Giải quyết vấn đề sốt rét kháng thuốc phải là ưu tiên nghiên cứu của EU
Ngày 17/4/2015. Malaria News - Giải quyết vấn đề sốt rét kháng thuốc phải là ưu tiên nghiên cứu của EU (Tackling drug-resistant malaria must be EU research priority). Trước ngày sốt rét thế giới, Marlene Mizzi viết rằng mặc dù có những nỗ lực nghiên cứu liên tục tuy nhiên bệnh này đang thu được sức mạnh. Việc thành lập một 'ngày' ('day)'dành riêng cho một cái gì đó hoặc cho một ai đó được thúc đẩy bởi sự cần thiết cần nhấn mạnh, sự dẫn đầu, danh dự hay nâng cao nhận thức. Ngày Thế giới phòng chống sốt rét (World malaria day) vào ngày 25 tháng tư, được thiết lập nhằm tăng cường tầm nhìn và nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đối phó với bệnh sốt rét, căn bệnh hiện đang là một mối quan tâm lớn đối với Tổ chức y tế thế giới (WHO). Hơn một triệu người chết vì sốt rét mỗi năm -hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, ước tính có khoảng 250 triệu trường hợp mắc bệnh, và hơn ba tỷ người có nguy cơ bị nhiễm bệnh. WHO có mối quan tâmđúng, đặc biệt là nếu có thêm các nước bị ảnh hưởng bởi sốt rét ở tiểu vùng Saharan châu Phi và cận nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ thì bệnh này lây lan sang châu Âu. "Phát triển các loại thuốc đang nằm ngoài tầm với - cả về mặt địa lý và kinh tế - của các vùng nhiếm bệnh sốt rét đánh bại mục đích của hàng triệu euro được bơm vào nghiên cứu và phát triển" (Developing drugs which are beyond the reach - both geographically and economically - of malaria infected regions defeats the very purpose of the millions of euros pumped into research and development). Một thách thức trước mắt trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét là ký sinh trùng tăng sức đề kháng với thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc nổi tiếng và tương đối rẻ tiền. Do đó, nhiều quốc gia bị ảnh hưởng sẽ phải chuyển sang một sự kết hợp của các loại thuốc hoặc thay thế đắt tiền hơn để thúc đẩy sự tiến bộ và giải quyết sự đề kháng này. May mắn thay,việc nghiên cứu bệnh sốt rét đã được đẩy mạnh ở châu Âu, cụ thể là thông qua các chương trình khung lần thứ sáu (2002-2006) và lần thứ bảy (2007-2013) framework programmes_FPs) cho nghiên cứu và phát triển công nghệ. Việc bao gồm các nhà nghiên cứu từ các nước lưu hành sốt rét đã đảm bảo sự hợp tác lâu dài và liên kết với các cơ sở nghiên cứu trong các khu vực này. Theo chương trình khung lần thứ sáu, nghiên cứu đã được tăng cường đáng kể và các dự án sốt rét rất lớn đã được hỗ trợ. Ngoài ra còn có những thử nghiệm lâm sàng lớn được hỗ trợ bởi Liên minh châu Âu thông qua các đối tác thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia châu âu và các quốc gia (European and developing countries clinical trials partnerships_EDCTP), nơi mà ngân quỹ được cung cấp để sản xuất các loại thuốc mới, các loại vaccine hay thuốc diệt khuẩn và đưa chúng đến các giai đoạn hai và ba trong các thử nghiệm lâm sàng tốn kém hơn. Theo chương trình khung lần thứ bảy (FP7), sốt rét một lần nữa có đặc trưng nổi bật với sự hỗ trợ nghiên cứu như là một phần của chương trình "các bệnh truyền nhiễm" (infectious diseases). Một sự khác biệt lớn so với các chương trình khác là EP7 tập trung vào mục tiêu về nguồn gốc của bệnh và kiểm soát nhiễm sốt rét bằng cách nhắm vào vector muỗi. Tuy nhiên, thách thức trong việc tạo ra các loại vaccine và các thuốc sốt rét có sẵn cho các vùng nhiễm sốt rét, mặc dù sự đề kháng của bệnh tới các loại thuốc có giá cả phải chăng hiện nay là một vấn đề ưu tiên trước mắt và cấp bách. Các thuốc điều trị và chữa khỏi bệnh truyền thống có thể chấm dứt vì không cònhiệu quả, gây ra một sự đột biến các trường hợp tử vong do căn bệnh này. Phát triển các loại thuốc đang nằm ngoài tầm với - cả về mặt địa lý và kinh tế - của các vùng bị sốt rét đánh bại mục đích của hàng triệu euro được bơm vào nghiên cứu và phát triển. Thanh toán căn bệnh này trên toàn cầu phải là mục đích cuối cùng của những nỗ lực nghiên cứu. Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (UN) và quỹ tài trợ của Bill và Melinda Gates, cùng với kế hoạch hành động sốt rét toàn cầu của WHO, đang hướng tới việc đạt được mục tiêu này trên cơ sở của các nước. Tầm quan trọng của các quỹ dành cho nghiên cứu trong việc thanh toán bệnh sốt rét chỉ có thể được đánh giá cao khi xem xét đến thực tế rằng căn bệnh này gây tổn thất gián tiếp với chi phí hơn 11 tỷEuro mỗi năm - chưa kể đến sự mất mát mạng sống. Ngày 25 tháng tư, ngày thế giới phòng chống sốt rét sẽ phục vụ để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng trong cuộc chiến đấu với con quái vật của một căn bệnh và gia tăng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển, các thử nghiệm lâm sàng và đầu tư vào y tế, giáo dục và xóa đói giảm nghèo cho người dân.
|