Radon và sức khỏe
Cập nhật tháng 10/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Radon và sức khỏe (Radon and health). Radon là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh ung thư phổi sau hút thuốc, người ta ước tính radon gây ra từ 3% đến 14% của tất cả các bệnh ung thư phổi, tùy thuộc vào mức độ radon trung bình trong một quốc gia. Radon là gì? (What is radon?) Radon là một chất khí phóng xạ xảy ra một ccahs tự nhiên, nó không có mùi, màu sắc hoặc mùi vị. Radon được sản xuất từ sự phân rã phóng xạ tự nhiên của uranium, được tìm thấy trong tất cả các loại đá và đất, cũng có thể được tìm thấy trong nước. Radon thoát ra dễ dàng từ mặt đất vào trong không khí, nơi đó nó phân rã và phát ra các hạt phóng xạ. Khi chúng ta hít thở, các hạt được lắng đọng trên các tế bào lót đường hô hấp, nơi đó chúng có thể làm tổn hại DNA và có khả năng gây ung thư phổi. Ngoài trời, radon nhanh chóng làm loãng tới nồng độ rất thấp và thường không phải là một vấn đề.Nồng độ 1 radon trung bình ngoài trời thay đổi từ 5 đến 15 Bq / m 3. Tuy nhiên, trong nhà, nồng độ radon cao hơn, với mức độ cao nhất được tìm thấy ở những nơi như hầm mỏ, hang động và các cơ sở xử lý nước. Trong nhà, nồng độ radon trong khoảng <10 đến 10.000 Bq / m 3 hoặc nhiều hơn đã được tìm thấy. Radon-mối nguy hiểm vô hình Các ảnh hưởng của radon với sức khỏe (Health effects of radon) Radon là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh ung thư phổi sau hút thuốc, người ta ước tínhradon gây ra từ 3% đến 14% của tất cả các bệnh ung thư phổi, tùy thuộc vào mức độ radon trung bình trong một quốc gia. Một sự gia tăng tỷ lệ ung thư phổi lần đầu tiên được nhìn thấy trong các thợ mỏ urani bị phơi nhiễm với nồng độ cao của khí radon, ngoài ra các nghiên cứu ở châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc đã xác nhận rằng ngay cả nồng độ thấp của radon như những nồng độ được tìm thấy trong nhà cũng tạo ra các nguy cơ đối với sức khỏe và góp phần đáng kể vào sự xuất hiện của ung thư phổi trên toàn thế giới. Nguy cơ ung thư phổi gia tăng khoảng 16% trên mỗi 100 Bq/m3 tăng trong thời gian dài với nồng độ radon trung bình. Mối quan hệ đáp ứng liều là tuyến tính-tức là nguy cơ gia tăng ung thư phổi tương ứng với sự gia tăng do phơi nhiễm với radon. Radon có nhiều khả năng có thể gây ra ung thư phổi ở những người hút thuốc, trong thực tế những người hút thuốc được ước tính là gấp 25 lần nguy cơ từ radon hơn so với người không hút thuốc, cho đến nay không có nguy cơ ung thư khác đã được thiết lập. Các đường xâm nhập vào trong nhà của Radon Randon ở trong nhà (Radon in homes) Đối với hầu hết mọi người, phơi nhiễm với khí radon lớn nhất xảy ra ở trong nhà, nồng độ radon trong nhà phụ thuộc vào số lượng uranium trong các loại đá và lớp đất bên dưới; cácđường sẵn cho việc chuyển radon từ đất vào nhà và tỷ lệ trao đổi giữa không khí trong nhà và ngoài trời mà phụ thuộc vào việc xây dựng các ngôi nhà, những thói quen thông gió của người dân và không khí-kín của tòa nhà. Nồng độ Radon thường cao hơn trong tầng hầm, hầm hoặc khu vực kết cấu khác có tiếp xúc với đất. Radon vào nhà thông qua các vết nứt trên sàn nhà hoặc tại các nút sàn tường, khoảng trống xung quanh đường ống hoặc dây cáp, lỗ nhỏ trong các bức tường rỗng hoặc hầm chứa hoặc cống rãnh. Nồng độ Radon có thể khác nhau giữa các nhà lân cận và có thể thay đổi ngay trong một ngôi nhà từ ngày này sang ngày khác và từ giờ này sang giờ khác, nồng độ Radon ở dân cư có thể được đo một cách rẻ tiền và đơn giản, do những biến động này nên cách thích hợp hơn là ước tính nồng độ trung bình hàng năm của radon không khí trong nhà bằng cách đo ít nhất 3 tháng, tuy nhiên các phép đo cần phải được dựa trên các quy định quốc gia để đảm bảo tính thống nhất cũng như độ tin cậy cho việc ra quyết định. Thiết bị đo Radon trong nhà và ngoài trời Làm giảm lượng radon trong nhà (Reducing radon in homes) Các phương pháp chi phí hiệu quả, lâu bền và tốt là hiện có nhằm ngăn ngừa radon trong các ngôi nhà mới và làm giảm radon trong nhà ở. Phòng chống Radon nên được xem xét khi ngôi nhà mới được xây dựng, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị radon. Ở nhiều nước châu Âu và ở Hoa Kỳ bao gồm các biện pháp bảo vệ trong các tòa nhà mới đã trở thành một biện pháp thông thường, ở một số quốc gia nó đã trở thành một thủ tục bắt buộc. Nồng độ khí Radon trong nhà có thể được làm giảm bằng cách tăng thông gió dưới sàn (increasing under-floor ventilation); lắp đặt hệ thống thùng đựng nước thải radon trong tầng hầm hoặc dưới sàn rắn (installing a radon sump system in the basement or under a solid floor); tránh việc thảiradon từ tầng hầm vào phòng khách (avoiding the passage of radon from the basement into living rooms); bịt kín sàn và tường (sealing floors and walls); cải thiện hệ thống thông gió của ngôi nhà (improving the ventilation of the house). Các hệ thống giảm nhẹ thụ động đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ Radon trong nhà lên tới 50% hoặc nhiều hơn, khi quạt thông gió radon được lắp thêm thì nồng độ Radon thậm chí có thể giảm thêm nữa. Radon trong nước uống (Radon in drinking water) Ở nhiều nước, nước uống được lấy từ các nguồn nước ngầm như suối, giếng đào và giếng khoan; những nguồn nước này thường có nồng độ radon cao hơn nước bề mặt từ các hồ chứa, sông, hồ. Cho đến nay, các nghiên cứu dịch tễ học đã không tìm thấy mối liên quan giữa lượng tiêu thụ nước uống có chứa khí radon và nguy cơ gia tăng ung thư dạ dày. Radon hòa tan trong nước uống có thể được phóng thích vào không khí trong nhà, thông thường một liều radon cao hơn là được nhận từ hít phải khí radon so với qua đường tiêu hóa. "Hướng dẫn của WHO về chất lượng nước uống" (WHO guidelines for drinking water quality) (2011) khuyến nghị rằng mức độ sàng lọc radon trong nước uống được thiết lập trên cơ sở mức tham chiếu quốc gia về radon trong không khí. Trong trường hợp nồng độ radon cao hơn mong đợi trong nước uống, thì cần nên đo nồng độ radon. Các kỹ thuật đơn giản và hiệu quả nhằm làm giảm nồng độ radon trong các nguồn cung cấp nước uống bằng thông khí hoặc sử dụng các bộ lọc than hoạt tính dạng hạt. Phòng chống radon chuẩn từ khâu thiết kế xây dựng Đáp ứng của WHO (WHO response) Năm 2009, WHO đã xuất bản "cuốn sổ tay về radon trong nhà: Một quan điểm y tế công cộng" (WHO handbook on indoor radon: A public health perspective), trong đó cung cấp các lựa chọn chính sách để làm giảm nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc với radon cho dân cư thông qua như cung cấp thông tin về mức độ radon trong nhà và những nguy cơ sức khỏe liên quan (providing information on levels of radon indoors and the associated health risks); thực hiện chương trình radon quốc gia nhằm giảm nguy cơ cho dân số nói chung và nguy cơ cá nhân cho nhwungx người sống chung với nồng độ radon cao (implementing a national radon programme aimed at reducing the overall population risk and the individual risk for people living with high radon concentrations); thiết lập một mức tham chiếu nồng độ trung bình hàng năm của quốc gia là 100 Bq/m3, nhưng nếu mức này không thể đạt được theo các điều kiện cụ thể trong nước hiện hành,thì mức tham chiếu không được vượt quá 300 Bq/m3 (establishing a national annual average concentration reference level of 100 Bq/m3, but if this level cannot be reached under the prevailing country-specific conditions, the reference level should not exceed 300 Bq/m3); thực hiện công tác phòng chống radon trong quy chuẩn xây dựng để làm giảm nồng độ khí Radon trong nhà được xây dựng, và các chương trình radon để đảm bảo rằng các nồng độ ở dưới mức tham chiếu quốc gia (implementing radon prevention in building codes to reduce radon levels in homes under construction, and radon programmes to ensure that the levels are below national reference levels); phát triển các quy định đo lường radon để giúp đảm bảo chất lượng và tính nhất quán trong xét nghiệm radon (developing radon measurement protocols to help ensure quality and consistency in radon testing). Những khuyến nghị này phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn cơ bản mang tính quốc tế cơ bản (2014) và hướng dẫn an toàn của IAEA về radon (2014), cả hai nhận được sự tài trợ bởi WHO.
Chú thích 1 phóng xạ được đo bằng đơn vị gọi là becơren (Bq). Một Becquerel tương ứng với sự biến đổi (tan rã) của một hạt nhân nguyên tử trong một giây. Nồng độ radon trong không khí được đo bằng số lượng các biến đổi trong một giây trong một mét khối không khí (Bq / m 3).
References ·WHO Handbook on Indoor Radon: A Public Health Perspective ·Geneva, WHO (2009) ·Guidelines for drinking-water quality, 4th edition ·Geneva, WHO (2011) ·Radiation Protection and Safety of Radiation Sources: International Basic Safety Standards IAEA Safety Standards Series No. GSR Part 3, Vienna, International Atomic Energy Agency (2014) - Protection of the Public against Exposure Indoors due to Radon and Other Natural Sources of Radiation, IAEA Safety Standards Series No. SSG-32, Vienna, International Atomic Energy Agency (2014)
|