Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 5 7 0 0
Số người đang truy cập
6 0 5
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm mang lại nhưng nỗ lực mới để thúc đẩy, bảo vệ và hỗ trợ sự nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ em hợp lý cùng với tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức từ ngày 1 đến 7 tháng 8 hàng năm tại hơn 170 quốc gia để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và cải thiện sức khỏe cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới là những hoạt động tích cực mang lại Quyền sức khỏe cho trẻ em.

Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Global Strategy for Infant and Young Child Feeding). WHO cho biết việc nuôi nấng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một nền tảng chăm sóc cơ sở cho sự phát triển thời thơ ấu, trên toàn thế giới có khoảng 30% trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do nuôi dưỡng kém và bị mắc bệnh lên tục; dù trong bối cảnh thiếu thốn nguồn lực, các thói quen nuôi dưỡng được cải thiện có thể giúp cải thiện năng lượng và dinh dưỡng nạp vào, giúp mang lại tình trạng dinh dưỡng tốt hơn.

WHO, UNICEF

Trong vài thập kỷ qua, bằng chứng về những nhu cầu sinh học về dinh dưỡng hợp lý, các thói quen nuôi dưỡng được khuyến nghị và các nhân tố làm ngăn cản sự nuôi dưỡng hợp lý đã gia tăng đều đặn. Hơn nữa, chúng ta đã học được nhiều điều về các biện pháp can thiệp hiệu quả trong việc thúc đẩy sự nuôi dưỡng hợp lý hơn. Ví dụ, những nghiên cứu gần đây tại Băng-la-desh, Brazil và Mexico đã cho thấy tác động của việc tư vấn, tại những cộng đồng và các dịch vụ y tế, để cải thiện thói quen nuôi dưỡng, ăn uống thực phẩm và sự tăng trưởng. Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm mang lại nhưng nỗ lực mới để thúc đẩy, bảo vệ và hỗ trợ sự nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ em hợp lý được xây dựng dựa trên các chương trình hành động trước đây, đặc biệt là Tuyên Bố Innocenti (Innocenti Declaration) và chương trình Bệnh viện thân thiện với trẻ em (Baby-friendly Hospital) và nhấn mạnh những nhu cầu của tất cả trẻ em bao gồm những trẻ sống trong những hoàn cảnh khó khăn, như là trẻ sơ sinh của những bà mẹ sống chung với HIV, trẻ sinh thiếu cân và trẻ sơ sinh trong các tình huống khẩn cấp.

Chiến lược này kêu gọi hành động trong các phạm vi sau: Tất cả các chính phủ nên giúp phát triển và tiến hành một chính sách toàn diện về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ em, trong bối cảnh các chính sách dinh dưỡng, trẻ em và sức khỏe sinh sản quốc gia, và giảm nghèo. Tất cả các bà mẹ nên được tiếp cận với sự hỗ trợ có kinh nghiệm để bắt đầu và duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và đảm bảo việc cho con tập làm quen đúng lúc với thực phẩm bổ sung an toàn và hợp lý cùng với việc tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ lên tới 2 tuổi hoặc lâu hơn. Các nhân viên y tế nên được trao quyền hành hợp pháp để cung cấp tư vấn nuôi dưỡng hiệu quả, và dịch vụ của họ sẽ được mở rộng trong cộng đồng bởi giáo dân được đào tạo hoặc các tư vấn viên ngang hàng. Các chính phủ nên xem xét sự tiến triển trong việc tiến hành Bộ luật Quốc tế về việc kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ (International Code of Marketing of Breast milk Substitutes) trong nước và xem xét những đạo luật hoặc các biện pháp thêm vào nếu cần để bảo vệ các gia đình chịu tác động có hại của nền kinh tế. Chính phủ nên bàn hành bộ luật giàu sức tưởng tượng bảo vệ quyền lợi nuôi con bằng sữa mẹ của những phụ nữ độ tuổi lao động và thiết lập các biện pháp tuân thủ tương ứng với tiêu chuẩn lao động quốc tế. Chiến lược này không chỉ ghi rõ các trách nhiệm của các chính phủ mà còn là của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các đảng có liên quan khác. Nó cũng liên quan tới tất cả các bên có liên quan và cung cấp một khuôn khổ cho hành động tăng tốc, liên kiết các khu vực can thiệp có liên quan và sử dụng các nguồn lực có sẵn trong nhiều bộ phận ngành nghề.

Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Infant and young child feeding)

Thông tin quan trọng (Key facts)

Mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có quyền được cung cấp dinh dưỡng tốt theo Quy định Quyền lợi của trẻ em (Convention o­n the Rights of the Child); thiếu dinh dưỡng có liên quan đến 45% ca tử vong ở trẻ em. Trong năm 2013 trên toàn thế giới, ước tính có 161,5 triệu trẻ em dưới 5 bị còi cọc, 50,8 triệu có cân nặng thấp hơn chỉ số cân nặng theo chiều cao và 41,7 triệu trẻ thừa cân hoặc béo phì; khoảng 36% trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ; có rất ít trẻ em nhận được sự cân bằng dinh dưỡng và các loại thực phẩm bổ sung an toàn; tại nhiều nước không đến một phần tư trẻ sơ sinh từ 6 đến 23 tháng tuổi đáp ứng tiêu chuẩn đa dạng chế độ ăn uống và việc cho ăn phù hợp với lứa tuổi của chúng; khoảng 800.000 sinh mạng trẻ em có thể được cứu sống mỗi năm trong số nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nếu tất cả trẻ em từ 0 đến 23 tháng tuổi được bú sữa mẹ theo cách hợp lý nhất.

Tổng quan (Overview)

Theo ước tính thiếu dinh dưỡng gây ra 3,1 triệu ca tử vong ở trẻ em hàng năm hoặc 45% tất cả số ca tử vong trẻ em; việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một phạm vi trọng điểm để cải thiện sự sinh tồn của trẻ em và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, theo đó 2 năm đầu tiên trong cuộc đời một đứa trẻ đặc biệt quan trọng vì dinh dưỡng tối ưu nhất trong quá trình này làm giảm khả năng mắc bệnh và tử vong, giảm nguy cơ các bệnh mãn tính, và thúc đẩy sự phát triển tốt hơn về toàn diện. Việc nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu rất quan trọng vì nó có thể cứu sống 800.000 trẻ em dưới năm tuổi hàng năm, WHO và UNICEF khuyến nghị cho con bú sữa mẹ lầu đầu trong vòng 1 giờ sau khi sinh; chỉ nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời; cho trẻ làm quen với thức ăn dinh dưỡng hợp lý và thức ăn (thể rắn) bổ sung an toàn sau 6 tháng cùng với việc tiếp tục cho bú sữa cho tới tận 2 năm tuổi hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ sơ sinh và trẻ em không nhận được sự nuôi dưỡng tối ưu chẳng hạn chỉ có khoảng 36% trẻ trong độ tuổi 0-6 tháng trên toàn thế giới được bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn 2007-2014, những khuyến nghị đã được sửa đổi để nhấn mạnh nhu cầu cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV. Các loại thuốc kháng virus hiện nay cho phép các trẻ em này bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến khi sáu tháng tuổi và tiếp tục cho bú đến ít nhất là 12 tháng tuổi và nguy cơ lây nhiễm HIV đã giảm đáng kể.

Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

Theo WHO, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ (World Breastfeeding Week) được tổ chức trên thế giới từ ngày 1-7/8/2015 tại hơn 170 quốc gia để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và cải thiện sức khỏe cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, cùng với đó ngày này cũng để ghi nhớ Tuyên bố Innocenti được ký vào tháng 8/1990 bởi các nhà hoạch định chính sách, WHO, UNICEFF và các tổ chức khác để bảo vệ, khuyến khích và ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ.Việc cho con bú bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để cung cấp cho trẻ sơ sinh các chất dinh dưỡng cần thiết. WHO khuyến cáo việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ bắt đầu khoảng một giờ sau khi sinh cho đến khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi, các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung nên được bổ sung trong khi tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi hoặc hơn nữa.

Nuôi con bằng sữa mẹ và làm việc: hãy thực hiện thôi!

Ngày 5/8/2015. WHO. Nuôi con bằng sữa mẹ và làm việc: hãy thực hiện thôi! (Breastfeeding and Work: Let's Make It Work!). Đó là bài bình luận của Flavia Bustreo, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Sức khỏe gia đình, phụ nữ và trẻ em (General Family, Women's and Children's Health) của WHO.

Bà cho biết “Là một bác sĩ trẻ làm việc tại các trại tị nạn Irag và Nam Tư trước đây, tôi đã tham gia những ca sinh nở và đỡ đẻ trẻ em, việc tiếp cận đến nhiều công cụ trang thiết bị và thuốc cơ bản cần thiết để đảm bảo rằng những em bé sơ sinh được đỡ đẻ an toàn và sống sót ngày đầu tiên của chúng-ngày nguy hiểm nhất trong cuộc đời của chúng đúng là một giấc mơ”. Dù trong những tình huống nghiêm trọng như vậy, phần lớn các em bé được tiếp cận với biện pháp đơn lẻ can thiệp sức khỏe quan trọng nhất: bú sữa mẹ.

Nuôi con bằng sữa mẹ (Breastfeeding)

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tuổi có nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh và mẹ, điều quan trọng nhất trong số này là bảo vệ chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa xuất hiện không chỉ ở các nước đang phát triển mà ngay cả các nước công nghiệp. Cho con bú sớm trong vòng một giờ sau khi sinh bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi mắc các bệnh nhiễm trùng và làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nguy cơ tử vong do tiêu chảy và nhiễm trùng khác có thể gia tăng ở những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ một phần hoặc không bú sữa mẹ chút nào cả. Sữa mẹ cũng là một nguồn năng lượng và dinh dưỡng quan trọng ở trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi, có thể cung cấp một nửa hoặc nhiều hơn nhu cầu năng lượng của một đứa trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng và một phần ba nhu cầu năng lượng của trẻ từ 12 đến 24 tháng. Sữa mẹ cũng là một nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng khi trẻ ốm đau và làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em bị suy dinh dưỡng.


Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ thế giới được khai mạc tại Colombia. Tại đây, các bà mẹ đã tập trung lại với nhau và đồng loạt cho con bú

Người trưởng thành đã được bú sữa mẹ khi còn là trẻ sơ sinh ít có khả năng bị thừa cân/béo phì, trẻ em và thanh thiếu niên được nuôi bằng sữa mẹ tỏ ra vượt trội hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh. Cho con bú cũng góp phần mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho các bà mẹ, làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú và giúp khoảng cách giữa các kỳ mang thai-cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có một hiệu ứng nội tiết tố giúp gây ra sự thiếu kinh nguyệt, đây là một phương pháp ngừa thai tự nhiên (mặc dù không phải là biện pháp dự phòng để đảm bảo an toàn) được gọi là phương pháp vô kinh do cho con bú (Lactation Amenorrhoea Method).

Các bà mẹ và gia đình cần được hỗ trợ để trẻ em được bú sữa mẹ theo cách tối ưu nhất, những hành động nhằm giúp bảo vệ thúc đẩy và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ bao gồm chấp nhận các chính sách như Công ước 183 về Bảo vệ sản phụ và khuyến Nghị số 191 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization’s Maternity Protection Convention 183) bổ sung cho Công ước số 183 bằng việc đưa ra một khoảng thời gian nghỉ ngơi dài hơn và những lợi ích cao hơn. Bộ luật Quốc tế về việc kinh doanhcác sản phẩm thay thế sữa mẹ và tuân thủ các cam kết Hội đồng Y tế thế giới có liên quan (Code of Marketing of Breast-milk Substitutes). Tiến hành 10 bước nuôi con bằng sữa mẹ thành công (Ten steps to successful breastfeeding) như chỉ dẫn trong Sáng kiến ​​bệnh viện thân thiện với trẻ em (Baby-Friendly Hospital Initiative) bao gồm tiếp xúc da với da giữa mẹ và bé ngay sau khi sinh và bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ đầu tiên của cuộc đời (skin-to-skin contact between mother and baby immediately after birth and initiation of breastfeeding within the first hour of life); cho con bú theo nhu cầu nghĩa là thường xuyên khi trẻ muốn bất kể ngày hay đêm (breastfeeding o­n demand that is, as often as the child wants, day and night); mẹ con ở chung phòng, cho phép các bà mẹ và trẻ sơ sinh ở cùng nhau 24 giờ một ngày (rooming-in allowing mothers and infants to remain together 24 hours a day); không cho trẻ ăn hoặc uống bổ sung, thậm chí cả nước, trừ khi có nhu cầu y tế (not giving babies additional food or drink, even water, unless medically necessary). Cung cấp các dịch vụ y tế hỗ trợ cho việc tư vấn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong tất cả các trường hợp tiếp xúc với những người chăm sóc và trẻ nhỏ chẳng hạn như trong quá trình chăm sóc trước và sau sinh, thăm viếng sức khỏe trẻ em ốm và trẻ em khỏe và tiêm chủng. Hỗ trợ cộng đồng, gồm các nhóm hỗ trợ bà mẹ và nâng cao sức khỏe và các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng.

Việt Nam hưởng ứng “tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ”

Ăn thực phẩm bổ sung (Complementary feeding)

Khoảng 6 tháng tuổi, nhu cầu của trẻ sơ sinh về năng lượng và chất dinh dưỡng bắt đầu vượt quá những gì được cung cấp bởi sữa mẹ, và các thực phẩm bổ sung là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó, một trẻ sơ sinh ở độ tuổi này cũng sẵn sàng ăn những thực phẩm khác để phát triển, nếu thức ăn bổ sung không được đưa vào khi một đứa trẻ đã đạt đến 6 tháng tuổi hoặc nếu chúng được cho ăn không thích hợp thì sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh có thể không ổn định. Nguyên tắc hướng dẫn cho trẻ ăn bổ sung hợp lý là tiếp tục cho con bú thường xuyên theo nhu cầu cho đến khi hai tuổi hoặc lâu hơn (continue frequent, o­n-demand breastfeeding until 2 years of age or beyond); thực hành việc nuôi dưỡng hết lòng, ví dụ nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trực tiếp và hỗ trợ trẻ em lớn tuổi hơn; cho trẻ ăn chậm rãi và kiên nhẫn, khuyến khích trẻ ăn nhưng không ép buộc, nói chuyện với trẻ và duy trì giao tiếp bằng mắt (practise responsive feeding e.g. feed infants directly and assist older children; feed slowly and patiently, encourage them to eat but do not force them, talk to the child and maintain eye contact); thực hành vệ sinh tốt và xử lý thực phẩm hợp lý (practise good hygiene and proper food handling); bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn từ sáu tháng và tăng dần khi trẻ lớn lên (start at 6 months with small amounts of food and increase gradually as the child gets older); tăng dần độ đậm đặc và sự đa dạng thực phẩm (gradually increase food consistency and variety); tăng số lần đứa trẻ được cho ăn 2-3 bữa ăn mỗi ngày cho trẻ 6-8 tháng tuổi và 3-4 bữa ăn mỗi ngày cho trẻ 9-23 tháng tuổi, với 1-2 món ăn nhẹ bổ sung theo nhu cầu (increase the number of times that the child is fed: 2-3 meals per day for infants 6-8 months of age and 3-4 meals per day for infants 9-23 months of age, with 1-2 additional snacks as required); sử dụng tăng cường thức ăn bổ sung hoặc bổ sung vitamin-khoáng chât khi cần thiết (use fortified complementary foods or vitamin-mineral supplements as needed); khi trẻ bị ốm, tăng lượng nước uống bao gồm cả cho con bú nhiều hơn và cung cấp thức ăn mềm, ưa thích (during illness, increase fluid intake including more breastfeeding, and offer soft, favourite foods).

Nuôi dưỡng trẻ trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Feeding in exceptionally difficult circumstances)

Gia đình và trẻ em trong có hoàn cảnh khó khăn cần đặc biệt quan tâm và hỗ trợ thiết thực, bất cứ nơi nào có thể, bà mẹ và trẻ sơ sinh nên ở bên nhau và nhận được sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện quyền lựa chọn ăn thích hợp nhất. Cho con bú vẫn là chế độ nuôi dưỡng ưa thích của trẻ sơ sinh trong hầu hết các tình huống khó khăn như trẻ thiếu cân hoặc sinh non (low-birth-weight or premature infants); bà mẹ nhiễm HIV (HIV-infected mothers); bà mẹ tuổi vị thành niên (adolescent mothers); trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng (infants and young children who are malnourished); những gia đình phải chịu những hậu quả của những tình trạng khẩn cấp phức tạp (families suffering the consequences of complex emergencies).


Người mẹ nhiễm HIV có thể cho con bú

HIV và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh (HIV and infant feeding)

Cho con bú sữa mẹ, đặc biệt cho con bú sớm và hoàn toàn là một trong những cách quan trọng nhất để cải thiện tỷ lệ sống sót của trẻ. Tuy nhiên, HIV có thể lây từ mẹ sang con trong khi mang thai, các cơn co dạ trong quá trình đẻ và quá trình đỡ đẻ. Trong quá khứ, vấn đề thách thức là việc làm cân bằng nguy cơ trẻ nhiễm HIV qua bú sữa mẹ với nguy cơ tử vong cao hơn do các nguyên nhân khác ngoài HIV, đặc biệt là suy dinh dưỡng và các bệnh nghiêm trọng như bệnh tiêu chảy và viêm phổi, trong số những trẻ bị phơi nhiễm HIV nhưng vẫn không bị nhiễm bệnh là những trẻ không được bú sữa mẹ. Bằng chứng về HIV và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh cho thấy các thuốc kháng vi rút (ARVs) được cho các bà mẹ nhiễm HIV có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền qua sữa mẹ và cải thiện sức khỏe của mình. Điều này cho phép trẻ sơ sinh của các bà mẹ nhiễm HIV được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ lây truyền thấp (1-2 %). Các bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sống ở những nước mà bệnh tiêu chảy, viêm phổi và suy dinh dưỡng vẫn còn là nguyên nhân tử vong phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em do đó có thể đạt được những lợi ích của nuôi con bằng sữa với nguy cơ lây nhiễm HIV tối thiểu.

Từ năm 2010, WHO khuyến cáo những bà mẹ nhiễm HIV điều trị với ARVs và cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, sau đó cho thức ăn bổ sung thích hợp và tiếp tục bú mẹ đến sinh nhật đầu tiên của đứa trẻ. Cho con bú chỉ nên dừng lại một khi một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và an toàn mà không cần sữa mẹ, ngay cả khi thuốc ARVs không có sẵn thì các bà mẹ cần được tư vấn để cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho con bú sau đó, trừ khi môi trường và xã hội được an toàn và hỗ trợ việc nuôi dưỡng với sữa ngoài cho trẻ sơ sinh.

Đáp ứng của WHO (WHO's response)

WHO cam kết hỗ trợ các nước bằng việc thực hiện và giám sát các "Kế hoạch thực hiện toàn diện về dinh dưỡng bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ" (Comprehensive implementation plan o­n maternal, infant and young child nutrition) được xác nhận bởi các nước thành viên vào tháng 5/2012. Kế hoạch bao gồm 6 mục tiêu, một trong số đó có tăng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu năm lên ít nhất 50% trước năm 2025. Các hoạt động sẽ giúp đạt được điều này bao gồm những mục tiêu được nêu trong "Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” (Global Strategy for Infant and Young Child Feeding) nhằm mục đích bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thích hợp.

WHO đã hình thành Mạng lưới giám sát và hỗ trợ toàn cầu việc tiến hành bộ luật quốc tế về việc kinh doanhcác sản phẩm thay thế sữa mẹ và tuân thủ các cam kết WHA có liên quan (Code of Marketing of Breast-milk Substitutes) gọi là NetCode. Mục tiêu của NetCode là nhằm bảo vệ và và thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng việc đảm bảo rằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ không được kinh doanh bất hợp lý. Cụ thể, NetCode đang xây dựng năng lực của các nước thành viên và cộng đồng dân sự để tăng cường tính pháp lý của Bộ luật quốc gia, giám sát không ngừng sự tôn trọng đối với bộ luật và tiến hành các hành động ngăn chặn tất cả hành vi vi phạm.

Ngoài ra, WHO và UNICEF phát triển các khóa học cho cán bộ y tế để cung cấp hỗ trợ kỹ năng cho các bà mẹ cho con bú, giúp họ vượt qua các vấn đề và theo dõi sự phát triển của trẻ em để họ có thể sớm xác định nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc thừa cân/béo phì. WHO cung cấp hướng dẫn đơn giản, mạch lạc và khả thi cho các quốc gia để thúc đẩy và hỗ trợ cải thiện việc nuôi dưỡng cho trẻ sơ sinh bới các bà mẹ nhiễm HIV để ngăn chặn sự lây truyền từ mẹ sang con, dinh dưỡng tốt cho em bé và bảo vệ sức khỏe của người mẹ.


Trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ khỏe mạnh và không bị thừa cân/béo phì

Đến tuổi nào một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt chỉ bằng sữa mẹ? (Up to what age can a baby stay well nourished by just being breastfed?)

Cập nhật tháng 7/2015. WHO. Phỏng vấn chuyên gia dưới dạng hỏi và trả lời (Q & A).

Q: Đến tuổi nào một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt chỉ bằng sữa mẹ?

A: Trẻ sơ sinh nên hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ tức là chỉ nhận duy nhất sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để đạt được sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tốt nhất. “Bú hoàn toàn bằng sữa mẹ” (Exclusive breastfeeding) có nghĩa là không có bất kỳ thức ăn hay nước uống nào khác, thậm chí không cần nước ngoại trừ sữa mẹ. Tuy nhiên, cho phép trẻ sơ sinh nhận dung dịch muối bù nước qua đường miệng, nhỏ giọt hoặc xi-rô (các vitamin, khoáng chất và thuốc). Sữa mẹ là một thực phẩm lý tưởng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh, việc cho con bú cũng là một phần quan trọng của quá trình sinh sản với những ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ. WHO khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh bắt đầu nhận thức ăn bổ sung vào lúc 6 tháng tuổi (180 ngày) cùng với sữa mẹ. Thực phẩm nên đầy đủ chất nghĩa là cung cấp đầy đủ năng lượng, protein và chất dinh dưỡng vi lượng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ; thực phẩm nên được chuẩn bị và chế biến an toàn để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh cần phải chăm sóc tích cực và khuyến khích trẻ ăn. Việc chuyển đổi từ bú sữa mẹ sang ăn dặm là một giai đoạn rất dễ bị ốm đó là giai đoạn mà nhiều trẻ sơ sinh trở nên suy dinh dưỡng, góp phần đáng kể vào tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới do đó thật cần thiết rằng trẻ sơ sinh nhận chế độ ăn uống thích hợp, đầy đủ và an toàn để đảm bảo việc chuyển đổi đúng từ giai đoạn bú sữa mẹ sang ăn uống thực phẩm gia đình.

Lượng thức ăn đề xuất

Tuổi

Phần ăn

Số bữa ăn

Lượng thức ăn mỗi bữa

6-8 tháng

Bắt đầu với cháo đặc, thức ăn nghiền nát

Tiếp tục với các loại thực phẩm nghiền

 

2-3 bữa ăn mỗi ngày, cộng với bú thêm sữa mẹ

Phụ thuộc vào sự thèm ăn của trẻ, thêm 1-2 bữa ăn nhẹ

Bắt đầu với 2-3 muỗng xúp cho mỗi bữa ăn, tăng dần dần lên ½ của một chén 250ml.

9-11 tháng

Băm nhỏ hoặc nghiền nát thực phẩm, và các thực phẩm mà em bé có thể ăn

3-4 bữa mỗi ngày, cộng với bú sữa mẹ

Phụ thuộc vào sự thèm ăn của trẻ, thêm 1-2 bữa ăn nhẹ

½ của một chén 250ml

9-11 tháng

Băm nhỏ hoặc nghiền nát thực phẩm, và các thực phẩm mà em bé có thể ăn

3-4 bữa mỗi ngày, cộng với bú sữa mẹ

Phụ thuộc vào sự thèm ăn của trẻ, thêm 1-2 bữa ăn nhẹ

½ của một chén 250ml

 

 

12-23 tháng

Thực phẩm gia đình, băm nhỏ hay nghiền nát nếu cần

3-4 bữa mỗi ngày, cộng với bú sữa mẹ

Phụ thuộc vào sự thèm ăn của trẻ, thêm 1-2 bữa ăn nhẹ

¾ của một chén 250ml đầy

*Ghi chú: Nếu trẻ không bú sữa mẹ, bổ sung 1-2 cốc sữa mỗi ngày, và thêm 1-2 bữa ăn mỗi ngày.


Lý do sữa mẹ là nguồn “siêu thực phẩm”

Sữa mẹ là “siêu thực phẩm” rõ nguồn gốc (Breast milk is the original "super food").

Chúng ta đang ngày càng khám phá ra tính chất tuyệt vời của sữa mẹ và lợi ích sức khỏe của nó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, không có chất thay thế nào có thể tái tạo nó, đó là lý do tại sao WHO khuyên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tại các quốc gia nghèo cho con bú sữa mẹ được ước tính là ngăn chặn gần một nửa các bệnh gây tiêu chảy và 1/3 các bệnh truyền nhiễm qua hô hấp. Tại nhiều quốc gia, trẻ em bú sữa mẹ ít bị nhiễm bệnh hơn và nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm hơn so với những đứa trẻ bú sữa ngoài. Việc cho con bú sữa mẹ tạo ra mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con và được liên kết hệ thần kinh tích cực và sự phát triển xã hội của trẻ, những đứa trẻ bú sữa mẹ cũng ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc béo phì khi chúng lớn. Cho con bú có tác động tích cực đến sức khỏe suốt đời nhưng mặc dù với tất cả các bằng chứng, chỉ một phần ba trẻ em trên thế giới được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tỷ lệ này chưa được cải thiện trong 20 năm qua. Tất nhiên, mỗi bố mẹ muốn tốt nhất cho sức khỏe của con họ nhưng tiếc là phụ nữ trên thế giới không phải lúc nào cũng nhận thông tin đúng, cũng không có sự hỗ trợ mà họ cần để bắt đầu hay tiếp tục cho con bú.

Các chính sách thân thiện như gia đình tại nơi làm việc (Family friendly policies in the workplace)

Tuần này là tuần Nuôi con bằng sữa mẹ với chủ đề “Cho con bú và làm việc. Hãy làm điều đó!” (Breastfeeding and work. Let's make it work!) là đặc biệt quan trọng không chỉ đối với những người mẹ cho con bú mà còn đối với những người có thể làm sự khác biệt đối với phụ nữ xung quanh chúng ta tại nơi làm việc. Trong khi có sự tiến bộ lớn được thực hiện tại nơi làm việc, trên thế giới phần lớn phụ nữ vẫn đối mặt với nhiều trở ngại để tiếp tục cho con bú sữa mẹ khi họ trở lại làm việc. sự ủng hộ tại nơi làm việc là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định của phụ nữ liệu bỏ hoặc tiếp tục cho con bú. Là một người chủ doanh nghiệp hay một quản lý, họ không tốn chi phí nhiều để hỗ trợ nhân viên của họ nuôi con bằng sữa mẹ. Có một vài bước dễ dàng bạn có thể thực hiện, bao gồm đảm bảo rằng phụ nữ cho con bú có hể có những giờ nghỉ ngắn hay có những giờ làm việc linh hoạt vì vậy họ có thể cho con bú hay bơm sữa và cung cấp một không gian phù hợp tại văn phòng hoặc gần đó để dễ dàng thực hiện việc này. Việc cho con bú mất rất ít thời gian làm việc của một nhân viên và kéo dài chỉ một khoảng thời gian ngắn trong thời gian làm việc của người phụ nữ, khi làm việc người phụ nữ được hỗ trợ và đưa ra thời gian linh hoạt cho cuộc sống của họ, họ có thể tận tâm hơn và hạnh phúc hơn tại nơi làm việc, đó là một tình huống có lợi cho cả hai bên để xây dựng nhân viên trung thành, tạo cho trẻ em có nguồm dinh dưỡng tốt nhất có thể, và lợi ích xã hội như một toàn thể. Thật không phải luôn luôn dễ dàng để sắp xếp việc cho con bú với nhu cầu công việc nhưng sự ủng hộ của người quản lý và các đồng nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt, khi chúng ta làm việc để đạt tới các mục tiêu tham vọng của Chiến lược toàn cầu vì sức khỏe phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên (Global Strategy for Women's, Children's and Adolescents' Health), chúng ta có thể bắt đầu với một trong những biện pháp can thiệp hiệu quả và chi phí thấp mà có lợi ích cho phụ nữ và trẻ sơ sinh với sự tác động sẽ kéo dài hơn cuộc sống của họ. Các chính quyền, công đoàn, người lao động và đồng nghiệp đóng vai trò bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ người phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc, nói đơn giản đó là điều phải làm.

Thiết kế đồ họa thông tin (Infographics)

Chiến dịch 2015-Hãy thực hiện thôi! (2015 campaign - Let's make it work!)

Cho con bú bằng sữa mẹ: các mục tiêu toàn cầu 2015 (Breastfeeding: Global targets 2025)


Các nhà làm luật có thể làm gì (What law makers can do)



Các chủ doanh nghiệp có thể làm gì (What employers can do)



Công đoàn có thể làm gì (What trade unions can do)


Các đồng nghiệp có thể làm gì (What co-workers can do)


Chiến dịch 2014 (2014 campaign)


Trước khi một đứa trẻ được sinh ra (Before your baby is born)



Khi con bạn được sinh ra (When your baby is born)


Khi nào bạn đi về nhà (When you go home)


Chiến dịch 2013 (2013 campaign)

Người mẹ có thể làm gì (What mums can do)


Các ông bố có thể làm gì (What dads can do)


Gia đình và bạn bè có thể làm gì (What family and friends can do)


Những gì có thể được thực hiện tại nơi làm việc (What can be done in the workplace)


Ngày 08/08/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo WHO và MoH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích