Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 6 1 5
Số người đang truy cập
2 9 6
 Hoạt động hợp tác
Sức khỏe thanh thiếu niên: thực trạng, nguy cơ và tiêu chuẩn hóa toàn cầu dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng

Ngày 26/9/2015.Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (UN) Ban Ki-moon đã công bố hơn 25 tỷ đô-la Mỹ trong các cam kết ban đầu trong hơn 5 năm để giúp chấm dứt các ca tử vong có thể ngăn ngừa được ở phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên nhằm đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của họ.

 

Theo đó, lãnh đạo các quốc gia và chính phủ, các tổ chức quốc tế, khối tư nhân, các quỹ, xã hội dân sự, các viện cơ quan nghiên cứu và hàn lâm, và các đối tác quan trọng khác đang đưa ra các cam kết vào thời điểm phát động Chiến lược toàn cầu vì sức khỏe phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên 2016-2030 (the Global Strategy for Women’s, Children’s and Adolescents’ Health) trong suốt Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (UN Summit) về sự thông qua chương trình hành động phát triển bền vững (SDGs).

 
Chăm sóc sức khoẻ tâm thần khó khăn hơn tất cả các loại chăm sóc y tế khác ở bất kỳ quốc gia nào

Thực trạng, nguy cơ và các vấn đề cần quan tâm về lứa tuổi thanh thiếu niên

Thực trạng và nguy cơ về sức khỏe thanh thiếu niên

Theo quy định của WHO lứa tuổi thanh thiếu niên (adolescents) từ 10-19, là nhóm tuổi cần rất nhiều nhu cầu để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đa số người trong nhóm tuổi này còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển lành mạnh là sự đói nghèo, chất chăm sóc sức khỏe yếu kém và môi trường sống có hại xung quanh. Từ thực trạng này, các chuyên gia của WHO đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra những vấn đề tiêu chuẩn hóa liên quan tới sự phát triển sức khỏe của thanh thiếu niên hiện nay. Theo WHO (2013), khoảng 45% số người bị nhiễm HIV trên thế giới thuộc nhóm tuổi 15-24 và đó chính là lí do vì sao thanh thiếu niên cần biết cách bảo vệ bản thân tránh nguy cơ bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Mỗi năm có khoảng 16 triệu phụ nữ từ 15-19 tuổi sinh con chủ yếu là các cô gái từ những nước kém phát triển nên nguy cơ tử vong do các biến chứng sau khi sinh là rất cao, WHO cho rằng việc sửa đổi luật pháp về vấn đề phụ nữ mang thai và sinh con sớm như giới hạn độ tuổi kết hôn, tuyên truyền các biện pháp tránh thai... có thể góp phần cải thiện được thực trạng tình hình.

 
Nghèo đói và thiếu ăn luôn là vấn đề đối với trẻ vị thành niên ở các nước kém phát triển

Thiếu ăn đang là vấn đề thực tế trên thế giới hiện nay góp phần hạn chế sự phát triển của trẻ vị thành niên, đặc biệt là bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em ở các nước kém phát triển và bệnh béo phì ở các nước phát triển; theo WHO, giải pháp đối với các nghèo là thông qua các chương trình viện trợ lương thực, còn ở các nước giàu thì nên có cái nhìn nghiêm túc hơn trong việc phát triển giáo dục thể chất, tăng cường hoạt động thể thao và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Về vấn đề sức khỏe tâm thần, thống kê của WHO cho thấy có khoảng 20% thanh thiếu niên bị mắc các chứng rối loạn tâm sinh lý, trầm cảm và có xu hướng tự tử do đó gia đình và xã hội nên đặc biệt quan tâm tới vấn đề này để có thể cung cấp và hỗ trợ tinh thần kịp thời.

 
Hút thuốc lá trong thanh thiếu niên đã trở thành vấn nạn

Vấn nạn thuốc lá theo thống kê của WHO, trung bình một ngày trên toàn thế giới lứa tuổi thanh thiếu niên phải bỏ ra 150 triệu USD để hút thuốc lá; mặc dù WHO đã có Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) như cấm quảng cáo thuốc lá, tăng giá tiền và cấm hút thuốc ở những nơi công cộng nhưng hầu như vẫn chưa đủ để thuyết phục giới trẻ từ bỏ thói quen vô cùng độc hại này.

 
Trẻ em ưa thích uống bia từ lứa tuổi nhỏ

Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn (bia, rượu) đang là một xu hướng nguy hiểm của thanh niên hiện nay, uống quá nhiều bia rượu không chỉ ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng không thể kiểm soát được mọi hành vi mà còn là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, bạo lực và chết yểu. Cùng với đó, tệ nạn bạo dâm, bạo lực gia đình và chiến tranh đều là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho thanh thiếu niên trên toàn cầu.

 
Tình trạng bạo lực trong thanh thiếu niên ngày càng gia tăng

Những người phải gánh chịu hậu quả của các vụ bạo lực sau khi hồi phục chấn thương về mặt thể xác nhưng những tổn thương về mặt tinh thần sẽ luôn đeo bám, để giúp những người trẻ tuổi thoát khỏi tình trạng này cần cấp thiết xây dựng hệ thống y tế và xã hội hiệu quả. Tai nạn giao thông đang là một mối đe dọa lớn đến tính mạng, cuộc sống và sức khỏe của thanh thiếu niên, WHO cho rằng vấn đề này chỉ có thể được giúp đỡ từ các cơ quan trung ương và địa phương, tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi mới là giải pháp chính để bảo vệ nhóm tuổi thanh thiếu niên. 

 
Một nhóm tư vấn sức khỏe tâm thần phi lợi nhuận dành cho thanh thiếu niên ở Washington (USA)

Các vấn đề cần quan tâm về sức khỏe thanh thiếu niên

Theo WHO, tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần quan tâm đến đối tượng đặc biệt này kể cả những vấn đề khác biệt về giới tính cũng như ảnh hưởng của giới đối với sức khỏe con người, nhất là đối với nhóm trẻ vị thành niên đang có một tương lai rộng mở phía trước.Thực tế hiện nay là, nhóm tuổi thanh thiếu niên thường thiếu kiến thức về tình dục, tránh thai, thụ thai, các dấu hiệu của thai nghén, các viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục; điều khó kiểm soát là nhóm tuổi này không dám thú nhận có quan hệ tình dục và không nghĩ là sẽ có thai sau quan hệ tình dục do đó không có biện pháp phòng ngừa khi quan hệ tình dục. Cùng với đó, nhóm tuổi thanh thiếu niên cần được quan tâm đến những nhu cầu phát triển về mọi mặt như sức khỏe, sự phát triển tình cảm và hành vi, những biểu hiện xã hội, mối quan hệ gia đình và xã hội, sự giáo dục của gia đình và xã hội và kỹ năng tự chăm sóc bản thân làm hạn chế tiếp cận với người lớn để giải đáp những thắc mắc của mình về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Cần có sự hỗ trợ của của các phương tiện thông tin đại chúng để người lớn có cái nhìn toàn diện hơn về thanh thiếu niên, tổ chức cho thanh niên tham gia những hoạt động của cộng đồng nhằm xóa bỏ khoảng cách giữa thanh niên và người lớn, giáo dục cộng đồng hiểu về các nhu cầu của thanh niên, những đóng góp tích cực của thanh niên với cộng đồng và các phương pháp giúp đỡ vị thành niên tốt hơn, từ đó cung cấp cho thanh thiếu niên các kỹ năng cần thiết để có thể có đủ bản lĩnh vững bước vào đời. Về lĩnh vực chăm sóc y tế, cần cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện, dễ tiếp cận và thoải mái với nhóm tuổi thanh thiếu niên bằng nhiều hình thức như quảng cáo sẵn có, truyền thông giáo dục, giao lưu trực tuyến và các chương trình công cộng để họ cảm thấy hài lòng về chất lượng các dịch vụ y tế để từ đó nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả nhất.

 
Hãy lắng nghe, hãy chia sẻ và hãy công bằng với nguyện vọng của thanh thiếu niên

Tổ chức các chương trình giao lưu, nói chuyện về các chủ đề liên quan với tuổi vị thành niên như sức khỏe sinh sản, quan hệ giới tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân, các quan điểm về sống thử, các dấu hiệu của thai nghén và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Xây dựng gia đình vững chắc để hỗ trợ thanh thiếu niên mà trong đó cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất về kỹ năng, tế nhị trong việc chăm sóc con cái, đặc biệt là những bậc cha mẹ lớn lên trong hoàn cảnh bản thân cũng bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi, thường có khuynh hướng trừng phạt con cái khi nhớ lại quá khứ, không có kinh nghiệm bù đắp lại những nỗi đau của bản thân để giúp cho con cái tránh đi vào vết xe đổ của mình đồng thời khó cung cấp cho trẻ những nhận thức đúng đắn về các nhu cầu trong giai đoạn phát triển giới tính bằng cách khuyến khích, động viên trẻ trao đổi với người lớn tất cả những suy nghĩ của mình đối với các vấn đề khó nói, ngay cả lĩnh vực quan hệ tình dục trước hôn nhân.

 
Một buổi tư vấn sức khỏe tình dục và sinh sản cho thanh thiếu niên ở Mỹ

Xây dựng cộng đồng tạo ra các mối quan hệ xã hội tích cực cho thanh thiếu niên như mở rộng các chương trình đào tạo, hoạt động ngoại khóa, giáo dục đồng đẳng, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa thanh thiếu niên và các thành phần khác trong cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tạo các sân chơi lành mạnh để thanh thiếu niên rèn luyện và phát triển nhân cách. Tăng cường giáo dục về sức khỏe học đường bằng cách đưa chương trình giáo dục sức khỏe giới tính thành một môn học thường quy tùy theo từng cấp, lớp và đặc biệt cho các thiếu niên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, có nhận thức hoặc phát triển kém; bố trí giáo viên giáo dục sức khỏe, cải tiến các chương trình giáo dục và nâng cao trình độ kiến thức để tăng khả năng tiếp cận giữa thầy trò; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng bằng cách khuyến khích sử dụng các phương tiện của nhà trường cho các hoạt động ngoài giờ học của thanh niên và cộng đồng, kêu gọi sự tham gia đóng góp của phụ huynh vào các hoạt động của nhà trường.

Tự chăm sóc cho chính mình là điều then chốt giúp cải thiện sức khỏe thanh thiếu niên

Cập nhật tháng 10/2015. WHO-Để những người trẻ tham gia vào việc chăm sóc cho chính mình là điều then chốt giúp cải thiện sức khỏe thanh thiếu niên (Engaging young people in their own care is key to improving adolescent health).

Để thanh thiếu niên tự chăm sóc cho chính mình là điều then chốt giúp cải thiện sức khỏe

Isobel Fazarkeley mới chỉ 2 tuổi khi cô được chẩn đoán tiểu đường typ 1 (type 1 diabetes), giờ cô đã 18 tuổi và sắp bắt đầu học tập cho các kỳ thi trung học cuối cùng của mình. Cô nói: “Tôi nghĩ việc bị tiểu đường từ khi còn 2 tuổi là một điều dễ dàng hơn cho tôi vì tôi không hề biết về một cuộc sống không có tiểu đường là như thế nào”. Khi được hỏi về độ tuổi khó khăn nhất bị tiểu đường là ở tuổi nào, cô trả lời đơn giản: “Năm đầu tiêu của trung học (tuổi 11-12), chịu trách nhiệm nhiều hơn về việc chăm sóc cho mình cùng với việc có nhiều thay đổi lớn trong cuộc đời”. Isobel đã may mắn được tiếp cận, khi 11 tuổi, tới chăm sóc y tế thay đổi cụ thể phù hợp cho thanh thiếu niên.

 
Gia đình Fazarkeley

Mẹ của cô bé, Kate, cực kỳ tin cậy Ts Billy White và nhóm của ông tại Bệnh viện Đại Học College London (UCLH), nước Anh, người đã hỗ trợ Isobel. Bà nói: “Họ rất chủ động trong việc tiếp xúc với cô bé, họ biết được những nhu cầu của thanh thiếu niên. Ông ấy thực sự hiểu rõ tiểu đường và hiểu những nỗ lực mà cô bé làm, ông ấy động viên cô bằng cách nhấn mạnh vào những điều cô làm tốt. Ông sử dụng cụm từ ‘nhấn mạnh vào việc mọi người làm đúng”. Điều này khiến Isobel có cảm giác như là cô ấy khá giỏi trong việc quản lý bệnh tiểu đường của mình”. TS. White, bác sĩ của Isobel cho biết: “Thanh thiếu niên là một nhóm người đặc biệt có những đòi hỏi của riêng họ, ở giai đoạn đầu cha mẹ nói chuyện là chủ yếu nhưng tôi hướng đến việc giúp người trẻ nghĩ và nói về điều họ muốn từ việc chăm sóc sức khỏe của họ, trong khi cùng lúc đó nhận ra tầm quan trọng của sự đóng góp của cha mẹ”. TS. White và nhóm của ông nhận ra nhu cầu cung cấp một dịch vụ bao hàm toàn diện và thuận tiện cho thanh thiếu niên, Isobel cho biết: “Ông ấy thường gặp tôi vào lúc 4 giờ chiều, điều đó thực sự rất có ích vì nó có nghĩa là tôi chỉ bỏ lỡ một bài học thay vì nhiều bài ở trường”. Ông cũng áp dụng các công nghệ mới để cải thiện sự chăm sóc, đôi khi nói chuyện với Isobel qua điện thoại, dù điều này hoàn toàn không thể thay thế những cuộc họp trực tiếp để nói về việc cần phải xét nghiệm máu.

 
Mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho trẻ vị thành niên

Các biện pháp đơn giản có thể khiến thanh thiếu niên tham gia vào (Simple measures can make adolescent participation possible)

Cung cấp thời gian hẹn gặp thuận tiện và liên lạc tiếp xúc với các hình thức truyền thông liên lạc không cổ điển (non-traditional forms of media) là yếu tố then chốt của những hướng dẫn quốc gia của Anh về chăm sóc sức khỏe thanh thiếu niên (England’s national guidelines o­n adolescent healthcare). Bằng việc phân tích những hướng dẫn này và 25 hướng dẫn của các nước khác, WHO đã tạo ra Các Tiêu chuẩn toàn cầu đối với các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cho thanh thiếu niên (Global Standards for Quality Health-Care Services for Adolescents) đầu tiên xây dựng trên sự tư vấn với hơn 1000 thanh thiếu niên trên toàn thế giới, mà ngay trong đó đã lấy ví dụ điển hình cho một trong những khuyến nghị then chốt của họ- sự tham gia của thanh thiếu niên. Isobel Fazarkeley cho biết: “Tôi được tiếp cận với sự chăm sóc tuyệt vời đã dựa trên các nhu cầu của tôi như tôi đã phát triển” (I have had access to outstanding care which adapts to my needs as I have developed). Isobel được mời tích cực tham gia vào việc cải thiện sự chăm sóc chính bản thân cô, đôi khi cô nói đó là một trong những khía cạnh tích cực nhất của việc trải nghiệm của cô tại UCLH. Cô thường được tham gia vào các nhóm thăm dò ý kiến bao gồm về vai trò nhóm tâm lý học UCLH có thể đảm nhiệm trong việc cung cấp chăm sóc cho thanh thiếu niên bị tiểu đường, điều này đã mang lại một chính sách mà tất cả bệnh nhân thanh thiếu niên được đề nghị một cuộc gặp với nhóm tâm lý học ở mỗi cuộc gặp tiểu đường, lựa chọn này làm bỏ đi một số sự mặc cảm bệnh tật và giúp làm cho dễ dàng hơn việc tập trung vào các nhu cầu y tế khác vào cùng thời điểm.

 
Một tiết học giáo dục giới tính với giáo cụ trực quan của học sinh cấp 2 ở Châu Âu

Thông điệp cốt lõi của các tiêu chuẩn này của WHO rất đơn giản: thanh thiếu niên có những nhu cầu đặc biệt, họ nên được đối xử như vậy hơn là đối xử với họ như là người lớn trẻ tuổi hoặc trẻ em lớn tuổi, có nghĩa là tất cả nhân viên y tế nên có sự đào tạo cụ thể về việc làm thế nào để chăm sóc tốt nhất cho thanh thiếu niên. TS. Valentina Baltag, chuyên gia sức khỏe thanh thiếu niên tại WHO cho biết: “Đó là điều không thể chấp nhận khi các sinh viên các trường y và điều dưỡng tốt nghiệp mà không có hiểu biết viề các thách thức cụ thể mà các thanh thiếu niên gặp phải trong việc tiếp cận tới chăm sóc y tế”, các tiêu chuẩn mới được phát hành này kêu gọi các nhà cung cấp chăm sóc y tế và các nhân viên hỗ trợ được đào tạo về sức khỏe thanh thiếu niên. Quay trở lại Anh, Isobel đã hiểu rõ thông suốt về tình hình của chính mình, cô nói, “Tôi được tiếp cận với sự chăm sóc tuyệt vời đã dựa trên các nhu cầu của tôi như tôi đã phát triển, tuy nhiên tôi không nên là một trường hợp đặc biện, mọi người cũng nên được tiếp cận với điều này. Tôi hy vọng rằng những tiêu chuẩn mới của WHO sẽ biến điều đó thành hiện thực”.

Tiêu chuẩn toàn cầu với các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cho thanh thiếu niên

Ngày 6/10/2015.GENEVA. Thông cáo báo chí của WHO (News release)-Các Tiêu chuẩn toàn cầu đối với các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cho thanh thiếu niên (Global Standards for quality health care services for adolescents) mới được phát triển bởi WHO và UNAIDS nhằm giúp các nước cải thiện chất lượng của việc chăm sóc y tế cho thanh thiếu niên. Các dịch vụ y tế hiện nay thường không chú ý tới thế giới của thanh thiếu niên (10-19 tuổi) nên nhiều thanh thiếu niên bị các rối loạn sức khỏe tâm thần, sử dụng chất kích thích, thiếu dinh dưỡng, chấn thương có chủ ý và các bệnh mãn tính không được tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc và phòng chống quan trọng, trong khi đó nhiều hành vi có tác động suốt đời đối với sức khỏe bắt đầu ở giai đoạn thanh thiếu niên. TS. Anthony Costello, Giám đốc Ban sức khỏe bà mẹ, trẻ em và thanh thiếu niên (Maternal, Children’s and Adolescents’ Health) của WHO cho biết: “Những tiêu chuẩn này cung cấp những bước đi đơn giản nhưng mạnh mẽ mà những quốc gia cả giàu và nghèo có thể ngay lập tức tiến hành để cải thiện sức khỏe và phúc lợi của thanh thiếu nên các nước này, phản ánh sự tập trung cao độ hơn vào thanh thiếu niên trong Chiến lược Toàn cầu vì Sức khỏe của Phụ nữ, Trẻ em và Thanh thiếu niên (Global Strategy for Women’s, Children’s and Adolescents’ Health) mới đã được khởi động tại New York vào tháng 9/2015”.

 

Thanh thiếu niên là một nhóm độc nhất (Adolescents are a unique group)

Thanh thiếu niên hình thành một nhóm độc nhất, nhanh chóng phát triển cả về mặt thể chất và cảm xúc nhưng thường phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người giám hộ của chúng. Các Tiêu chuẩn Toàn cầu đối với các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cho thanh thiếu niên (Global Standards for quality health-care services for adolescents), WHO và UNAIDS khuyến nghị làm cho các dịch vụ trở nên “thân thiện với thanh thiếu niên hơn” (adolescent friendly), cung cấp tư vấn miễn phí hoặc giá rẻ và làm cho các thông tin y tế chính xác về mặt y học phù hợp độ tuổi này trở nên có sẵn. Họ cũng nhấn mạnh nhu cầu giúp thanh thiếu niên có thể tiếp cận với các dịch vụ mà không nhất thiết phải hẹn gặp hoặc xin phép cha mẹ vì biết rằng bất kỳ sự tham khảo ý kiến nào đều được giữ kín và chắc chắn chúng sẽ không cảm thấy bị phân biệt đối xử. TS. Costello cho biết: “Nếu chúng ta muốn thanh thiếu niên khỏe mạnh, chúng ta phải cho chúng sự tôn trọng. Thanh thiếu niên đặc biệt dễ tổn thương với những vấn đề sức khỏe nhất định, 3 nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trong thanh thiếu niên là các chấn thương tai nạn giao thông, các bệnh liên quan đến AIDS và tự tử”. TS. Mariângela Simãom Giám đốc Ban quyền lợi, giới tính, phòng chống và huy động cộng đồng (Rights, Gender, Prevention and Community Mobilization) tại UNAIDS cho biết: “AIDS là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trong số thanh thiếu niên tại châu Phi và là nguyên nhân cơ bản thứ hai gây ra tử vong ở thanh thiếu niên toàn cầu, tất cả thanh thiếu niên bao gồm nhóm dân số then chốt, có một quyền lợi về thông tin và các dịch vụ sẽ cho phép chúng bảo vệ chính mìnhkhỏi HIV”. Không chỉ thanh thiếu niên là một giai đoạn trong đời khi mà người ta đặc biệt dễ tổn thương với một số vấn đề sức khỏe nhất định mà nó còn là thời điểm mà các hành vi quan trọng được định hình sẽ ảnh hưởng sức khỏe trong tương lai. TS. Costello cho biết thêm: “Có rất nhiều hành vi-khỏe mạnh hoặc không khỏe mạnh ảnh hưởng đến phần còn lại của cuộc đời các bạn bắt đầu từ thời thanh thiếu niên. Ngành y tế không thể đứng đó nói với mọi người rằng họ bị ốm vì các cách họ sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn, và thái độ của họ đối với ăn kiêng và tập thể dục, nếu ngành này không thể làm một việc tốt hơn là giúp mọi người phát triển các thói quen khỏe mạnh khi còn là thanh thiếu niên”.

 
UN: Thanh thiếu niên là thế hệ tương lai gần

Việc đào tạo các nhân viên y tế là điều then chốt (Training health workers is critical)

TS. Valentina Baltag, chuyên gia sức khỏe thanh thiếu niên tại WHO cho biết: “Có những quốc gia mà cứ mỗi 5 công dân thì có 1 người là thanh thiếu niên, dù phần lớn các sinh viên ở các trường y và điều dưỡng tốt nghiệp không hiểu rõ những nhu cầu cụ thể của thanh thiếu niên trong việc tiếp cận tới chăm sóc y tế, điều này thật không thể chấp nhận được”. Các Tiêu chuẩn Toàn cầu đối với các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cho thanh thiếu niên kêu gọi một gói bao hàm chung về các dịch vụ thông tin, tư vấn, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc vượt xa hơn sự tập trung truyền thống vào sức khỏe sinh sản và tình dục. Thanh thiếu niên nên được tham gia nhiều hơn vào việc lên kế hoạch, giám sát và cung cấp phản hồi đối với các dịch vụ y tế và trong các quyết định liên quan đến sự chăm sóc chính họ, hơn 25 quốc gia thu nhập thấp và trung bình vừa thông qua các tiêu chuẩn quốc gia về cải thiện các dịch vụ sức khỏe thanh thiếu niên. Các tiêu chuẩn toàn cầu từ WHO và UNAIDS được xây dựng trên việc nghiên cứu từ những quốc gia này cũng như là phản hồi từ các nhà cung cấp y tế và hơn 1000 thanh thiếu niên trên toàn thế giới, các tiêu chuẩn này được đi kèm với một hướng dẫn tiến hành và đánh giá vạch ra những bước đi cụ thể mà các quốc gia có thể tiến hành để cải thiện chăm sóc y tế cho thanh thiếu niên.

 
10 vấn đề liên quan sức khỏe vị thành niên của WHO

Ghi chú của biên tập viên (Editor’s note)

Từ Sức khỏe cho thanh thiếu niên trên thế giới, xuất bản bởi WHO vào tháng 5 năm 2014 (From Health for the world’s adolescents , published by WHO in May 2014), những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên bao gồm các chấn thương tai nạn giao thông (road traffic injuries); HIV/AIDS; tự tử (suicide); nhiễm trùng hô hấp dưới (lower respiratory infections); bạo lực (violence); tiêu chảy (diarrhoea); chết đuối (drowning); viêm màng não (meningitis); động kinh (epilepsy); các rối loạn nội tiết, máu, miễn dịch (endocrine, blood, immune disorders).

Các nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và khuyết tât (Top causes of illness and disability) bao gồm trầm cảm (depression); các chấn thương tai nạn giao thông (road traffic injuries); thiếu máu (anaemia); HIV/AIDS; tự làm hại mình (self-harm); đau lưng và cổ (back and neck pain); tiêu chảy (diarrhoea); các rối loạn lo lắng (anxiety disorders); hen suyễn (asthma); nhiễm trùng hô hấp dưới (lower respiratory infections).

WHO/UNAIDS phát hành các tiêu chuẩn mới nhằm nâng cao chăm sóc thanh thiếu niên (WHO/UNAIDS launch new standards to improve adolescent care)

(Global Standards for quality health care services for adolescents)

Chi tiết tài liệu xuất bản (Publication details); số trang(number of pages): 40, 28, 100, 132; ngày xuất bản (publication date): 2015: English; ngôn ngữ (languages): tiếng Anh; số tham chiếu WHO(WHO reference number): 978 92 4 154933 2.

 

Tài liệu tải xuống (downloads) bao gồmCuốn 1: Các tiêu chuẩn và tiêu chí (Standards and criteria) pdf, 918kb; Cuốn 2: Hướng dẫn tiến hành (Implementation guide) pdf, 867kb; Cuốn 3: Các công cụ giúp tiến hành các khảo sát đo lường chất lượng và độ bao phủ để thu thập dữ liệu về việc làm theo các tiêu chuẩn toàn cầu (Tools to conduct quality and coverage measurement surveys to collect data about compliance with the global standards) pdf, 887; Cuốn 4: Bảng ghi để phân tích dữ liệu (Scoring sheets for data analysis) pdf, 927kb; Tóm tắt chính sách (Policy brief) pdf, 770kb

Theo WHO/UNAIDS, các chương trình hành động toàn cầu đang thúc giục các quốc gia dành ưu tiên coi chất lượng là một biện pháp tăng cường các biện pháp tiếp cận dựa trên quyền lợi con người tới sự khỏe mạnh. Tuy nhiên các bằng chứng từ các quốc gia thu nhập cao và thấp cho thấy các dịch vụ dành cho thanh thiếu niên vẫn còn manh mún, thiếu sự cộng tác và không đồng đều về chất lượng. Các nhóm hoạt động ưu tú có tồn tại nhưng nhìn chung các dịch vụ cần phải cải thiện đáng kể và nên được đưa vào tuân theo những hướng dẫn có sẵn. Các Tiêu chuẩn toàn cầu đối với các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cho thanh thiếu niên của WHO/UNAIDS nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập kế hoạch dịch vụ y tế trong việc cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế để các thanh thiếu niên cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế cần phải thúc đẩy, bảo vệ và cải thiện sự khỏe mạnh và phúc lợi của thanh thiếu niên.

 
UN: Hành động y tế cần thiết cho hàng triệu phụ nữ, thanh thiếu niên trên thế giới

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thế giới đang có nhiều thay đổi lớn về kinh tế, xã hội, dân số đặt ra những bước ngoặt quan trọng cho nhóm tuổi thanh thiếu niên. WHO cho rằng các tiêu chuẩn toàn cầu mới nhằm định hướng cho vấn đề sức khỏe thanh thiếu niên-một phần quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của toàn xã hội. 

Ngày 09/10/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo WHO, UNAIDS và MoH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích