Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 4 3 8 5 7
Số người đang truy cập
5 6 0
 Hoạt động hợp tác
Ngày Lương thực thế giới 2015: An sinh xã hội và nông nghiệp, phá vỡ vòng xoáy đói nghèo

Ngày 16/10/2015.Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (UNFAO) cho biếtNgày Lương thực thế giới(World Food Day_WFD)) được tổ chứcvào ngày này hàng năm nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về an ninh lương thực và tăng cường đoàn kết trong cuộc chiến chống lại đói nghèo.
 

Theo đó chủ đềNgày Lương thực thế giới năm 2015 là “An sinh xã hội và nông nghiệp, phá vỡ vòng xoáy đói nghèo”(Social protection and agriculture, breaking the cycle of rural poverty) nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống an sinh xã hội trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, cải thiện đời sống phát triển bền vững nhất là ở vùng nông thôn.


An ninh lương thực- bài toán chưa có lời giải của các quốc gia đang phát triển

Lịch sử WFD

Theo Wikipedia, Ngày Lương thực thế giới (WFD) được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 hàng năm từ 1979 để kỷ niệm ngày thành lập UNFAO năm 1945, đồng thời nâng cao nhận thức về những vấn đề nhèo đói và sử dụng hợp lý lương thực trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1981, mỗi năm WFD chọn một chủ đề khác nhau để làm rõ các mục tiêu hành động.

Chủ đề WFD qua các năm

Năm

Chủ đề

2015

An sinh xã hội và nông nghiệp, phá vỡ vòng xoáy đói nghèo

2014

Canh tác hộ gia đình: nuôi sống thế giới và bảo vệ trái đất

2013

Hệ thống thực phẩm bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng

2012

Hợp tác nông nghiệp, chìa khóa nuôi sống thế giới

2011

Giá lương thực-từ khủng hoảng đến ổn định

2010

Đoàn kết chống nạn đói

2009

Mục tiêu an ninh lương thực trong thời khủng hoảng

2008

An ninh lương thực: thách thức của biến đổi khí hậu và năng lượng sinh học

2007

Quyền sử dụng lương thực

2006

Đầu tư vào nông nghiệp để được an ninh lương thực

2005

Nông nghiệp và đối thoại liên văn hóa

2004

Đa dạng sinh học đối với an ninh lương thực

2003

Cùng làm việc cho một liên minh quốc tế chống nạn đói

2002

Nước: nguồn an ninh lương thực

2001

Đấu tranh chống nạn đói để giảm nghèo

2000

Một thiên niên kỷ không có nạn đói

1999

Tuổi trẻ chống nạn đói

1998

Phụ nữ nuôi thế giới

1997

Đầu tư vào an ninh lương thực

1996

Đấu tranh chống nạn đói và suy dinh dưỡng

1995

Thực phẩm cho mọi người

1994

Nước cho sự sống

1993

Gặt hái sự đa dạng của thiên nhiên

1992

Thực phẩm và dinh dưỡng

1991

Cây trồng cho đời sống

1990

Thực phẩm cho tương lai

1989

Thực phẩm và môi trường

1988

Tuổi trẻ nông thôn

1987

Các chủ nông trại nhỏ

1986

Ngư dân và các Cộng đồng ngư nghiệp

1985

Nạn nghèo nông thôn

1984

Phụ nữ trong Nông nghiệp

1983

An ninh lương thực

1982

Thực phẩm trước hết

1981

Thực phẩm trước hết

Theo UNFAO, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo nhưng thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi hiện nay có khoảng một tỷ người nghèo, trong đó nhiều người còn thiếu lương thực; 78% người nghèo sống ở vùng nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt của nền kinh tế nông thôn. Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030 với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể đã được thông qua tại Đại hội đồng UN nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, góp phần vào sự tiến bộ chung của toàn xã hội.


Một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là do xung đột và bất ôn chính trị

Việt Nam hưởng ứng WFD 2015

Theo Bộ Y tế (MoH), tình trạng đói nghèo, thiếu ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dinh dưỡng nhất là trẻ em ở các vùng sâu vùng xa; hiện nay cả nước tỷ lệ hộ nghèo là 5,8-6%, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo là 33,2% mà theo đó suy dinh dưỡng là nguyên nhân do thiếu ăn cả về số lượng và chất lượng, bệnh tật và các yếu tố về chăm sóc cũng bắt nguồn từ sự nghèo đói. Bộ Y tế cho biết năm 2014 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi là 24,9%, thể nhẹ cân là 14,5% tập trung cao ở những nơi khó khăn như Tây Nguyên (thấp còi 34,9%, nhẹ cân 22,6%), Trung du và miền núi phía Bắc (thấp còi 30,7%, nhẹ cân 19,8%); đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân và gầy còm ở khu vực nông thôn đều cao hơn so với thành thị; trong khikhu vực thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh) lại xuất hiện tỷ lệ đáng kể trẻ em thừa cân, béo phì.


Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng sâu vùng xa

Mặc dù Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG4), đặc biệt là trong giai đoạn 5 năm (2009-2014) hơn một triệu người đã thoát đói và tỷ lệ nghèo của quốc gia giảm chỉ còn 6% nhưng trước thực trạng suy dinh dưỡng còn tồn tại nêu trên các  mục tiêu Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là đến năm 2020 bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân-béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Hưởng ứng WFD năm 2015 và hướng đến mục tiêu Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, Bộ Y tế phát động tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” từ 16-23/10/2015 với thông điệp “Thúc đẩy chính sách bảo trợ xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt Nam” nhằm phát triển vườn ao chuồng (VAC) tăng thu nhập gia đình, tạo nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương cho bữa ăn gia đình; lựa chọn, chế biến, sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương cho bữa ăn gia đình; ăn uống hợp lý phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao thể lức và tầm vóc người Việt Nam; thực hiện dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường vận động thể lực để phòng chống thừa cân béo phì; thúc đẩy chính sách bảo trợ xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

WFD năm nay gắn liên với kỷ niệm 70 năm ngày thành lập UN và là năm triển khai các mục tiêu SDGs mới thông qua nên nhiệm vụ chấm dứt nạn đói và tăng cường an sinh xã hội đã trở thành yêu cầu thiết thực với bất kể nơi nào còn khó khăn trên toàn cầu trong đó có Việt Nam.

 

Ngày 29/10/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo UNFAO, MoH và Wikipedia)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích