Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 5 0 0 6
Số người đang truy cập
2 9 1
 Hoạt động hợp tác
Kết quả giữa kỳ đề tài cấp tỉnh Gia Lai 2015: sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị tham gia nghiên cứu

Thực hiện kế hoạch triển khai đề tài cấp tỉnh Gia Lai: “Đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét với tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái khu vực có công trình thủy điện, thủy lợi tỉnh Gia Lai”, ngày 31/7/2015 tại thành phố Pleiku-tỉnh Gia Lai, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã tổ chức Hội thảo khoa học giữa kỳ nhằm đánh giá một số kết quả đã thực hiện trong hơn 1 năm qua và thảo luận một số kế hoạch triển khai trong thời gian còn lại của đề tài.
 

Theo đề cương được duyệt, Cơ quan chủ trì đề tài là Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và Chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Triệu Nguyên Trung-Nguyên Viện trưởng, đề tài được tiến hành trong 2 năm (từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016). Hội thảo khoa học giữa kỳ là một trong những hoạt động của đề tài nhằm hướng đến mục tiêu chất lượng và hiệu quả trong quá trình thực hiện. Thành phần tham dự Hội thảo khoa học gồm có đại diện Sở Khoa học & Công nghệ Gia Lai, Sở Y tế Gia Lai, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT Gia Lai; các Trung tâm Y tế huyện Krông Pa, Ia Grai, Chư Păh và nhóm thực hiện đề tài của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Nội dung hội thảo khoa học gồm báo cáo tiến độ, đánh giá kết quả nghiên cứu, dự báo và đề xuất; báo cáo giữa kỳ về chuyên môn và tài chính. Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, PGS. TS. Triệu Nguyên Trung nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đề tài đối với ngành y tế Gia Lai cũng như thảo luận một số vấn đề đã đạt được trong hơn một năm qua về chuyên môn cũng như kinh phí thực hiện đề tài. Tiếp theo TS. Nguyễn Xuân Quang-Thư ký đề tài đã thay mặt cho nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả nghiên cứu đạt được trong hơn một năm qua và Ths. Lê bá Công-Phó Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Gia Lai đánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh Gia lai và các địa bàn nghiên cứu. Kết quả hoạt động giữa kỳ được tóm tắt với một số nội dung chính như sau.


Khi chưa có thủy điện, thủy lợi buôn làng Gia Lai luôn gắn liền với rừng, rẫy và sốt rét

Về mức độ hoàn thành khối lượng công việc

Nghiên cứu được thực hiện ở 2 khu vực thủy điện ảnh hưởng đến tình hình sốt rét tại tỉnh Gia Lai là thủy điện Sê San (phía Tây Bắc tỉnh Gia Lai) và thủy điện Krông Pa (phía Đông Nam tỉnh Gia Lai). Thủy điện Sê San (huyện Ia Grai và Chư Pah, tỉnh Gia Lai): 2 xã Ia Khai, huyện Ia Grai và Ia Kreng, huyện Chư Pah. Thủy điện Krông Pa (huyện Krông Pa, Gia Lai): 2 xã Ia Mla và Chư Gu.


Khi có thủy điện, thủy lợi buôn làng Gia Lai được di dời đến nơi ở mới ven trục lộ giao thông khang trang hơn, ít sốt rét hơn nhưng lại xa rẫy, xa rừng

Tại các điểm nghiên cứu đã tiến hành hồi cứu số liệu về bệnh nhân sốt rét (BNSR) và số liệu khí tượng và nghiên cứu ngang mô tả theo dõi dọc về mắc sốt rét và muỗi sốt rét vào các mùa khô, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa cho thấy tình hình sốt rét và các chỉ số hiện mắc sốt rét ở cộng đồng dân cư khu vực thủy điện Sê San và Krông Pa; thành phần loài, tập tính vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét; sự biến đổi khí hậu của khu vực thủy điện liên quan đến bệnh sốt rét.


Các hệ thống thủy điện, thủy lợi đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo sốt rét, đây là một trong những khu tái định cư thuộc huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai)

Về tiến độ và các nội dung thực hiện

Đề tài được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra với các nội dung sau

- Tháng 8/2014 tổ chức Hội nghị triển khai đề tài cấp tỉnh năm 2014 nhằm giới thiệu đề tài, tập huấn quy trình, kỹ thuật nghiên cứu, kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cán bộ tham gia thực hiện đề tài. Hội nghị có sự tham dự của 30 đại biểu đến từ Sở KHCN, Sở Y tế, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT tỉnh Gia Lai; Trung tâm y tế các huyện Krông Pa, Iagrai và Chư Pah; Lãnh đạo Viện, Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn cùng một số cơ quan thông tin đại chúng đóng trên địa bàn tỉnh.


Toàn cảnh khu vực nghiên cứu thủy điện, thủy lợi Krong Pa,
nơi có tình hình sốt rét nặng nhất tỉnh Gia Lai và cả nước

- Tháng 9/2014: Thực hiện 4 đợt điều tra thực địa (đợt đầu tiên) ở 04 điểm điều tra, trong đó 2 điểmở khu vực Thủy điện Sê San (thuộc 2 huyện Iagrai và Chupah), 2 điểm thuộc công trình thủy lợi, thuỷ điện Krong pa : thu thập số liệu, dữ liệu về khí tượng, thủy văn, sinh địa cảnh; điều tra muỗi và bọ gậy Anopheles; điều tra các chỉ số mắc sốt rét tại cộng đồng dân cư.


Một trong những hồ thủy điện trên dòng sông Sê San, trải dài suốt hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum đến sát biên giới Cambodia

- Tháng 12/2014: triển khai các lớp tập huấn quản lý sốt rét tuyến huyện và xã tại huyện Krông Pa. Các nội dung chính của các lớp học diễn ra theo đúng yêu cầu, mục đích của đề tài được Hội đồng khoa học tỉnh Gia Lai phê duyệt. Học viên tích cực trong học tập nên kết quả đầu ra cao hơn nhiều so với kết quả kiểm tra đầu vào, các lớp tập huấn đều có hai nội dung chính gồm lý thuyết và thực hành, đặc biệt phần thực hành được hầu hết các học viên hưởng ứng tích cực. Ngoài ra, thông qua các lớp tập huấn các học viên trao đổi trực tiếp với các giảng viên về những vấn đề thực tế khi triển khai điều trị và phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét cho cộng đồng dân cư.

  
Người dân phải vào rừng làm rẫy cách xa buôn làng hàng chục cây số và ngủ lại trong những căn chòi rẫy được che chắn tạm bợ

- Tháng 12/2014: Thực hiện 4 đợt điều tra thực địa (đợt thứ 2 năm 2014-cuối mùa mưa) ở 04 điểm điều tra, trong đó 2 điểmở khu vực Thủy điện Sê San (thuộc 2 huyện Iagrai và Chupah), 2 điểm thuộc công trình thủy lợi, thuỷ điện Krong pa : thu thập số liệu, dữ liệu về khí tượng, thủy văn, sinh địa cảnh; điều tra muỗi và bọ gậy Anopheles; điều tra các chỉ số mắc sốt rét tại cộng đồng.

- Tháng 3/2015: Thực hiện 4 đợt điều tra thực địa (đợt thứ 3-trong mùa khô) ở 04 điểm điều tra, trong đó 2 điểmở khu vực Thủy điện Sê San (thuộc 2 huyện Iagrai và Chupah), 2 điểm thuộc công trình thủy lợi, thuỷ điện Krong pa : thu thập số liệu, dữ liệu về khí tượng, thủy văn, sinh địa cảnh; điều tra muỗi và bọ gậy Anopheles; điều tra các chỉ số mắc sốt rét tại cộng đồng.

Các ý kiến thảo luận

- Phát biểu của Trung tâm Y tế huyện Chư Pả: Đánh giá cao kết quả của đề tài và thông qua đề tài nhóm nghiên cứu đã hỗ trợ địa phương trong công tác phòng chống sốt rét tại địa phương. Hiện nay, tình hình sốt rét trong khu dân cư có xu hướng giảm nhưng sốt rét ở nhóm dân cư di biến động trên địa bàn tăng. Nhóm dân cư di biến động thường là đi lao động từ Lào và Campuchia về. Ngoài ra còn có một bộ phận người lao động di cư theo mùa vụ từ ngoài bắc vào, thời gian kéo dài khoảng vài tuần cho đến vài tháng, cần hỗ trợ kinh phí cho y tế thôn bản và cấp màn cho nhóm đối tượng đia rừng ngủ rẫy.


Cả nhà đều vào làm ăn, sinh sống dài ngày trong rừng rẫy,kể cả trẻ em và bé mới sinh
được vài tháng tuổi

- Phát biểu của Trung tâm Y tế huyện Krông Pa: Khu vực nhà rẫy ngoài khó khăn đi lại để phun tẩm hóa chất thì nguồn kinh phí không đủ và không biết lấy từ đâu để triển khai. Vì kinh phí công phun 100.000 đồng/ngày thì không thể tìm ra công phun vì đường đi xa và khó tiếp cận.


Hình thái sốt rét hiện nay chủ yếu phơi nhiễm ở nhóm dân di biến động khó kiểm soát
(dân đi rừng, ngủ rẫy, di cư tự do, giao lưu biên giới…)

- Phát biểu của Trung tâm Y tế huyện Ia Grai: Đề tài giúp cho ngành y tế huyện có bức tranh tổng quan về tình hình sốt rét khu vực có công trình thủy điện thủy lợi trên địa bàn và cũng mong nhóm thực hiện đề tài tìm ra nguyên nhân chính xác về tình hình gia tăng sốt rét hiện nay trên địa bàn sau khi đề tài kết thúc.Cũng tương tự như hai huyện trên, huyện Ia Grai tình hình đi rừng và ngủ lại trong rừng, ngành y tế không thể nào kiểm soát được. Do vậy, cần cả hệ thống chính quyền vào cuộc và hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật canh tác để hạn chế du canh du cư

- Phát biểu Sở Y tế Gia Lai: Đại diện Sở y tế đánh giá cao về kết quả thực hiện đề tài trong hơn một năm qua. Kết quả đề tài sẽ cung cấp một dẫn liệu khoa học để triển khai các biện pháp can thiệp cho cộng đồng sống ở khu vực có công trình thủy điện thủy lợi tỉnh Gia Lai. Qua đó góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Thông qua đề tài các đồng chí cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thực của đồng bào trong việc phòng chống bệnh sốt rét.Đề nghị các đồng chí Trung tâm Y tế các huyện cần tham mưa cho lãnh đạo huyện về tình hình sốt rét tại địa phương mình cũng như tìm sự hỗ trợ của chính quyền trong công tác phòng chống sốt rét.Nếu được nhóm nghiên cứu có thể cung cấp kem xua cho người dân khi đi rừng ngủ rẫy, vì đây là đối tượng có nguy cơ cao.Đề tài đã thực hiện đúng tiến độ và sớm kết thúc đề tài để đưa kết quả vào thực tế. do vậy, đề nghị Sở KH&CN Gia Lai cung cấp thêm tiền đề nhóm nghiên cứu thực hiện trong thời gian đến.

- Phát biểu Sở KH&CN Gia Lai: Đề tài có ý nghĩa đối lớn với ngành y tế và nhiều ngành khác ở Gia Lai. Đây là một Hội thảo chuyên sâu giúp cho nhóm thực hiện đề tài đánh giá các kết quả thực hiện và cũng như triển khai thời gian đến. Đồng thời, thông qua đề này cũng là dịp gắn kết các cơ quan chuyên môn trên địa bàn để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể giúp cho ngành y tế,sức ảnh hưởng của đề tài đã thấy rõ và nổi trội nhiều so với các đề tài khác mà Sở đang quản lý.Tiến độ thực hiện đề tài đảm bảo và các kết quả gắn liền với mục tiêu. Nếu tiến độ thực hiện được 2/3 thời gian thì nhóm nghiên cứu có thể đề nghị nghiệm thu đề tài sớm. Nhóm thực hiện đề tài viết 3 chuyên đề để nộp cho Sở Khoa học & Công nghệ Gia Lai, nhìn chung nội dung chuyên môn đạt theo yêu cầu đề cương phê duyệt nhưng kinh phí thanh quyết toán chậm.


Các nội dung nghiên cứu luôn gắn liền với phục vụ người bệnh góp phần tích cực đẩy lùi sốt rét
ở các vùng sâu, vùng xa bị ảnh hưởng của thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Các nội dung sẽ triển khai trong thời gian tới (đến tháng 6/2016)

- Tiếp tục thực hiện các đợt điều tra thực địa còn lại ở 04 điểm nghiên cứu, gồmthu thập số liệu, dữ liệu về khí tượng, thủy văn, sinh địa cảnh; điều tra muỗi và bọ gậy Anopheles; điều tra các chỉ số mắc sốt rét tại cộng đồng.

- Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành PCSR của cộng đồng dân cư ở các điểm nghiên cứu.

- Xử lý mẫu vật (véc tơ sốt rét) tại phòng thí nghiệm: các kỹ thuật PCR, ELISA được thực hiện nhằm hỗ trợ xác định các thành viên trong các nhóm loài đồng hình Dirus và Minimus và xác định tỷ lệ nhiễm KSTSR của các véc tơ.

- Xử lý số liệu, viết báo cáo tổng kết và hoàn thiện các sản phẩm theo đề cương được duyệt.

Thông qua buổi hội thảo này, nhóm nghiên cứu trực tiếp trao đổi với các nhà chuyên môn trên địa bàn nghiên cứu cũng như các nhà quản lý để từ đó tìm giải pháp giúp các địa phương ổn định tình hình sốt rét và sớm đưa kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn.

 

Ngày 05/08/2015
TS. Nguyễn Xuân Quang và ths. Đỗ Văn Nguyên  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích