Hội nghị AIDS kết thúc ở Harare
Ngày 4/12/2015. HARARE. VOA News- Hội nghị AIDS kết thúc ở Harare (AIDS Conference Ends in Harare). Một hội nghị quốc tế kéo dài một tuần tập trung vào AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở châu Phi đã kết thúc tại thủ đô Harare của Zimbabwe, các đại biểu đã thảo luận một báo cáo về sự thiếu hụt các thuốc kháng virus để điều trị AIDS và thiếu kinh phí dành cho y tế của chính phủ trên khắp lục địa. Các nhà nghiên cứu y học, các nhà hoạt động phòng chống HIV và các quan chức y tế từ khắp các châu lục đã gặp nhau tại hội nghị được gọi là ICASA tìm mọi cách để đạt được một châu Phikhông còn AIDS. Liên Hiệp Quốc (UN) cho biết đã có những bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống HIV/AIDS và cơ quan này nói rằng kết thúc đại dịch vào năm 2030 là một triển vọng mang tính thực tế. Điều trị ngay lập tức (Immediate treatment) Bộ trưởng Y tế của Zimbabwe, David Parirenyatwa phát biểu việc điều trị ngay lập tức cho bất cứ ai được chẩn đoán HIV là một trong những bước chủ yếu hướng vềmục tiêu đó: "Đó là thời gian để di chuyển và thực hiện các nghị quyết đã được đề ra ở đây, xét nghiệm [HIV] và điều trị bệnh phải tiến hành rất mạnh mẽ vì vậy một khi bạn được xét nghiệm và bạn có HIV dương tính hãy đi điều trị. Có phải chúng ta có thể đủ khả năng để làm điều đó cho châu Phi? Đây là nơi mà cộng đồng quốc tế đến, đây là nơi huy động các nguồn lực đến". Đầu tuần này, nhóm bác sĩ không biên giới (MSF) phát hành một báo cáo nói rằng châu Phi đang đối mặt với tình trạng thiếu thuốc chống virus hay ARV, sự thiếu hụt này có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn theo các hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) loại bỏ tất cả các hạn chế về điều kiện để sử dụng liệu pháp điều trị bằng thuốc kháng virus ở những người có HIV nếu một người có xét nghiệm dương tính cần được điều trị. Điều phối viên toàn cầu của Mỹ về AIDS, Đại sứ Deborah Birx là một trong những đại biểu có mặt tại hội nghị ICASA. Hoa được đặt như là để biểu thị lòng tôn kính cho những người thiệt mạng trong chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia, tại một địa điểm lớn cho Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 20 tại Melbourne, Australia, ngày 20/7/2014.
Nguồn kinh phí (Funding) Đại sứ Deborah Birx cho biết Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về việc làm giảm nhẹ AIDS (PEPFAR) đã công bố nguồn tài trợ bổ sung cho một số nước châu Phi để giúp họ tuân theo những hướng dẫn mới và một số nước đang xử lý theo cách riêng của họ vì không có nhiều kinh phí: "Chúng ta có rất nhiều khích lệ nếu bạn nhìn kỹ vào thập kỷ trước những gì mà Nam Phi đang làm là đầu tư cho đại dịch, nếu bạn nhìn vào những gì mà Namibia đã thực hiện để phòng chống đại dịch, nếu bạn nhìn vào những gì mà Botswana luôn luôn thực hiện vì vậy có nhiều quốc gia trên lục địa có nguồn lực và đang áp dụng rõ ràng những nguồn lực này để kiểm soát dịch bệnh tại nước họ, chúng tôi tin rằng ngày càng có nhiều nước nên thực hiện sự đầu tư đó". Các nước châu Phi đều ký vào Tuyên ngôn Abuja 2001, trong đó quy định rằng 15% ngân sách của mỗi quốc gia nên được phân bổ cho các chi phí về y tế. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã không tuân theo cam kết đó bao gồm Zimbabwe, nơi mà hầu hết các ngân sách đều dành cho quốc phòng, tiền lương công chức và đi lại cho các quan chức cao cấp của chính phủ.
|