Hội nghị nhằm ứng phó với mối đe dọa từ chất thải điện tử, hóa chất độc hại
Ngày 4/5/2015. GENEVA - Hội nghị nhằm ứng phó với mối đe dọa từ chất thải điện tử, hóa chất độc hại (Conference to Address Threats of E-waste, Toxic Chemicals). Trong hai tuần tới, 1.500 đại biểu đến từ 180 quốc gia sẽ tìm các cách nhằm giảm thiểu nguy cơ từ các chất thải và hóa chất nguy hại thông qua việc xử lý bền vững của các chất có khả năng đe dọa tính mạng này.
| Các chuyên gia loại bỏ chất thải làm việc để loại bỏ bùn đen nguy hiểm từ một bãi rác ở Abidjan, Bờ Biển Ngà. |
Những người tham gia hội nghị, khai mạc vào hôm thứ hai ở Geneva cũng sẽ tìm mọi cách để tăng cường ba công ước quốc tế mà cùng nhau tạo thành cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu này. Công ước Basel (Basel Convention) là hiệp định môi trường quốc tế (international environmental agreement) đầy đủ nhất về chất thải nguy hại và chất thải khác. Công ước Rotterdam chủ yếu giải quyết việc buôn bán các thuốc trừ sâu và hóa chất công nghiệp an toàn. Công ước Stockholm về các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy là một hiệp ước toàn cầu để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi các hóa chất còn lại trong môi trường trong thời gian dài. Cứ hai năm, các bên tham gia những công ước này tụ họp để xem xét các mối đe dọa mới và đồng ý về các chủ trương, biện pháp mới nhằm bảo vệ người dân tốt hơn với các chất hiện có và các chất có nguy cơ gây độc hại. Một trong những vấn đề lớn đối mặt với hội nghị năm nay là những gì mà giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UN), Achim Steiner, gọi một cơn sóng thần của các chất thải điện tử và đang tung ra trên toàn thế giới. Ông cảnh báo rằng chất thải điện tử hiện nay là một phần rất quan trọng về dấu vết kinh tế của thế giới, việc thất bại trong tái chế các núi rác thải điện tử từ điện thoại di động, máy tính xách tay, lò vi sóng và nhiều sản phẩm khác có khả năng gây nguy hại cho con người và môi trường:"Theo Công ước Basel một trong những vấn đề trọng tâm là làm thế nào để đối phó với rác thải điện tử, mà bây giờ là một phần rất quan trọng bởi các dấu vết của tất cả các nền kinh tế của chúng ta nhưng quan trọng hơn là một núi chất thải không thể tái chế của chúng ta và vì một khối lượng lớn công việc cần giải quyết với các mảnh thiết bị điện tử này, cũng có khả năng gây nguy hiểm cho con người và môi trường". Năm 2001, Công ước Stockholm liệt kê 12 của các chất ô nhiễm hữu cơ độc hại nhất. Những chất này được gọi là một tá chất bẩn POPs chu du trên toàn thế giới và tích lũy trong các mô mỡ ở người và động vật hoang dã, với những tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường. Kể từ đó, hơn 11 hóa chất đã được thêm vào danh mục các chất độc hại của Công ước. Những người tham gia tại cuộc họp ở Geneva dự kiến liệt kê vào danh sách hơn ba chất POPs độc hại cao đối với Công ước Stockholm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo có ba triệu người bị nhiễm độc bởi thuốc trừ sâu mỗi năm và 20.000 người trong số này bị chết, hầu hết ở các nước đang phát triển. Công ước Rotterdam có một vai trò quan trọng trong việc thông báo cho người dân về sự nguy hiểm của thuốc trừ sâu và làm thế nào để loại bỏ những hóa chất đã lỗi thời vì sự nguy hiểm mà chúng gây ra cho con người. Cuộc họp sẽ tranh luận về sự cần thiết phải loại bỏ dần việc sử dụng DDT, loại hóa chất vẫn tiếp tục được sử dụng ở nhiều nước đang phát triển trong phòng chống bệnh sốt rét. DDT gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người, bao gồm ung thư vú và các ung thư khác. Những người tham gia tại cuộc họp dự kiến báo hiệu cho thị trường việc thay thế DDT và các thuốc trừ sâu độc hại khác đang là nhu cầu cấp bách
|