WHO: Hãy làm cho thực phẩm an toàn
Ngày 2/4/2015. Geneva. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2015: Từ trang trại đến đĩa thức ăn, hãy làm cho thực phẩm an toàn (World Health Day 2015: From farm to plate, make food safe). Theo WHO, với chủ đề nêu trên Ngày Sức khỏe thế giới năm 2015 diễn ra trong tuần tới sẽ tập trung vào vấn đề an toàn thực phẩm. Ngày Sức khỏe thế giới (World Health Day) sẽ được tổ chức vào ngày 7/4/2015 và WHO nêu bật những thách thức và cơ hội liên quan đến an toàn thực phẩm theo khẩu hiệu "Từ trang trại đến đĩa thức ăn, hãy làm cho thực phẩm an toàn". Dữ liệu mới về các tác hại gây ra bởi các bệnh do thực phẩm nhấn mạnh về mối đe dọa toàn cầu gây ra bởi các loại thực phẩm không an toàn, và sự cần thiết phải phối hợp, hành động xuyên biên giới trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm toàn bộ, "Sản xuất thực phẩm đã được công nghiệp hóa và việc buôn bán và phân phối thực phẩm cũng đã được toàn cầu hóa", Tổng giám đốc WHO-Tiến sỹ Margaret Chan cho biết: "Những thay đổi này tạo ra nhiều cơ hội mới cho thực phẩm trở nên bị ô nhiễm với các vi khuẩn có hại, virus, ký sinh trùng, hoặc hóa chất". Tiến sĩ Chan cho biết thêm: "Một vấn đề an toàn thực phẩm tại địa phương có thể nhanh chóng trở thành một tình trạng khẩn cấp mang tầm quốc tế,điều tra của một đợt bùng phát dịch bệnh do thực phẩm là bao la và phức tạp hơn khi một đĩa thức ăn hay một gói thực phẩm có chứa các thành phần từ nhiều nước". Thực phẩm không an toàn (unsafe food) có thể chứa vi khuẩn có hại, virus, ký sinh trùng hoặc các chất hóa học và gây ra hơn 200 bệnh từ tiêu chảy đến bệnh ung thư. Ví dụ về thực phẩm không an toàn bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật không được nấu chín, trái cây và rau quả bị ô nhiễm với phân và động vật nhuyễn thể chứa biotoxins ở biển. Hôm nay, WHO đang công bố các kết quả đầu tiên từ một phân tích đang diễn ra rộng hơn về gánh nặng toàn cầu của các bệnh do thực phẩm là gì. Kết quả đầy đủ của nghiên cứu này, được thực hiện bởi nhóm tham khảo dịch tể học về gánh nặng bệnh tật do thực phẩm của WHO (Foodborne Disease Burden Epidemiology Reference Group_FERG), dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 10/2015. Một số kết quả quan trọng có liên quan đến nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn và động vật nguyên sinh đi vào cơ thể do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Những con số ban đầu của FERG, từ năm 2010 cho thấy ước tính có khoảng 582 triệu ca của 22 bệnh đường ruột khác nhau do thực phẩm và 351 000 trường hợp tử vong có liên quan; các tác nhân gây bệnh đường ruột chịu trách nhiệm cho hầu hết các trường hợp tử vong là Salmonella Typhi (52 000 trường hợp tử vong), E. coli (37 000) và norovirus (35 000); khu vực châu Phi ghi nhận về gánh nặng bệnh tật cao nhất do bệnh do thực phẩm đường ruột, tiếp theo là Đông Nam Á; hơn 40% những người bị bệnh đường ruột do thức ăn bị ô nhiễm là trẻ em dưới 5 tuổi. Thực phẩm không an toàn cũng đặt ra những rủi ro lớn về kinh tế, đặc biệt là trong một thế giới toàn cầu hóa như vụ dịch E.coli bùng phát vào năm 2011 tại Đức được báo cáo gây ra thiệt hại đến1,3 tỷ đô la cho nông dân và các ngành công nghiệp và 236 triệu đô la trong thanh toán viện trợ khẩn cấp tới 22 nước thành viên Liên minh châu Âu. Những nỗ lực để ngăn chặn các tình huống khẩn cấp như thế có thể được tăng cường, tuy nhiên, thông qua sự phát triển của các hệ thống an toàn thực phẩm mạnh mẽ khiến cho hành động công chúng và chính phủ huy động bảo vệ chống lại ô nhiễm hóa chất hoặc vi khuẩn của thực phẩm. Các biện pháp ở cấp độ toàn cầu và quốc gia có thể được thực hiện, trong đó có sử dụng các diễn đàn quốc tế, như mạng lưới chuyên gia an toàn thực phẩm quốc tế của WHO-FAO (International Food Safety Authorities Network_INFOSAN) để đảm bảo thông tin liên lạc hiệu quả và nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp về an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng ở vào giai đoạn cuối của chuỗi cung cấp thực phẩm nên công chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an toàn thực phẩm, từ thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm và học cách chăm sóc khi nấu ăn các loại thực phẩm đặc biệt mà nó có thể gây nguy hiểm (như thịt gà sống), đọc các nhãn khi mua và chế biến thức ăn. 5 yếu tố để thực phẩm an toàn hơn của WHO giải thích các nguyên tắc cơ bản mà mỗi cá nhân nên biết ở tất cả các nơi trên thế giới để ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm. "Một cuộc khủng hoảng thường nắm được là do ý thức chung về an toàn thực phẩm được đánh động và bất kỳ đáp ứng nghiêm trọng nàođược thực hiện", Tiến sĩ Kazuaki Miyagishima, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm và bệnh do động vật (Department of Food Safety and Zoonoses) của WHO cho biết: "Các tác động về sức khỏe công cộng và nền kinh tế có thể là rất lớn, do đó một đáp ứng bền vững là cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn, kiểm tra và các mạng lưới được đưa ra để bảo vệ chống lại các rủi ro về an toàn thực phẩm". WHO đang làm việc để đảm bảo việc tiếp cận đầy đủ, an toàn và thực phẩm dinh dưỡng cho tất cả mọi người. WHO hỗ trợ các nước nhằm ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát dịch do các bệnh truyền qua thực phẩm phù hợp với bộ luật Alimentarius, một tập hợp về tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, quy phạm và thực hành bao gồm tất cả các loại thực phẩm chủ yếu. An toàn thực phẩm là một vấn đề xuyên suốt và chia sẻ trách nhiệm đòi hỏi sự tham gia của các ngành không phải y tế công cộng (như nông nghiệp, thương mại , môi trường, du lịch) và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và khu vực và các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, các cơ quan trợ giúp khẩn cấp, và giáo dục.
|