|
Nồi nhôm sản xuất tại Cameroon và châu Phi có khả năng bị nhiễm chì |
Các dụng cụ nấu ăn bằng nhôm ở châu Phi có chứa chì
Ngày 15/8/2014. VOA News - Nghiên cứu: các dụng cụ nấu ăn bằng nhôm ở châu Phi có chứa chì (Study: African aluminum pots contain lead). Các nồi và chảo nhôm sản xuất tại địa phương rất phổ biến ở châu Phi và châu Á nhưng một nghiên cứu mới ở Cameroon đã đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của chúng và cho rằng hàm lượng chì cao được thẩm thấu từ các dụng cụ nấu nướng sẽ vào thức ăn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã không đưa ra bất cứ quy định nào liên quan đến chì trong dụng cụ nấu ăn nhưng CDC Hoa Kỳ (U.S.CDC) lại cho rằng thực sự không có mức độ an toàn do phơi nhiễm với chì. Đại học Ashland và Hiệp hội kiến thức nghề nghiệp quốc tế (Occupational Knowledge International) tiến hành nghiên cứu ở Cameroon và nghiên cứu đó xuất hiện trong Tạp chí Science of the Total Environment. "Tôi phải nói rằng chúng ta khập khễnh về vấn đề này", Perry Gottesfeld-Giám đốc điều hành của Hiệp hội kiến thức nghề nghiệp quốc tế cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu ở Cameroon trong 4 năm qua, đã tổ chức các phiên họp về nhận thức và tiếp cận xung quanh vấn đề chì trong sơn nhằm cố gắng để các công ty ở đó tái xây dựng các công thức nhằm lấy ra các phụ gia chì và làm cho chính phủ đưa ra quy định, trong quá trình các câu hỏi đưa ra đềutốt thế nhưng còn các nồi chậu nhôm thì sao"? Các chiến dịch nâng cao nhận thức về chì đã được thực hiện trong sự hợp tác với Trung tâm giáo dục (Education Center for Development) vì sự phát triển, một tổ chức phi chính phủ của người Cameroon. "Các đối tác của chúng tôi đi ra ngoài và đến thăm những nơi sản xuất này và báo cáo lại rằng trên thực tế các dụng cụ này được làm chủ yếu từ các kim loại phế liệu. Tất nhiên điều đó là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi và khi đó chúng tôi quyết định làm một cuộc điều tra để tìm ra hàm lượng chì và các kim loại nặng khác có mặt trong các nồi chậu", Gottesfeld nói. Các nhà nghiên cứu muốn biết có bao nhiêu chì đã được phục vụ trong các bữa ăn hàng ngày, theo Gottesfeld thì phơi nhiễm với chì gây ra cả ngộ độc cấp tính và mãn tính (acute and chronic): "Chúng tôi thấy rằng mức độ trung bình là khoảng 97 microgram chì trong mỗi lần nấu ăn-bữa ăn nấu khoảng 250 ml, vì vậy điều này cho thấy nồng độ chì rất cao và một loại phơi nhiễm mà con người có khả năng sẽ nhận nó một cách thường xuyên hàng ngày nếu sử dụng loại dụng cụ nấu ăn này", mức chì này cao gấp hàng trăm lần mức mà bang California của Hoa Kỳ đã xác định là liều lượng tối đa cho phép mỗi ngày. Gottesfeld cho biết: "Xét về ảnh hưởng sức khỏe do chì ở mức độ thấp mà xảy ra liên tục như thế này chúng ta có thể nhìn thấy tổn thương thần kinh đó là biểu hiện làm giảm hiệu suất trong trường học - giảm chỉ số thông minh và giảm sút khả năng học tập, mặc dù chúng ta biết rằng chì ảnh hưởng đến sức khỏe của một cá nhân trong suốt cuộc đời của họ và dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn và chì là kẻ gây ra tỷ lệ tử vong rất cao trong các quần thể có tiếp xúc lâu dài". Theo ông có những báo cáo cho rằng lượng chì tương tự được tìm thấy các dụng cụ nấu ăn bằng nhôm được sản xuất tại địa phương ở Thái Lan và Bangladesh, ông cho biết thực hiện các bước để loại bỏ các chậu có chì đặt ra nhiều thách thức: "Tôi nghĩ rằng câu hỏi đầu tiên mà chúng ta cần phải tự hỏi là mức độ phổ biến của vấn đề này như thế nào, cuối cùng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ yêu cầu chính phủ đưa ra một số quy định nhưng cũng có thể sẽ yêu cầu làm việc với các nhà sản xuất địa phương để giáo dục họ về các loại kim loại bị trầy xước rằng họ nên và không nên sử dụng trong việc sản xuất loại dụng cụ nhà bếp này". Ông cho biết kim loại phế liệu có thể được kiểm tra lượng chì trước khi nó được nấu chảy để sản xuất các dụng cụ nấu ăn điều này có thể được thực hiện với một thiết bị di động được gọi là huỳnh quang tia X hoặc XRF cho kết quả chỉ trong vài giây, các nhà nghiên cứu đang xem xét một dự án thí điểm để xác định xem việc thử nghiệm tại địa điểm là khả thi ở Cameroon. Một lựa chọn khác là phải có các dụng cụ nhà bếp được sản xuất với một quy trình gọi là anodization (quá trình mạ một loại hợp chất làm cho nhôm bền vững hơn và ít bị bào mòn) đặt một lớp phủ trên nhôm mà nó làm giảm lượng chì và các kim loại khác thẩm thấu vào thức ăn. "Chúng tôi biết rằng nhiễm độc chì là một vấn đề lớn trên khắp châu Phi nhưng hầu như tất cả không bị phát hiện vì không có các cơ sở để kiểm tra nồng độ chì trong máu ở hầu hết các nước ở châu Phi vì vậy chúng tôi biết rằng có hàng triệu trẻ em và người lớn, những người đang bị phơi nhiễm quá mức với chì, họ tiếp tục phải chịu đựng những triệu chứng này và thường bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh không có liên quan khác", Gottesfeld nói. Hiệp hội kiến thức nghề nghiệp quốc tế khuyến cáo các phòng thí nghiệm châu Phi có khả năng tiến hành các xét nghiệm về các mức độ chì trong máu, các xét nghiệm dùng trong thực địa cũng có sẵn. Gottesfeld cho biết thêm rằng các chiến dịch nâng cao nhận thức là cần thiết đối với những người điều hành các công ty nhỏ chuyên sản xuất các loại nồi chậu: "Chúng tôi muốn theo dõi bằng cách thực hiện tiếp cận và giáo dục nhiều hơn với các nhà sản xuất này để họ hiểu rõ hơn về các loại phế liệu có chứa hàm lượng chì cao hơn và các chất gây ô nhiễm khác, rõ ràng nếu họ đã sử dụng nhôm nguyên chất thì điều này sẽ không là một vấn đề". Theo ông cuộc điều tra gần đây ở châu Phi và châu Á "cho thấy mức độ chì trong máu vẫn còn cao mặc dù lệnh cấm xăng pha chì xảy ra ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới".
|