Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 8 0 2 2
Số người đang truy cập
1 9 8
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Tổng Giám đốc WHO: Bức tranh toàn cảnh y tế thế giới sau MDGs đến 2015: Thành công & Thách thức

Ngày 15/9/2015. GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới(WHO)-Bài phát biểu của Tổng Giám đốc WHO gửi tới Ủy ban khu vực tại châu Âu (WHO Director-General addresses Regional Committee for Europe) trước khi kết thúc Mục tiêu thiên niên kỷ (Millennium Development GoalsMDGs) và chuẩn bị bước vào Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals_SDGs).

Trong bài phát biểu tại phiên họp lần thứ 65 của Ủy ban khu vực châu Âu, Tổng giám đốc WHO TS. Margaret Chan đã làm rõ bức tranh toàn cảnh của y tế thế giới sau Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đến năm 2015 với những thành công tưởng như không thể đạt được cùng nhiều khó khăn thách thức trước thềm Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030.

 
Tổng Giám đốc WHO, TS. Margaret Chan

Kính thưa ngài Chủ tịch, các ngài bộ trưởng, các quý vị đại biểu, các đồng nghiệp của tôi, Zsuzsanna Jakab, kính thưa các quý bà và các quý ông.

Thế giới đã thay đổi đáng kể từ khi bắt đầu thế kỷ này khi các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trở thành trọng tâm của nỗ lực quốc tế nhằm giảm thiểu sự nghèo khổ của nhân loại. Vào thời điểm đó sự nghèo khổ của nhân loại được cho là do một loạt những nguyên nhân chính riêng lẻ như nghèo túng, đói, thiếu nước sạch và vệ sinh, một vài căn bệnh lây nhiễm và thiếu chăm sóc cơ bản trong thời kỳ thơ ấu, thai kỳ và khi sinh nở. Những kết quả đạt được từ sự quan tâm quốc tế đó và tất cả những năng lượng, nguồn lực và tiến bộ mà nó đã mở ra, vượt xa những giấc mơ tưởng như xa vời của nhiều người, nó biểu thị sức mạnh của đoàn kết và bộc lộ phần tốt nhất của bản chất con người. Ngay chính bản thân tôi cũng không hề lạc quan về những triển vọng của việc đạt được các mục tiêu MDG4 và 6 cho tới khi chiến lược “Every Woman, Every Child” (mọi phụ nữ, mọi trẻ em) bắt đầu phát huy tác dụng với những kết quả kỳ diệu, một số trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của chiến lược đó đang có mặt ở đây trong căn phòng này. Tôi không thấy tín hiệu nào cho thấy bước đà đi tới một tình trạng sức khỏe tốt hơn được dẫn dắt bởi cam kết đối với MDG đang bắt đầu chậm lại. Ngược lại, một trong những tín hiệu tốt nhất của thành công của mục tiêu y tế đến từ sự kiện các nước thành viên đang phê chuẩn những chiến lược và kế hoạch hành động mới với những mục tiêu thậm chí còn tham vọng hơn như chấm dứt đại dịch HIV/AIDS và lao phổi, loại trừ sốt rét khỏi một số lượng lớn các nước và kết thúc tử vong ở trẻ em thời kỳ thơ ấu, sơ sinh và phụ nữ mang thai.

 

Cuối tháng này, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations General Assembly) sẽ kết thúc chương trình hoạt động mới đối với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Chương trình hoạt động hiện có 17 mục tiêu bao gồm 1 về y tế và 169 chỉ tiêu. Các nhân tố hiện chi phối sự khỏe mạnh và hạnh phúc của con người và của hành tinh đang duy trì nó, không còn riêng rẽ nữa vì Chương trình hành động đó sẽ định hình lại một thế giới rất khác. Chúng ta ngày càng chứng kiến điều tồi tệ nhất trong bản chất con người như khủng bố toàn cầu, xả súng hàng loạt điên dại, đánh bom ở các chợ và các nơi thờ cúng, các khu vực khảo cổ học vô giá và cổ xưa bị biến thành các đống đổ nát và dường như các mâu thuẫn quân sự không hồi kết đã góp phần vào khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất từ cuối Chiến tranh thế giới thứ II. Giám đốc khu vực của các bạn đã đưa ra một tuyên bố về y tế cần thiết cho những người tị nạn và di cư, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bà ấy và tôi chắc chắn rằng vấn đề di cư và y tế này sẽ tiếp tục được tranh luận trong WHO.

Thưa các quý ông và các quý bà

Từ khi bắt đầu thế kỷ này, các mối đe dọa mới hơn tới y tế đã trở nên nổi bật như những vấn đề khác làm hoang mang viễn cảnh về một tương lai ổn định của nhân loại, những mối đe dọa mới này tới y tế to lớn và phức tạp hơn rất nhiều so với những vấn đề đã ảnh hưởng tới chương trình hành động y tế 15 năm trước. Các bệnh không lây nhiễm mãn tính (chronic noncommunicable diseases) đã vượt qua các bệnh truyền nhiễm (infectious diseases) trở thành sát thủ lớn nhất toàn cầu, một vài hệ thống y tế trên toàn thế giới đã được xây dựng để quản lý các bệnh mãn tính nếu không phải là các bệnh kéo dài suốt đời (chronic if not life-long conditions). Dù có ít số bác sĩ được đào tạo để ngăn ngừa chúng và có rất ít chính phủ có thể trang trải đủ để điều trị chúng. Ví dụ, mọi loại thuốc ung thư mới được phê duyệt trong năm 2014 bởi Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (USFDA) có giá hơn 120.000 đô-la Mỹ mỗi bệnh nhân một năm, nhiều trong số những biện pháp điều trị này kéo dài sự sống chỉ thêm vài tháng.

 

Khí hậu thì ngày càng biến đổi, WHO ước tính tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí, mối nguy hại đơn lẻ từ môi trường quan trọng nhất trong khu vực này đã đến giới hạn cuối cùng buộc ngành y tế phải tham gia vào cùng những cuộc tranh luận về những hậu quả của biến đổi khí hậu. Trên toàn cầu, tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất kể năm 1880 khi các nhà khoa học đã bắt đầu ghi chép các số liệu, hàng nghìn ca tử vong trong năm nay có liên quan đến đợt nắng nóng tại Ấn Độ và Pakistan đã cung cấp bằng chứng hàng đầu rõ ràng hơn về các tác động y tế của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vào tháng 12 năm nay, Paris sẽ chủ trì Hội nghị các bên về Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21), nhiều người coi hội nghị này là cơ hội tốt nhất của chúng ta để ngăn ngừa thế hệ tiếp theo tránh khỏi việc thừa hưởng một hành tinh bị phá hủy.

Các loại thuốc thì ngày càng mất khả năng diệt vi khuẩn chính vì các mầm bệnh phát triển khả năng kháng, các siêu vi trùng thường xuyên xuất hiện tại các bệnh viện và các khu chăm sóc đặc biệt, ngay cả ở đây tại châu Âu. Bệnh lậu hiện kháng với nhiều loại thuốc, dịch bệnh thương hàn kháng đa thuốc đang hoành hành trên một số khu vực châu Á và châu Phi. Tại châu Âu cũng như nơi khác chỉ khoảng một nửa tất cả những ca lao phổi kháng đa thuốc có thể được chữa khỏi thành công. Tôi đánh giá cao sự lãnh đạo của các chính phủ đại diện trong căn phòng này trong việc đối phó với khủng hoảng kháng thuốc diệt vi khuẩn với một ý thức cấp bách hợp lý, chú ý tới sự cần thiết phải tiến bộ. Xuyên suốt Liên minh châu Âu (EU), khu vực này cũng đang chú trọng vào sự cần thiết việc khích lệ nghiên cứu và phát triển (R&D) để phát triển các biện pháp thay thế cho các sản phẩm thất bại.

Thưa các quý ông và quý bà,

Không nên đánh giá thấp những thách thức còn ở phía trước, bảo vệ trẻ em khỏi việc mua những thực phẩm và đồ uống không tốt cho sức khỏe còn khó khăn hơn việc bảo vệ trẻ em khỏi những bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin. Việc thuyết phục các quốc gia giảm thiểu khí thải nhà kính còn khó khăn hơn việc đào giếng hoặc xây nhà xí, việc tác động các nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp hóa giảm bớt việc sử dụng tràn lan các thuốc kháng sinh còn khó hơn việc tác động các công ty tài trợ thuốc cho bệnh phong hoặc giun chỉ. Tất cả những nỗ lực mới hơn này đối mặt với sự phản đối gay gắt từ các nhà điều hành kinh tế quyền lực và nhóm các nhà vận động hành lang hùng mạnh tương tự, sức mạnh kinh tế sẵn sàng biến thành sức mạnh chính trị, những mối đe dọa mới hơn này không phù hợp chặt chẽ với mô hình y sinh đã dẫn đường cho các phản ứng y tế công cộng trong lịch sử mà nguồn gốc của chúng gây ra sự dối trá bên ngoài phạm vi truyền thống của y tế công cộng. Chúng cũng vượt xa phạm vi truyền thống của các nước có chủ quyền quen với việc cai trị điều xảy ra trong lãnh thổ của họ, trong một thế giới sự lệ thuộc lẫn nhau gia tăng triệt để, tất cả đều là những mối đe dọa vượt qua biên giới. Việc kinh doanh toàn cầu các sản phẩm không tốt cho sức khỏe không còn tôn trọng các đường biên giới, về bản chất biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới cả hành tinh được minh chứng rõ ràng bởi sốt rét, lao phổi và vi khuẩn mang enzyme NDM-1, các mầm bệnh kháng thuốc di chuyển dễ dàng trên toàn cầu.

Thưa các quý ông và quý bà,

Nhiều trong số những nhân tố nguy cơ đối với những căn bệnh không lây nhiễm nảy sinh từ những cách hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia, để nhằm phòng ngừa các Bộ Y tế, khét tiếng là cấp thiếu vốn, hiện đang bị thách thức thay đổi các hành vi của các tập đoàn. Chà! Các bạn có một công việc rất khó khăn. Dữ liệu Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy trong năm 2011 hơn 60% của 175 thực thể kinh tế lớn nhất của thế giới là các công ty không phải các quốc gia, dữ liệu cũng cho thấy sự tập trung quyền lực này đang phát triển nhanh chóng, sự phân phối quyền lực mới này làm dấy lên một câu hỏi hoàn toàn quan trọng đối với y tế trong khỉ nguyên phát triển bền vững.Ai thực sự chi phối những chính sách định hình y tế của chúng ta? Có phải là các quan chức được bầu cử một cách dân chủ đang hoạt động vì lợi ích cộng đồng? hay nó là các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động vì chính lợi ích của họ? hoặc có phải cả hai? Tức là, các chính phủ làm chính sách bị ảnh hưởng nặng bởi các nhóm hoạt động hành lang của các tập đoàn. Tôi khuyên các bạn tiếp tục kiên định yêu cầu các chính sách chính phủ nhất quán, các Bộ trưởng y tế nhìn vào bằng chứng khoa học và y tế nhưng các Bộ trưởng tài chính và thương mại thường lắng nghe những tiếng nói khác.

 

Tăng cường tiến hành Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của WHO cũng nằm trong chương trình hành động của các bạn, các nước mong muốn bảo vệ công dân của họ thông qua những lời cảnh báo hình họa lớn hơn trên bao thuốc hoặc bằng việc giới thiệu việc đóng gói thuốc lá đơn giản (hay bao bì thuốc lá trơn) đang bị đe dọa bởi thực tại là sự kiện tụng tốn kém và dài dòng châm ngòi bởi các công ty thuốc lá. Các cơ chế hòa giải tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước đang đượ sử dụng để kiện các chính phủ vì những bộ luật thuốc lá làm tổn hại lợi nhuận nền công nghiệp này, tới nay Australia đã tiêu tốn gần 50 triệu đô-la Mỹ để bảo vệ quyền lợi của họ trong việc giới thiệu biện pháp đóng gói thuốc lá đơn giản, chúng ta cần phải theo dõi tất cả những vấn đề này chặt chẽ điều đang bị đe dọa ở đây là hoàn toàn về quyền tối cao của một quốc gia trong việc ban hành luật pháp để bảo vệ công dân nước đó khỏi những điều xấu.

 

Về mặt tích cực, rất có thể có một giới hạn để các hành vi của các tập đoàn có thể đẩy sự chịu đựng của công chúng và báo chí xa tới mức nào, tháng trước tờ Thời Báo New York đã viết một câu truyện trang nhất phơi bày việc một đại gia nước giải khát đang đầu tư cho các nhà khoa học thay đổi sự đổ lỗi nước ngọt gây ra béo phì như thế nào. Trong khi tổ chức Mạng lưới cân bằng năng lượng toàn cầu mới được ra mắt cho rằng, nguyên nhân thực sự của béo phì là sự thiếu hoạt động thể chất, tổ chức này được tài trợ bởi công ty nước ngọt. Nhóm này dẫn chứng “bằng chứng rõ ràng” rằng điều cốt yếu để ngăn ngừa tăng cân là không giảm lượng ca-lo nạp vào mà “duy trì một lối sống tích cực và ăn nhiều ca-lo hơn”, “Bằng chứng rõ ràng” này được đưa ra thực ra là 2 nghiên cứu được tài trợ bởi công ty nước ngọt. Bạn sẽ thảo luật về chiến lược hoạt động thể chất cho châu Âu trong vòng 10 năm tiếp theo vì như chiến lược đưa ra, các bài tập có nhiều lợi ích thành công vượt xa cả việc ngăn ngừa tăng cân. Bạn quả là sáng suốt khi đưa chiến lược này vào kho chứa các công cụ phòng ngừa như đã chỉ ra trong 47 nước, tức là 87% dân số khu vực này, hơn 50% người lớn thừa cân hoặc béo phì. Trong một số nước, tỷ lệ này là gần tới 70% dân số trưởng thành. Tuy nhiên, chỉ hoạt động thể chất thôi sẽ không đủ thích hợp để kiềm chế dịch bệnh béo phì của khu vực này như Ủy ban Chấm dứt béo phì thời thơ ấu (Commission o­n Ending Childhood Obesity) cùa WHO đã báo cáo hồi đầu năm nay “nhấn mạnh rằng môi trường gây béo phì thì không đủ nhưng không có biện pháp nào có thể thành công nếu thất bại trong việc xử lý môi trường này”. Ủy ban này đã xác định nhiều nhân tố giúp giải thích tại sao tỷ lệ béo phì ở trẻ em đang gia tăng trong tất cả các nước nhưng nó chọn ra nguyên nhân rộng khắp cụ thể: thị trường toàn cầu hóa của những thực phẩm và đồ uống không có lợi cho sức khỏe. Thực tế, Ủy ban này đã mô tả bằng chứng của tác động của nguyên nhân này lên béophì ở trẻ em là “chắc chắn”. Ví dụ này nêu ra một câu hỏi quan trọng, khoa học có thể bị mua chuộc để mang lại cho các thủ đoạn của ngành công nghiệp một chiếc mặt nạ được tôn kính để đánh lừa công chúng và làm giảm bớt những lo ngại của nó? Liệu những lời khuyên y tế có được dựa vào những bằng chứng này, hoặc nội dung của nó có thể được định hình bởi người ra giá cao nhất? Ngành công nghiệp thuốc lá chắc chắn đã sử dụng thủ đoạn này thành công nhiều năm qua. Nhưng hãy hy vọng thế giới đã thay đổi.

Sự ra mắt của tổ chức Mạng lưới cân bằng năng lượng toàn cầu (Global Energy Balance Network) đã giải phóng một cơn bão lửa chỉ trích trong cả phương tiện truyền thông xã hội và báo chí in, đôi khi dù gây oán hận, chúng ta sẽ cần phải có sức nặng của quan điểm công chúng ở phe chúng ta trong khi chúng ta đấu tranh để giúp mọi người đưa ra những lựa chọn lối sống đúng đắn.

Thưa các quý ông và quý bà,

Đối với WHO, châu Âu đã luôn luôn là một khu vực tiên phong, nhiều trong số những thứ “đầu tiên” của các bạn cung cấp nền móng cho phản ứng với các thách thức y tế mới trong kỷ nguyên phát triển bền vững như được bày tỏ trong một trong những tài liệu của các bạn, “Không có vấn đề y tế nào hiện nay có thể được xử lý thích đáng mà không có một phản ứng liên ngành”. Các bạn là người đầu tiên xem xét các căn bệnh có liên quan đến lối sống, những người đầu tiên khám phá ra những con đường thay đổi hành vi con người và những người đầu tiên chú trọng vào các yếu tố quyết định xã hội của y tế. Ngay từ đầu, khu vực này đã phát hiện ra những mối nguy hiểm môi trường là một nguyên nhân ngược dòng của bệnh tật và bắt đầu xử lý chúng theo cách có hệ thống. Với bước ngoặt hệ thống y tế Tallinn Charter, các nước thành viên châu Âu nằm trong số những nước đầu tiên đề ra các lý lẽ kinh tế thuyết phục cho việc đầu tư vào các hệ thống y tế. Khu vực này đã đưa ra các cụm từ như “y tế trong tất cả các chính sách” và một “phương pháp tiếp cận toàn bộ chính phủ” vào trong từ vựng chính sách y tế. Y tế năm 2020 sẽ hưởng lợi từ những thành quả này, họ nhấn mạnh cam kết thực hiện công bằng và đoàn kết như những giá trị đã xác định rõ của khu vực này và các bạn có những tài sản khác nữa.

 

Phòng thí nghiệm di động đầu tiên được triển khai tới Guinea ở thời kỳ đầu dịch bệnh Ebola tới từ khu vực này, các nước các bạn đã đóng góp các chuyên gia y tế, các chuyên gia hậu cầu, các kỹ sữ, quản lý, các phương tiện, xe mô-tô, các hàng cứu trợ, nhân sự quân đội và khá nhiều tiền. Các tổ chức phi chính phủ và các quỹ từ thiện tại các nước của các bạn đã cung cấp rất nhiều sự chăm sóc y tế, sự an ủi và thương cảm, các quan chức ở khu vực này đã giúp giải quyết thách thức sơ tán y tế, vấn đề đã làm nản lòng nhiều quốc gia trong việc gửi đi các nhóm y tế. Dịch bệnh này hiện vẫn chưa kết thúc nhưng chúng ta sắp đạt được điều đó, chúng ta đang ở giai đoạn có thể theo dõi mắt xích mới nhất của lây nhiễm và bẻ gãy mắt xích đó. Để đạt tới giai đoạn này, WHO đã triển khai hơn 1000 nhân viên tới 68 khu vực thực địa trong 3 nước Tây Phi. Khi nhịp độ phản ứng chậm lại và những sự thật bắt đầu sáng tỏ, bức tranh cương vị lãnh đạo WHO trong suốt dịch bệnh khác biệt đáng kể so với những câu chuyện trong phần lớn các bài báo truyền thông. Tại một hội thảo Ebola được tổ chức bởi Viện Y học Hoa Kỳ hồi đầu tháng này, WHO đã được mô tả là một người bị trách oan có ích trong suốt dịch bệnh, thật dễ để bắt nạt WHO. Là người đứng đầu tổ chức này tôi cần phải bày tỏ quan điểm một cách công khai, làm như vậy là còn quan trọng hơn tất cả vì một số thành tựu của chúng ta hỗ trợ sự cải cách quy mô của một tổ chức đang trên đường tăng cường sự lãnh đạo của WHO trong suốt các dịch bệnh trong tương lai và những vấn đề khẩn cấp y tế khác.

 

Trong suốt dịch bệnh đã qua, nhân viên của WHO từ tất cả các khu vực và các trụ sở đối phó với các dịch bệnh và các khủng hoảng nhân đạo đã làm việc cùng nhau, sự cộng tác này mang lại chứng minh khái niệm cho một chương trình mới mà tôi đã tuyên bố trong Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) tháng 5. những phản ứng từ ban quản lý đã chậm trễ lúc ban đầu nhưng chúng tôi đã tìm ra một cách tổ chức tốt hơn các thủ tục hành chính và tăng tốc mọi thứ. Các bài học quản lý chúng tôi học được sẽ có ảnh hưởng đến sự thiết kế các quy trình triển khai và tuyển dụng tốc hành của chương trình này, điều sẽ được tách biệt với các phần còn lại của WHO. Trước khi dịch bệnh xảy ra tại Tây Phi, Ebola là một căn bệnh hiếm gặp, tất cả những người phản ứng đã gặp khó khăn trong việc tìm ra số lượng thích hợp những bác sĩ và các nhà dịch tễ học có kinh nghiệm, nhiều cơ quan và tổ chức với lòng mong ước giúp đỡ to lớn, đã chấp nhận những vai trò vượt xa quyền hạn và những kinh nghiệm trước đó của họ, những người chưa hề có kinh nghiệm trong quản lý lâm sàng Ebola đã mất vài tháng để có thể hoạt động được.

 

Không có thủ tục được chấp thuận toàn cầu nào được đề ra sẵn sàng cho việc phối hợp các hoạt động của nhiều nhóm phản ứng mà cuối cùng cũng xuất hiện, để giảm thiểu một số lộn xộn của sự cứu trợ không ăn khớp và đôi khi là bất hợp lý WHO đã tạo ra một bảng tóm tắt về tiêu chuẩn chuyên môn và kỹ năng của các nhóm y tế nước ngoài và đã phát triển một hệ thống đăng ký. Thêm một lần nữa, công việc này sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch thiết lập một lực lượng khẩn cấp y tế toàn cầu. Về vấn đề này, tôi muốn cảm ơn EU vì những thảo luận của các bạn với WHO để phát triển một Hội đồng khẩn cấp châu Âu, tôi cũng sẽ làm việc với các bạn để đảm bảo hội đồng này sẽ có tác động đến lực lượng khẩn cấp y tế toàn cầu. WHO đã sử dụng 2 mạng lưới để triển khai 32 phòng thí nghiệm tời 3 nước và Nigeria, với những đối tác này chúng tôi đã phát triển khối hậu cần gồm vận tải mẫu vật cần thiết để đảm bảo mọi quận huyện, hạt, và các khu vực quận trưởng tại 3 nước có thể tiếp cận tới các dịch vụ thí nghiệm trong vòng 24 giờ. Tính đến quý 4/2014, tốc độ và chất lượng của việc xét nghiệm đã gần bằng với các nước giàu chính là sự công bằng và đoàn kết ở mức độ cao nhất. Thế giới đang sắp có một vắc-xin an toàn và hiệu quả, với yêu cầu của chính phủ Sierra Leone, thử nghiệm lâm sàng của WHO về loại vắc-xin mới, đã được sử dụng tại Guinea đã được mở rộng sang nước thứ 2 này và có thể tiêm ngừa cho những người tiếp xúc gần gũi với những ca đã xác nhận và mang lại cho chúng ta thêm một vòng bảo vệ nữa. Chúng ta có 4 thử nghiệm chẩn đoán nhanh giai đoạn chăm sóc được tiền thẩm định, chúng ta đang phát triển một kế hoạch nghiên cứu và phát triển với các quy trình thử nghiệm lâm sàng di truyền học và các dàn xếp cho việc phê duyệt lập quy ưu tiên, để xúc tiến sự phát triển các sản phẩm y tế mới trong suốt tình trạng khẩn cấp tiếp theo. Tất cả những thành tựu này đã được hiện thực hóa bởi sự hỗ trợ và hợp tác chưa từng có tiền lệ của nhiều quốc gia và các đối tác được phối hợp bởi WHO như chỉ một ví dụ sự hỗ trợ phòng thí nghiệm có liên quan sự cộng tác với 19 viện trong 2 mạng lưới, như tất cả những đơn vị phản ứng khác chúng tôi đã chậm lúc ban đầu nhưng chúng tôi đã tiến hành sự sửa chữa nhanh chóng, những thay đổi này tạo ra các điều kiện giúp cho các đơn vị phản ứng khác, trong nước và quốc tế, làm việc với sự tiến bộ hoàn chỉnh của họ trong các dịch bệnh và đại dịch trong tương lai. Đây chính là sự lãnh đạo.

Xin trân trọng cảm ơn!

Ngày 02/10/2015
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ WPRO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích