Điện thoại di động bẩn gây ảnh hưởng tại các bệnh viện
Trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với những vật dụng "siêu bẩn" mà không hề hay biết như tay lái xe (vô lăng), bút viết, bàn phím máy tính, điện thoại di động, thậm chíđiện thoại thông minh có màn hình cảm ứng (smartphone) là những vật dụng chứa nhiều vi trùng nhất. Đặc biệt, những vật dụng này trở nên nguy hiểm hơn và dễ lây lan hơn khi người sử dụng nó là nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh.
| Các nhà vi trùng học đã phát hiện một lượng lớn điện thoại nhiễm khuẩn Staphylococcus Aureus khi nghiên cứu về vi khuẩn trên smartphone |
Ngày 13/07/2015. CNN Health-Điện thoại di động bẩn gây ảnh hưởng tại các bệnh viện (Hospitals bugged by dirty mobile phones). Một nghiên cứu của Australia được đăng tải gần đây trên Tạp chí Journal of Occupational and Environmental Hygiene cho thấy điện thoại di động rất nguy hiểm đối với y tế công cộng nhưng không phải là do các trường điện từ và các khối u mà là do cán bộ y tế sử dụng trong bệnh viện rất bẩn góp phần lây lan vi khuẩn.
| Màn hình điện thoại đó có sạch không? |
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa nhi của bệnh viện khu vực Launceston tại Tasmania cho thấy 95% điện thoại có xuất hiện vi khuẩn như là quần thể vi khuẩn ở da (skin flora) nhưng chỉ 5% tương ứng với 1 trong mỗi 20 chiếc điện thoại chứa vi khuẩn mầm bệnh tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và trực khuẩn ruột (coliforms) là những vi khuẩn ở ruột có thể gây ra tiêu chảy và các bệnh truyền nhiễm ở máu. Yee Foong, sinh viên y khoa tại trường Đại Học Tasmania, cảm thấy cần phải đảm trách nghiên cứu sau khi thấy mọi người dùng điện thoại dường như không ai lau chùi vệ sinh chúng và không hề có hướng dẫn vệ sinh điện thoại di động. Anh cho rằng: “Màn hình máy tính được lau chùi, bàn phím máy tính được lau chùi, mọi thứ đều được lau chùi nhưng vì điện thoại di động là vật dụng cá nhân mà không ai nghĩ đến việc vệ sinh chúng”. Để nghiên cứu họ đã lấy mẫu miếng gạc từ điện thoại của 226 nhân viên y tế trong bệnh viện phạm vi từ sinh viên y khoa đến các nhà tư vấn và phân tích các mẫu này, họ cũng phỏng vấn những người tham gia về phương thức lau chùi của họ và phát hiện rằng trong khi khoảng một phần ba trong số này thường lau chùi điện thoại, thì chỉ 21% dùng cồn để lau sạch. Điều thú vị là nghiên cứu tìm ra các nhân viên y tế trẻ, đặc biệt là những bác sĩ thực tập nội trú vệ sinh điện thoại kém nhất. Foongs cho biết kết quả này cần được phân tích kỹ hơn nhưng có thể là do lượng công việc quá nhiều của những bác sĩ thực tập: “Có thể là do các nhân viên y tế trẻ quá bận rộn và luôn luôn phải chạy đôn chạy đáo và quên lau chùi điện thoại của họ và quên rửa tay thường xuyên do đó đã làm cho lượng vi khuẩn trên điện thoại của họ gia tăng. Vì điện thoại di động là một phần quan trọng của phần lớn các bệnh viện hiện đại, các hướng dẫn vệ sinh điện thoại bằng cồn cùng với việc tuân thủ các quy trình phòng chống các hình thức gây bệnh khác (ví dụ vệ sinh tay) nên được phát triển”. Trong khi đồng ý rằng điện thoại của bệnh nhân và người nhà đến thăm có thể chứa các vi khuẩn có hại, thì Foong cho rằng các bác sĩ thường tiếp xúc với các bệnh nhân hơn, anh ta nói: “Nó sẽ trở thành một hình thức khác gây bệnh và lây lan vi khuẩn”, Foong không tin rằngviệc xử lý vấn đề này là quá khó và cho biết rằng “Chỉ 21% người sử dụng dùng cồn để vệ sinh điện thoại của họ vì vậy còn số này có thể dễ dàng tăng lên”.
| Những chiếc di động ít được vệ sinh nhiều vi khuẩn gấp 10 lần bồn cầu |
Trước đó một số nghiên cứu khoa học ở Anh Quốc (UK) cũng cảnh báo khoảng 14,7 triệu chiếc điện thoại di động trong tổng số 63 triệu chiếc trên nước Anh là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của người sử dụng. Trong đó, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh điện thoại di động là một trong những món đồ công nghệ có số lượng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với bồn cầu, các vi khuẩn này không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên mọi người không thể biết được chiếc smartphone mình đang cầm có nhiều vi khuẩn đến thế nào.
| Nghiên cứu của Tiến sĩ Simon Park-Giáo sư chuyên ngành vi trùng học tại Đại học Surrey (Anh) về mức độ bẩn trên điện thoại di động của một người |
Nhằm nghiên cứu mức độ vi khuẩn trên những chiếc điện thoại di động này, một số sinh viên tại khoa vi sinh Trường đại học Surrey đã lấy một số mẫu vỏ điện thoại smartphone ngâm vào dung dịch petri để kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn, giúp dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Sau 3 ngày, ngoài số lượng vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng, các nhà nghiên cứu còn phát hiện cả những vi khuẩn có hại như Staphylococcus và Bacillus lây nhiễm qua đường hô hấp và tổn thương trên da nếu tiếp xúc với bề mặt điện thoại, trong khi việc sử dụng smartphone là quá đỗi bình thường khiến cho không ai nghĩ đến việc phải rửa tay sau khi cầm điện thoại.
|