Kỷ niệm Ngày Quốc tế nữ hộ sinh
Ngày 5/5/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Kỷ niệm Ngày Quốc tế nữ hộ sinh (Celebrate International Day of the Midwife_ICM). WHO hỗ trợ Liên đoànNữ hộ sinh quốc tế (ICM) với chủ đề "Nữ hộ sinh vì một ngày mai tốt đẹp hơn" (Midwives for a better tomorrow). Đây là một năm đặc biệt nhằm làm nổi bật vai trò của nữ hộ sinh trong tiến trình hướng tới việc đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 4 và 5 (Millennium Development Goals_MDGs) trong việc cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh khi MDGs kết thúc vào tháng 9/2015 và thế giới đang hướng về phía trước với các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals_SDGs) của Liên Hợp Quốc (UN).Khi Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ vị thành niên và sức khỏe của trẻ em '(Global Strategy for Women’s, Children’s and Adolescents’ Health) đang được cập nhật thì vai trò của người đở đẻ trong việc ngăn ngừa tử vong mẹ và trẻ sơ sinh và tỷ lệ mắc bệnh đang nhận được sự chú ý. Thế nào là "người đở đẻ" và sự khác biệt giữa một "nữ hộ sinh" và một "SBA" hay một người đở đẻ có kỹ năng là gì? (What is “midwifery” and what is the difference between a "midwife" and an “SBA” or skilled birth attendant?) Trong năm 2014, các tác giả của tạp chí Lancet Series on midwifery phát triển định nghĩa đầu tiên về người đở đẻ dựa trên bằng chứng. Định nghĩa này mô tả người đở đẻ dưới dạng các chăm sóc mà phụ nữ và trẻ sơ sinh cần, phân biệt với nữ hộ sinh (những người có nhiều khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc đó), hoặc một SBA (một loạt các nhân viên y tế mà ở mức tối thiểu có các kỹ năng và năng lực của một nữ hộ sinh). Dưới đây là định nghĩa đầy đủ: "Chăm sóc có kỹ năng, có hiểu biết và giàu lòng nhân ái đối với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và gia đình qua việc liên tục từ trước khi mang thai, khi mang thai, khi sinh đẻ, hậu sản và những tuần lễ đầu của cuộc sống. Đặc điểm cốt lõi bao gồm việc tối ưu hóa các quá trình sinh học, tâm lý, xã hội và văn hóa bình thường của sức khỏe sinh sản và những năm đầu đời, kịp thời dự phòng và xử lý các biến chứng, tư vấn và giới thiệu đến các dịch vụ khác, tôn trọng hoàn cảnh cá nhân và quan điểm của phụ nữ, và làm việc trong quan hệ đối tác với phụ nữ nhằm tăng cường khả năng của phụ nữ để chăm sóc cho bản thân và gia đình của họ. Skilled, knowledgeable and compassionate care for childbearing women, newborn infants and families across the continuum from pre-pregnancy, pregnancy, birth, postpartum and the early weeks of life". Định nghĩa về nữ hộ sinh của Liên đoàn quốc tế nữ hộ sinh (International Confederation of Midwives_ICM) là: "Một nữ hộ sinh là một người đã hoàn thành chương trình đào tạo về nữ hộ sinh mà được công nhận tại quốc gia ở tại nơi đó và là dựa trên các năng lực cần thiết của ICM về thực hành đở đẻ cơ bản và khuôn khổ chuẩn mực toàn cầu của ICM về đào tạo đở đẻ; người có trình độ chuyên môn cần thiết để được đăng ký và / hoặc được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp trong thực hành việc đở đẻ và sử dụng dưới tiêu đề 'nữ hộ sinh'; và là người chứng tỏ khả năng thực hành đở đẻ". Định nghĩa về SBA cùng được phát triển trong năm 2004 bởi WHO, ICM và FIGO trong "Làm cho thai an toàn hơn: vai trò quan trọng của người đỡ đẻ có kỹ năng" (Making pregnancy safer: the critical role of the skilled birth attendant). "Một người đở đẻ có tay nghề cao là một chuyên gia y tế được công nhận - như một nữ hộ sinh, bác sĩ hoặc y tá là những người đã được đào tạo và huấn luyện để thông thạo các kỹ năng cần thiết nhằm xử lý các trường hợp mang thai bình thường (không có biến chứng), khi sinh con và giai đoạn ngay sau sinh, và trong việc xác định ,xử lý và chuyển viện cho các trường hợp phụ nữ và trẻ sơ sinh bị biến chứng. Quan trọng hơn, tài liệu này đưa ra các kỹ năng được đòi hỏi của một SBA. Nó mô tả rằng SBAs bao gồm nữ hộ sinh (được đào tạo đầy đủ, được công nhận và theo quy định); y tá- người có thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng đở đẻ ( điều dưỡng- nữ hộ sinh), và các bác sĩ là những người đã có năng lực về các kỹ năng đở đẻ thông qua giáo dục và đào tạo chuyên gia. Điều này có nghĩa rằng các y tá và bác sĩ có thể được gọi là SBAs nếu họ có những kỹ năng và năng lực của một nữ hộ sinh, nhưng không phải tất cả các y tá và bác sĩ là SBAs. Bằng chứng mới nhất là gì khi cho rằng đở đẻ là một sự can thiệp có hiệu quả ? (What is the latest evidence that midwifery is an effective intervention?) Tạp chí"Lancet Series on midwifery" năm 2014cho thấy rằng 83% tất cả số tử vong mẹ, thai chết lưu và tử vong sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng gói dịch vụ chăm sóc đở đẻ đầy đủ (bao gồm kế hoạch gia đình). Điều này đòi hỏi nhân viên đở đẻ được đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế. Người đở đẻ được chứng tỏ là vô cùng quan trọng ở nhiều nơi, nhưng nó được thực hiện không nhất quán. Khi việc chăm sóc hộ sinh có tay nghề cao và giàu lòng nhân ái được cung cấp thì tỷ lệ mắc bệnh tật ở bà mẹ giảm: ví dụ có ít vấn đề hơn do nhiễm trùng, thiếu máu, tiền sản giật, chấn thương tầng sinh môn; một số biện pháp can thiệp khi đẻ được giảm: ví dụ: có ít nhu cầu tăng cường, mổ lấy thai, và truyền máu; hậu quả về tâm lý-xã hội cho phụ nữ được cải thiệnví dụ sự hài lòng với giảm đau, lo âu, trầm cảm sau sinh, cải thiện mối tương tác mẹ-con và khoảng cách sinh, và sử dụng biện pháp tránh thai tăng lên. Bằng chứng trong tạp chí Lancet Series cũng chứng minh rằng việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc hộ sinh chất lượng cao là rất quan trọng cho việc chăm sóc dự phòng với trẻ sơ sinh như một sự can thiệp, kết quả chăm sóc hộ sinh là trẻ sinh non ít hơn, ít trẻ sơ sinh nhẹ cân và tăng số lượng các em bé được nuôi bằng sữa mẹ. Kế hoạch hành động cho mọi trẻ sơ sinh (iEvery Newborn Action Plan -ENAP) "tập trung sự chú ý đặc biệt về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh và xác định các hành động nhằm cải thiện tỷ lệ sống sót, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cải thiện sức khỏe và sự sống còn của trẻ sơ sinh và phòng ngừa thai chết lưu có mối liên kết về bản chất với sự sống còn và sức khỏe của phụ nữ trước khi thụ thai và trong quá trình mang thai. Do đó, có sự phối hợp giữa ENAP và "Chiến lược hướng tới việc chấm dứt tử vong mẹ có thể phòng ngừa (EPMM)" của WHO được phát hành vào tháng 2/2015 bao gồm các mục tiêu mới về tỷ lệ tử vong bà mẹ, và sẽ nỗ lực hơn nữa nhằm chấm dứt các ca tử vong có thể phòng ngừa và cải thiện kết quả sức khỏe. Tổ chức y tế thế giới tăng cường việc đở đẻ như thế nào? (How is WHO strengthening midwifery?) Một vai trò quan trọng của WHO là thiết lập định mức, tiêu chuẩn và làm việc với các đối tác ở cấp độ toàn cầu và quốc gia để tăng cường chăm sóc hộ sinh bằng chứng. Ví dụ, WHO có một thỏa thuận hợp tác 3 năm với ICM. Điều này cho phép tập trung vào việc sắp xếp và củng cố công việc của cả WHO và ICM trong việc phát triển năng lực lâm sàng, cải thiện nghiên cứu, và quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn. Sự hợp tác này cũng cho phép ICM có một tiếng nói mạnh mẽ tại Kỳ họp của Đại Hội đồng Y tế Thế giới hàng năm tại Geneva. Để tăng khả năng tính giáo dục và đào tạo tốt hơn cho những người cung cấp dịch vụ chăm sóc hộ sinh, WHO đã phát triển hướng dẫn mới về cách tăng cường năng lực của những người là những nhà giáo dục. Đó là (i) Năng lực của những nhà giáo dục về hộ sinh (ii) Xây dựng năng lực của những nhà giáo dục và (ii) các công cụ để thích ứng với các năng lực ở các nước. Thế còn ở các nước? (What about in countries?) Tại Brazil sử dụng bởi PAHO (khu vực châu Mỹ của WHO ) của WHO "Tăng cường công cụ hộ sinh" đã dẫn đến những thay đổi đáng kể, bao gồm đánh giá mức cao của pháp luật và các hệ thống pháp lý trong thực hành đở đẻ. Một tác động đã được khai mạc trong 10 trường mới về đở đẻ và khởi đầu các khóa học tiến sĩ cho nữ hộ sinh. Làm việc với các đối tác khu vực về đở đẻ, PAHO cập nhật, thích ứng và đã dịch SMTK sang tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và đã xuất bản 2000 bản. Thông qua quá trình này, chính phủ Brazil đã trở thành quốc gia cam kết về đỡ đẻ nhiều hơn bao giờ hết, và hiện nay việc tăng cường nữ hộ sinh là một ưu tiên của chính phủ. SMTK giờ đây được coi là "tiêu chuẩn vàng" (gold standard) ở Brazil.
|