WHO: Ngộ độc chì và sức khỏe
Cập nhật tháng 8/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Fact sheet N°379. Ngộ độc chì và sức khỏe (Lead poisoning and health). Chì là một kim loại độc hại có trong tự nhiên được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất, việc sử dụng rộng rãi chì đã dẫn đến ô nhiễm môi trường rộng lớn, phơi nhiễm với con người và các vấn đề sức khỏe công cộng đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Nguồn ô nhiễm môi trường quan trọng bao gồm khai thác mỏ, luyện kim, các hoạt động sản xuất và tái chế và trong một số quốc gia việc tiếp tục sử dụng sơn và xăng pha chì, hơn 3/4 số tiêu thụ chì trên toàn cầu là để sản xuất các bình ắc quy chì-axit cho động cơ của xe cộ, tuy nhiên chì cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác như bột màu, sơn, hàn, kính màu, tàu pha lê, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi và trong một số mỹ phẩm, các loại thuốc cổ truyền, nước uống được cung cấp thông qua đường ống dẫn hoặc ống nối bằng hàn chì có thể chứa chì. Phần lớn chì trong thương mại toàn cầu hiện đang thu được từ tái chế, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương do tác dụng độc hại của chì, có thể gây ra các tác động sức khỏe trầm trọng và lâu dài, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Chì cũng gây ra tác hại lâu dài ở người lớn như làm tăng nguy có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và sinh thiếu cân cũng như các dị tật nhỏ. Trẻ em có nhiều nguy cơ phơi nhiễm với chì
Nguồn gốc và các tuyến đường phơi nhiễm (Sources and routes of exposure) Nguy cơ cao huyết áp và tổn thương thận, phơi nhiễm tới hàm lượng chì cao với phụ nữ mang thai, mọi người có thể trở nên bị phơi nhiễm với chì thông qua nghề nghiệp và môi trường chủ yếu là do hít phải các hạt chì được tạo ra bằng cách đốt các vật liệu có chứa chì, ví dụ trong quá trình nấu chảy, tái chế không chính thức, tước sơn pha chì và sử dụng xăng pha chì; ăn phải bụi chì bị ô nhiễm chì, nước (từ đường ống pha chì), thực phẩm (từ các thùng chứa bằngkính hoặc chì hàn); Việc sử dụng một số loại thuốc và mỹ phẩm truyền thống cũng có thể dẫn đến phơi nhiễm với chì, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng hấp thụ gấp 4-5 lần nhiều hơn so với người lớn từ một nguồn nhất định, hơn nữa sự tò mò bẩm sinh của trẻ em và kết quả hành vi tay- miệng phù hợp với tuổi của chúng trong miệng và nuốt các vật có chứa chì hoặc tráng chì như bụi hoặc đất bị ô nhiễm và vỏ của sơn chứa chì bị mục nát. Đường phơi nhiễm này là rộng lớn hơn ở trẻ em với pica (thèm ăn dai dẳng và cưỡng bức để ăn những thứ không phải thực phẩm), ví dụ người ta có thể nhặt nhạnh và ăn sơn pha chì từ các bức tường, khung cửa và đồ nội thất. Phơi nhiễm với đất và bụi bị ô nhiễm chì do tái chế pin và khai thác khoáng sản đã gây ra nhiễm độc chì hàng loạt và nhiều trường hợp tử vong ở trẻ nhỏ ở Senegal và Nigeria.Ngay khi đi vào cơ thể, chì được phân bổ đến các cơ quan như não, thận, gan và xương. Cơ thể lưu trữ chì ở trong răng và xương, nơi đó chì được tích lũy theo thời gian, chì lưu trữ trong xương có thể được tái huy động vào máu trong quá trình mang thai do đó phơi nhiễm với thai nhi. Trẻ em suy dinh dưỡng dễ bị nhạy cảm hơn với chì bởi vì cơ thể chúng hấp thụ chì nhiều hơn các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như canxi đang thiếu, trẻ em có nguy cơ cao nhất là những người còn rất trẻ (bao gồm cả thai nhi đang phát triển) và nghèo khó. Ảnh hưởng sức khỏe do nhiễm độc chì ở trẻ em (Health effects of lead poisoning on children) Chì gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em, ở các cấp độ phơi nhiễm cao chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây ra hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống sót sau nhiễm độc chì nghiêm trọng có thể để lại sự chậm phát triển tâm thần và rối loạn hành vi. Ở cấp độ phơi nhiễm thấp hơn chì không gây ra triệu chứng rõ ràng và trước đây được coi là an toàn, thì bây giờ chì được biết tạo ra một phổ rộng của các thương tổn trên nhiều hệ thống cơ thể (multiple body systems), đặc biệt là chì ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ em dẫn đến giảm chỉ số thông minh (IQ), các thay đổi hành vi như rút ngắn khoảng chú ý và tăng hành vi chống đối xã hội và giảm độ học vấn. Phơi nhiễm với chì cũng gây ra thiếu máu, tăng huyết áp, suy thận, miễn dịch độc tố (immunotoxicity) và độc tính (toxicity) đối với cơ quan sinh sản, các ảnh hưởngthần kinh và hành vi (neurological and behavioural effects) với chì được cho là không thể hồi phục. Không biết được về nồng độ chì an toàn trong máu nhưng người ta biết khi phơi nhiễm với chì gia tăng thì phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các ảnh hưởng cũng tăng lên, thậm chí với nồng độ chì trong máu nhỏ nhất là 5mg/dl từng được cho là một "mức an toàn" (safe level), có thể dẫn đếngiảm trí thông minh ở trẻ em, khó khăn về hành vi và các vấn đề học tập. Điều khích lệ là sự thành công trong việc loại bỏ xăng pha chì trong hầu hết các nước đã dẫn đến một sự suy giảm đáng kể nồng độ chì trong máu ở mức quần thể (population-level blood lead concentrations), hiện nay chỉ có 6 quốc gia tiếp tục sử dụng nhiên liệu pha chì. Đáp ứng của WHO (WHO response) WHO đã xác định chìlà một trong mười hóa chất của mối quan tâm sức khỏe cộng đồng, cần hành động của các nước thành viên để bảo vệ sức khỏe của người lao động, trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. WHO đã có sẵn thông qua trang web của mình một loạt các thông tin về chì, trong đó có thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, hướng dẫn kỹ thuật và tài liệu tuyên truyền vận động. WHO hiện đang phát triển hướng dẫn về công tác phòng chống và xử lý ngộ độc chì và điều này sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan y tế công cộng và chuyên gia y tế với sự hướng dẫn dựa trên bằng chứng về các biện pháp mà họ có thể làm để bảo vệ sức khỏe của trẻ em và người lớn do phơi nhiễm với chì.Bởi vì sơn pha chì là một nguồn phơi nhiễm tiếp tục ở nhiều quốc gia do đó WHO đã hợp tác với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme) để hình thành nên Liên minh toàn cầu loại bỏ chì trong sơn (Global Alliance to Eliminate Lead Paint) là một sáng kiến hợp tác tập trung và thúc đẩy những nỗ lực để đạt được các mục tiêu quốc tế (international goals) nhằm phòng ngừa phơi nhiễm chì cho trẻ em từ sơn có pha chì và để giảm thiểu phơi nhiễm nghề nghiệp (occupational exposures) với sơn như thế. Mục tiêu rộng lớn của loại bỏ chì trong sơn là thúc đẩy việc loại bỏ dần việc sản xuất và bán các loại sơn có chứa chì và cuối cùng loại bỏ những nguy cơ mà những loại sơn như thế mang lại.Liên minh toàn cầu loại bỏ chì trong sơn là một biện pháp quan trọng góp phần thực hiện điều khoản 57 (paragraph 57) của Kế hoạch thực hiện của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (Plan of Implementation of the World Summit on Sustainable Development) và giải pháp II/4B của cách tiếp cận mang tính chiến lược tới Quản lý Hóa chất Quốc tế (SAICM_ Strategic Approach to International Chemicals Management) mà cả hai quan tâm đến việc loại bỏ sơn có chì
|