Cải thiện các hậu quả của việc sinh non: WHO phát hành hướng dẫn mới
Ngày 24/8/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Cải thiện các hậu quả của việc sinh non: WHO phát hành hướng dẫn mới (Improving preterm birth outcomes: WHO launches new guidance) có tựa đề là “Những khuyến nghị của WHO về những biện pháp can thiệp cải thiện những hậu quả của sinh non” (WHO recommendations on interventions to improve preterm birth outcomes). Nội dung hướng dẫn bao gồm những điểm chính và các thông điệp quan trọng từ các khuyến nghị của WHO về các biện pháp can thiệp cải thiện những hậu quả sinh non. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ em bị sinh non-những đứa trẻ được sinh ra sinh trước khi thai kỳ 37 tuần hoàn thành. Các biến chứng của sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trong số những trẻ em dưới 5 tuổi, khiến cho gần một triệu ca tử vong trong năm 2013, nếu không được điều trị hợp lý, những đứa trẻ sống sót khỏi những biến chứng của sinh non có nguy cơ gia tăng bị tàn tật và có chất lượng cuộc sống thấp. | UNICEF/Asselin |
Hướng dẫn mới (New guidance)Hướng dẫn mới của WHO mang tựa đề “Những khuyến nghị của WHO về các biện pháp can thiệp để cải thiện những hậu quả của sinh non” đã được phát hành để giúp phòng ngừa các biến chứng và hậu quả của sinh non, tăng cường thêm các nỗ lực nhằm giảm thiểu hơn nữa tử vong ở trẻ em. Hướng dẫn mới này đưa ra các khuyến nghị về các biện pháp can thiệp được cung cấp cho các bà mẹ khi việc sinh non sắp xảy ra và cho những đứa trẻ bị sinh non sau khi sinh, với mục tiêu cải thiện những hậu quả cho những đứa trẻ bị sinh non. Những biện pháp can thiệp chính (Key interventions)Một loạt các biện pháp can thiệp chính được trình bày trong hướng dẫn mới này có thể cải thiện cơ hội sống sót và những hậu quả sức khỏe đối với những đứa trẻ sinh non bao gồm các biện pháp can thiệp cung cấp cho bà mẹ như tiêm steroid trước khi sinh, thuốc kháng sinh khi vỡ ối và magie sun-phát để ngăn ngừa sự nguy hại thần kinh đứa trẻ trong tương lai cũng như những biện pháp can thiệp dành cho đứa trẻ; ví dụ chăm sóc nhiệt (giữ trẻ ấm), sử dụng oxi an toàn, và sử dụng surfactant (một loại thuốc cụ thể) để giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Những biện pháp can thiệp này cũng được xác định trong Chiến lược toàn cầu cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên phiên bản được đổi mới, một bản đồ hướng dẫn 15 năm đối với việc kết thúc các ca tử vong có thể ngăn chặn được và cải thiện sức khỏe phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên, sẽ được phát hành vào tháng 9/2015. Bằng chứng mới nhất (Latest evidence)Trong đối phó với yêu cầu của các nước thành viên của WHO về hướng dẫn về các phạm vi thói quen dễ gây tranh cãi, hướng dẫn mới được dựa trên các bằng chứng nghiên cứu hiện tại và đã được chuẩn bị bởi một nhóm các chuyên gia quốc tế từ tất cả các khu vực của WHO. Hướng dẫn này cập nhật các phân đoạn có liên quan của các ấn phẩm trước của WHO như Quản lý những biến chứng của thai kỳ và sinh đẻ: một hướng dẫn dành cho các bà đỡ và các bác sĩ (Managing complications of pregnancy and childbirth: a guide for midwives and doctors) xuất bản năm 2000 và Sổ tay chăm sóc bệnh viện cho trẻ em (Pocket book of hospital care for children) xuất bản năm 2013. Có tính hữu ích rộng rãi (Widely useful)“Những khuyến nghị của WHO về các biện pháp can thiệp để cải thiện những hậu quả của sinh non” sẽ rất hữu ích cho những người làm việc trong ngành y, từ các nhân viên chăm sóc y tế trực tiếp chăm sóc cho phụ nữ có thai và trẻ sinh non, tới những nhà lập chương trình và vạch ra chính sách y tế, cũng như là những người làm việc về phát triển thiết bị hỗ trợ công việc và các công cụ đào tạo cho các nhân viên y tế. Chiến lược toàn cầu cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên (Global Strategy for Women's, Children's and Adolescent's Health) “Chiến Lược Toàn Cầu cho Sức Khỏe Phu nữ, Trẻ em và Thanh thiếu niên” phiên bản đổi mới sẽ là một bản đồ hướng dẫn nhằm kết thúc các ca tử vong có thể ngăn ngừa được ở phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên trước năm 2030 và cải thiện sức khỏe của họ. Chiến lược được đổi mới lại này sẽ hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals_SDGs) sau năm 2015 về vấn đề y tế của Liên Hiệp Quốc (UN). Nó đang được phát triển bởi một loạt những người có quyền lợi liên quan, dẫn đầu bởi Văn phòng của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, phong trào mọi phụ nữ mọi trẻ em với sự hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ từ WHO thu hút nhiều chuyên gia liên ngành và dưới sự dẫn dắt của Phó tổng giám đốc WHO Ts. Flavia Bustreo.
|