Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 4 2 7
Số người đang truy cập
3 2 8
 Hoạt động hợp tác
Báo cáo mới về sức khỏe năm 2015 của WHO: từ MDGs đến SDGs

Cập nhật tháng 12/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Báo cáo mới về sức khỏe năm 2015 từ MDGs đến SDGs (Health in 2015: from MDGs to SDGs). Trong năm 2015, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) chuẩn bị kết thúc thời hạn và hội nghị sau 2015 sẽ diễn ra bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Báo cáo này của WHO nhìn lại 15 qua (2000-2015) với các xu hướng và các lực lượng tích cực trong kỷ nguyên MDGs và đánh giá những thách thức lớn ảnh hưởng đến sức khỏe trong SDGs 15 năm tới (2016-2030).

WHO ban hành báo cáo mới, từ MDGs đến SDGs (From MDGs to SDGs, WHO launches new report)

Ngày 8/12/2015. Geneva. WHO đã ban hành một phân tích toàn diện mới của xu hướng sức khỏe toàn cầu từ năm 2000 và đánh giá các thách thức trong 15 năm tới. “Sức khỏe trong năm 2015: từ MDGs đến SDGs” (Health in 2015: from MDGs to SDGs) xác định bộ điều khiển quan trọng của quá trình tiến bộ của sức khỏe theo các mục tiêu MDGs của Liên Hiệp Quốc (UN) đưa ra các hành động quốc gia và cộng đồng quốc tế nên ưu tiên để đạt được các mục tiêu SDGs sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2016. Theo đó, 17 mục tiêu SDGs mở rộng hơn và nhiều tham vọng hơn các mục tiêu MDGs, được đưa ra tại chương trình nghị sự liên quan đến tất cả mọi người trên tất cả các quốc gia để đảm bảo rằng “không ai bị bỏ phại phía sau” (no o­ne is left behind). Chương trình nghị sự mới đòi hỏi tất cả 3 lĩnh vực của phát triển bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường được giải quyết bằng cách phối hợp.

News release

  
Chi tiết ấn phẩm (
Publication details)
Tác giả (Authors): WHO
Số trang (Number of pages): 204
Ngày xuất bản (Publication date): Tháng 12/2015
Ngôn ngữ (Language): tiếng Anh

Bảo hiểm y tế toàn dân nhằm đạt được các mục tiêu liên quan đến sức khỏe (Universal health coverage to achieve health related goals)

Hầu như tất cả các SDGs có liên quan trực tiếp đến sức khỏe hay gián tiếp góp phần vào sức khỏe, một mục tiêu (SDG3) đặt ra cụ thể nhằm “Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe cho tất cả mọi lứa tuổi” (Ensure healthy lives and promote well-being for all at all ages), 13 mục tiêu của SDGs là xây dựng trên sự tiến bộ đạt được của MDGs và phản ánh một trọng tâm mới về các bệnh không lây nhiễm (NCDs) và đạt được bảo hiểm y tế toàn dân. TS. Marie-Paule Kieny, trợ lý Tổng giám đốc của các hệ thống y tế và sáng kiến của WHO (Health Systems and Innovation at WHO) cho biết: “Bảo hiểm y tế toàn dân cắt giảm tất cả các mục tiêu liên quan đến sức khỏe là điều then chốt của phát triển về sức khỏe và phản ánh trọng tâm mạnh mẽ của SDGs về công bằng và tiếp cận những người nghèo khổ nhất và bất hạnh nhất ở khắp mọi nơi”. Mặc dù các MDGs về sức khỏe bỏ qua một số mục tiêu toàn cầu nhưng kết quả chung rất ấn tượng, 15 năm qua đã chứng kiến sự giảm lớn tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em cùng nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống lại HIV, Lao và sốt rét tại các quốc gia đang phát triển. Các thành phần quan trọng cho sự thành công bao gồm tăng gấp đôi nguồn tài trợ toàn cầu về sức khỏe, thành lập các tổ chức tài trợ mới và đối tác mới cùng vai trò quan trọng của xã hội dân quyền trong giải quyết các bệnh tật như HIV/AIDS; đầu tư nghiên cứu dẫn đến việc mở rộng quy mô ở tất cả các quốc gia có các biện pháp can thiệp mới như liệu pháp kháng virus (antiretroviral_ARV) trong điều trị HIV và màn tẩm hóa chất trong phòng chống sốt rét.


Sức khỏe và mục tiêu SDGs (Health and the SDGs)

Báo cáo của WHO trình bày các dữ liệu mới nhất và phân tích chuyên sâu về các khu vực trọng điểm đưa ra trong SDGs liên quan đến sức khỏe bao gồm sức khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên (reproductive, maternal, newborn, child and adolescent health); các bệnh truyền nhiễm gồm HIV, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới lãng quên (infectious diseases including HIV, tuberculosis, malaria, hepatitis and neglected tropical diseases); các bệnh không lây nhiễm gồm bệnh tim, ung thư và tiểu đường (noncommunicable diseases (NCDs) including heart disease, cancer and diabetes); sức khỏe tinh thần và sử dụng chất kích thích như ma túy và rượu (mental health and substance use including narcotics and harmful use of alcohol); bị tổn thương và bạo lực (injuries and violence); bảo hiểm y tế toàn dân (universal health coverage). “Các chỉ tiêu” (Snapshots) về 34 chủ đề sức khỏe khác nhau phác thảo các khuynh hướng, thành tựu đã đạt được, các lý do cho sự thành công, thách thức và ưu tiên chiến lược nhằm cải thiện sức khỏe trong nhiều lĩnh vực khác nhau, “Snapshots” này sắp xếp từ ô nhiễm không khí đến bệnh viêm gan đến thương tích do tai nạn giao thông đường bộ. Trong báo cáo này, WHO cũng khám phá ra sức khỏe góp phần như thế nào và những lợi ích từ 16 mục tiêu SDGs khác và xem xét các vấn đề đang nổi như biến đổi công nghệ và môi trưởng đến sức khỏe toàn cầu.
 

Nhiệm vụ của WHO phù hợp với các mục tiêu sức khỏe SDGs (WHO's work aligned with SDG health targets)

Các SDGs liên quan đến sức khỏe phản ánh chặt chẽ những ưu tiên chính trong chương trình hoạt động của WHO giai đoạn 2014-2019, nhiều trong số các mục tiêu này được chấp thuận bởi các thành viên của Hội đồng Y tế thế giới (WHA) như các mục tiêu tự nguyện toàn cầu trong phòng ngừa và kiểm soát NCDs thiết lập trong năm 2013 được kết hợp với mục tiêu 3.4 của SDG nhằm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sinh non do NCDs xuống 1/3 đến năm 2030. Các cơ quan quản lý của WHO sẽ có vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá thực hiện các SDGs liên quan đến sức khỏe. TS. Kient cho biết: “Một trong những thách thức lớn nhất đo lường quá trình tiến bộ thông qua một số lượng mục tiêu đáng kinh ngạc, đặc biệt là việc thiếu các dữ liệu y tế tại các quốc gia đang phát triển, việc theo dõi SDGs đòi hỏi phải thường xuyên, dữ liệu đạt chất lượng cao về nguyên nhân tử vong từ tất cả các nhóm dân cư để chúng ta biết nơi mà chúng ta cần nguồn nhân lực”. WHO đang hợp tác với các đối tác thiết lập một Hợp tác dữ liệu y tế (Health Data Collaborative) vào đầu năm 2016 nhằm hỗ trợ các quốc gia xây dựng các hệ thống dữ liệu y tế tốt hơn, một sản phầm sớm của hợp tác toàn cầu này là “Danh sách tham khảo 100 chỉ tiêu trọng tâm trên toàn cầu của WHO” (WHO Global Reference List of 100 Core Indicators) được xuất bản vào đầu năm nay và đang được sử dụng để hướng dẫn hoạt động tại nhiều quốc gia. “Là cơ quan toàn cầu với nhiệm vụ bao phủ toàn bộ chương trình nghị sự svề ức khỏe, WHO sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong hỗ trợ các quốc gia xây dựng các mục tiêu và chiến lược quốc gia của chính họ, tư vấn về các biện pháp can thiệp tốt nhất, xác định các vấn đề ưu tiên nghiên cứu và giám sát quá trình tiến bộ đạt được của SDGs có liên quan tới sức khỏe”. TS. Kieny nói. Trong năm 2016, WHO sẽ xuất bản đầu tiên một loạt các báo cáo hằng năm về SDGs để thiết lập tiêu chuẩn và đanh giá tiến bộ đạt được các mục tiêu trong 15 năm tới.


8 MDGs đã kết thúc vào năm 2015

Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)

Các MDGs bao gồm 8 mục tiêu mà tất cà 191 quốc gia thành viên của UN đồng ý cố gắng đạt được đến năm 2015, “Tuyên bố MDGs của UN” (United Nations Millennium Declaration) được ký vào tháng 9/2000 cam kết các nhà lãnh đạo trên thế giới chống lại đói nghèo, bệnh tật, mù chữ, suy thoái môi trường và phân biệt đối xử với phụ nữ. Các mục tiêu MDGs được bắt nguồn từ Tuyên bố này và tất cả có các mục tiêu và chỉ số cụ thể, hiện nay các MDGs được chuyển thành 17 mục tiêu SDGs để tiếp tục được hoàn tất đến năm 2030.


UNAIDS/G. Pirozzi

8 MDGs (The Eight Millennium Development Goals are) bao gồm xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (to eradicate extreme poverty and hunger); đạt phổ cập giáo dục tiểu học (to achieve universal primary education); tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ (to promote gender equality and empower women); giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em (to reduce child mortality); nâng cao sức khỏe bà mẹ (to improve maternal health); phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác (to combat HIV/AIDS, malaria, and other diseases); đảm bảo bền vững về môi trường (to ensure environmental sustainability); thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển (to develop a global partnership for development). Các MDGs phụ thuộc lẫn nhau, tất cả các mục tiêu tác động đến y tế và sức khỏe ảnh hưởng đến các mục tiêu MDGs như sức khỏe tốt hơn cho phép trẻ em được đi học và người lớn đi làm (better health enables children to learn and adults to earn), bình đẳng giới là cần thiết để đạt được sức khỏe tốt hơn (gender equality is essential to the achievement of better health), giảm đói nghèo và suy thoái môi trường (reducing poverty, hunger and environmental) không chỉ tác động tích cực mà còn phụ thuộc lẫn nhau làm cho sức khỏe tốt hơn.

Hội nghị phát triển bền vững UN 2015 (UN Sustainable Development Summit 2015)


Ngày 25-27/9/2015. New york. UN. Hơn 150 nhà lãnh đạo trên thế giới tập trung tại trụ sở của UN tại New York để thông qua một chương trình nghị sự phát triển bền vững mới trong cuộc họp 3 ngày bắt đầu từ ngày 25/9/2015. Năm 2015 cho thấy là một cơ hội lịch sử chưa từng có mang lại cho các quốc gia và người dân trên thế giới cùng nhau quyết định và bắt tay vào những mục tiêu mới nhằm nâng cao cuộc sống cho người dân ở khắp mọi nơi, quyết định này sẽ quyết định chương trình hành động toàn cầu nhằm chấm dứt đói nghèo, thúc đẩy sự thịnh vượng và hạnh phúc cho tất cả người dân, bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. 193 quốc gia thành viên của UN đã đồng ý, chương trình nghị sự mới Chuyển đổi thế giới của chúng ta (Transforming Our World): Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững bao gồm một Tuyên bố (Declaratio), 17 SDGs và 169 chỉ tiêu (targets) cụ thể.


17 SDGs sẽ tiếp tục hoàn thiện đến năm 2030

Các SDGs liên quan đến sức khỏe (Health-related Sustainable Development Goals targets)

Mục tiêu 1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở khắp mọi nơi (Goal 1. End poverty in all its forms everywhere)

              1.3. Triển khai các hệ thống và biện pháp bảo trợ xã hội thích hợp trên phạm vi quốc gia cho tất cả mọi người, bao gồm những người dưới đáy xã hội, và đến năm 2030 đạt được sự bao phủ bền vững đối với những người nghèo và những người dễ bị tổn thương. (Implement nationally appropriate social protection systems and measures for all, including floors, and by 2030 achieve substantial coverage of the poor and the vulnerable).

             1.5. Đến năm 2030, xây dựng khả năng hồi phục nhanh cho người nghèo và những người có hoàn cảnh dễ bị tổn thương, giảm thiểu sự phơi nhiễm và sự tổn thương của họ trước các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu, những cú sốc về kinh tế, xã hội và môi trường và những thảm họa. (By 2030, build the resilience of the poor and those in vulnerable situations and reduce their exposure and vulnerability to climate-related extreme events and other economic, social and environmental shocks and disasters).


Mục tiêu hàng đầu của SDGs là giảm đói nghèo

Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững (Goal 2. End hunger, achieve food security and improved nutrition and promote sustainable agriculture)

                2.1. Đến năm 2030, chấm dứt nạn đói và đảm bảo cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người có những hoàn cảnh dễ bị tổn thương bao gồm trẻ nhỏ đều được tiếp cận tới thực phẩm đầy đủ, an toàn và dinh dưỡng trong cả năm. (By 2030, end hunger and ensure access by all people, in particular the poor and people in vulnerable situations, including infants, to safe, nutritious and sufficient food all year round).

              2.2. Đến năm 2030, chấm dứt tất cả các hình thức suy dinh dưỡng bao gồm cả việc đạt được các mục tiêu đã được chấp thuận quốc tế vào năm 2025 về còi cọc (stunting) và gầy còm (wasting) ở trẻ em dưới 5 tuổi và giải quyết nhu cầu dinh dưỡng của những bé gái tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ có thai và cho con bú và những người già. (By 2030, end all forms of malnutrition, including achieving, by 2025, the internationally agreed targets o­n stunting and wasting in children under 5 years of age, and address the nutritional needs of adolescent girls, pregnant and lactating women and older persons).


Các khu vực trọng điểm thực hiện SDGs (đến năm 2030) sau khi kết thúc MDGs (2015)

Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi (Goal 3. Ensure healthy lives and promote well-being for all at all ages).

3.1. Đến năm 2030, giảm tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn cầu xuống dưới 70 trên 100.000 trẻ đẻ sống (By 2030, reduce the global maternal mortality ratio to less than 70 per 100,000 live births).

3.2. Đến năm 2030, chấm dứt các ca tử vong có thể phòng ngừa ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi cùng với tất cả các nước tập trung vào giảm thiểu tử vong cho trẻ dưới 1 tháng tuổi xuống mức thấp nhất là 12/ 1.000 ca sinh sống và tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là 25/ 1.000 ca sinh sống. (By 2030, end preventable deaths of newborns and children under 5 years of age, with all countries aiming to reduce neonatal mortality to at least as low as 12 per 1,000 live births and under-5 mortality to at least as low as 25 per 1,000 live births).

3.3. Đến năm 2030, chấm dứt đại dịch AIDS, lao phổi, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và đối phó với viêm gan, các bệnh truyền qua nguồn nước và các bệnh lây nhiễm khác. (By 2030, end the epidemics of AIDS, tuberculosis, malaria and neglected tropical diseases and combat hepatitis, water-borne diseases and other communicable diseases).

3.4. Đến năm 2030, giảm thiểu 1/3 số ca tử vong sinh non do các bệnh không lây nhiễm bằng các biện pháp dự phòng, điều trị và tăng cường sức khỏe tinh thần và phúc lợi. (By 2030, reduce by o­ne third premature mortality from non-communicable diseases through prevention and treatment and promote mental health and well-being).

3.5. Tăng cường phòng chống và điều trị sự lạm dụng các chất gây nghiện (như ma túy) bao gồm lạm dụng thuốc gây nghiện và sử dụng quá mức đồ uống có cồn. (Strengthen the prevention and treatment of substance abuse, including narcotic drug abuse and harmful use of alcohol).

3.6. Đến năm 2020, giảm một nửa số tử vong và chấn thương toàn cầu do tai nạn giao thông đường bộ (By 2020, halve the number of global deaths and injuries from road traffic accidents)

             3.7. Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình, thông tin và giáo dục, lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chương trình và chiến lược y tế quốc gia. (By 2030, ensure universal access to sexual and reproductive health-care services, including for family planning, information and education, and the integration of reproductive health into national strategies and programmes).

3.8. Đạt được bao phủ y tế toàn cầu bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc y tế thiết yếu chất lượng và tiếp cận tới các loại thuốc và vắc-xin thiết yếu an toàn, hiệu quả, chất lượng và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. (Achieve universal health coverage, including financial risk protection, access to quality essential health-care services and access to safe, effective, quality and affordable essential medicines and vaccines for all).

3.9. Đến năm 2030, cơ bản giảm thiểu đáng kể số ca tử vong và bệnh tật do các chất độc hại, tình trạng ô nhiễm đất, nước và không khí. (By 2030, substantially reduce the number of deaths and illnesses from hazardous chemicals and air, water and soil pollution and contamination).

3.a. Tăng cường thực hiện Công ước khung kiểm soát thuốc lá (FCTC) của WHO tại tất cả các nước, khi thích hợp. (Strengthen the implementation of the World Health Organization Framework Convention o­n Tobacco Control in all countries, as appropriate).

3.b. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển những loại vắc-xin và thuốc cho các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm chủ yếu ảnh hưởng tới các nước đang phát triển, cung cấp việc tiếp cận tới các loại thuốc và vắc-xin thiết yếu giá cả phải chăng, phù hợp với Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và y tế công cộng khẳng định về quyền lợi của các nước đang phát triển được sử dụng toàn bộ các điều khoản trong hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự linh động để bảo vệ y tế công cộng, đặc biệt là cung cấp khả năng tiếp cận tới các loại thuốc cho tất cả mọi người. (Support the research and development of vaccines and medicines for the communicable and noncommunicable diseases that primarily affect developing countries, provide access to affordable essential medicines and vaccines, in accordance with the Doha Declaration o­n the TRIPS Agreement and Public Health, which affirms the right of developing countries to use to the full the provisions in the Agreement o­n Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights regarding flexibilities to protect public health, and, in particular, provide access to medicines for all).

3.c. Gia tăng cơ bản nguồn tài chính y tế và việc tuyển dụng, phát triển, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực y tế tại các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển và những quốc đảo nhỏ đang phát triển. (Substantially increase health financing and the recruitment, development, training and retention of the health workforce in developing countries, especially in least developed countries and small island developing States).

3.d. Tăng cường năng lực của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm cảnh báo sớm, giảm thiểu nguy cơ và kiểm soát các nguy cơ sức khỏe công cộng ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. (Strengthen the capacity of all countries, in particular developing countries, for early warning, risk reduction and management of national and global health risks).


Mục tiêu 4. Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và công bằng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (Goal 4. Ensure inclusive and equitable quality education and promote lifelong learning opportunities for all)

4.5. Đến năm 2030, xóa bỏ sự bất bình đẳng giới trong giáo dục và đảm bảo khả năng tiếp cận ngang bằng tới tất cả các trình độ giáo dục và đào tạo nghề cho những người dễ bị tổn thương bao gồm cả những người khuyết tật, người bản xứ và trẻ em trong những tình trạng dễ bị tổn thương. (By 2030, eliminate gender disparities in education and ensure equal access to all levels of education and vocational training for the vulnerable, including persons with disabilities, indigenous peoples and children in vulnerable situations).

4.a. Xây dựng và nâng cấp các cơ sở vật chất giáo dục cho trẻ em, người khuyết tật và người nhạy cảm giới tính và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, rộng khắp và hiệu quả cho tất cả mọi người (Build and upgrade education facilities that are child, disability and gender sensitive and provide safe, nonviolent, inclusive and effective learning environments for all).


Bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em là một trong những mục tiêu hướng đến của SDGs

Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới, trao quyền cho mọi phụ nữ và trẻ em gái (Goal 5. Achieve gender equality and empower all women and girls).

5.2. Xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái tại nơi công cộng và tư nhân bao gồm cả buôn bán, lạm dụng tình dục và các hình thức lạm dụng khác. (Eliminate all forms of violence against all women and girls in the public and private spheres, including trafficking and sexual and other types of exploitation).

5.3 Xóa bỏ tất cả các tập quán có hại như hôn nhân trẻ em, hôn nhân sớm, hôn nhân ép buộc và cắt âm vật phụ nữ. (Eliminate all harmful practices, such as child, early and forced marriage and female genital mutilation).

5.6. Đảm bảo tiếp cận phổ cập toàn cầu tới sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản theo thỏa thuận trong Chương trình hành động của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và các tài liệu kết quả của hội nghị đánh giá về chúng (Ensure universal access to sexual and reproductive health and reproductive rights as agreed in accordance with the Programme of Action of the International Conference o­n Population and Development and the Beijing Platform for Action and the outcome documents of their review conferences).


Mục tiêu 6. Đảm bảo tiếp cận nước sạch bền vững và vệ sinh cho tất cả mọi người (Goal 6. Ensure availability and sustainable management of water and sanitation for all)

6.1. Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phổ cập và công bằng với nguồn nước uống an toàn và giá cả hợp lý cho tất cả mọi người. (By 2030, achieve universal and equitable access to safe and affordable drinking water for all).

6.2. Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận điều kiện vệ sinh môi trường đầy đủ và công bằng cho tất cả mọi người, xóa bỏ dịch tiêu chảy, chú ý đặc biệt tới các nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái và những người dễ bị tổn thương. (By 2030, achieve access to adequate and equitable sanitation and hygiene for all and end open defecation, paying special attention to the needs of women and girls and those in vulnerable situations).


Mục tiêu 7. Đảm bảo tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người (Goal 7. Ensure access to affordable, reliable, sustainable and modern energy for all).

7.1. Đến năm 2030, đảm bảo việc tiếp cận phổ cập toàn cầu tới các dịch vụ năng lượng giá cả phải chăng, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại. (By 2030, ensure universal access to affordable, reliable and modern energy services).


Mục tiêu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, tạo việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người (Goal 8. Promote sustained, inclusive and sustainable economic growth, full and productive employment and decent work for all).

8.5. Đến năm 2030, tạo được công ăn việc làm dồi dào, hiệu quả và tử tế cho mọi phụ nữ và đàn ông, kể cả những người trẻ tuổi và người khuyết tật, trả lương công bằng cho công việc có giá trị ngang nhau. (By 2030, achieve full and productive employment and decent work for all women and men, including for young people and persons with disabilities, and equal pay for work of equal value).

8.7. Thực hiện các biện pháp hiệu quả trước mắt nhằm xóa bỏ cưỡng bức lao động, chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại, buôn bán người, siết chặt lệnh cấm và xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất kể cả tuyển dụng và sử dụng binh lính trẻ em, vào năm 2025 chấm dứt lao động trẻ em dưới mọi hình thức. (Take immediate and effective measures to eradicate forced labour, end modern slavery and human trafficking and secure the prohibition and elimination of the worst forms of child labour, including recruitment and use of child soldiers, and by 2025 end child labour in all its forms).

8.8. Bảo vệ quyền lao động, thúc đẩy môi trường làm việc an toàn và đảm bảo cho tất cả công nhân, kể cả người lao động nhập cư, đặc biệt là phụ nữ nhập cư và những người có việc làm không ổn định. (Protect labour rights and promote safe and secure working environments for all workers, including migrant workers, in particular women migrants, and those in precarious employment).

Mục tiêu 10. Giảm thiểu sự bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia (Goal 10. Reduce inequality within and among countries)

10.2. Đến năm 2030, trao quyền hợp pháp và thúc đẩy hòa nhập xã hội, kinh tế và chính trị cho tất cả mọi người; không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, sắc tộc, nguồn gốc, tín ngưỡng hoặc địa vị kinh tế hoặc những tình trạng khác. (By 2030, empower and promote the social, economic and political inclusion of all, irrespective of age, sex, disability, race, ethnicity, origin, religion or economic or other status).

10.7. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư trật tự, an toàn, đúng thủ tục và có trách nhiệm bao gồm cả việc việc thực hiện các chính sách di trú được quản lý tốt và có kế hoạch. (Facilitate orderly, safe, regular and responsible migration and mobility of people, including through the implementation of planned and well-managed migration policies).


Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư rộng mở, an toàn, vững chắc và bền vững (Goal 11. Make cities and human settlements inclusive, safe, resilient and sustainable)

11.1. Đến năm 2030, đảm bảo việc tiếp cận cho mọi người tới nhà ở hợp lý, an toàn, giá cả phải chăng, các dịch vụ cơ bản và nâng cấp các khu ổ chuột. (By 2030, ensure access for all to adequate, safe and affordable housing and basic services and upgrade slums).

11.2. Đến 2030, cung cấp việc tiếp cận tới các hệ thống giao thông an toàn, dễ tiếp cận, bền vững và giá cả phù hợp cho tất cả mọi người; cải thiện sự an toàn đường bộ bằng cách mở rộng mạng lưới giao thông công cộng, với sự chú ý đặc biệt tới nhu cầu của những người dễ bị tổn thương, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người già. (By 2030, provide access to safe, affordable, accessible and sustainable transport systems for all, improving road safety, notably by expanding public transport, with special attention to the needs of those in vulnerable situations, women, children, persons with disabilities and older persons).

11.5. Đến 2030, làm giảm đáng kể số người chết, số người bị ảnh hưởng và làm giảm tối thiểu những thiệt hại kinh tế trực tiếp liên quan đến tổng sản phẩm nội địa trên toàn cầu gây ra bởi thiên tai bao gồm các thảm họa liên quan đến nước, với trọng tâm bảo vệ người nghèo và những người có hoàn cảnh dễ tổn thương. (By 2030, significantly reduce the number of deaths and the number of people affected and substantially decrease the direct economic losses relative to global gross domestic product caused by disasters, including water-related disasters, with a focus o­n protecting the poor and people in vulnerable situations).

11.7. Đến năm 2030, cung cấp tiếp cận phổ cập toàn cầu tới các không gian an toàn, toàn diện, xanh và công cộng, đặc biệt dành cho phụ nữ và trẻ em, người già và người khuyết tật. (By 2030, provide universal access to safe, inclusive and accessible, green and public spaces, in particular for women and children, older persons and persons with disabilities).

11.b. Đến năm 2020, gia tăng bền vững số thành phố và các khu định cư của con người, chấp thuận và thực hiện các kế hoạch và chính sách lồng ghép hướng tới hòa nhập, hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, khả năng phục hồi sau thảm họa, phát triển và thực hiện tương tự như Khung giảm nhẹ thiên tai Sendai giai đoạn 2015-2030, quản lý nguy cơ thiên tai toàn diện ở các cấp. (By 2020, substantially increase the number of cities and human settlements adopting and implementing integrated policies and plans towards inclusion, resource efficiency, mitigation and adaptation to climate change, resilience to disasters, and develop and implement, in line with the Sendai Framework for Disaster Risk Reduction 2015-2030, holistic disaster risk management at all levels).

Mục tiêu 12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững (Goal 12. Ensure sustainable consumption and production patterns)

12.4. Đến năm 2020, đạt được việc quản lý hoàn toàn môi trường về các hóa chất và chất thải thông qua vòng đời của chúng, phù hợp với các khung quốc tế đã thảo thuận và giảm đáng kể lượng thải ra không khí, nước và đất nhằm làm giảm tối thiểu tác hại của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường. (By 2020, achieve the environmentally sound management of chemicals and all wastes throughout their life cycle, in accordance with agreed international frameworks, and significantly reduce their release to air, water and soil in order to minimize their adverse impacts o­n human health and the environment).


WHO kêu gọi hành động khẩn cấp đối phó với biến đổi khí hậu và các tác động của nó

Mục tiêu 13. Hành động khẩn cấp đối phó với biến đổi khí hậu và các tác động của nó (Goal 13. Take urgent action to combat climate change and its impacts)*

13.3. Cải thiện giáo dục, nâng cao nhận thức và năng lực con người và các cơ quan tổ chức về việc làm giảm thiểu tác động, thích ứng và cảnh báo sớm biến đổi khí hậu. (Improve education, awareness-raising and human and institutional capacity o­n climate change mitigation, adaptation, impact reduction and early warning).

Mục tiêu 16. Thúc đẩy tiếp cận xã hội công lý, hòa bình, toàn diện và bền vững cho tất cả mọi người; xây dựng thể chế hiệu quả, trách nhiệm và bao trùm ở tất cả các cấp(Goal 16. Promote peaceful and inclusive societies for sustainable development, provide access to justice for all and build effective, accountable and inclusive institutions at all levels).

16.2. Xóa bỏ lạm dụng, bóc lột, buôn bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em (End abuse, exploitation, trafficking and all forms of violence against and torture of children).

16.9. Đến năm 2030, cung cấp danh tính pháp lý cho tất cả mọi người, bao gồm cả đăng ký khai sinh (By 2030, provide legal identity for all, including birth registration)

Mục tiêu 17. Tăng cường các cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững (Goal 17. Strengthen the means of implementation and revitalize the global partnership for sustainable development)

17.18. Đến năm 2020, tăng cường hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển, kể cả các nước kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ để làm gia tăng đáng kể sự sẵn có các dữ liệu chất lượng cao, kịp thời và đáng tin cậy minh bạch theo thu nhập, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, sắc tộc, tình trạng di cư, người khuyết tật, vị trí địa lý và các đặc thù khác có liên quan đến các bối cảnh quốc gia (By 2020, enhance capacity-building support to developing countries, including for least developed countries and small island developing States, to increase significantly the availability of high-quality, timely and reliable data disaggregated by income, gender, age, race, ethnicity, migratory status, disability, geographic location and other characteristics relevant in national contexts).

Ngày 18/12/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo UN và WHO)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích