WHO: Việt Nam nỗ lực vượt bậc trong kiểm soát thuốc lá và đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận nỗ lực vượt bậc của Việt Nam trong kiểm soát thuốc lá và đáp ứng với các tình trạng y tế công cộng khẩn cấp trong vòng 10 năm qua (2005-2015), đây cũng là những thành tựu đáng kể về sự đóng góp của tổ chức y tế này nhằmcủng cố và duy trì năng lực quốc gia về y tế công cộng trong các lĩnh vực do WHO quản lý.Nỗ lực trong kiểm soát thuốc láThuốc lá và hậu quả Tại hội nghị đánh giá 10 năm thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (WHO Framework Convention on Tobacco Control_FCTC) của WHO tại Việt Nam vào ngày 28/5/2015, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá và dự báo đến năm 2020 con số này sẽ lên tới trên 1,6 tỷ người. Thuốc lá là sản phẩm hợp pháp duy nhất làm chết một nửa số người sử dụng thường xuyên nó cùng hàng trăm nghìn người không hút thuốc lá khác, mỗi năm có khoảng 6 triệu người trên thế giới tử vong do hút thuốc lá và 600.000 người chết do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Theo WHO, năm 2013, khoảng 70% số ca tử vong ở các nước đang phát triển. Theo Bộ Y tế (MoH), Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, việc sử dụng thuốc lá phổ biến ở Việt Nam là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm một cách nhanh chóng trong thời gian qua. Các bệnh như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ, trên 75% các ca tử vong ở Việt Nam hàng năm là do các bệnh không lây nhiễm trong đó sử dụng thuốc lá là một nguyên nhân chính. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y tế công cộng trong năm 2013 có 28% số ca tử vong ở nam giới Việt Nam từ 35 tuổi trở lên có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm mới cho chỉ 5 nhóm bệnh gồm ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ trong số 25 bệnh do thuốc lá gây ra là hơn 23.000 tỷ đồng/năm. 10 năm thực hiện Công ước khung Hưởng ứng kêu gọi vì một thế giới không khói thuốc của WHO, cuối năm 2004 Việt Nam đã tham gia FCTC của WHO về kiểm soát thuốc lá, cam kết các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả để bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi tổn thất do sử dụng thuốc lá. Kết quả sau 10 năm thực hiện FCTC tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành đã giảm 9% từ 56,1% (năm 2001) xuống 47,4% (năm 2010), tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên giảm từ 3,3% (năm 2007) xuống 2,5% (năm 2014). Nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá được nâng cao, 95% người trưởng thành tin rằng hút thuốc lá gây bệnh tật, 87% người trưởng thành tin rằng người hút thuốc thụ động cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Hành vi hút thuốc lá tại nơi làm việc, trường học đã giảm, hành vi hút thuốc không còn là hành vi phổ biến được chấp nhận như trước. Năm 2015, các mô hình không khói thuốc tại cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, nơi làm việc, phương tiện giao thông công cộng... đang được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tích cực nhân rộng với sự hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá Bộ Y tế. Ghi nhận của WHO Vào Ngày thế giới không khuốc lá (World No Tobacco Day_WNTD) 31/5 hàng năm, WHO ghi nhận và vinh danh những cá nhân và tổ chức trong 6 khu vực do WHO quản lý đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá, mà theo đó những cá nhân hoặc đơn vị được vinh danh phải là những người đã có những đóng góp nổi bật đối với việc phát triển và thực hiện các chính sách và biện pháp kiểm soát thuốc lá quy định trong FCTC của WHO và những hướng dẫn thực hiện kèm theo.
| WHO trao Huy chương Ngày thế giới không thuốc lá 2015 cho Bộ trưởng Y tế Việt Nam,PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến. |
Ông Jeffery Kobza, quyền trưởng đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam, nhận định Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng to lớn về kinh tế và sức khỏe do sử dụng thuốc lá gây ra 40.000 ca tử vong sớm và chi phí điều trị bệnh và mất năng suất lao động cho thuốc lá gây ra ước lên đến 1 tỷ USD mỗi năm. Rất may là chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ và đạt được những kết quả có ý nghĩa ban đầu về kiểm soát thuốc lá. Việt Nam nằm trong nhóm đầu tiên của các nước phê chuẩn Công ước khung vào năm 2004 và kể từ đó, Công ước đã đóng vai trò quyết định tác động đến khung pháp lý về kiểm soát thuốc lá của Việt Nam. Ông Jeffery cho rằng nếu thực hiện đầy đủ luật kiểm soát thuốc lá và thực hiện tăng thuế thuốc lá lên 100% có thể cứu được 16.000 sinh mạng khỏi tử vong do thuốc lá mỗi năm ở Việt Nam. Tuy nhiên, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam còn khó khăn vì thuốc lá là một sản phẩm gây nghiện, giá thuốc lá còn rẻ, tỷ lệ hút thuốc trong nam giới còn rất cao, ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc của người dân còn hạn chế. Do đó, để thực hiện thành công các cam kết của Việt Nam khi tham gia công ước, triển khai hiệu quả Luật phòng chống tác hại của hút thuốc lá cần sự nỗ lực, sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các bộ, ngành tỉnh thành phố trong hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá. Sau 10 năm thực hiện Công ước khung, Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá, trong đó, quy định được việc cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, diện tích in cảnh báo sức khỏe chiếm 50% vỏ bao thuốc lá. Nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá cũng được nâng cao, có tới 87% người trưởng thành tin rằng người hít khói thuốc thụ động cũng bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như người hút. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó, thuế thuốc lá còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tại hội nghị, đại diện WHO đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam-một trong số ít nước ban hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và là 1 trong 20 nước thành lập được Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá trong số 180 nước ký Công ước khung. WHO cũng ghi nhận vai trò hết sức quan trọng của Bộ trưởng Y tế trong quá trình phê duyệt Luật phòng chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam, đặc biệt là bảo vệ dự thảo luật khỏi bị yếu đi trước sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá. Nhân dịp này, WHO đã trao giải thưởng danh dự cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến do có những đóng góp to lớn trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá và là một trong hai cá nhân trong khu vực Tây Thái Bình Dương được nhận giải thưởng này. WHO kêu gọi Việt Nam tiếp tục thực hiện có hiệu quả FCTC, đặc biệt là 6 biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả gọi tắt là MPOWER bao gồm giám sát (Monitoring) sử dụng thuốc lá và các chính sách kiểm soát thuốc lá, bảo vệ (Protecting) con người khỏi khói thuốc thụ động, cung cấp (Offering) trợ giúp để cai thuốc lá, Cảnh báo (Warning) mọi người về tác hại của thuốc lá, Thực thi (Enforcing) quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, tăng thuế (Raising) nhằm phát huy sức mạnh của FCTC bởi vì những biện pháp này có thể cứu 16.000 người khỏi bị tử vong do thuốc lá mỗi năm ở Việt Nam. Các thành phố du lịch không khói thuốc Ngày 31/5/2015. WHO cho rằng các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu làm trên 40.000 người tử vong ở Việt Nam hàng năm tương đương với hơn 100 người chết mỗi ngày, với hơn 47% nam giới trưởng thành hút thuốc Việt Nam là một trong 15 quốc gia có tỉ lệ nam hút thuốc nhiều nhất thế giới. Ủy ban Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia (Viet Nam’s Committee on Smoking and Health_VINACOSH) phối hợp với WHO và các đối tác đã đặt công tác phòng chống tác hại thuốc lá là vấn đề y tế công cộng ưu tiên hàng đầu.
Sáng kiến thành phố du lịch không khói thuốc lá (smoke-free tourism city) được thực hiện lần đầu tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) 4 năm trước đây với mục tiêu khuyến khích việc thực hiện môi trường không khói thuốc và tăng cường nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với người hút thuốc và những người chịu ảnh hưởng của khói thuốc thụ độngthông qua các hình thức truyền thông khác nhau, đồng thời vận động mạnh mẽ sự quyết tâm của chính quyền và người dân đối với qui định cấm hút thuốc tại nơi làm việc và nơicông cộng, khuyến khích các khách sạn, nhà hàng thực hiện 100% không khói thuốc. Từ năm 2012, Hội An-di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đã tham gia sáng kiến này. Ông Trương Văn Bảy, Phó chủ tịch UBND Tp. Hội An cho biết: “Một môi trường không khói thuốc lá là tiêu chí quan trọng để Hội An trở thành thành phố sinh thái hấp dẫn khách du lịch, khi đặt chân đến Hội An bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều các bảng quảng cáo lớn về thành phố du lịch không khói thuốc nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Trong rất nhiều tờ rơi quảng cáo du lịch chính và trên trang web của chúng tôi đều đăng tải sáng kiến Hội An không khói thuốc lá, các tài xế xích lô chở khách du lịch được phát miễn phí áo phông đăng dòng chữ với nội dung kêu gọi mọi người không hút thuốc lá, sáng kiến cũng được tuyên truyền trên đài phát thanh”. WHO đang phối hợp với VINACOSH, Trung tâm nghiên cứu & phát triển cộng đồng CDS hỗ trợ Hạ Long và Hội An thực hiện các hoạt động truyền thông và giám sát thực thi, TS. Takeshi Kasai-đại diện của WHO cho biết: “Chúng tôi muốn có sự tham gia của các cộng đồng địa phương để họ có cơ hội học hỏi và hưởng lợi từ các nỗ lực kiểm soát thuốc lá, tập trung vận động sự cam kết hỗ trợ của chính quyền địa phương trong thực hiện, tăng cường nhận thức của cộng đồng về tác hại của hút thuốc lá và hút thuốc thụ động, cũng như lợi ích của môi trường không khói thuốc lá. Hỗ trợ các biển cấm hút thuốc và các tài liệu tuyên truyền nhằm khuyến khích sáng kiến trên tại các nơi công cộng cũng như các cơ sở tư nhân như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện”.
Các nhóm giám sát viên được đào tạo sẽ giám sát việc thực thi sáng kiến tại hai thành phố trên và đi thăm các địa điểm công cộng như bảo tàng, nhà hàng, khách sạn hàng tháng. Ông Phạm Văn Thắng, một trong những giám sát viên nói: “Chúng tôi đã nhìn thấy chiều hướng tích cực về vấn đề giảm hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng tham gia sáng kiến, tuy nhiên với vai trò giám sát viên tôi chỉ có thể hướng dẫn và đưa ra các gợi ý nhưng không thể xử phạt những người vi phạm qui định cấm hút thuốc”. Thông qua sáng kiến thành phố du lịch không khói thuốc, Hội An và Hạ Long là những thành phố góp phần thực hiện luật Phòng chống tác hại thuốc lá thuốc lácó hiệu lực từ ngày 1/5/2013 nhằm giảm tình trạng hút thuốc lá tại Việt Nam. Việt Nam là thành viên ký FCTC của WHO là hiệp ướcquốc tế đầu tiên do WHO khởi xướng nhằm giảm gánh nặng về kinh tế và y tế do việc sử dụng thuốc lá gây ra. Nỗ lực đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng Ngày 16/5/2015. Theo WHO, đoàn đánh giá chung giữa MoH và WHO về việc thực hiện Chiến lược Khu vực châu Á Thái Bình Dương về các bệnh mới nổi (Asia Pacific Strategy for Emerging Diseases_APSED) và Điều lệ Y tế quốc tế (International Health Regulations_IHR) họp từ ngày 10/5 đến 15/5/2015 đã kết luận Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong việc chuẩn bị và đáp ứng với các tình trạng y tế công cộng khẩn cấp trong vòng 10 năm qua.
Thông qua IHR, 196 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã nhất trí xây dựng năng lực quốc gia nhằm phát hiện, đánh giá và báo cáo các sự kiện y tế công cộng. Dưới sự hướng dẫn của khung Chiến lược APSED, WHO đã làm việc chặt chẽ với Chính Phủ Việt Nam trong gần một thập kỷ trong việc xây dựng năng lực IHR để có thể đáp ứng và chuẩn bị sẵn sàng cho các tình trạng y tế công cộng khẩn cấp như bệnh cúm gia cầm và bệnh do vi-rút Ebola. Với sự cam kết mạnh mẽ và lãnh đạo từ Chính phủ, cùng sự hỗ trợ của WHO và các tổ chức hỗ trợ phát triển khác, Bộ Y tế đã củng cố năng lực về dự phòng, phát hiện và đáp ứng nhanh đối với các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các sự kiện y tế công cộng khác. Kết quả của những nỗ lực này là năm 2014 Việt Nam đã đạt được năng lực tối thiểu để đáp ứng với những tình trạng khẩn cấp theo quy định của IHR. “Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc chuẩn bị và đáp ứng với các bệnh mới nổi, công tác ứng phó với những vụ dịch trong thời gian vừa qua đã để lại những kinh nghiệm quí báu và sự cam kết chính trị của Việt Nam là ví dụ của sự chuẩn mực”, Ông Jeffery Kobza, Quyền đại diện của WHO tại Việt Nam cho biết. Trong vòng 10 năm qua, Việt Nam đã có những kinh nghiệm đáp ứng với những dịch bệnh mới nổi như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), cúm A (H5N1) và cúm A (H1N1) cùng những mối đe dọa kéo dài khác như cúm A (H7N9) tiếp tục cho thấy Việt Nam vẫn là điểm nóng về các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Cuộc đánh giá trong 5 ngày bao gồm các phiên họp với đối tác, thăm quan thực địa, và việc phân tích công tác chuẩn bị sẵn sàng của Việt Nam đối với dịch bệnh do vi-rút Ebola cũng như đáp ứng với dịch sởi năm 2014 đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong việc cam kết chính trị và các lĩnh vực giám sát, năng lực chẩn đoán phòng xét nghiệm và lập kế hoạch cho tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, những tiến bộ quan trọng cũng được ghi nhận trong các lĩnh vực khác như đáp ứng nhanh, đánh giá nguy cơ và việc thành lập Trung tâm điều hành khẩn cấp (Emergency Operating Centre) để điều phối các hoạt động quốc gia đáp ứng với tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, kết quả đánh giá cũng đưa ra các bài học kinh nghiệm chính để giúp Việt Nam tiếp tục củng cố và duy trì năng lực quốc gia về y tế công cộng. Việc tăng cường cam kết chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn với cộng đồng quốc tế cũng được nhấn mạnh, sự tham gia của hai chuyên gia Việt Nam trong hỗ trợ đáp ứng toàn cầu với dịch Ebola ở Tây Phi là minh chứng cho sự cam kết này. “Sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam đáng được nghi nhận. Việt Nam hiện đã được trang bị để thực hiện vai trò chủ động hơn trong việc thúc đẩy an ninh y tế của khu vực cũng như toàn cầu, WHO cam kết hỗ trợ Việt Nam nâng cao hơn nữa năng lực của mình và để thể hiện những năng lực này vượt ra ngoài biên giới”, TS. Li Ailan, Giám đốc Lĩnh vực An ninh Y tế và Tình trạng Khẩn cấp (Division of Health Security and Emergencies) của Văn phòng WPRO nhấn mạnh. Hướng về phía trước, việc đánh giá này đã giúp cho WHO hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và những hạn chế của khung chiến lược hiện tại và định hướng chiến lược tương lai cho việc xây dựng năng lực ứng phó với các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tình trạng y tế công cộng khẩn cấp trong khu vực.
|