WHO kêu gọi hành động nhằm cải thiện sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên trên khắp thế giới
Ngày 14/09/2015. Geneva.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi hành động nhằm cải thiện sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên trên khắp thế giới (Call to action to improve the health of women, children and adolescents worldwide).Trong một tài liệu bổ sung đặc biệt được xuất bản bởi tạp chí The BMJ, các chuyên gia y tế công cộng trên toàn cầu nhấn mạnh các hành động và đầu tư cụ thể sẽ có tác động lớn đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên. Ấn bản bổ sung được xuất bản trên tạp chí The BMJ: Hướng tới một Chiến lược Toàn cầu mới cho Sức khỏe Phụ nữ, Trẻ em và Trẻ vị thành niên
“Bài báo nhấn mạnh rằng hoạt động như bình thường sẽ không hiệu quả. Đối với phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên trên khắp thế giới để tồn tại, phát triển và thay đổi, chúng ta cần các hành động có khả năng thay đổi để cho kết quả lợi ích về xã hội, nhân khẩu học và kinh tế”. TS. Marleen Temmerman, Giám đốc Cơ quan Sức khỏe Sinh sản và Nghiên cứu của WHO.
Mặc dù các bước tiến bộ được thực hiện nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và người mẹ từ năm 1990, các tác giả của 15 bài báo được xuất bản trong phần bổ sung đặc biệt này giải thích có nhiều người được cứu sống như thế nào bằng cách cải thiện cách tiếp cận đến các biện pháp can thiệp sức khỏe cần thiết. 15 bài báo, đồng tác giả là WHO đưa ra bằng chứng hiện nay, xác định các thành công cũng như các khoảng cách quan trọng trong quá trình phát triển và nhấn mạnh các vấn đề ưu tiên quan trọng nhằm chấm dứt các bệnh gây tử vong có thể ngăn ngừa được và xây dựng một xã hội bền vững và thịnh vượng đồng thời đưa ra bằng chứng giúp thông báo sự phát triển một Chiến lược toàn cầu mới cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em và trẻ Vị thành niên được tuyên truyền tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UN), New York vào ngày 26/9/2015. Các thách thức đang tiếp diễn (Continuing challenges)Các phát hiện của 15 bài báo nhấn mạnh sự không đồng đều dai dẳng trong nước và giữa các nước với nhau có nghĩa là các đối tượng phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên nghèo và khó khăn thường thiệt thòi về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chịu đựng các nạn bạo hành nghiêm trọng về quyền con người, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đối mặt với những thách thức đáng kể nhằm cải thiện sức khỏe và hạnh phúc cho phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên bao gồm một sự khác biệt lên đến 80% giữa những người giàu nhất và nghèo nhất trong tỷ lệ sinh được chăm sóc bởi các nhân viên y tế có kỹ năng; một sự khác biệt ít nhất 25% trong tiếp cận phụ nữ có thai (ít nhất là 4 lần khám thai) giữa những người có kiến thức và ít kiến thức và giữa người giàu nhất và nghèo nhất; một sự khác biệt lên đến 80% giữa người giàu nhất và nghèo nhất trong tỷ lệ sinh đẻ được chăm sóc bởi nhân viên y tế có tay nghề. Bác sĩ Flavia Bustreo, Trợ lý Tổng giám đốc của WHO phát biểu rằng “Không có phụ nữ, trẻ em hay trẻ vị thành niên nào phải đối mặt với nguy cơ tử vong có thể ngăn ngừa được chỉ bởi vì nơi mà họ sống”. Các nỗ lực toàn cầu (Global efforts)Bởi vì thời hạn của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) sắp đến, các quốc gia cùng nhau thống nhất một chương trình các mục tiêu phát triển mới, các mục tiêu này sẽ được tuyên truyền tại New York vào tháng này. Sự tồn tại, sức khỏe và hạnh phúc của phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên là trọng tâm của chương trình nghị sự và Chiến lược toàn cầu mới nhằm ngăn ngừa các bệnh gây tử vong và cải thiện sức khỏe cho hàng triệu phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên sẽ cung cấp một nền tảng cho thành tự của các mục tiêu mới này được xây dựng dựa trên bằng chứng mới và các bài học kinh nghiệm. Chiến lược này tập trung vào tiếp cận mỗi người, đặc biệt các nhóm dân số quan trọng mà nhiều người sống trong môi trường nhân đạo và mong manh-nơi mà phần lớn các ca tử vong xảy ra. Bác sĩ Bustreo cho biết thêm: “Chúng ta biết những gì cần để thực hiện. Với bằng chứng hiện nay, chúng ta có cơ hội để chấm dứt các ca tử vong có thể ngăn ngừa được cho tất cả phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên để cải thiện sức khỏe cho họ và mang lại những thay đổi có hiệu quả cần thiết để thực hiện đầy đủ quyền con người và xây dựng xã hội vững mạnh và thịnh vượng”.
|