Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 2 0 6 8 2
Số người đang truy cập
6 6 1
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
TDR: kêu gọi hành động toàn cầu đổi mới xã hội về y tế

Ngày 16/12/2015. Theo Mục tin tức của TDR (TDR news item) với tiêu đề “Đổi mới xã hội về y tế: lời kêu gọi hành động toàn cầu” (Social innovation for health: a call for global action), các nhà lãnh đạo đổi mới xã hội và các nhà hoạt động trong hệ thống y tế khác đang cùng nhau xác định các chiến lược nghiên cứu và tăng cường năng lực để hiểu rõ hơn về những gì diễn ra trong số các sáng kiến do cộng đồng làm chủ và tối đa hóa tác động y tế tích cực.

 
 

TDR (the Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases)-Chương trình đặc biệt dành cho nghiên cứu và đào tạo trong các bệnh nhiệt đới là một chương trình toàn cầu của sự hợp tác khoa học giúp tạo điều kiện, hỗ trợ và ảnh hưởng của nỗ lực chống bệnh nghèo. TDR được tổ chức bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và được tài trợ bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB) và WHO. Tại một cuộc họp gần đây, TDR kêu gọi sự ủng hộ toàn cầu hợp tác hơn nữa để mở rộng việc sử dụng các cải tiến xã hội.

 

Hơn 50 nhà cải cách, các nhà chuyên môn, đại diện chính phủ, các nhà tài trợ và các nhà nghiên cứu đã được mang lại gần nhau bởi TDR, Trung tâm doanh nghiệp và cải tiến xã hội (Centre for Social Entrepreneurship and Innovation) Bertha tại Đại học Cape Town và Trung tâm doanh nghiệp xã hội (Centre for Social Entrepreneurship) Skoll tại Đại học Oxford vào tháng 12/2015 để xem xét một lĩnh vực đang phát triển là làm thế nào các cộng đồng có thể cải thiện các hệ thống xã hội và y tế. Một trong những vấn đề mà nhiều người phải đối mặt ở các nước thu nhập thấp và trung bình là tình trạng thiếu tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có các loại thuốc, thiết bị và vắc-xin nhưng lại không được chuyển giao hoặc cung cấp cho những người cần chúng nhất.

 
Đổi mới xã hội của TDR chú trọng vào người nghèo, nhất là trẻ em nhỏ

Đổi mới xã hội là một cách để gắn kết các cộng đồng và các nhà hoạt động trong hệ thống y tế khác nhau vào các phương pháp tiếp cận mới để phát triển các giải pháp, các doanh nghiệp, các chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội công dân đang ngày càng hợp tác với nhau và thành lập các sáng kiến thú vị giúp cải thiện việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo như các trạm y tế ban đầu (primary health posts) ở các khu vực nông thôn ở Rwanda do các y tá quản lý cũng như hỗ trợ các giáo viên tại Malawi để giúp họ nhận ra các triệu chứng và chẩn đoán bệnh sốt rét ở sinh viên của họ. Việc đổi mới xã hội về sáng kiến (Social Innovation in Initiative_SIHI), do TDR dẫn đầu vào đầu năm 2014 là sự hợp tác với Trung tâm cải tiến và doanh nghiệp xã hội Bertha tại Đại học Cape Town và Trung tâm doanh nghiệp xã hội Skoll tại Đại học Oxford.

 
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiểm soát các bệnh nhiệt đới là rất quan trọng do cơ cấu bệnh tật có nhiều thay đổi như hiện nay

Kết quả nghiên cứu đối với đổi mới xã hội (Research results for social innovation)

Mục tiêu của đổi mới xã hội về sáng kiến y tế (Social Innovation in Health Initiative) là kết hợp đổi mới xã hội trong phạm vi chính sách và thực hành các hệ thống y tế, 24 cải tiến xã hội đã thực hiện thành công ở 16 quốc gia đã được lựa chọn từ lời kêu gọi toàn cầu cho đề xuất các cải tiến xã hội dựa vào cộng đồng trong y tế nhằm mục đích giới thiệu các cải tiến này và phân tích hiệu quả của chúng, làm sáng tỏ những gì đã thực hiện và lý do tại sao và làm thế nào chúng có thể được thích nghi với các khu vực và các nhu cầu khác, các nghiên cứu và video có liên quan có thể tìm thấy tại www.healthinnovationproject.org. Vài trong số các dự án này được xem xét và thảo luận qua 3 ngày trong tháng 12/2015 tại cuộc họp do TDR triệu tập các đối tác của sáng kiến cũng như các nhà tài trợ và các nhà nghiên cứu, theo đó các nguyên tắc chính được nhiều nhiều diễn giả củng cố là những người giải quyết các vấn đề riêng của họ (people solving their own problems); các giải pháp toàn diện, khả năng mở rộng và bền vững (comprehensive solutions, scalable and sustainable); cải thiện chăm sóc sức khỏe mà còn tạo công ăn việc làm, nâng cao vị thế người dân và mang lại hy vọng (improving healthcare, but also creating jobs, empowering people and providing hope). Giám đốc TDR John Reeder cho biết: "Đó là về việc điều khiển một nền văn hóa toàn cầu, có hai khía cạnh đối với điều này: tiếp cận y tế từ một cách xã hội và hòa nhập; và thực hiện tốt với các dữ liệu theo cách mà những người khác có thể nhận và chuyển đổi theo bối cảnh riêng và môi trường cụ thể của họ". Tiến sĩ Sue Kinn, người đứng đầu nghiên cứu y tế tại cơ quan phát triển Vương quốc Anh DFID chỉ rõ các thông tin có giá trị cần thiết không chỉ về những gì làm được mà còn những gì không làm được để các nhà tài trợ có thể hỗ trợ các thực hành hiệu quả nhất. Công việc đang được tiến hành để phát triển các phương pháp xây dựng năng lực để làm công việc này, Tiến sĩ Francois Bonnici, Giám đốc Trung tâm doanh nghiệp và cải tiến xã hội Bertha ở Nam Phi đã phát biểu tại sự kiện về việc học tập từ những cải tiến này: "Chúng ta cần tách biệt doanh nghiệp xã hội là gì-đó là về chủ nghĩa cá nhân và doanh nghiệp từ các mô hình cung cấp tiên tiến giúp nâng cao tác động và kết quả y tế".

 
Vấn đề cốt lõi của đổi mới xã hội ở bất kỳ quốc gia nào vẫn là “xóa đói, giảm nghèo”

Mô hình kinh doanh mới (New business models)

 
Tiến sĩ Pamela Hartigan của Trung tâm doanh nghiệp xã hội Skoll tại Đại học Oxford, giám khảo kỳ thi cho biết: "Đây không còn là một mô hình kinh doanh, mà đây là nơi tôi làm ra tiền và đây là nơi tôi làm điều tốt (như trong các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp-corporate social responsibility_CSR) về việc đưa 2 lĩnh vực này lại với nhau, bằng cách nào chúng ta thực sự làm cho điều này bền vững để chúng ta không phải đi ngược lại các nhà tài trợ năm này qua năm khác?". Theo Shelley Batra của Operation ASHA, bắt đầu làm việc tại Campuchia với các chương trình cộng đồng nhằm cung cấp phác đồ điều trị lao quan sát trực tiếp (DOTS) mà hiện nay đang được nhân rộng ở các nước khác: "CSR là chỉ một lát bánh nhỏ, cần phải có nhiều vốn và các nguồn lực hơn nữa", Tiến sĩ Batra đã chỉ ra sự nhu cầu đối với tài trợ thay thế giàu tưởng tượng hơn, trong đó có sự tham gia của các tập đoàn tư nhân và bà lưu ý rằng các thị trường mới nổi được dự kiến trong thập kỷ tới sẽ lên tới 34 nghìn tỷ đô la Mỹ do đó "chúng ta cần phải khuyến khích và thuyết phục các công ty về trị giá này".

Sự hợp tác cốt lõi khởi xướng tại TDR đã thu hút sự quan tâm từ những người khác và dự kiến sẽ mở rộng, các cuộc họp cung cấp một bộ dự thảo các đề xuất sẽ được thảo luận sâu hơn như tạo một nguồn quỹ cho nghiên cứu hoạt động và thực hiện (create a fund for operational and implementation research); tạo và chia sẻ các công cụ để tạo ra bằng chứng nhằm đánh giá tác động của sự đổi mới xã hội (Create and share tools to generate evidence to assess the impact of social innovation); chia sẻ những gì làm được và những gì không làm được và phổ biến các thực hành tốt (share what works and what does not and disseminate good practices).

Ngày 06/01/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Huỳnh Thị An Khang
(Theo TDR và WHO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích