Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 0 6 1
Số người đang truy cập
1 5 4
 An toàn thực phẩm & hóa chất Thuốc & Hóa chất
Vấn nạn thuốc giả toàn cầu: cập nhật thông tin và giải pháp đến tháng 8/2015

Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG):“Một thuốc giả là loại thuốc bị cố ý, lén lút dán nhãn sai về nguồn gốc và nhận dạng. Giả mạo thuốc có thể thực hiện ở cả nhãn hiệu và tên hoạt chất, và dược phẩm giả có thể là các sản phẩm chứa đúng hoạt chất hay sai hoạt chất, sản phẩm không có thành phần hoạt chất, thiếu thành phần hoạt chất hay sản phẩm có bao bì giả mạo”.
 

Mức độ nghiêm trọng của vấn nạn thuốc giả

Vấn nạn thuốc giả được biết đã tồn tại ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, quy mô thực tế của vấn đề thật sự không được biết vì không có nghiên cứu mang tính toàn cầu nào được thực hiện. Sự xuất hiện của thuốc giả trên thị trường quốc tế lần đầu tiên được xem như là vấn nạn tại Hội nghị về sử dụng thuốc hợp lý của các chuyên gia TCYTTG tổ chức tại Nairobi, Kenya năm 1985. Kể từ đó, ý thức của cộng đồng về thuốc giả và thuốc kém chất lượng được nâng cao hơn. Cả các cơ quan quản lý nhà nước và Chính phủ, các công ty sản xuất đã cùng nhau đưa ra nhiều nổ lực nhằm phòng ngừa vấn nạn này và TCYTTG đã nhận được những báo cáo liên quan đến thuốc giả từ các nước thành viên trên cơ sở tự nguyện.

Theo thông tin từ các báo cáo này, vấn nạn được cho là liên quan đến cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Chỉ từ tháng 01.1999 đến tháng 10.2000, TCYTTG đã nhận đến 46 báo cáo mật về thuốc giả của 20 quốc gia. Khoảng 60% các báo cáo này là từ các quốc gia phát triển, phần còn lại40% là của các quốc gia phát triển. Mặc dù độ tin cậy các báo cáo nhận được không được thẩm định và có thể không hữu dụng để định lượng xác tđịnh tính xác thực, nhưng rõ ràng thông tin này cho thấy rằng vấn đề đang tồn tại.

Số liệu cũng phản ánh rằng chỉ một số ít quốc gia sẵn sàng cung cấp thông tin về các trường hợp bị phát hiện. Các thuốc bị làm giả nhiều nhất và phổ biến bao gồm thuốc kháng sinh, các hormone, thuốc giảm đau, các steroides và thuốc chống dị ứng. Các loại thuốc này chiếm khoảng 60% thuốc giả bị phát hiện. Về loại thuốc bị làm giả và tầm quan trọng các thuốc được báo cáo được chia thành 6 loại như sau:

1.Thuốc không có thành phần hoạt chất 32,1%;

2.Thuốc không đúng hàm lượng thành phần hoạt chất 20,2%;

3.Thuốc có thành phần không đúng với nhãn mác 21,4%;

4.Thuốc có làm lượng thành phần hoạt chất đầy đủ nhưng đóng gói giả mạo 15,6%;

5.Thuốc nhái sản phẩm gốc 1%;

6.Thuốc có hàm lượng cao các thành phần tạp chất và các chất độc ô nhiễm 8,5%.

Định nghĩa thuốc giả bởi các thành viên TCYTTG

Các định nghĩa sau đây của các nước thành viên TCYTTG cho thấy rằng bản chất của vấn đề thuốc giả là khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở một số nước, vấn đề này phức tạp hơn và không có sự phân biệt giữa thuốc giả và thuốc kém chất lượng.
 

Các báo cáo hiện tại cho thấy ở các quốc gia phát triển có sự phân bố rộng về loại thuốc bị làm giả, từ các loại dược phẩm nhái thuốc chính hãng đến các loại cực kỳ nguy hiểm là các dược phẩm không có thành phần hoạt chất. Kết quả là thuốc giả được định nghĩa một cách chung chung để nói đến tất cả các sản phẩm dược bị làm nhái hay giả mạo cũng như các sản phẩm kém chất lượng nào đó, đặc biệt là cho các sản phẩm cố ý làm kém chất lượng.
 

Trong Sắc lệnh về thực phẩm chế biến không hợp vệ sinh và thuốc giả của Nigeria, thuốc giả được định nghĩa là:

1.Bất kỳ dược phẩm nào mà không cótác dụng chữa bệnh;

2.Bất kỳ thuốc hay dược phẩm màu sắc sặc sỡ, bọc nhiều lớp, quá mịn và quá bóng láng mà mối nguy hại bị che đậy hay thuốc được sản xuất có nhãn tốt hơn hay quảng cáo giá trị chữa bệnh tốt hơn khả năng điều trị thật sự của nó, thuốc mà trên nhãn không ghi liều dùng hoặc nhãn, hoặc hộp, hoặc bất kỳ điều gì kèm theo thuốc không ghi bất kỳ thông tin gì, cách trình bày hay thiết bị tạo ra một tuyên bố sai về thuốc hay thuốc là giả mạo/sai lệch;

3.Bất kỳ thuốc hay sản phẩm thuốc mà bao bì được sản xuất, tạo kiểu mẫu hay ghi sai lạc;

4.Bất kỳ dược phẩm mà nhãn không ghi hướng dẫn sử dụng đầy đủ hay đầy đủ các chống chỉ định cho điều kiện bệnh lý mẫn cảm với thuốc hay cho trẻ em, đối tượng có thể bị nguy hiểm sức khỏe hay cảnh báo liều không an toàn hay phát đồ hay thời gian sử dụng;

5.Bất kỳ dược phẩm nào không đăng ký cơ quan tuân thủ các điều khoản của về thực phẩm, thuốc và các sản phẩm liên quan của sắc lệnh năm 1993, cũng như các điều khoản của sắc lệnh này sửa đổi sau đó”.

·Sổ tay hướng dẫn của Pakistan về Luật dược định nghĩa thuốc giả như sau:

“Là một thuốc mà nhãn hay bao bì bên ngoài là bắt chước, làm giống hay sao chép giả mạo một cách tỉ mỉ, của nhãn hay bao bì bên ngoài của một công ty sản xuất dược nào đó.”

·Tại Philippines, Đạo luật Cộng hòa số 82036 xem thuốc giả/ dược phẩm giả có nghĩa là:

“Các sản phẩm dược chứa đúng các thành phần nhưng không đủ hàm lượng như ghi trên nhãn, thuốc chứa thành phần sai, thuốc không có thành phần hoạt chất, thiếu thành phần hoạt chất, sự giả mạo như trên làm giảm an toàn, hiệu quả điều trị, chất lượng, nồng độ hay độ sạch của thuốc. Nó là một thuốc được dán nhãn một cách cố ý và gian lận về nhận dạng/ hay nguồn gốc, thuốc có bao bì giả, và giả mạo có thể thực hiện ở cả nhãn hiệu và thuốc gốc. Nó cũng nói đến:

1.Bản thân thuốc, hay bao bì, hay nhãn mác của nó hay bất kỳ phần nào của thuốc đó, bao bì hay nhãn mác không có giấy phép thương mại, tên thương mại hay các dấu hiệu nhận dạng khác hay thông tin sản phẩm hay những điều giống như thế mà được sở hữu và ghi trong Cục sở hữu trí tuệ, Thương mại và Chuyển giao công nghệ bằng tên một pháp nhân khác;

2.Một sản phẩm dược làm giảbao bì của sản phẩm chính hãng bởi những cá nhân bất hợp pháp;

3.Một sản phẩm dược nhập khẩu không đăng ký, ngoại trừ các thuốc được nhập vào quốc gia cho mục đích sử dụng cá nhân, được thừa nhận và chứng minh từ hồ sơ thuốc đính kèm;

4.Một thuốc không chứa, hay chứa thành thành hoạt tính khác, hay chứa hàm lượng thành phần hoạt tính nhỏ hơn 80%, phân biệt với một thuốc làm giả hạn sử dụng gây giảm hay mất hiệu quả điều trị.”

·Đạo luật Liên bang Mỹ về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm định nghĩa thuốc giả là:“ Một thuốc hay bao bì, hay nhãn của nó không được cấp phép, không ghi nhãn hiệu, tên thương mại, hay các dấu hiệu nhận dạng khác, như lý lịch sản phẩm, hình ảnh tượng trưng hay bất kỳ cái gì tương tự như thế về sản phẩm dược của nhà sản xuất, dây chuyền chế biến, quá trình đóng gói, hay của nhà phân phối ngoài những người người thực tế đã tham gia sản xuất, chế biến, đóng gói hay phân phối thuốc đó và vì thế gây ra ý nghĩa sai lệch hay sản phẩm được trình bày, hay đã được đóng gói và phân phối từ những công ty sản xuất khác làm giống như thế, của quá trình chế biến, máy đóng gói hay nhà phân phối khác.”
 

Các yếu tố làm tăng vấn nạn giả mạo thuốc

Rất nhiều yếu tố lý giải tại sao thuốc hấp dẫn vấn nạn giả mạo. Thuốc là danh mục hàng hóa có giá trị cao với số lượng và nhu cầu vô hạn. Hơn nữa, với những thủ phạm làm thuốc giả, chi phí nguyên liệu là rất thấp nếu sử dụng các thành phần thay thế giả rẻ hay nếu các thành phần này bị bỏ qua hoàn toàn (điều này rất hay xảy ra).

Sản xuất thuốc giả không cần xây dựng nhà xưởng hay các phương tiện tolớn. Chúng có thể được sản xuất trong các khu làng nghề thủ công, trong sân sau nhà, hay thậm chí dưới những bóng cây. Cũng không tốn chi phí cao vì phải đảm bảo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP), vì các tiêu chuẩn như thế không bao giờ được thực hiện và như thế lợi nhuận từ sản xuất thuốc giả là rất cao.

Một loại thuốc giả rất dễ đánh lừa người tiêu dùng, đặc biệt khi nó được sao chép giống như sản phẩm gốc và nếu nó được cho là có nguồn gốc hợp pháp, như thế người mua sẽ không thể nghi ngờ và nhận ra. Hơn nữa, quá trình bệnh nhân mua được thuốc không giống với những hàng hóa tiêu dùng khác, bác sĩ hay nhân viên y tế kê đơn thuốc. Thậm chí khi chính bệnh nhân chọn thuốc cho mình, họ có thể thiếu kiến thức chuyên môn để phát hiện thuốc họ đang mua có đảm bảo chất lượng hay là sản phẩm giả hay không.

Các yếu tố khác làm tăng vấn nạn làm giả thuốc như sau:

Thiếu quyết tâm về chính sách và trách nhiệm

Thuốc không giống các sản phẩm tiêu dùng khác, chúng là các sản phẩm cốt yếu đáp ứng mục tiêu quan trọng cải thiện sức khỏe cộng đồng và như thế thuốc không nên được xem như các hàng hóa khác. Sự phát triển, sản xuất, nhập khậu và quản lý theo sau trong chuỗi phân phối và sử dụng thuốc yêu cầu các kiến thức và kĩ năng chuyên môn cao. Do đó, các hoạt động trên cần tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc và chất lượng thuốc cần được giám sát một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, điều này sẽ yêu cầu sự quyết tâm mạnh mẽ và trách nhiệm rất lớn của chính phủ để thành lập và điều hành một hệ thống quản lý luật thuốc quốc gia hiệu quả.
 

Thiếu pháp chế thích hợp về dược

Pháp chế và các qui định tạo nên cơ sở cho luật thuốc. Ở đâu các pháp chế và các qui định không tồn tại để giám sát thuốc một cách hợp lý, thì hoạt động tội phạm về làm giả thuốc không được xử lý như một tội. Vừa qua, chỉ có một vài nước thành viên TCYTTG ban hành luật quốc gia chuyên biệt để giải quyết vấn nạn thuốc giả. Hơn nữa, các hình phạt áp đặt cho kẻ làm giả thuốc trong hầu hết trường hợp là không có tác dụng ngăn ngừa. Sự thiếu vắng pháp luật phòng chống thuốc giả sẽ khuyến khích những kẻ sản xuất thuốc giả vì không có sự cảnh báo, đe dọa nào làm họ sợ bị bắt và bị truy tố.

Không có qui định về thuốc hoặc có nhưng qui đinh thuốc không đủ độ răn đe.

Thuốc cần phải an toàn, hiệu quả và có chất lượng tốt để cho hiệu quả điều trị mong muốn. Việc đảm bảo các tính chất này cần thành lập một cơ quan quản lý dược quốc gia có chuyên môn với nhân lực cần thiết cùng với các nguồn lực khác để giám sát quá trình sản xuất, nhập khẩu, phân phối và buôn bán dược phẩm. Hiện nay, trong 191 nước thànhviên TCYTTG có khoảng 20% số nước đã phát triển tốt luật dược. Những nước thành viên còn lại, có khoảng 50% thi hành luật dược ởmức phát triển và khả năng điều hành khác nhau.
 

Còn lại 30% quốc gia không có Luật dược thích hợp hoặc thi hành chức năng của luật rất hạn chế. Việc giám sát thi hành luật dược không đầy đủ, thiếu hiệu quả hay yếu kém có thể thúc đẩy quá trình nhập khẩu, sản xuất và phân phối thuốc bất hợp pháp, dẫn đến hậu quả là lượng thuốc giả tăng mạnh trong thị trường mỗi nước.

Không đầy đủ các nguồn lực cho các hoạt động giám sát dược và thiếu các chương trình tập huấn cho các cá nhân có thẩm quyền quản lý dược quốc gia có thể dẫn đến sự thiếu khả năng và kém cỏi của các nhà quản lý dược mỗi nước. Hậu quả của điều này sẽ để lọt dược phẩm giả vào các kênh phân phối thuốc quốc gia.

Thực thi pháp luật và xử phạt hình sự không đủ răn đe

Nếu chỉ ban hành luật chống làm giả thuốc thôi thì không giải quyết được vấn đề. Nó cần phải được thi hành. Nơi đâu có luật mà không thi hành để khởi tố tội phạm thì bọn tội phạm sẽ không sợ bị bắt và khởi tố. Các hình phạt quá khoan dung đối với sự phạm tội sẽ dẫn đến khuyến khích các hoạt động phạm tội như làm giả thuốc, đặc biệt là khi các hình phạt đối với nạn làm giả các sản phẩm không phải thuốc là quá nghiêm khắc. Hơn nữa, việc xem nhẹ các quyền nhãn hiệu hàng hóa sẽ khuyến khích nạn làm giả thuốc trên quy mô lớn.

Tham nhũng và xung đột lợi ích

Nạn tham nhũng và xung đột về lợi ích ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công tác của cán bộ quản lý nhà nước về dược, làm cho các luật không được thực thi nên bọn tội phạm thì không bị bắt, khởi tố và kết án. Chính phủ cần phát triển các chiến lược để giảm nạn tham nhũng. Phương pháp tiếp cận có thể là trao quyền cho cộng đồng,cho các nhóm khách hàng để họ tham gia vào luật dược, để làm cho các nhà quản lý thực thi luật phải chịu trách nhiệm về công việc của họ cũng như các quyết định của họ rõ ràng, minh bạch.
 

Lượng cầu vượt lượng cung

Ở những nơi nhu cầu thuốc vượt lượng cung cho thị trường, những kẻ phạm tội có thể kiếm lợi lớn từ hoạt động sản xuất và phân phối dược phẩm giả. Hơn nữa, những người tiêu dùng sử dụng thuốc một cách bất hợp lý đã tạo ra nhu cầu cao về những thuốc như thế, các nguồn thuốc này có thể là giả mạo. Ví dụ, việc lạm dụng kem tẩy trắng da chứa steroides và các thuốc tăng cân đã tạo nên thị trường thuốc thuốc giả chứa steroides. Thông thường những thuốc này được phân phối qua các kênh trái phép hay các thị trường bất hợp pháp.

Giá thuốc cao

Khi giá thuốc quá cao và sự chênh lệch giá giữa các sản phẩm chính hãng diễn ra sẽ dẫn đến sự thúc đẩy lớn về nguồn cung cấp thuốc giả giá rẻ. Những kẻ bị lôi kéo vào thị trường thuốc giả vì giá sản xuất thuốc giả là rất thấp và lợi nhuận thu được là rất lớn.

Sự hợp tác không hiệu quả giữa các bên liên quan

Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan pháp luật, lực lượng cảnh sát, các trung tâm dịch vụ khách hàngvà toàn án là cần thiết cho hiệu quả giám sát thị trường thuốc mỗi nước và thi hành luật dược. Một khi sự phối hợp như thế không hiệu quả, những kẻ sản xuất thuốc giả có thể trốn tránh sự phát giác, bắt giam và trừng phạt hình sự.

Hơn nữa, sự hợp tác giám sát giữa ngành công nghiệp dược, các đại lý và nhà bán lẻ để báo cáo các vụ thuốc giả lên các cơ quan quản lý thuốc quốc gia là cần thiết trong công cuộc chiến tranh ngăn chặn vấn nạn thuốc giả. Nơi nào thiếu sự phối hợp này thì cơ quan quản lý thuốc quốc gia không thể đưa ra các giải pháp chống lại bọn sản xuất thuốc giả và vì thế dược phẩm giả có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
 

Thiếu qui định từ các nước xuất khẩu và các khu vực thương mại tự do

Dược phẩm sản xuất phục vụ xuất khẩu không được kiểm soát các tiêu chuẩn như dược phẩm được sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, đôi lúc dược phẩm được xuất khẩu qua vùng mậu dịch tự do nơi có công tác giám sát thuốc lỏng lẻo và là nơi diến ra công đoạn đóng gói và dán lại nhãn. Kiểu mậu dịch thương mại này có thể tạo ra cơ hội dễ dàng hơn để bọn tội phạm thuốc giả tuồn các nguyên liệu bất hợp pháp vào chuỗi phân phối, ngay cả khi hệ thống kiểm soát thực hiện một cách chặt chẽ.

Việc buôn bán thuốc trải qua quá nhiều khâu trung gian

Thương mại dược hiếm khi diễn ra giữa nước sản xuất và nước nhập khẩu. Gần đây, việc buôn bán thuốc diễn ra qua một hoặc nhiều nước trung gian hay công ty thương mại. Các hoạt động của các công ty thương mại có thể liên quan đến việc đóng gói và dán nhãn lại mà không có bất kỳ sự giám sát nào tuân theo các yêu cầu thực hành sản xuất tốt.
 

Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Trong hầu hết trường hợp, thuốc giả là không an toàn, hiệu quả và chất lượng như thuốc thật. Ngày cả khi thuốc có chất lượng tốt hay chứa đầy đủ hàm lượng hoạt chất thì quá trình sản xuất và phân phối là ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này có nghĩa là những khuyết điểm và tác động xấu của nó sẽ không dễ dàng nhận ra hay giám sát và khi cần thiết, thì không thể thu hồi hiệu quả một sản phẩm.

Cho đến nay, các thuốc giả bị phát hiện là những thuốc có rất ít hiệu lực. Trong nhiều trường hợp thuốc bị phát hiện là những thuốc không có hoạt chất, hay thành phần hoạt chất không đúng hoặc là không đủ hàm lượng các hoạt chất. Sử dụng những thuốc như thế sẽ kéo dài thời gian điều trị vì bệnh nhân không đáp ứng thuốc nhanh như họ mong muốn và kéo dài các triệu chứng đau đớn cần được điều trị. Việc điều trị với các thuốc giả không có hiệu lực như thuốc kháng sinh có thể nảy sinh hiện tượng kháng thuốc và có thể có ảnh hưởng xấu một cách rộng rãi trong cộng đồng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, thậm chí thuốc giả có thể gây chết người.

Từ hậu quả của những ảnh hưởng xấu như thế, thuốc giả có thể làm hao mòn lòng tin của cộng động vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, những người cung ứng và người buôn bán thuốc thật, ngành công nghiệp dược và cơ quan quản lý thuốc quốc gia. Việc dán nhãn không đúng như nguồn gốc thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và tình hình tài chính của nhà sản xuất gốc hoặc hiện tại, mà tên nhà sản xuất đó đã bị sử dụng một cách gian lận.

Không có giải pháp hay biện pháp đơn giản nào có thể áp dụng để loại trừ dược phẩm giả cũng như vấn đề không thể giải quyết bởi một công ty tư nhân hay một chính phủ. Vấn nạn này đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu và cần phải đưa ra cách tiếp cận giải quyết mang tính toàn cầu.

Các giải pháp để đấu tranh chống lại nạn thuốc giả

Ở tầm quốc gia, mỗi nước nên phát triển các chính sách dược phù hợp, xây dựng luật dược và các chiến lược thi hành luật phù hợp với hoàn cảnh cụ thể mỗi nước cũng như tính sẵn sàng về khung pháp lý, chuyên môn và các nguồn tài chính. Các chính sách nên kết hợp với chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ, ngành dược, các nhà nhập khẩu và phân phối dược, các nhà chuyên môn về dược, các tổ chức chính phủ, các nhóm cộng đồng và các nhóm khách hàng cùng nổ lực phòng ngừa nguồn cung cấp dược phẩm giả. Các giải pháp chỉ hiệu quả khi được thực hiện bởi sự phối hợp làm việc của tất cả các bên liên quan.
 

Đặc biệt hơn, chính phủ các nước nên thể hiện quyết tâm/ trách nhiệm của mình để phát triển và thực hiện các chương trình đấu tranh phòng chống thuốc giả. Sự quyết tâm/ trách nhiệm của nhà nước cần thực hiện các công việc như sau:

·Ban hành các Luật dược mới hay cải tiến luật hiện hành để nghiêm cấm nạn thuốc giả;

·Thành lập các tổ chức điều hành dược và thể hiện rõ ràng vào các luật dược về quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi tổ chức;

·Tập huấn cho các cá nhân, bao gồm các cán bộ thực thi luật để giám sát dược mỗi nước;

·Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực tài chính cần thiết cũng như các nguồn lực khác;

·Đảm bảo các luật dược được thực thi một cách triệt để;

·Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong giám sát dược và ký kết các hiệp đinh song phương và đa phương với các chính phủ khác và với các tổ chức quốc tế như TCYTTG, cảnh sát quốc tế và Tổ chức Hải quan thế giới.

Các thủ tục và chính sách tố tụng nên phản ánh tính nghiêm trọng của vấn nạn thuốc giả cũng nhưsự phạm tội này. Tòa án nên xử lý nhanh chóng các trường hợp dính líu đến thuốc giả và áp đặt các hình phạt nghiêm khắc với những kẻ tội phạm. Thêm vào đó, tòa án nên ra lệnh tịch thu/xung công quĩ và tiêu hủy các dược phẩm giả.

Công tác đấu tranh phòng chống thuốc giả là trách nhiệm chung mà tất cả các bên liên quan phải cùng nhau thực hiện. Các tổ chức phi chinh phủ hay các tổ chức dựa vào cộng đồng như hiệp hội khách hàng cần được thông báo vấn đề thuốc giả và khả năng xuất hiện thuốc giả trong chuỗi phân phối quốc gia. Họ cần được cung cấp thông tin và phương pháp phát hiện, có như thế họ mới có thể báo cáo các trường hợp giả mạo thuốc đến các cơ quan quản lý dược của nước đó.
 

Toàn thể cộng đồng nên được khuyến khích tham gia vào công cuộc đấu tranh chống thuốc giả. Các chiến dịch truyền thông giáo dục, hướng dẫn cho cộng đồng cần được thực hiện và cộng đồng nên được khuyên mua thuốc tại các nguồn hợp pháp hơn là từ những người bán rong, bán dạo hay chợ và đường phố. Khách hàng cũng nên được khuyến khích và khuyên báo cáo cho thầy thuốc biết về bất kỳ sự thiếu cải thiện nào về trình trạng sức khỏe của sau khi được điều trị hay bất cứ phản ứng phụ nào diễn ra.

Kinh tế thế giới càng tư nhân hóa và tự do hóa thì ranh giới thương mại càng mở rộng hơn và đẩy mạnh hơn, và bán thuốc qua internet sẽ làm gia tăng lưu hành thuốc giả ở thị trường trong nước và quốc tế. Điều này cần sự hợp tác tốt hơn giữa các quốc gia trong tiểu vùng, vùng và quốc tế để đấu tranh phòng chống thuốc giả trong tương lai. Sự hợp tác nên có các chiến lược phát triển chung, trao đổi thông tin kịp thời và hòa hợp các giải pháp để phòng ngừa sự lan rộng của thuốc giả. Sự hợp tác sẽ cải thiện nếu tất cả các quốc gia tuân theo một định nghĩa chung về thuốc giả.

Trên phạm vi toàn cầu, giải pháp đấu tranh hiệu quả hơn chống lại sự đe dọa của nạn thuốc giả có lẻ là phát triển hiệp định toàn cầu để giám sát, phòng chống buôn bán thuốc giả và thuốc kém chất lượng.

Kết luận

Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã phát triển các chỉ đạo để phát triển các giải pháp đấu tranh chống thuốc giả. Các đường lối chỉ đạo này đưa ra những khuyến nghị về giải pháp cần được thực hiện bởi nhiều đối tượng có lợi ích và các bên liên quan để đấu tranh chống vấn nạn làm giả thuốc. Người đọc cẩm nang này được khuyến khích dựa theo các nguyên tắc chỉ đạo của nó để thực hiện có hiệu quả.

Ngày 01/09/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và Ths. Phạm Nho  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích