Bát. Lực lượng chức năng phát hiện trên xe tải có chứa trên 20 thùng hàng, bên trong chứa gần 250 hộp nhỏ thuốc tân dược các loại, trên bao bì ghi chữ Trung Quốc, không có nhãn phụ tiếng Việt. Lái xe Tường Duy Thắng, 30 tuổi, trú tại Khoái Châu, Hưng Yên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ lô hàng. Người này khai nhận, được một người phụ nữ không quen biết thuê chở từ Long Biên về ga Giáp Bát.

 
Số thuốc kháng sinh không nguồn gốc bị pháp hiện.

Tân dược giả "dọa" người bệnh thật

Thuốc chữa dạ dày biến thành kháng sinh đặc trị viêm phổi, sirô điều trị ho được chế từ nước đường, nước cất biến thành thuốc chữa các bệnh về thần kinh, thuốc sản xuất tại các nước châu Á biến thành thuốc của các nước châu Âu... dưới bàn tay phù phép của các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả. Nguy hiểm hơn rất nhiều, thủ phạm của các vụ làm thuốc giả lại là trình dược viên, là nhân viên của công ty dược, thậm chí là giám đốc công ty dược phẩm.

Thuốc giả - Một vốn, bốn lời

Tìm hiểu vụ án Phạm Thị Việt Tú (27 tuổi, ở Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) sản xuất thuốc Rovanten giả mà PC15 Công an Hà Nội vừa khám phá ngày 20/10 vừa qua, chúng tôi giật mình trước khoản lợi nhuận mà Tú thu về không kém gì buôn bán ma túy.

Từng là cộng tác viên bán hàng cho một số công ty kinh doanh dược phẩm, Tú nhận thấy trên thị trường có bán loại thuốc kháng sinh thế hệ 3 (kháng sinh mới nhất) nhãn hiệu Rovanten - đặc trị viêm nhiễm, nhất là viêm phổi, được bán với giá 150.000  đồng/vỉ có hình thức tương tự như loại thuốc chữa bệnh dạ dày nhãn hiệu Lanjack, có giá chỉ 7.000 đồng/vỉ.  Trong đầu Tú nảy ra kế hoạch làm thuốc giả từ hai loại thuốc nói trên.

Từ tháng 8/2008, Tú đã mua gần 1.000 hộp thuốc Lanjack, sau đó dùng hộp thuốc Rovanten thật làm mẫu để đặt in 6.000 vỏ hộp Rovanten loại 200mg và 100mg tại cơ sở in của người tên là Tuấn ở phố Phan Đình Giót, Hà Nội với giá 3.000 đồng/hộp, đặt in 6.000 tem nhập khẩu các loại, trong đó có 2.000 tem nhập khẩu của Công ty T&B - đơn vị phân phối độc quyền thuốc Rovanten) tại Cơ sở in Thăng Long - phố Lê Văn Hưu với giá 150 đồng/tem. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Rovanten được Tú mang đi photo lại.

"Công nghệ" sản xuất thuốc giả của Tú thực hiện khá đơn giản. Tú dùng kéo cắt dòng chữ in hạn sử dụng được dập nổi trên đường biên của vỉ thuốc Lanjack, sử dụng hóa chất Xclo tẩy sạch chữ in sau vỉ thuốc và in nội dung nhãn thuốc Rovanten lên. Đóng gói  xong xuôi, thuốc Rovanten giả được Tú chào bán tại các hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội với giá 100.000 đồng/vỉ. Các nhà thuốc này bán cho người bệnh với giá bằng thuốc thật là 150.000 đồng/vỉ.

Quá trình khám xét nhà Tú, ngoài các dụng cụ, phương tiện dùng để sản xuất thuốc giả, Cơ quan công an còn thu giữ 200 hộp thuốc tiêu đờm dạng sirô giả mang nhãn hiệu Vinka, được Tú "chế" từ... nước đường. May mà vụ việc được Cơ quan công an ngăn chặn kịp thời, nếu không chắc chắn nhiều người bệnh sẽ "lĩnh đủ" khi sử dụng những loại thuốc giả nguy hiểm trên.

Một loại thuốc khác cũng mang lại "siêu lợi nhuận" cho các đối tượng là thuốc điều trị rối loạn chức năng sinh lý, thuốc kích dục giả  như Viagra, Cialis giả, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đại diện pháp lý cho 2 nhãn hiệu thuốc này cho biết, thuốc thật (do Mỹ sản xuất) có giá trên 1 triệu đồng/vỉ 4 viên, trong khi thuốc giả được các đối tượng sang Trung Quốc mua với giá bèo, chỉ 10.000 đồng/vỉ 4 viên.

Tại "chợ thuốc sung sướng" Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, thuốc giả được bán với giá vài trăm nghìn đồng/vỉ. Vốn bỏ ra ít, không phải mang vác vất vả như những mặt hàng tiêu dùng cồng kềnh khác, lợi nhuận lại nhiều nên biết chắc là nếu bị bắt sẽ bị xử lý nặng nhưng nhiều đối tượng vẫn lao vào buôn bán loại thuốc giả này.   Đấy là lý do khiến cặp tình nhân Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Văn Luân, cùng 33 tuổi, quê Nam Định, thuê trọ tại tổ 34, cụm 5, Xuân La, Tây Hồ rủ nhau chuyển nghề từ buôn bán thảm len sang buôn thuốc "sung sướng".

Trực tiếp sang Pò Chài, Trung Quốc mua thuốc giả, Luân và Nguyệt thuê người vận chuyển qua biên giới, đưa về Hà Nội bằng xe khách, "phân phối" cho các đối tượng bán lẻ ở phố Hàng Chiếu và móc nối với Văn Thị Huệ (35 tuổi) ở Thăng Bình, Quảng Nam đưa vào thị trường phía Nam tiêu thụ. Đường dây này đã bị PC15 Hà Nội khám phá cuối tháng 6 vừa qua.

Tội  phạm  là "người trong cuộc"

Tìm hiểu gần 30 vụ án liên quan đến thuốc tân dược giả do PC15 Công an Hà Nội khám phá trong vòng 4 năm trở lại đây, chúng tôi nhận thấy đa phần các đối tượng sản xuất thuốc giả đều có hiểu biết về các loại thuốc, là trình dược viên, là nhân viên của các công ty dược hoặc chuyên kinh doanh, buôn bán thuốc chữa bệnh.

Điển hình như đường dây sản xuất thuốc giả do Quách Thị Lành - Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Anh Ngọc ở phố Đông Quan, Quan Hoa, Cầu Giấy  cầm đầu. Một loạt các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị thần kinh và tim mạch bán chạy trên thị trường như Cefuroxim, Neotil, Trozime, Acetaphen, H5000... được "lò" sản xuất thuốc giả của Quách Thị Lành thực hiện bằng "công nghệ" nhanh, dùng nước cất dạng ống của một công ty dược phẩm trong nước để dán nhãn mác biến thành thuốc Acetafen của Thái Lan  và thuốc Neotil của Hàn Quốc; tẩy nhãn thuốc cũ, in nhãn thuốc mới đè lên để biến thuốc Cefuroxime do Hàn Quốc sản xuất thành thuốc của Đức; thuốc Tozime của Ấn Độ được thay nhãn biến thành thuốc Cezadim do Hàn Quốc sản xuất...

Đến thuốc tránh thai Postinor do Hungary sản xuất cũng bị Quách Thị Lành làm giả bằng  cách mua thuốc giả sản xuất tại Trung Quốc, sau đó in vỏ hộp thuốc, tem nhập khẩu tại Việt Nam. Điều nguy hiểm là những loại thuốc giả do Quách Thị Lành và đồng bọn sản xuất không chỉ được tung ra thị trường mà còn được đưa vào một số bệnh viện lớn tại Hải Phòng và Hà Nội. Vụ án đã được đưa ra xét xử với mức án 5 năm tù giam cho kẻ cầm đầu Quách Thị Lành. Thế nhưng, đối với kẻ chuyên buôn bán tân dược giả, lợi nhuận đã khiến các đối tượng bất chấp những hình phạt của pháp luật, bất chấp tính mạng của người bệnh.

Mới đây nhất là vụ làm thuốc giả mang nhãn hiệu "Tiêu độc PV" và "Bobina"  của Công ty Dược thảo Phúc Vinh mà kẻ chủ mưu  chính là nhân viên của công ty. Lợi dụng sơ hở của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ tài sản, Phan Công Thương (26 tuổi), ở Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội, nhân viên Công ty Phúc Vinh đã lấy trộm thuốc lỗi, không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được doanh nghiệp loại ra một kho riêng.

Thương đặt  in  bao bì, nhãn mác theo mẫu thuốc thật, bán cho Lê Thị Việt Anh - trình dược viên của Công ty Amphaco với giá 20.000 đồng/lọ. Thuốc giả lại được tiêu thụ tiếp qua các đầu mối, khi đưa ra chợ thuốc Ngọc Khánh có giá 26.500 đồng/lọ, trong khi thuốc thật có giá 29.000 đồng/lọ. Những người mua thuốc của Phan Công Thương thừa nhận, mặc dù biết các lọ thuốc không có tem chống hàng giả  nhưng do ham rẻ, mặt khác thấy Thương là nhân viên của Công ty Phúc Vinh nên đã mua về bán kiếm lời.

 

Chống thuốc giả - "cuộc chiến" quyết liệt

Tổng kết các vụ án liên quan đến thuốc giả đã được Công an Hà Nội khám phá cho thấy, những loại thuốc bị làm giả nhiều nhất rơi vào nhóm thuốc kháng sinh đặc trị, thuốc bổ và thuốc điều trị rối loạn chức năng sinh lý, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường. Thuốc giả chia làm hai loại: loại sản xuất trực tiếp trong nước (với các phương thức thủ đoạn như đã nêu ở các vụ việc trên) và loại được đặt hàng sản xuất từ nước ngoài, sau đó đưa lậu vào Việt Nam.

Một số chuyên gia về dược phẩm cho biết, trên thế giới, Mỹ là thị trường đòi hỏi cao về tiêu chuẩn, chất lượng thuốc tân dược. Chỉ các hãng thuốc ở 2 nước là Đức và Thụy Sĩ vào thị trường Mỹ mà không cần visa. Còn tại Việt Nam, thị trường tân dược khó kiểm soát hết được khi các loại thuốc nhập lậu, không rõ nguồn gốc và thuốc giả từ nước ngoài vào Việt Nam theo 2 "cửa ngõ" chính là khu vực biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc và khu vực biên giới phía Nam giáp Campuchia.

Thuốc giả sản xuất từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, có hình thức giống y chang thuốc thật, trên vỉ hoặc trên hộp thuốc giả có in cả số đăng ký tại Việt Nam. Khi tung ra thị trường thì nếu không phải là chuyên gia của hãng thuốc bị làm giả, người mua thuốc, thậm chí là bác sĩ cũng khó mà nhận ra yếu tố giả mạo này.

Gần đây đã xuất hiện tội phạm có yếu tố là người nước ngoài, lợi dụng việc mở văn phòng , công ty để hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc giả. Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã có văn bản gửi tới Interpol Việt Nam về vụ thuốc Augmentin - thuốc kháng sinh liều cao đặc trị viêm nhiễm nặng có liên quan đến một người nước ngoài.

Mở công ty kinh doanh dược phẩm tại Hà Nội, Trịnh Thành Căn, quốc tịch Trung Quốc, Giám đốc Công ty Dược phẩm Xinkhai, địa chỉ ngõ 122 Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã liên kết với một số đối tượng người Việt Nam để đưa tân dược Augmentin giả sản xuất tại Trung Quốc về Hà Nội tiêu thụ, trong đó có Nguyễn Thị Loan (44 tuổi) - là nhân viên của Quầy thuốc số 7 C10-148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

 

Tại Cơ quan điều tra, Trịnh Thành Căn khai nhận mua số thuốc giả trên của một người Trung Quốc ở Quảng Châu theo đơn đặt hàng của các đối tượng trong đường dây.

Sức khỏe cộng đồng bị coi nhẹ?

Các chuyên gia về dược cho biết, quá trình sản xuất thuốc chữa bệnh đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng cũng như hàm lượng dược chất. Mặt khác, mỗi nhà sản xuất thuốc đều có những bí quyết riêng về tỉ lệ pha chế tá dược (chất dẫn thuốc) cũng như cách pha chế để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh cũng như giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất.

Đối với thuốc giả, mặc dù có những thành phần như thuốc thật nhưng hàm lượng thấp hoặc cao hơn cũng sẽ gây hậu quả lâu dài, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, thậm chí không có hiệu quả hoặc phát sinh các bệnh tật khác.

Trong những trường hợp điều trị bệnh có tính chất khẩn cấp thì dùng thuốc giả còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, người dân khi mua thuốc chữa bệnh cần mua đúng theo chỉ định của bác sĩ, mua tại các nhà thuốc có uy tín, có đăng ký kinh doanh.

Ngày 05/08/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích