Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 9 4 6
Số người đang truy cập
2 9 3
 Hoạt động hợp tác
WHO và các tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam thí điểm kế hoạch "90-90-90" phòng chống HIV/AIDS

Ngày 15/8/2015. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế (MoH), Kế hoạch "90-90-90" phòng chống HIV/AIDS được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh Việt Nam (Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa và Tp. Hồ Chí Minh) từ năm 2015 đến 2017 với 3 mục tiêu: 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục và 90% số người điều trị ARV kiểm soát được virus ở mức thấp và ổn định (90×90×90).


Bộ Y tế đang mở rộng dịch vụ tư vấn xét nghiệm lưu động HIV/AIDS

Thí điểm Kế hoạch “90-90-90” phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, Việt Nam là một trong các nước thực hiện chiến lược tiếp cận 90×90×90vào năm 2020 theo sáng kiến của Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UN) nhằm hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (MoH) để đạt được mục tiêu thứ 1 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình), các tỉnh cần rà soát số người nhiễm HIV theo địa chỉ tại cộng đồng, tiếp cận và kết nối đưa vào điều trị; trong đó 4 tỉnh miền núi cần có đánh giá ban đầu, xác định nơi có đối tượng nguy cơ; lập danh sách các huyện, xã, thôn, bản cần được rà soát xác định các hộ có đối tượng nguy cơ; tiếp cận đối và vận động người nguy cơ cao đi xét nghiệm; đồng thời thực hiện xét nghiệm HIV (cố định hoặc lưu động), tư vấn, chuyển tiếp điều trị đến cơ sở điều trị HIV đối với người có HIV (+); Tp. Hồ Chí Minh cần tiếp cận các nhóm nguy cơ thông qua nhóm đồng đẳng, tư vấn, vận động xét nghiệm; tổ chức xét nghiệm cố định hoặc lưu động.


100% hộ dân ở các khu vực thí điểm sẽ được rà soát phát hiện đối tượng có nguy cơ HIV

Để đạt được mục tiêu thứ 2 và thứ 3 (90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục và 90% số người điều trị ARV kiểm soát được lượng vi rút ở mức thấp và ổn định), các tỉnh cần xác định địa bàn huyện, xã cần can thiệp; tập huấn cho mạng lưới y tế xã phường, thôn bản về mục tiêu, cách thức tiếp cận cho từng nhóm đối tượng đích, kỹ năng tư vấn và xét nghiệm HIV, kết nối và chuyển gửi thành công đến cơ sở điều trị; cung cấp đủ sinh phẩm xét nghiệm HIV; mở rộng cơ sở thực hiện được xét nghiệm khẳng định HIV tại tuyến huyện; thành lập các phòng khám điều trị HIV tại Khoa Khám bệnh bệnh viện huyện; đồng thời, tập huấn cho các nhân viên y tế tại phòng khám về điều trị HIV/AIDS đối với các cơ sở mở mới. Đặc biệt, các tỉnh thực hiện điều trị ARV không phụ thuộc CD4; tư vấn, quản lý và hỗ trợ tuân thủ điều trị theo quy định; thực hiện chi trả các dịch vụ điều trị HIV qua bảo hiểm y tế cho thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội và các xét nghiệm cơ bản khác; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện trong việc theo dõi và quản lý bệnh nhân; thông tin cho bệnh nhân về lợi ích của điều trị ARV sớm cũng như yêu cầu, lợi ích của tuân thủ điều trị.


Cục phòng chống HIV/AIDS (MoH) họp triển khai thí điểm kế hoạch “90-90-90”

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS 5 tỉnh thí điểm tại Việt Nam đều thống nhất và cam kết thực hiện triệt để mục tiêu 90×90×90. Phó Đại sứ Hoa Kỳ, bà Susan Sutton đánh giá cao năng lực cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ y tế Việt nam và cho biết Chính phủ Mỹ cam kết phối hợp chặt chẽ với Việt Nam nhằm thực hiện thành công thí điểm kế hoạch.


Bà Susan Sutton, Phó Đại sứ Hoa Kỳ phát biểu tại cuộc họp triển khai kế hoạch

Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết sẽ có trách nhiệm xây dựng khung kế hoạch, trên cơ sở đó sẽ cùng các nhà tài trợ đi từng tỉnh kiểm tra, hỗ trợ các hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu 90x90x90, sau khi có kết quả tốt từ 5 tỉnh sẽ nhân rộng ra các tỉnh khác.


Tp. Hồ Chí Minh phấn đấu kết thúc đại dịch HIV/AIDS sau khi hoàn thành thí điểm 90×90×90

Thí điểm tư vấn xét nghiệm HIV ở Việt Nam tại nhà người dân (Viet Nam pilots HIV testing and counselling in the comfort of people’s homes)
 

Ngày 20/08/2015. THANH HÓA. WHO cho biết Việt Nam là quốc gia tiên phong trong việc đưa dịch vụ xét nghiệm HIV tới cộng đồng và tới tận nhà người dân, chuyến thực điạ tới một bản làng vùng núi xa xôi của dân tộc thiểu số người Thái đã cho thấy việc xét nghiệm HIV tại nhà người dân đã thay đổi cuộc sống của người nhiễm HIV cũng như gia đình của họ. 30 phút là khoảng thời gian để biết được một người có kết quả HIV dương tính hay không tại bản Sim, xã Quang Chiểu, tỉnh Thanh Hóa. Ông Lương Văn Ằng, trạm trưởng trạm y tế xã Quang Chiểu cho biết: “Trong vòng 30 phút, chúng tôi có thể tiến hành xét nghiệm một cách an toàn và nếu xét nghiệm có phản ứng, chúng tôi có thể ngay lập tức chuyển bệnh nhân đi để xét nghiệm khẳng định kết quả, bắt đầu tư vấn và chuẩn bị cho việc điều trị những người có kết quả dương tính HIV”. Sự đơn giản hóa trong xét nghiệm là một lợi thế lớn nhưng nhân tố thay đổi sự việc thực sự là khả năng xét nghiệm cho mọi người tại nơi họ cảm thấy thoải mái ngay ở căn nhà của họ. Mặc dù gần đây, việc tư vấn và xét nghiệm HIV tại tuyến xã đã cơ bản giảm đi rất nhiều những rào cản về địa lý và đi lại nhưng việc đi đến trạm y tế xã vẫn còn rất khó khăn cho nhóm quần thể đích (key populations).


Xét nghiệm sàng lọc nhiễm HIV bằng test nhanh

TS. Bùi Đức Dương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (VAAC) phát biểu: “Nói chuyện với người thân của những người nhiễm HIV và những người tiêm chích ma túy, chúng tôi nhận thấy rằng họ lo ngại về HIV và muốn được xét nghiệm và tư vấn để biết được tình trạng HIV của họ và để bảo vệ bản thân. Để có thể làm được điều này, cần đưa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm tới cộng đồng, gần nhà của người dân hơn, việc xóa đi rào cản địa lý là rất quan trọng để có thể xét nghiệm và chẩn đoán sớm cho họ”. Một đánh giá về chương trình HIV của Việt Nam được tiến hành vào năm 2014 kết luận rằng việc tích cực hỗ trợ các nhóm quần thể đích tiếp cận xét nghiệm HIV sớm và nếu có kết quả HIV dương tính, tiếp cận điều trị thuốc kháng virus (ARV) sớm sẽ giúp giảm đáng kể nhiễm mới HIV và tử vong do AIDS tại Việt Nam.


Ông Jeffery Kobza, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam làm xét nghiệm HIV do cán bộ y tế xã thực hiện

Tại nhà của một nhân viên y tế ở Bản Sim, một nhóm người tập trung để được xét nghiệm, trong đó một số là người tiêm chích ma túy, một số khác là vợ hoặc con của người nhiễm HIV được nhân viên y tế bản và đồng đẳng viên tiếp cận và cung cấp thông tin về sự sẵn có của dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, lợi ích của xét nghiệm sớm và điều trị sớm HIV. Một cán bộ y tế xã cung cấp thông tin và đăng ký cho‎ dân bản xét nghiệm, một cán bộ y tế xã khác làm xét nghiệm tại phía khác của gian nhà, chỉ cần chích máu đầu ngón tay và lấy một giọt máu là đủ để thực hiện xét nghiệm nhanh. Ông Lương Văn Ằng, trạm trưởng trạm y tế xã Quảng Chiểu nói: “Xét nghiệm HIV có tác động rất lớn. Trước đây, một dân bản bị ốm nặng và nghĩ là mình sắp chết. Gia đình anh ấy đã chuẩn bị quan tài, nhưng chỉ vài ngày sau đó, anh ấy được chẩn đoán là nhiễm HIV dương tính và được điều trị ARV, hiện nay anh ấy đã đi làm được bình thường”.

Thanh Hóa là 1 trong 4 tỉnh miền núi (Điện Biên, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thanh Hóa) tại Việt Nam triển khai thí điểm dưới sự lãnh đạo của Cục Phòng chống AIDS và được hỗ trợ bởi WHO, UNAIDS và các tổ chức khác, để đánh giá việc xét nghiệm HIV sớm và bắt đầu điều trị HIV sớm có thể được thúc đẩy ở các nhóm quần thể đích như thế nào, và liệu việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm có thể được thực hiện theo cách chấp nhận được vàtôn trọng quyền của các nhóm quần thể đích hay không. Những thu nhận từ thí điểm này sẽ được đưa vào trong các chính sách trong tương lai nhằm tối ưu hóa đầu tư để giảm thiểu lây truyền HIV và tử vong do AIDS tại Việt Nam.

Thí điểm kế hoạch (90×90×90) phòng chống HIV/AIDS tại 5 tỉnh thí điểm là cơ hội để Việt Nam có bài học kinh nghiệm và nhân rộng loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này trên phạm vi toàn quốc theo mục tiêu của WHO đem lại sức khỏe và niềm tin cho cộng đồng.

Ngày 03/09/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MoH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích