Các quốc gia bị ô nhiễm hành động khẩn cấp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
Từ hơn vài thập kỷ nay, vấn đề biến đổi khí hậu luôn trở thành tâm điểm quốc tế nhằm hạn chế làm trái đất bị nóng lên, nhất là các quốc gia bị ô nhiễm không khí nặng nề như Trung Quốc vàcác các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên những nỗ lực từ các bên cho đến nay vẫn chưa đủ để ngăn chặn nhiệt độ trái đất tiếp tục gia tăng, tổng lượng khí thải toàn cầu phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đời sống con ngườiTheo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trái đất nóng lên là hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển nói chung mà còn tác động đến các hệ sinh thái trên trái đất và đời sống hàng ngày của con người.
Nồng độ CO2 trong khí quyển đang tăng lên Qua phân tích các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và Greenland, các khoa học gia đã kết luận 650.000 năm qua nồng độ khí carbon dioxide (CO2) dao động từ 180-300ppm (đơn vị nồng độ theo khối lượng phần triệu). Trước thời đại công nghiệp (giữa thế kỷ XVIII), nồng độ CO2 khoảng 280ppm, tuy nhiên con số này đã liên tục tăng nhanh qua các năm sau đó và đang tiến sát tới mốc 400ppm. CO2 làm tăng tính hiệu ứng nhà kính của khí quyển và do đó dẫn đến sự nóng lên của trái đất, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE), từ nay đến năm 2050 việc phát thải khí CO2 sẽ tăng 130% lên đến 900ppm cao gấp đôi hàm lượng cho phép.
| Kỷ lục thời tiết cực đoan trong những năm gần đây |
Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, khắc nghiệt hơn trước làm thế giới luôn phải đối mặt với lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết… Theo dự báo của IPCC các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng về cường độ và mức độ trong thời gian tới nếu chúng ta còn tiếp tục hủy hoại hành tinh xanh như bây giờ.
| Băng ở bán đảo Nam cực đang ngày càng tan nhanh |
Hiện tượng băng tan chảy ở hai cực và Greenland Theo IPCC, Bắc Cực nóng nhanh gấp 2 lần nhiệt độ trung bình trên toàn cầu làm cho diện tích của biển băng Bắc Cực đang dần thu hẹp lại chỉ còn 3,4 triệu km vuông (mất 80% khối lượng). Trong khi đó những núi băng ở Nam Cực cũng sụp đổ, dải băng lớn thứ hai trên thế giới sau Nam Cực-Greenland cũng đang tan chảy và dần biến mất vào những năm sau đó. Theo NASA, hiện tượng băng tan chảy diện rộng tại Greenland là do có một luồng khí ấm tràn qua và tổng diện tích của những vùng băng tan chảy tăng từ 40% - 97% chỉ trong vòng một tuần .
| Những đợt nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ trong năm 2015 làm chết hàng ngàn người |
Nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên Theo IPCC trong thế kỷ này mỗi một năm qua đi nhiệt độ trung bình lại cao hơn năm trước,thống kê 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của trái đất, nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,740C. Đặc biệt là nền nhiệt độ thế giới trong 2 năm (2014-2015) đã mĩnh chứng cho điều đó, các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ trái đất tăng cao nhất trong 11.000 năm qua và có thể còn tăng thêm 5 độ nữa trong 100 năm tới.
| Mực nước biển dâng có thể nhấn chìm cả một thành phố |
Mực nước biển ngày càng dâng cao Trái đất nóng lên không chỉ ảnh hưởng tới mặt biển mà còn đến những khu vực sâu hơn dưới lòng biển, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương nhiệt độ cũng đang ấm dần lên. Theo IPCC, từ năm 1993-2000 mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9 - 3,4 ± 0,4 - 0,6 mm/năm, nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở gây tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Các nhà khoa học cảnh báo, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì mức nước biển dâng có thể lên đến 28-34cm, có thể nhấn chìm hoàn toàn một số đảo hay vùng đất thấp.
| AIE hy vọng giảm khí thải từ năng lượng pin mặt trời |
Các tác nhân cam kết chống biến đổi khí hậu AIE hy vọng khí thải giảm sau 2020 Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trước hết đòi hỏi nỗ lực của ngành năng lượng bởi vì đây chính là nơi phát khí thải quan trọng nhất, nhiều hơn tất cả các nguồn phát thải cộng lại. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) đưa ra hàng loạt biện pháp cụ thể hy vọng tổng lượng khí thải do ngành năng lượng tạo ra sẽ bắt đầu giảm kể từ 2020. Tuy nhiên, tổ chức này lưu ý là mức tăng nhiệt độ ở bác bán cầu dự báo sẽ cao hơn rất nhiều trên đất liền và đặc biệt tại các vùng dân cư đông đúc với mức tăng trung bình 4,3°C. Các biện pháp của AIE thực ra đa phần đã nằm trong những định hướng cơ bản đã được đưa ra như sử dụng hiệu quả hơn năng lượng trong công nghiệp, nhà ở và giao thông; sử dụng ít đến các nhà máy chạy bằng than kém hiệu năng, cấm xây dựng mới; tăng đầu tư cho năng lượng tái tạo; xóa bỏ trợ giá cho năng lượng hóa thạch trước 2030 và cuối cùng là giảm lượng khí methan trong ngành dầu khí. Theo AIE, các biện pháp này được khuyến cáo là có thể được thực hiện với công nghệ hiện có, và không hề kìm hãm sự phát triển kinh tế. AIE dự báo, nếu thực thi năm biện pháp này, thì lượng khí thải CO2 từ lĩnh vực năng lượng sẽ có thể đạt đỉnh vào năm 2020, thay vì còn tiếp tục tăng ít nhất cho đến 2030, nếu căn cứ theo các cam kết hiện tại.
| Thiết kế máy bay thế hệ mới tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường |
Các hãng hàng không đua nhau tiết kiệm năng lượng Một trong những xu thế hiện nay trong hàng không thế giới là chế tạo máy bay tiêu thụ ít xăng và chuẩn bị chuyển sang dùng xăng dầu sinh thái. Theo AFP, hãng Boeing sẽ đưa vào sử dụng mô hình máy bay thế hệ mới tiêu thụ từ 2,1 đến 2,4 lít xăng/100 km/hành khách, ít hơn 20% so với các mô hình trước đây. Cùng với đó hãng Airbus, cũng sẽ cho ra đời A320neo với lượng tiêu thụ giảm 15%, so với thế hệ trước. Tham gia vào cuộc chạy đua tiết kiệm năng lượng, còn có hãng Embraer của Brazil, tập đoàn đứng thứ ba thế giới trong lĩnh vực này với mô hình E-Jet E2, có thể tiết kiệm đến 24%, kể từ năm 2018. Tuy nhiên, theo mục tiêu của Hiệp hội hàng không dân dụng quốc tế (IATA) nỗ lực hiện tại của ngành hàng không là chưa đủ mà cần phải nỗ lực rất nhiều mới có thể đạt mục tiêu giảm 50% lượng khí thải CO2 vào năm 2050, so với mức 2005. Mục tiêu giảm khí thải là hết sức khó khăn, trong bối cảnh giao thông hàng không tăng hơn gấp đôi, từ nay đến 2034, với 7,3 tỷ lượt hành khách (so với 3,3 tỷ năm 2014); để giảm bớt lượng khí thải, ngoài cải tiến công nghệ chế tạo máy bay, đóng góp của bộ phận điều khiển không lưu cũng hết sức quan trọng. Các công cụ kỹ thuật mới (như dự án NextGen của Hoa Kỳ hay Sesar của Châu Âu) cho phép thiết lập các lộ trình bay tối ưu.
| Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu giữa Mỹ và Trung Quốc |
Mục tiêu không để nhiệt độ tăng quá 2°C Sau nhiều lần đàm phán, cộng đồng quốc tế thống nhất mục tiêu không để nhiệt độ trái đất tăng quá 2°C so với thời tiền công nghiệp, để tránh hiểm họa khôn lường do biến đổi khí hậu vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, mục tiêu 2°C là một khái niệm trừu tượng khi chuyển dịch con số này thành những biện pháp cụ thể đồng nghĩa với việc một phần ba trữ lượng nhiên liệu hóa thạch hiện nay sẽ phải không được khai thác, đặc biệt là than đá bao gồm cả dầu và khí đốt, khó thực hiện trong thực tế. Thậm chí nhiều nhà khoa học cho rằng việc đặt ra mục tiêu này quá muộn màng khi cả hai mục tiêu giảm khí thải và thích nghi với biến đổi khí hậu đều không được làm tốt. Phải chăng đó sẽ là các đài tưởng niệm cho những vùng đất, những cộng đồng dân cư bị hủy diệt do biến đổi khí hậu ? Để hiện thực hóa điều này gần đây Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận trong nỗ lực giảm thiểu khí thải nhà kính khi gạt sang một bên gần 20 năm bất đồng về biện pháp chống biến đổi khí hậu và cam kết tăng cường nỗ lực để đi đến một thỏa ước về khí hậu toàn cầu vào cuối năm tới tại Paris. Mỹ cho biết nước này dự định đến 2025 sẽ giảm thiểu khí thải tới 28% lượng khí thải trong năm 2005, còn Trung Quốc thì nói nước này dự kiến lượng khí thải của họ sẽ chạm đỉnh điểm vào 2030, tuy họ sẽ cố đưa đỉnh điểm lượng khí thải này xảy ra sớm hơn. Trung Quốc cho biết thêm họ cũng sẽ nâng cao tỷ trọng nhiên liệu không hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng của họ lên 20% vào 2030. Cho dù thỏa thuận này đánh dấu một bước thay đổi đáng kể trong nhiều năm đầy những cuộc thương lượng về khí hậu, các chuyên gia cho rằng quy mô các mục tiêu thấp hơn mức mà nhiều người đã mong đợi ở hai nền kinh tế lớn nhất này.
| Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc ngày 29/6 |
Bên cạnh sự thỏa thuận đạt được với Mỹ, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 17 ngày 29/6/2015, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã ký tuyên bố chi tiết về hàng loạt các biện pháp chung nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thống nhất thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển một nền kinh tế hiệu quả, ít phát thải khí carbon, đồng thời duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ mà trong đó Trung Quốc đưa ra một chuỗi các sáng kiến nhằm hạn chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ngoài quyết định tăng cường đối thoại chính trị, hợp tác thực tế về quá trình chuyển tiếp nhằm tạo dựng một xã hội xanh, hai bên còn ký kết một số thỏa thuận thiết lập đối tác về ít phát thải khí carbon giữa các thành phố của Trung Quốc và EU; nhất trí thúc đẩy đối thoại hợp tác về chính sách đối nội gắn với biến đổi khí hậu, cũng như tăng cường hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ liên quan tới vấn đề này. Hai bên cũng nhấn mạnh tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu, đồng thời nhắc lại cam kết của các nước phát triển huy động mỗi năm 100 tỷ USD từ nay đến năm 2020 nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển. Các kế hoạch về biến đổi khí hậu đòi hỏi hành động khẩn cấpNgày 30/06/2015. BBC. Các kế hoạch về biến đổi khí hậu đòi hỏi hành động khẩn cấp (Climate change plans require urgent action, government warned). Anh Quốc (UK) phải hành động khẩn cấp để chuẩn bị đối với tác động của biến đổi khí hậu, chính quyền đã đưa ra cảnh báo. Các bộ trưởng nên tập trung vào các nguy cơ nắng nóng và lũ lụt trong tương lai, Ủy ban về Biến đồi Khí hậu (Committee on Climate Change) cho biết.
| Nhiều ngôi nhà ở Anh có nguy cơ bị lũ lụt trong tương lai |
Báo cáo của họ cho biết nhiều việc cần được làm để giữ lượng khí thải ở mức theo dõi, mặc dù chính quyền cho biết họ cam kết đáp ứng mục tiêu về biến đổi khí hậu của họ, họ cũng cảnh báo một quyết định ngừng tiền trợ cấp nhà máy điện gió trên đất liền (onshore wind farm) sớm có thể có khả năng thêm 1 tỷ bảng Anh một năm. Báo cáo của Ủy ban về Biến đổi Khí hậu nhìn vào quá trình phát triển hướng tới hội nghị mục tiêu khí thải carbon và Anh đang chuẩn bị như thế nào đối với những nguy cơ về biến đổi khí hậu. Chủ tịch Lord Deben và Lord Krebs cho biết các biện pháp cần được giải quyết nguy cơ lũ lụt gia tăng đến các nhà dân và để bảo vệ đất canh tác khỏi giảm năng suất. Ông Lord Kreb cho rằng: “Cho đến năm 2050 các đợt nắng nóng chúng ta có thể trải qua trong những ngày tới sẽ là quy tắc, một mùa hè điển hình”, Ủy ban cũng kêu gọi hành động để giúp các nhà dân và các tòa nhà an toàn hơn trong suốt mùa nắng nóng. Ông Lord Krebs cho biết: “Chỉ khi chúng ta được khuyến khích trang bị thêm phần giảm nhẹ và vân vân, chúng ta cần nghĩ rằng làm thế nào để phát triển các biện pháp làm mát dễ tác động có thể lên kính màu, bóng mát, một lần nữa phổ biến tại các quốc gia khác”. Ông Lord Deben cho biết thêm rằng các quyết định về chính sách cắt giảm khí thải cần được thực hiện “khẩn cấp” (urgently) để cho các công ty thời gian để đầu tư. Ủy ban cũng đưa ra lời khuyên đối với chính phủ: mở rộng kinh phí đối với phát điện khí thải thấp đến 2025; tiếp tục hỗ trợ các phương tiện khí thải thấp, có hiệu quả; phát triển cơ sở hạ tầng mới có thể chịu đựng những tác động của biến đổi khí hậu; hành động chống lại sự suy giảm của đất canh tác. Ủy ban cho biết chính quyền có nhiệm vụ giải thích với người dân họ dự định thay thế nguồn năng lượng như thế nào từ các tua-bin gió tại vùng nông thôn. “Các chính sách chặt chẽ” ('Coherent policies')Nhà máy điện gió trên đất liền là sự lựa chọn rẻ nhất nhưng chính phủ thông báo họ sẽ chấm dứt tiền trợ cấp từ tháng 4/2016, sớm hơn một năm, sau đó những phản đối từ các người dân vùng nông thôn. Việc tính toán của ủy ban bổ sung thêm 1 tỷ bảng Anh một năm trên các hóa đơn sẽ là kết quả của các bộ trưởng quyết định thay thế sản lượng mất mát từ nhà máy điện gió trên đất liền bằng cách tăng nguồn cung cấp điện cho nhà máy điện gió ngoài khơi. Bộ Năng lượng và Biến đổi Khí hậu (Department of Energy and Climate Change) cho biết chính phủ đã cam kết với hội nghi mục tiêu biến đổi khí hậu của họ giảm lượng khí thải 80% đến 2050. | Nhà máy điện gió trên đất liền sẽ chấm dứt vào tháng 4/2016 |
Roger Harrabin, Nhà phân tích môi trường (Analysis-Roger Harrabin, Environment Analyst)
Quyết định của chính phủ về việc ngừng tiền trợ cấp đối với nhà máy điện gió trên đất liền sẽ có giá khoảng hơn 1 tỷ bảng Anh nếu nguồn năng lượng mất đi được thay thế bằng nhà máy điện gió ngoài khơi, theo ủy ban cho biết. Chính phủ gần đây trả lời các khiếu nại về các nhà máy điện gió tại vùng nông thôn bằng cách thông báo một chấm dứt sớm đối với chương trình trợ cấp nhà máy điện gió trên đất liền. Ủy ban cho biết rằng hiện nay chính quyền có một nhiệm vụ dựa theo Hành động Biến đổi Khí hậu (Climate Change Act) để giải thích với người dân họ dự định thay thế nguồn năng lượng từ các tua-bin gió trên đất liền như thế nào và cho mọi người biết nó trị giá bao nhiêu. Ủy ban cho biết nhà máy điện gió trên bờ là sự lựa chọn rẻ nhất đối với người phải trả tiền, Chính phủ vẫn cam kết các mục tiêu khí hậu nhưng không đưa ra bất cứ giải thích nào khi họ sẽ lấp các khoảng trống được tạo ra bằng cách chấm dứt nhà máy điện gió trên bờ mới. Một phát ngôn viên cho biết: “Chúng ta đã có những bước tiến lớn với mục tiêu đó với khí thải giảm 30% từ năm 1990, vẫn còn nhiều việc phải làm và chúng ta sẽ tiếp tục cung cấp năng lượng để đưa nền kinh tế có lượng khí thải thấp có giá trị tốt nhất đến người tiêu dùng”. Bình luận về bài báo cáo, cựu chủ tịch Shell Lord Oxburgh của Liverpool cho rằng chính quyền cần đưa ra các chính sách giảm khí thải carbon nhanh chóng để giữ uy tín đạo đức của họ về biến đổi khí hậu. Ông nói: “Các bộ trưởng cần sớm có các chính sách chặt chẽ về tính hiệu quả năng lượng, vận chuyển carbon thấp, nhiệt tái tạo và điện tái tạo, nếu không thì Anh sẽ tụt lại phía sau các quốc gia khác và mất uy tín đạo đức của họ trên trường quốc tế”. Julie Hirigoyen, giám đốc điều hành của Hội đồng Công trình Xanh của Anh (UK Green Building Council) cho biết: “Chính phủ phải thực hiện đúng lời khuyên của họ và đồng ý kế hoạch hành động đối với hiệu quả năng lượng mà kết quả tại các ngôi nhà rẻ hơn để làm nóng và được che chắn khỏi những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu”. Kế hoạch biến đổi khí hậu của Trung Quốc được công khai Ngày 30/06/2015. BBC News. Kế hoạch biến đổi khí hậu của Trung Quốc được công khai (China climate change plan unveiled). Trung Quốc-quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới đã công bố chi tiết kế hoạch hành động khí hậu của quốc gia này, Văn phòng của Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết rằng lượng khí thải “sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng năm 2030” (will peak by around 2030) và Trung Quốc sẽ làm việc cật lực để đạt được mục tiêu này sớm hơn. Tuyên bố này nhằm nhấn mạnh lại lời tuyên bố của Trung Quốc tháng 11/2014 sau một hội nghị giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Lời cam kết của Trung Quốc sẽ đưa ra trước những buổi hội đàm cuối năm nay tại Paris để tìm kiếm một thỏa thuận toàn cầu mới về biến đổi khí hậu. Lời tuyên bố này, đưa ra sau một cuộc họp tại Paris giữa Ông Lý và tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng Trung Quốc muốn giảm lượng khí thải các-bon đi-ô-xít trên mỗi đơn vị GDP xuống 60-65% đến năm 2030, từ các mức độ của năm 2005. Mục tiêu cường độ các-bon dựa vào một kế hoạch trước đó nhằm cắt giảm cường độ các-bon xuống 40-45% trước năm 2020. Tuyên bố này cũng cho biết thêm Trung quốc cũng đặt mục tiêu gia tăng sự tiêu thụ nhiên liệu không-hóa thạch trong tổng lượng tiêu thụ năng lượng gốc lên 20% trước năm 2030, Bắc Kinh trước đó cũng đặt ra một mục tiêu đạt được khoảng 15% là từ các nguồn năng lượng sạch trong tổng năng lượng của nước này đến năm 2020. Phân tích bởi biên tập viên David Shukman của BBC (Analysis by the BBC's science editor, David Shukman) Đây là một khoảnh khắc đầy ý nghĩa trong những đàm phán khí hậu quốc tế, nhiều năm qua Trung quốc lập luận rằng quốc gia này quá nghèo và chậm phát triển để có thể xem xét việc chấp nhận bất kỳ nghĩa vụ nào trong việc kìm hãm lượng khí nhà kính của họ. Giờ đây chúng ta đang chứng kiến quốc gia thải lượng khí nhà kính lớn nhất thế giới đang xử sự theo các quy tắc của Liên Hiệp Quốc (UN) và còn hứa hẹn sự cắt giảm mạnh hơn số lượng mà nước này đã đưa ra vài tháng trước. Đối với các nhà ngoại giao và các bộ trưởng đang hy vọng một thỏa thuận đầy ý nghĩa tại hội nghị khí hậu tại Paris cuối năm nay, thì đây sẽ là một bước đi rất được ủng hộ. Lượng khí thải cắt giảm và thời gian thực hiện, tất nhiên sẽ được định đoạt bởi nhiều thứ vì quá ít nỗ lực và quá trễ nhưng đối với bất kỳ ai đã trải qua sự thất bại của những cuộc đàm phán tại hội nghị Copenhagen sáu năm trước thì Trung Quốc đang chơi một trò chơi rất khác và rất rất có tính xây dựng và liệu điều này có thực sự tạo ra khác biệt đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu? Các nhà khoa học luôn luôn cho rằng việc khí thải đến từ đâu không quan trọng đối với khí quyển và Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng trong vòng 15 năm tới hoặc hơn nữa và dựa trên mức độ khổng lồ trước đó của họ. Tuyên bố của ngày hôm nay không có nghĩa rằng sự sử dụng nhiên liệu hóa thạch của người Trung Quốc sẽ sớm kết thúc, cùng trong ngày Trung Quốc công bố kế hoạch khí hậu mà họ cũng bắt đầu xây dựng một đường ống khổng lồ sẽ dẫn rất nhiều khí đốt từ Nga về. Các kế hoạch quốc gia (National plans) Tất cả quốc gia tham gia vào các cuộc đàm phán khí hậu của UN phải đệ trình các kế hoạch quốc gia về cắt giảm lượng khí thải trước thềm đàm phán Paris quan trọng. Trung quốc cũng tham gia với các quốc gia khác, bao gồm Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Mê-xi-cô, các quốc gia này đã cam kết kế hoạch của họ đối phó với biến đổi khí hậu, chính thức công nhận bởi UN là đóng góp quốc gia tự nguyện (intended nationally determined contribution_INDCs). Cùng với tuyên bố của Trung Quốc, những quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới-Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)-hiện tất cả đã trình bày chi tiết các kế hoạch khí hậu của họ trước thềm hội nghị khí hậu toàn cầu. Bình luận về tuyên bố này, ông Li Shuo, nhà phân tích khí hậu cho tổ chức Greenpeace Trung Quốc, cho biết vì sự thành công ở Paris, tất cả các nước thành viên bao gồm Trung Quốc và EU cần phải mạnh tay hơn: “Lời cam kết hôm nay phải được coi là điểm bắt đầu cho nhiều hành động tham vọng hơn nhiều nữa, nó không hoàn toàn phản ánh sự chuyển biến năng lượng đáng kể đang diễn ra tại Trung Quốc. Với sự sụt giảm nhanh chóng lượng tiêu thụ than đá, sự chấp nhận mạnh mẽ năng lượng tái tạo được và nhu cầu cấp thiết giải quyết ô nhiễm không khí, chúng tôi tin rằng quốc gia này có thể đi xa hơn những gì họ tuyên bố hôm nay”.
| Hãy dừng ngay việc làm nóng trái đất chống biến đổi khí hậu toàn cầu |
Sự chuyến biến năng lượng (Energy transition)Theo WWF, kế hoạch khí hậu mới của Trung Quốc phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới các quốc gia khác phải hành động nhiều hơn nữa trước thềm đàm phán thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới của năm nay. Samantha Smith, lãnh đạo khí hậu toàn cầu tại WWF cho rằng Trung Quốc là nước lớn đang phát triển phát thải ô nhiễm đầu tiên đưa ra một mục tiêu khí hậu cao nhất: “Khi hành động như vậy, Trung Quốc đã cam kết cả hai vấn đề an ninh khí hậu toàn cầu và sự chuyển biến năng lượng biến đổi được tại nước mình. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng rằng Trung Quốc đã đưa ra những cam kết dựa trên trách nhiệm của họ là một nước đang phát triển nhưng chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm cách cắt giảm lượng khí thải và đổi lại sẽ hướng thị trường toàn cầu sang năng lượng tái tạo được và hiệu suất năng lượng”. Vào hôm thứ hai, tại các cuộc đàm phán tại Brussels với các lãnh đạo Liên minh châu Âu, Thủ tướng Trung Quốc cho biết nước này đang tìm kiếm một hệ thống toàn cầu, công bằng để đối phó với biến đổi khí hậu. Ông Lý cho biết, Trung Quốc sẽ làm việc với cộng đồng quốc tế để tìm kiếm một hệ thống quản lý khí hậu toàn cầu “công bằng, hợp lý, có lợi cho cả đôi bên” (fair, reasonable, win-win).
|