Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 4 8 1
Số người đang truy cập
3 2 4
 Hoạt động hợp tác
IDDR năm 2015: Vai trò quan trọng của nhân viên y tế cộng đồng trong các trường hợp khẩn cấp và thảm họa do thiên tai

Ngày 13/10/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Ngày quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai (International Day of Disaster Risk Reduction _IDDR) năm 2015 tập trung vào chủ đề “Kiến thức cho cuộc sống” (knowledge for life) nhấn mạnh sự am hiểu về truyền thống, bản địa và địa phương giúp khả năng phục hồi của cộng đồng như thế nào; đặc biệt là vai trò của nhân viên y tế cộng đồng trong các trường hợp khẩn cấp và thảm họa do thiên tai.

Nhân viên y tế cộng đồng có vai trò quan trọng trong các tình huống khẩn cấp và thảm họa thiên tai vì
hiểu rõ văn hóa truyền thống cũng như nguy cơ sức khỏe chính cộng đồng của ho (WHO Steve Ababio)

Dựa vào chủ đề này, WHO kêu gọi mọi người ở khắp nơi công nhận tầm quan trọng của các nhân viên y tế cộng đồng là một phần của chiến dịch #ThanksHealthHero (#ThanksHealthHero campaign) mà theo đó các nhân viên y tế công cộng hiểu rõ những nguy cơ sức khỏe, thói quen, hành vi của cộng đồng.

Ngày quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai (IDDR) năm 2015

Ngày quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai(International Day for Disaster Reduction-IDDR) năm 2015 như thường niên được tổ chức vào 13 tháng 10 sẽ tập trung vào kiến thức truyền thống, bản địa và tại chỗ bổ sung vào khoa học hiện đại và giúp tăng cường khả năng mau hồi phục cho các cá nhân và xã hội đối với các thảm họa. Ban ứng phó khẩn cấp và cứu trợ thảm họa của Tổ chức y tế liên Mỹ (Pan American Health Organization_PAHO) cộng tác với Đơn vị đa dạng văn hóa và giới tính (Gender and Cultural Diversity Unit) đã tiến hành các bước đi quan trọng góp phần vào kiến thức chung của cơ quan này. Từ năm 2013, tổ chức này đã và đang tiến hành một sáng kiến hành động về dân cư bản địa và giảm thiểu rủi ro thiên tai nhằm tăng cường hiểu biết và nhận thức về các rủi ro thiên tai và những nhu cầu mà nhóm dân cư bản địa gặp phải cũng như trải nghiệm tích góp được của họ trong việc xây dựng khả năng hồi phục sau thảm họa, hướng đến phát triển trên tinh thần cộng tác các công cụ nhạy bén về mặt văn hóa nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe trong và sau thảm họa; đồng thời cung cấp một cơ hội cho phép hiểu rõ làm thế nào các hành động giảm thiểu nguy cơ truyền thống có thể được kết hợp chặt chẽ vào trong cộng đồng địa phương và việc lên kế hoạch quốc gia vượt xa hơn các cơ quan hoặc dự án bản địa. Một số những biện pháp can thiệp được tiến hành như lược sử nghiên cứu trước đây, cam kết với các sự kiện khu vực và toàn cầu trong việc xử lý các vấn đề bản địa; một cuộc khảo sát bảng câu hỏi điều tra và sự tư vấn thực sự với các lãnh đạo bản địa tại châu Mỹ và một cuộc tư vấn bán cầu về những người bản địa và giảm thiểu rủi ro thiên tai (Hemispheric Consultation o­n Indigenous Peoples and Disaster Risk Reduction) cùng với các đại biểu bản địa từ 10 nước của châu Mỹ.

Những thiên tài giảm nhẹ rủi ro thiên tai của người bản địa (The disaster risk reduction genius of the indigenous)

Ngày 12/10/2015. Rappler Inc. Faye Gonzalez là nhân viên truyền thông của Ban giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) của Nhóm phát triển các mạng lưới phi chính phủ (CODE-NGO)-mạng lưới lớn nhất các tổ chức xã hội dân sự ở Philippine và hoạt động tích cực trong các nỗ lực giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Faye Gonzalez viết trong một bài báo trên Rappler: ‘Nếu bạn nghĩ rằng giảm thiểu rủi ro thiên tai (disaster risk reduction_DRR) là một khái niệm hoàn toàn mới, nổi lên chỉ từ một thế giới vốn đã được trang bị những công nghệ nói cho chúng ta biết thảm họa có thể xảy ra tiếp theo ở đâu, đó là bởi vì chúng ta quyết định gọi nó là như vậy chỉ mới gần đây’. Theo Gonzalez, DRR tồn tại trước khi chúng ta từng đặt tên cho nó ‘những cách thức bản địa nhằm làm giảm bớt những rủi ro thiên tai vẫn còn tồn tại rất nhiều và chúng dạy chúng ta rằng bản năng của chúng ta không bị bỏ quên nhưng điều này không có nghĩa là khoa học thì kém quan trọng hơn, trải nghiệm làm giàu thêm cho khoa học và khoa học xác định hành động theo đúng hướng’.

Thông điệp IDDR năm 2015 từ Tổng thư ký UN (International Day Message from the Secretary-General)

Ngày 13/10/2015. United Nations Office for Disaster Risk Reduction (UNISDR). Tổng thư ký UN Ban Ki-moon: Lễ kỷ niệm IDDR năm nay hướng đến sức mạnh của kiến thức truyền thống, bản địa và địa phương.

Tháng 3/2015 tại Sendai (Nhật Bản), tôi đã gặp gỡ Tổng thống nước Cộng hòa Vanuatu. Ngài Baldwin Lonsdale, tại Hội nghị thế giới về giảm thiểu rủi ro thiên tai UN lần thứ 3 (Third UN World Conference o­n Disaster Risk Reduction). Vào đúng ngày đó, quốc đảo của ông đã bị tàn phá bởi Cơn lốc xoáy Pam, một trong những cơn bão mạnh nhất từng tấn công vào Thái Bình Dương, sức mạnh của cơn bão đã khiến người ta đưa ra những dự báo rằng sẽ cướp đi sinh mạng nhiều người. Thật may mắn, điều đó đã không xảy ra mà một trong những lý do là vì các nơi trú ẩn khỏi cơn bão đã được xây dựng theo hình thức truyền thống từ các vật liệu địa phương. Kiến thức truyền thống và bản địa là nền tảng thông tin tuyệt đối cần thiết cho nhiều xã hội muốn hướng tới việc sống hòa hợp với thiên nhiên và thích nghi các hiện tượng thời tiết phá hoại, một hành tinh đang ấm lên và mực nước biển đang gia tăng. Tại Cameroon, kiến thức địa phương công nghệ thấp đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác để giúp nông dân đối phó với hạn hán bằng việc ngâm nước hạt giống ngô và đậu trược khi gieo trồng. Một hành động đã đi vào truyền thống khác là rải tro lên hạt giống và ngô trong vài tháng giúp đuổi các loài phá hoại đi, những thói quen nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai như vậy mang lại khả năng hồi phục nhanh chóng ngay tại cấp địa phương. Tại khu vực Bắc cực, chúng ta phụ thuộc nhiều vào kiến thức địa phương của những người bản địa nhằm hiểu rõ các tác động của biến đổi khí hậu, vì điều xảy ra ở Bắc cực không xảy ra tại Bắc cực, những thay đổi ảnh hưởng tới sự dồi dào của các nguồn thực phẩm truyền thống làm nổi bật thách thức mà biến đổi khí hậu gây ra cho tất cả nhân loại, không chỉ những người sống ở Bắc cực.

Kiến thức địa phương về các tác động của đô thị hóa, tăng trưởng dân số, hệ sinh thái thu hẹp và khí thải nhà kính đặc biệt quan trọng trong một kỷ nguyên mà ngày càng nhiều thảm họa có liên quan đến khí hậu và thời tiết. Chương trình Khung Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (The Sendai Framework for Disaster Risk Reduction) thừa nhận tầm quan trọng của yếu tố cấp cộng đồng trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai, đồng thời nhấn mạnh kiến thức truyền thống có thể bổ sung cho kiến thức khoa học như thế nào trong quản lý rủi ro thiên tai. Việc xây dựng khả năng mau hồi phục trước thảm họa cũng là một đặc điểm chính của Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mới được thông qua, đó là một khuôn khổ sẽ hướng dẫn những nỗ lực của chúng ta nhằm chấm dứt nạn đói và thúc đẩy sự thịnh vượng trên một hành tinh khỏe mạnh đến năm 2030. Vào Ngày Quốc tế này, hãy cùng công nhận những nỗ lực của các cộng đồng lớn và nhỏ, những người dùng kiến thức thông thái của mình trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và chia sẻ “kiến thức cho cuộc sống” (knowledge for life) quý giá của họ.

Thông điệp và Chủ đề IDDR qua các năm (Messages and Topics IDDR through years)

Kỷ niệm IDDR nhằm mục đích ghi dấu việc con người và các cộng đồng đang giảm thiểu sự ảnh hưởng của họ với các thảm họa và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của DRR như thế nào, theo đó Chủ đề cho năm 2015 sẽ tập trung vào việc sử dụng kiến thức truyền thống, bản địa và tại chỗ. Sáng kiến Step Up đã bắt đầu vào năm 2011 và sẽ tập trung vào một nhóm các đối tác khác hàng năm chuẩn bị cho Hội nghị giảm thiểu thiên tai thế giới năm 2015-trẻ em và những người trẻ tuổi (2011), phụ nữ và bé gái (2012), những người sống cùng vời tàn tật (2013), dân số già (2014) và kiến thức truyền thống, bản địa và địa phương (2015). IDDR khích lệ mọi công dân và chính phủ tham gia vào việc xây dựng các cộng đồng và các quốc gia kiên cường hơn trước các thảm họa.

IDDR bắt đầu vào năm 1989 với sự phê duyệt của Đại Hội đồng UN và tổ chức quốc tế này coi IDDR là một cách nhằm thúc đẩy văn hóa giảm thiểu thảm họa toàn cầu bao gồm phòng ngừa, giảm nhẹ và ứng phó thảm họa. Ban đầu được kỷ niệm vào ngày thứ 4 thứ hai của tháng 10 (quyết định 44/236, 22-12-1989), Đại Hội đồng UN đã quyết định chọn ngày 13/10 là ngày kỷ niệm IDDR (quyết định 64/200, 21-12-2009).

2015: Kiến thức cho cuộc sống (2015: Knowledge for Life)

Trọng tâm của IDDR năm 2015 là về kiến thức truyền thống, bản địa và địa phương giúp bổ sung cho khoa học hiện đại và góp phần gia tăng khả năng mau hồi phục của cá nhân và xã hội.

2014: Kiên cường là cho cuộc sống (2014: Resilience is for Life)

Thế giới đang già đi, ngày này năm 2014 sẽ nhấn mạnh sự cần thiết một biện pháp tiếp cận bao quát hơn cho người lớn tuổi trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và công nhận vai trò then chốt mà họ có thể đảm nhiệm trong việc xây dựng khả năng mau hồi phục thông qua những kinh nghiệm và kiến thức của họ.

2013: Sống cùng với điều kiện bất lợi và thảm họa (2013: Living with Disability and Disasters)

Những người sống cùng với điều kiện bất lợi là những người nằm trong số những người bị cô lập nhất trong xã hội và hoàn cảnh khó khăn của họ còn bị tác động mạnh hơn nữa khi có thảm họa, sự đóng góp duy nhất của họ nhằm giúp các cộng đồng chuẩn bị và phản ứng với các thảm họa cũng thường hay bị bỏ qua.

2012: Phụ nữ và các bé gái: lực lượng [vô] hữu hình đối với khả năng mau hồi phục (2012: Women and Girls: the [in]Visible Force of Resilience)

Phụ nữ và các bé gái là các nhân tố thay đổi mạnh mẽ, họ có kiến thức và những kỹ năng riêng biệt-có tính quyết định khi xử lý hoặc quản lý rủi ro thiên tai, họ phải tham gia vào việc giảm nghèo, thích nghi biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai, điều sẽ định hình tương lai của họ và của gia đình và cộng đồng họ.

2011: Hãy để trẻ em và những người trẻ trở thành những đối tác trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai (2011: Making Children and Young People Partners for Disaster Risk Reduction)

Luôn luôn là những nạn nhân của thảm họa và biến đổi khí hậu, trẻ em và người trẻ tuổi có thể và nên được khích lệ tham gia vào giảm thiểu rủi ro nguy cơ và đưa ra quyết định trong những vấn đề quan trọng.

2010: Thành phố của tôi đang Sẵn sàng! (2010: My City is Getting Ready!)

UNISDR đang kêu gọi các đối tác của họ tích cực hơn trong việc bảo vệ các thành phố khỏi những thảm họa như động đất ở Haiti, Chile và New Zealand; lũ lụt và lượng mưa lớn ở Pakistan, Đông Âu, Mozambique; cháy rừng ở Nga và phun trào núi lửa ở Indonesia và Iceland-những thành phố chưa từng gặp nguy hiểm như vậy trước đây.

2009: An toàn cho các bệnh viện khỏi thảm họa (2009: Hospitals Safe from Disasters)

Ngoài tầm quan trọng thực tiễn của mình, các bệnh viện và các cơ sở y tế có một vai trò độc nhất như là biểu tượng của sự phúc lợi công cộng, bảo vệ cho các bệnh viện an toàn khỏi các thảm họa là điều then chốt. UNISDR, WHO và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh dấu Ngày quốc tế này bằng việc nhấn mạnh chiến dịch nhằm đảm bảo an toàn cho các bệnh viện khỏi thảm họa.

2008: Giảm thiểu rủi ro thiên tai là việc của mọi người (2008: Disaster risk reduction is everybody's business)

Các chính phủ, xã hội dân sự, các tổ chức tài chính quốc tế và khối tư nhân được thúc giục tăng cường tiến hành chương trình Khung Hyogo, việc giảm thiểu rủi ro nguy cơ là việc của mọi người chỉ bằng việc đầu tư vào các biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng tài sản hữu hình thì chúng ta mới có thể giảm thiểu sự yếu ớt và bảo vệ sự phát triển.

2007: Thách thức các nhà chức trách giáo dục của thế giới (2007: Challenging the world's education authorities)

Giảm thiểu rủi ro thiên tai là về vấn đề các bộ luật được xây dựng mạnh mẽ hơn, hoạch định sử dụng đất đúng đắn, các hệ thống cảnh báo sớm tốt hơn, quản lý môi trường và các kế hoạch sơ tán và hơn hết giáo dục là việc làm cho cộng đồng và cá nhân nhận thức được nguy cơ đối với các hiểm họa tự nhiên của chính họ và việc họ có thể giảm thiểu nguy cơ của mình như thế nào.

2006: Giảm thiểu rủi ro thiên tai bắt đầu ở trường học (2006: Disaster risk reduction begins at school)

Giảm thiểu rủi ro thiên tai là về vấn đề các bộ luật được xây dựng mạnh mẽ hơn, hoạch định sử dụng đất đúng đắn, các hệ thống cảnh báo sớm tốt hơn, quản lý môi trường và các kế hoạch sơ tán và hơn hết giáo dục là việc làm cho cộng đồng và cá nhân nhận thức được nguy cơ đối với các hiểm họa tự nhiên của chính họ và việc họ có thể giảm thiểu nguy cơ của mình như thế nào.

2005: Tài chính vi mô giảm thiểu rủi ro thiên tai (2005: Microfinance and disaster risk reduction)

Cơn sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, cơn bão Katrina gần đây tại Hoa Kỳ, động đất tại Pakistan và Ấn độ đã cho thấy rằng ngững người nghèo thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thảm họa. Microcredit là một công cụ hữu ích trong việc giảm nghèo nhưng tiềm năng giảm bớt các tác động của thảm họa của nó cần phải được khám phá sâu hơn.

2004: Thảm họa của hôm nay là mối nguy hiểm của mai sau (2004: Today's disasters for tomorrow's hazards)

Sau một cơn thảm họa các nhà chức trách chính phủ, các công ty, các nhóm cộng đồng và các cá nhân nên hỏi về các hành động thích hợp gì nên tiến hành để cứu mạng sống và tài sản. Tất cả mọi người nên làm việc cùng nhau để cải thiện chuỗi thông tin và đưa ra quyết định quan trọng vì vậy các cộng đồng của họ được chuẩn bị tốt hơn nếu những nguy hiểm tấn công lại lần nữa.

2003: Xoay chuyển tình thế… (2003: Turning the tide...)

Chủ đề này nhắc chúng ta nhớ lại, trong suốt Năm nước ngọt thế giới (International Year of Freshwater) nhiệm vụ không chỉ là dự trữ các nguồn nước để duy trì sự sống mà còn giảm thiểu khả năng của nước có thể cướp đi sinh mạng con người, hơn 90% các thảm họa xảy ra trên toàn thế giới hiện nay có liên quan đến nước.

2002: Phát triển núi bền vững (2002: Sustainable mountain development)

Không có cộng đồng nào có thể thoát khỏi những mối đe dọa của thảm họa tự nhiên nhưng các cộng đồng vùng núi thì đặc biệt dễ tổn thương. Quy hoạch sử dụng đất yếu kém, thiếu quản lý môi trường, thiếu các cơ chế lập pháp và các hoạt động con người khác làm gia tăng nguy cơ thảm họa xảy ra và còn làm tồi tệ hơn các tác động của họ.

2001: Chống lại thiên tai, tập trung vào nơi dễ bị tổn thương (2001: Countering Disasters, Targeting Vulnerability)

Nơi dễ bị tổn thương đang gia tăng, trong khi không có quốc gia nào hoàn toàn an toàn, những nước nghèo hơn đặc biệt còn thiếu khả năng ngăn ngừa và chuẩn bị trước thảm họa. Với nhóm dân số thành thị từ các nước đang phát triển đã đạt tới hơn 1,3 tỷ, mọi người đang buộc phải sinh sống ở các khu vực dễ xảy ra thảm họa như là vùng đồng bằng lụt lội và đất bị phá rừng. 

2000: Phòng chống thiên tai, giáo dục và thanh niên (2000: Disaster Prevention, Education and Youth)

Điều quan trọng là các thế hệ tương lai, những người chỉ huy của tương lai học hỏi về các khía cạnh lâu dài của việc bảo vệ môi trường và cung cấp cho họ sự giáo dục sớm cần thiết để hiểu rõ hơn về cả những hiểm họa tự nhiên và cách thức phòng tránh tác động thảm khốc của chúng đối với xã hội.

Vai trò quan trọng của nhân viên y tế cộng đồng trong rủi ro thiên tai

Nhờ hiểu biết được các giá trị văn hóa, truyền thống và nguy cơ sức khỏe cộng đồng của chính họ mà các nhân viên y tế cộng đồng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng kiến ​​thức tại chỗ để cứu mạng sống trong tình huống khẩn cấp và thảm họa do thiên tai gây ra. WHO cho rằng công thức tốt nhất để đối phó với một thảm họa hoặc chuẩn bị cho một điều gì đó có thể xảy ra là kết hợp chuyên môn kỹ thuật với kiến ​​thức cộng đồng (combine technical expertise with community knowledge), đó cũng chính là lý do tại sao IDDR năm nay lại tập trung vào chủ đề "Knowledge for Life" nhằmnắm lấy vai trò của kiến thức truyền thống, bản địa và địa phương giúp bổ sung cho khoa học hiện đại và khả năng phục hồi của cộng đồng.Trên thế giới, nhân viên y tế cộng đồng đã được ca ngợi trong những năm gần đây về hàng loạt các dịch vụ y tế mà họ cung cấp từ hỗ trợ kỹ năng trong khi sinh đến giáo dục y tế dự phòng. Tuy nhiên, sự chú ý khan hiếm đã được dành cho vai trò của nhân viên y tế cộng đồng trong chuẩn bị, đáp ứng và phục hồi từ thảm họa.“Công ước khung Sendai về giảm nhẹ nguy cơ thiên tai giai đoạn 2015-2030” (The Sendai Framework for Disaster Risk Reduction 2015-2030) được sự chấp thuận bởi các chính phủ vào tháng 3/2015 cung cấp động lực mới để tập trung sự chú ý vào "phát triển năng lực của nhân viên y tế trong hiểu biết về nguy cơ thiên tai, áp dụng và thực hiện cách tiếp cận nhằm giảm thiểu nguy cơ thảm họa trong công tác y tế, hỗ trợ và đào tạo các nhóm y tế cách tiếp cận làm giảm nguy cơ thảm họa trong các chương trình y tế và phối hợp với các ngành khác" (developing the capacity of health workers in understanding disaster risk and applying and implementing disaster risk reduction approaches in health work; and supporting and training community health groups in disaster risk reduction approaches in health programmes, in collaboration with other sectors).

Nhân viên y tế cộng đồng ở Santa Cruz, Bolivia đang tuyên truyền cư dân địa phương cách làm giảm sự lây lan của bệnh Chagas (WHO/TDR/Fernando G. Revilla)

Các nhân viên y tế cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong các thảm họa và tình huống khẩn cấp là do họ biết về các nguy cơ tại địa phương bao gồm các quần thể đặc biệt dễ bị tổn thương và các nguồn lực có sẵn trong cộng đồng (know about local risks, including the particular vulnerabilities and resources available in the community); cung cấp thông tin, giáo dục và các trang thiết bị huy động xã hội nhằm giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe (provide information, education and social mobilization materials to mitigate health risks); biết các hành động của địa phương nhằm ngăn ngừa các nguy cơ tại nguồn và có thể tránh phơi nhiễm với những mối nguy hiểm tại chỗ (know local actions to prevent risks at the source, and can avoid exposure to local hazards); được nhiều người biết rõ và tin tưởng nên có thể thúc đẩy tiếp cận và quản lý rủi ro thiên tai phù hợp (are well-known and trusted, and can promote appropriate disaster risk management approaches); có thể huy động cộng đồng và cung cấp việc sơ cứu trong những giờ đầu tiên sau khi xảy ra tình trạng khẩn cấp trước khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài (can mobilize communities and provide first aid in the first hours after an emergency before external help arrives). Các nhân viên y tế địa phương giúp đảm bảo sự công bằng y tế tại các tuyến cơ sở ở thành thị và nông thôn, đóng góp vào các nỗ lực của quốc gia nhằm đảm bảo sự chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người không nhận được sự quan tâm đầy đủ, họ cũng có thể xác định những người nào trong cộng đồng có thể đối mặt với những nguy cơ cao hơn và đòi hỏi sự trợ giúp phù hợp với hoàn cảnh.

Tăng cường lực lượng y tế cho các tình huống khẩn cấp

Tăng cường lực lượng y tế từ chính cộng đồng cho các tình huống khẩn cấp (Scaling-up the Community-Based Health Workforce for Emergencies). Bản tuyên bố chung bởi Liên minh nhân lực y tế toàn cầu (Global Health Workforce Alliance) bao gồm WHO, IFRC, UNICEF, UNHCR được lập ra nhằm thu hút sự chú ý tới vai trò sống còn của nhân lực y tế dựa vào cộng đồng (community-based health workforce_CHW) trong việc quản lý nguy cơ khẩn cấp; thúc đẩy việc tăng cường, đào tạo và tham gia của CHW và tăng cường thêm nhân lực y tế dựa vào cộng đồng.

Thông tin phát hành (Publication details)
Số trang (Number of pages): 7
Năm phát hành (Publication date): 2011
Ngôn ngữ (Languages): tiếng Anh

Phạm vi Bản Tuyên bố chung (Joint Statement) bao gồm các hành động dựa vào cộng đồng rất quan trọng trong việc quản lý các tình huống khẩn cấp (community-based actions are critical in managing emergencies); nhiều nhóm khác nhau hợp thành nhân lực y tế dựa vào cộng đồng (many different groups make up the community-based health workforce); nhân lực y tế dựa vào cộng đồng góp phần vào việc làm cho cộng đồng trở nên khỏe mạnh hơn, an toàn và kiên cường hơn (the community-based health workforce contributes to healthier, safer and more resilient communities); sự đóng góp quan trọng của lực lượng y tế không được thừa nhận theo cách thông thường (the critical contribution of the workforce is not routinely recognized); các hệ thống y tế hiện nay cần phải chuẩn bị tốt trước các tình huống khẩn cấp (existing health systems need to be well prepared for emergencies); các hệ thống y tế nên tăng cường chăm sóc y tế cơ bản (Primary Health Care_PHC) để chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống khẩn cấp (Health systems should reinforce PHC to be better prepared for emergencies); những gì mà các quốc gia và các đối tác có thể làm (what countries and partners can do). Bên cạnh đó, Bản Tuyên bố chung đưa ra một loại các ví dụ quốc gia cụ thể có “nhân lực y tế dựa vào cộng đồng đang hoạt động” (Community-based health workforce in action).

Bản Tuyên bố này được ủng hộ bởi Trung tâm Phòng tránh thiên tai Châu Á (Asian Disaster Preparedness Centre_ADPC), tổ chức CARE, Liên minh nhân lực y tế toàn cầu (Global Health Workforce Alliance_GHWA), Hiệp hội chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), Quân y quốc tế (International Medical Corps_IMC), Tổ chức di trú quốc tế (IOM), Ủy ban cứu trợ quốc tế (IRC), Médecins du Monde (MDM), Cứu trợ khẩn cấp y tế quốc tế (merlin), Tổ chức cứu trợ trẻ em (Save the Children), Quỹ Nhi đồng UN (UNICEF), Cao ủy UN về người tị nạn (UNHCR), Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai của UN (UNISDR) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Thông điệp về việc bảo vệ môi trường hạn chế rủi ro thiên tai (Information Kit)

Các đồng nghiệp và đối tác thân mến (Dear colleagues and partners). Việc bảo vệ môi trường đã trở thành một chủ đề luôn luôn trăn trở những ngày gần đây và những người trẻ tuổi là những người đầu tiên bày tỏ mối quan tâm sâu sắc tới sinh thái học và sự bảo vệ trái đất do đó điều quan trọng là thế hệ tương lai, là chủ nhân của ngày mai học hỏi về các khía cạnh lâu dài của việc bảo vệ môi trường và cung cấp cho họ sự giáo dục sớm cần thiết để hiểu rõ hơn về cả những hiểm họa tự nhiên và cách thức phòng tránh tác động thảm khốc của chúng đối với xã hội; những người trẻ là những lực lượng mạnh mẽ cho sự thay đổi và sự động viên, nếu làm được việc ngăn chặn thảm họa thành công và quản lý rủi ro, thì họ chiếm một vị trí trung tâm trong việc thúc đẩy một sự thay đổi cấp thiết trong các hành vi và thay đổi tâm tính, những người trẻ nên được trao cho cơ hội đảm bảo sự bảo vệ cho chính bản thân họ và bảo vệ thế giới của họ, thông qua giáo dục hợp lý và mức độ chịu trách nhiệm trong quy trình đưa ra quyết định quan trọng.

Tác động phá hoại của những đám cháy lan rộng tại Hoa Kỳ, Vùng trũng Địa Trung Hải, Liên bang Nga và Đông Nam Á đã thể hiện rằng một số sự thay đổi khí hậu đã làm trầm trọng hơn mối đe dọa cháy rừng, vấn đề đã trở nên nổi bật trong phần lớn các khu vực trên thế giới và đe dọa hàng triệu mạng sống cũng như là hệ sinh thái tự nhiên. Tình hình đáng báo động này minh chứng nhu cầu tình hợp tác liên biên giới và liên khu vực, tất cả chúng ta phụ thuộc lẫn nhau và tất cả cần nhau để sinh tồn và bảo vệ hành tinh của mình. Hãy đảm bảo một sự nhất quán hài hòa giữa các thế hệ thông qua một sự trao đổi có lợi cho tất cả và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về các thảm họa nhằm duy trì một chất lượng cuộc sống chấp nhận được cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho tất cả những cộng đồng bị đe dọa bởi các thảm họa.

Văn phòng ISDR mong muốn cảm ơn tất cả các bạn, đặc biệt là Trung tâm Giám sát Lửa toàn cầu (Global Fire Monitoring Centre) từ Freiburg, Đức; Cơ quan Quản lý thảm họa của Australia (Emergency Management Australia); “Thỏa thuận liên ngành để bảo vệ rừng và môi trường khỏi đám cháy” (Entente interdépartementale en vue de la protection de la forêt et de l’environnement contre l’incendie) của Pháp; “Noms propres-Conservatoire de la forêt méditerranéenne” của Pháp; Bộ Năng lượng và môi trường, Hệ thống các khu bảo tồn quốc gia (Sistema Nacional de Aeras de Conservación), Ủy ban Quốc gia về cháy lan (National Commission o­n Wildfires) của Costa Rica và Chiến dịch chặn lửa (Operation Firestop) Santam/Cape Argus Ukuvuka Nam Phi vì sự đóng góp chất lượng cao của các bạn vào bộ thông tin cho Chiến dịch giảm thiểu thiên tai (World Disaster Reduction Campaign) thế giới 2000 UN cũng như là sự hợp tác của các bạn trong việc đưa đến thàn công của Chiến dịch Quảng bá ISDR 2000. Cảm ơn đặc biệt tới Văn phòng Khu vực ISDR tại Costa Rica vì sự tham gia được đánh gia cao của họ trong việc soạn thảo bộ Thông tin. Chúng tôi chúc các bạn may mắn và thành công trong các chương trình sáng kiến của các bạn trong ngày kỷ niệm Chiến dịch giảm thiểu thiên tai thế giới 2000 UN về “Phòng chống thiên tai, giáo dục và thanh niên”!

Ngày 20/10/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Nguyễn Thái Hoàng và CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo WHO và ISDR)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích